Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Yên Mỹ I

Buổi chiều Chính tả (nghe-viết)

AI CÁC NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4,.?

I. Mục đích, yêu cầu.

 - Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,.? viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.

 - Tiếp tục luyện viết đúng các chữ số có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; êt/êch.

II. Đồ dùng dạy học.

- Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ

B, Bài mới

1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.

2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.

- Đọc bài chính tả:

- 1 Hs đọc to.

- Đọc thầm đoạn văn: - Cả lớp đọc thầm.

? Mẩu chuyện có nội dung gì? - Mẩu chuyện nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4,. không phải do người Ả Rập nghĩ ra mà đó là do một nhà thiên văn học người Ấn Độ khi sang Bát- đa đã ngẫu nhiên truyền bá 1 bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ.

? Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài? - Hs tìm và nêu, lớp viết :

VD: ả- rập, Bát - đa, dâng tặng, truyền bá rộng rãi,.

- Viết chính tả: Gv đọc cho Hs viết: - Hs viết bài.

- Gv đọc toàn bài. - Hs soát lỗi.

- Gv thu , kiểm tra, đánh giá một số bài: - Hs đổi chéo vở soát lỗi.

- Gv cùng Hs nx chung.

3. Bài tập.

Bài 2a. ( Lựa chọn theo giảm tải) - Hs đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức Hs thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4: - Các nhóm thi làm bài vào phiếu.

- Trình bày: - Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nx bổ sung, trao đổi.

- Gv nx chung, khen nhóm làm bài tốt. - VD: Chai, trai, chàm, chan, trâu, trăng, chân.

4. Củng cố, dặn dò.

Nx tiết học, ghi nhớ các từ khó viết để viết đúng chính tả

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Yên Mỹ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a có sơ đồ:
Chiều dài:
Chiều rộng: 
 12m
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 4 = 3 (phần)
Chiều dài hình chữ nhật là:
12 : 3 x 7 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 12 = 16 (m).
Đáp số: Chiều dài: 28 m
Chiều rộng: 16m.
3. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv tổ chức Hs trao đổi và đưa ra cách giải bài toán:
- Hs trao đổi cả lớp.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp, 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp trao đổi bài.
- GV cùng Hs nx, chữa bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ: 123
Số bé:
Số lớn:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 2 = 3 ( phần)
Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82
Số lớn là: 123 +82 = 205
Đáp số: Số bé: 82; Số lớn: 205.
Bài 2,3 . Làm tương tự.
- Lớp làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu kiểm tra,đánh giá một số bài:
 Bài 2: Bài giải
 Ta có sơ đồ: 25 tuổi
Tuổi con: 
Tuổi mẹ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 2 = 5 (phần)
Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi)
Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 ( tuổi)
Đáp số: Con: 10 tuổi; Mẹ : 35 tuổi.
- GV cùng Hs nx, chữa bài.
 Bài 3. Bài giải
Số bé nhất có 3 chữ số là 100. Do đó hiệu hai số là 100.
Ta có sơ đồ:
Số lớn:
Số bé: 
 100
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
9 - 5 = 4 ( phần)
Số lớn là: 100 : 4 x 9 = 225
Số bé là: 225 - 100 = 125
Đáp số: Số lớn: 225; Số bé : 125.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học
-------------------------------------------------------
Mĩ thuật
GV chuyên soạn giảng
------------------------------------------------------
Khoa học
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu: 
* Sau bài học, HS biết:
+ Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
+ Nêu những điều kiện cần để câu sống và phát triển bình.
+ HS có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây cối ở gia đình cũng như nhà trường.
II. Các hoạt động dạy học. 
Hoạt đông dạy học
Hoạt động của HS
B.Tiến trình đề xuất:
HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
GV nêu : Cây cối xung quanh chúng ta phát triển xanh tốt. Vậy theo các em thực vật cần gì để sống?
HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
HĐ3:Đề xuất câu hỏi:
GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh kết quả làm việc.
 - GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài
+ Thực vật cần những gì để sống?
HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi
Để trả lời câu hỏi: Thực vật cần gì để sống, ta làm thí nghiệm nào?
- GV: Dặn HS hằng ngày chăm sóc cây theo từng điều kiện.
* 1 tuần sau:
HĐ5: Kết luận kiến thức:
GV nhận xét rút kết luận 
Để cây sống và phát triển bình thường cần có đủ các yếu tố sau: ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng có trong đất. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên cây có thể chết hoặc còi cọc, không thể phát triển bình thường.
H: Thực vật cần gì để sống?
H: Ở nhà em sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
D. Tổng kết: Nhắc lại bài học.
HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn:
 - Thực vật cần nước và không khí để sống.
- Thực vật cần đất và nước để sống.
- Thực vật cần ánh sáng để sống....
- HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhóm.
- HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học .
Chẳng hạn:
+Liệu thực vật có cần nước để sống không?
+  Tại sao bạn lại nghĩ thực vật cần đất để sống?
+ Bạn có chắc rằng thực vật cần ánh sáng để sống không?
 HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi:
- Quan sát
-Làm thí nghiệm.
HS nêu thí nghiệm, nếu thích hợp gv cho hs tiến hành thí nghiệm.: Trồng 5 cây đậu cùng 1 thời điểm vào các lon sữa bò. Ta cho mỗi cây sống trong từng điều kiện sau:
+ Cây 1: Đặt ở nơi tối, tưới nước đều.
+ Cây: Đặt ở nơi có ánh sáng, tưới nước đều, bôi keo lên hai mặt lá của cây.
+ Cây 3: Đặt nơi có ánh sáng, không tưới nước.
+ Cây 4: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều.
+ Cây 5:  Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều, trồng cây bằng sỏi đã rửa sạch.
HS làm thí nghiệm theo nhóm.
 - HS chăm sóc cây khoảng 1 tuần đồng thời ghi lại sự quan sát của nhóm mình theo từng ngày.
Ghi chép vào vở khoa học và vào phiếu
Những điều mình rút ra kết luận sau 1 tuần quan sát.
Đại diện  nhóm lên đính phiếu và nêu kết quả làm việc của nhóm mình. – So sánh với kết quả làm việc ban đầu.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS lần lượt nêu.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Buổi chiều Thể dục
GV chuyên soạn giảng
-------------------------------------------------------
Kĩ thuật
LẮP XE NÔI ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
II. Các hoạt động dạy học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
I.Khởi động:
II.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Nêu từng bộ phận và cách lắp ráp cái đu. 
III.Bài mới: ( 30 phút )
1.Giới thiệu bài:
LẮP XE NÔI (tiết 1)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu:
-Gv cho hs quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:cần bao nhiêu bộ phận để lắp xe nôi?
-Gv nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế. 
*Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a)Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết theo sgk:
-Gv cùng hs chọn từng loại chi tiết đúng đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận:
-Lắp tay kéo:hs quan sát và trả lời câu hỏi:dể lắp được tay kéocần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?Gv tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk.
-Lắp giá đỡ trục bánh xe:
 -Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs gọi tên và số luợng các chi tiết lắp thanh đỡ giá bánh xe,trả lời câu hỏi nhận xét và bổ xung.
-Lắp thành với mui xe:gv nêu chú ý vị trí của tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U.
-Lắp trục bánh xe:
c)Lắp ráp xe nôi:gv lắp ráp xe nôi theo quy trình sgk, dặt câu hỏi hoặc gọi 1,2 em lên lắp,Gv kiểm tra sự chuyển động của xe.
d)Gv hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
IV.Củng cố: ( 3 phút )
Nhắc lại các chi tiết để lắp xe nôi.
V.Dặn dò: ( 2 phút )
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
-Quan sát xe mẫu.
-Chọn các chi tiết cần dùng.
-Theo dõi các thao tác của giáo viên và nêu ý kiến.
- HS quan sát mẫu.
- HS lên lắp và nhận xét, bổ xung;thục hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
- HS lắp trục bánh xe thao thứ tự các chi tiết trong hình6.
--------------------------------------------- Kể chuyện
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. Mục đích, yêu cầu.
- Rèn kĩ năng nói: Dựa lời kể của gv và tranh minh hoạ, Học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy cô kể, nhớ chuyện, nghe bạn kể những đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài đọc (TBDH).
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu truyện.
2.GV kể chuyện: 2 lần.
- Gv kể lần 1: 
- Học sinh nghe.
- Gv kể lần 2: Vừa kể vừa nhìn vào tranh minh hoạ.
- Học sinh theo dõi.
3.Hs kể và trao đổi ý nghĩa chuyện.
- Đọc yêu cầu bài tập 1,2.
- 1,2 Học sinh đọc.
- Tổ chức kể chuyện theo N 3:
- N3 kể nối tiếp và kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể:
- Cá nhân, nhóm,
- Trao đổi nội dung câu chuyện:
Cả lớp.
VD: Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng Đại Bàng?
Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng điều gì?
- Gv cùng học sinh nx, khen học sinh kể tốt.
- Lớp nx bạn kể theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ.
4.Củng cố, dặn dò.	
? Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng? ( Đi một ngày đàng học một sàng khôn).
Nx tiết học, Vn kể lại chuyện cho người thân nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tập đọc
TRĂNG ƠI...TỪ ĐÂU ĐẾN?
 - Trần Đăng Khoa -
I. Mục đích, yêu cầu.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại Trăng ơi..từ đâu đễn? Giọng ngạc nhiên, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của Trăng.
- Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến; sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về Trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả suy nghĩ của mình về trăng.
- HTL bài thơ.
GDBVMT: Yêu thiên nhiên, biết trân trọng và bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. Là và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc bài Đường đi SaPa? Vì sao tg gọi SaPa là món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên tặng cho?
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx, bổ sung.
B, Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc.
- Đọc toàn bài thơ:
- 1 Học sinh khá đọc.
- Chia đoạn:
- Mỗi khổ thơ là một đoạn.
- Đọc nối tiếp: 2 Lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hựp sửa phát âm.
- 6 Học sinh đọc.
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 Học sinh khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp: 
- Đọc toàn bài thơ:
- Từng cặp đọc bài.
- 1 Học sinh đọc.
- Nx đọc đúng và gv đọc mẫu bài thơ.
- Học sinh nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời: Trăng được so sánh với những gì?
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
? Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Đọc lướt 4 khổ thơ còn lại, trả lời:
? Vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì và những ai?
- Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, cú Cội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân -những đồ chơi, sự vật gần gĩ với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương...
? Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước ntn?
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
? Nêu ý chính bài thơ?
- ý chính: MĐ, YC.
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Đọc nối tiếp bài thơ:
- 6 Học sinh đọc.
? Tìm giọng đọc bài thơ:
- Đọc diễn cảm giọng tha thiết, câu Trăng ơi...Từ đâu đến? đọc giọng hỏi đầy ngạc nhiên, ngưỡng mộ; khổ cuối giọng thiết tha trải dài, nhấn giọng: hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn.
- Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1,2,3.
Gv đọc mẫu:
- Học sinh nêu cách đọc đoạn và luyện đọc theo nhóm 3.
Thi đọc diễn cảm:
- Cá nhân, nhóm.
Gv cùng học sinh nx, khen nhóm, cá nhân đọc tốt.
HTL bài thơ:
- Cả lớp nhẩm HTL bài thơ.
Đọc thuộc lòng bài thơ:
- Cá nhân thi đọc khổ thơ, cả bài thơ.
- Gv cùng lớp, khen học sinh đọc thuộc bài thơ tại lớp.
4.Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
(dạng với m>1 và n > 1)
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc bài toán.
- Phân tích và nêu cách giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm hiệu số phần bằng nhau; tìm số bé, tìm số lớn.
- Vẽ sơ đồ bài:
Ta có sơ đồ: 85
Số bé: 
Số lớn:
? Giải bài toán dựa vào sơ đồ?
- Gv chốt lại cách giải bài toán.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
8 - 3 = 5 ( phần)
Số bé là:
85 : 5 x 3 = 51
Số lớn là:
85 + 51 = 136
Đáp số: Số bé: 51; Số lớn: 136.
Bài 2: Làm tương tự.
- Hs trao đổi cách giải bài, tự làm bài vào nháp, lên bảng chữa bài.
Đáp số: Đèn màu: 625 bóng; 
 Đèn trắng: 375 bóng.
Bài 3.
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu để kiểm tra, đánh giá một số bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài.
Số học sinh lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là:
35 - 33 = 2 (Bạn)
Mỗi học sinh trồng số cây là:
10 : 2 = 5 (cây)
Lớp 4A trồng số cây là:
5 x 35 = 175 (cây)
Lớp 4B trồng số cây là:
175 - 10 = 165 (cây)
Đáp số: 4A: 175 cây;
4B: 165 cây.
Bài 4.
- Hs đặt đề toán, đọc đề toán.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chọn một số đề toán để giải :
- Gv nx chữa bài. 
- Lớp làm bài vào nháp, nêu miệng, nx bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học.
----------------------------------------------------
Tiếng Anh
GV chuyên soạn giảng
---------------------------------------------- 
Tin học
GV chuyên soạn giảng
----------------------------------------------------
Buổi chiều Âm nhạc
GV chuyên soạn giảng
------------------------------------------------------
Tập làm văn
ÔN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI*
I. Mục tiêu :
 - HS ôn tập về nội dung kiến thức về miêu tả cây cối.
 - Làm bài tập do giáo viên yêu cầu.
II.Đồ dùng:
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động dạy của HS
A.Kiểm tra bài cũ
Nêu bố cục của bài văn miêu tả cây cối.
- HS trả lời, các em khác nhận xét
B.Bài mới:
 1, Giới thiệu bài
 2,Bài học:
 * GV tổ chức hướng dẫn HS làm và chữa các bài tập :
- Đọc lại bố cục của bài văn miêu tả cây cối.
- HS đọc.
- Nêu các cách miêu tả cây cối?
- Miêu tả theo trình tự thời gian hoặc không gian.
- Có mấy cách kết bài, theo em cách nào hay hơn. Yêu cầu HS lập dàn ý và viết bài văn theo yêu cầu sau:
Hãy tả một cây cho hoa mà em thích.
- GV theo dõi, giúp đỡ một số em còn lúng túng.
- Có hai cách: Mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp. Cách mở bài gián tiếp hay hơn.
- Có hai cách: Kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng. Cách kết bài mở rộng hay hơn.
- GV tổ chức nhận xét, tuyên dương những bạn có bài viết hay.
- HS làm bài
- GV theo dõi, giúp đỡ một số em còn lúng túng.
- HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV tổ chức nhận xét, tuyên dương những bạn có bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------
Khoa học
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
	 Sau bài học, Hs biết: trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
GDBVMT:Biết sử dụng hợp lý nguồn nước, tiết kiệm nước và có ý thức bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền mọi người cùng làm.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có điều kiện nào?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
- Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của hs về việc sưu tầm tranh, ảnh:
- Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Tổ chức hoạt động N4:
- N4 hoạt động.
- Phân lọai cây thành 4 nhóm: Cây sống ở nơi khô hạn, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước:
- Cử thư kí ghi kết quả vào phiếu.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm trình bày, 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhâận xét, bổ sung.
- Gv nx, khen học sinh tìm các loài cây lạ.
* Kết luận: Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước.
VD: Nhóm cây sống dưới nước: khoai, rêu, tảo, vẹt , sú, rau muống, rau rút,...
- Nhóm cây sống nơi khô hạn: xương rồng, thầu dầu, hành, thông, phi lao,...
- Cây sống nới ẩm ướt: khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, ráy, cỏ bợ,...
- Cây sống vừa trên cạn vừa dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác,...
3. Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây.
- Tổ chức hs quan sát tranh minh hoạ và trả lời:
- Hs thực hiện:
? Mô tả những gì trong hình vẽ?
- H2: ruộng lúa mới cấy.
- H3: Lúa chín vàng.
? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
- ...từ lúc lúa bắt đầu cấy ...đến lúa bắt đầu uốn câu vào hạt.
? Tại sao trong giai đoạn trên lúa lại cần nhiều nứơc?
- Giai đoạn lúa mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để vào hạt.
? Em còn biết những loại cây nào ở những thời điểm khác nhau cần những lượng nước nước khác nhau?
- Cây ngô, rau cải, các loại cây ăn quả, mía,...
? Khi thời tiết thay đổi nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
- ...nhiệt độ ngoài trời tăng cao cần tưới nhiều nước cho cây.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/117.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn học thuộc baì, Chuẩn bị bài 59: Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây bao bì quảng cáo cho các loại phân.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
- Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc bài toán.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài vào nháp, nêu miệng kết quả điền vào bảng.
- Gv cùng hs nx, trao đổi cách làm bài.
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
Bài 2.
- Hs đọc đề bài. Trao đổi cách giải .
- Làm bài vào nháp:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
Bài giải
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Ta có sơ đồ:
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
Hiệu số phần bằng là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất : 820
Số thứ hai : 82.
Bài 3.Làm tương tự bài 2.
- Gv thu vở kiểm tra một số bài.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa 
Bài giải
Số túi cả hai loại gạo là:
10 + 12 = 22 (túi)
Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là:
220 : 22 = 10 (kg)
Số ki - lô - gam gạo nếp là:
10 x 10 = 100 ( kg)
Số ki - lô gam gạo tẻ là:
220 - 100 = 120 ( kg)
Đáp số : Gạo nếp: 100 kg.
Gạo tẻ: 120 kg.
Bài 4.Gv cùng hs trao đổi cách giải bài toán:
- Hs trao đổi cả lớp nêu cách giải bài toán.
- Tìm tổng số phần bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn.
- Tổ chức hs giải nhanh bài toán vào nháp.
- Hs thi đua nhau giải và trình bày miệng, lớp nx, trao đổi bổ sung.
- Gv nx, chốt bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học 
--------------------------------------------
Luyện từ và câu
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Hs hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
	- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu câù, đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giấy, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng để đố bạn về các dòng sông bài 4 sgk/105?
- 1,2 Hs đại diện đố, lớp giải đố và hs đố chốt ý đúng.
- Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. 
2. Phần nhận xét.
Bài 1,2,3,4.
- Hs đọc nối tiếp các yêu cầu bài.
Bài 1.
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện.
Bài 2: 
- Cả lớp trả lời miệng.
Bài 3. Trao đổi N2 nêu nhận xét về cách nêu yêu cầu đề nghị của Hoa và Hùng:
- N2 trao đổi và trao đổi cả lớp.
- Trình bày:
- Nêu từng câu và trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung và chốt ý đúng ở mỗi bài:
Câu nêu yêu cầu, đề nghị:
Lời của ai?
Nhận xét.
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé trễ giờ học rồi.
Hùng nói với bác Hai.
Yc bất lịch sự.
- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
Hùng nói với bác Hai.
Yc bất lịch sự.
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Hoa nói với bác Hai.
Yc lịch sự.
Bài 4. Nêu miệng;
- Nhiều hs trả lời và nx, bổ sung cho nhau. ( Dựa vào ghi nhớ)
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Nhiều hs nêu, lớp nx, trao đổi và bổ sung.
- Gv chốt ý đúng và yc hs thực hành:
- Cách nói lịch sự: b,c.
Bài 2. Làm tương tự bài 1.
Cách nói lịch sự : b,c,d. Cách nói c,d có tính lịch sự cao hơn.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc nối tiếp các cặp câu khiến đúng ngữ điệu:
- Từng cặp hs đọc.
- So sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự và giải thích:
- Lần lượt hs nêu và giải thích, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
a. - Lan ơi, cho tớ về với!
- Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô : Lan, tớ, với, ơi.
- Cho tớ đi nhờ một cái!
- Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.
( Phần còn lại làm tương tự)
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài voà vở, một số hs làm bài vào phiếu.
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng dán phiếu. Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chốt bài đúng
- Tình huống a:
- Bố ơi, bố cho con xin tiền để con mua một quyển sổ ạ!
...
- Tình huống b:
- Bác ơi, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc nhé!
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Hs học thuộc bài và thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống.
---------------------------------------------------------
Địa lí
BÀI: THÀNH PHỐ HUẾ
 I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
- Chỉ được thành phố Huế trên bẩn đồ ( lược đồ).
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
Người dân ở duyên hải miền Trung.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức).
3.Bài mới: (30phút )
- Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
- Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế?
- Xác định xem thành phố của em đang sống?
- Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?
- Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
- Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa b

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 29-HKII 2015-2016.doc