Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016

Đạo đức

 Tiết 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có liên quan tới học sinh).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

* Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK Đạo đức 4.

- Một số biển báo giao thông.

- Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.

III. Hoạt động dạy – học:

Tiết 1

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Nêu phần ghi nhớ của bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”

+ Nêu các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có liên quan tới học sinh). Qua bài: “Tôn trọng Luật giao thông”. GV ghi đề.

b. Tìm hiểu bài:

HĐ1: Thảo luận nhóm (TT- SGK/40):

- GV chia HS làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.

- GV kết luận:

HĐ 2: Thảo luận nhóm (BT1- SGK/41):

- GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?

- GV kết luận:Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông.

HĐ 3: Thảo luận nhóm (BT 2- SGK/42):

- GV chia 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.

 Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống sau:

- GV kết luận:

+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.

+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc.

4. Củng cố:

- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.

- Các nhóm chuẩn bị bài tập 4- SGK/42:

5. Dặn dò:

 Hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, nhận xét về việc thực hiện Luật giao thông ở địa phương mình và đưa ra một vài biện pháp để phòng chống tai nạn giao thông.

- Một số HS thực hiện yêu cầu.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm HS thảo luận.

- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ )

+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, ), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông )

+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.

- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.

- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?

- HS trình bày kết quả.

- Các nhóm khác chất vấn và bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS các nhóm thảo luận.

- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.

- Tính huống a, b, c, d, đ, e, g sẽ gay tai nạn

- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.

- HS lắng nghe.

- HS cả lớp thực hiện.

 

doc 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số bạn trai và số bạn cả tổ?
b. Viết tỉ số bạn gái và số bạn cả tổ?
 + Chúng ta phải tính số bạn của cả tổ,
- HS làm theo nhóm 4. Đính kết quả lên bảng.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ 6 = 11 (baïn)
 caû toå laø:
uûa caû toå.
aïn trhaa phaûi bieát ñöôïc gì ?
ñieåm HS. baøi gioáng nhö khi laøm baøi kieåm tra.
Tiếng việt
Tiết 28: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
- 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Trong thiên nhiên, mỗi loại hoa lại mang một vẻ đẹp riêng. Hoa sen vừa có hương thơm vừa đẹp về sắc mầu. Hoa hồng rực rỡ  Hoa giấy mang vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp ấy như thế nào? Điều đó các em sẽ biết được qua bài chính tả Hoa giấy hôm nay chúng ta học.
 b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 
 ** Hướng dẫn chính tả
- GV đọc một lượt toàn bài Hoa giấy.
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn.
+ Nêu nội dung bài chính tả?
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc lại bài một lượt.
- GV nhận xét chung- sửa sai.
HĐ2: Cá nhân:
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
* Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học?
* Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
* Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS làm (mỗi em làm 1 yêu cầu).
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố:
- GV củng cố bài học.
5. Dặn dò:
- HS học bài và Chuẩn bị bài “Ôn tập – tiết 3”
- GV nhận xét tiết học.
+ Hát
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm lại đoạn CT.
+ Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- HS luyện viết từ ngữ: giấy, trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài.
- HS đổi tập cho nhau để soát lỗi, chữa lỗi ra lề.
- HS sửa bài.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Kiểu câu: Ai làm gì?
- Kiểu câu: Ai thế nào? 
- Kiểu câu: Ai là gì?
- HS làm bài vào VBT.
a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy day. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì bộc tuệch, nhưng tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi
c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na, Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt
- 3 HS làm bài vào bảng nhóm
- Dán kết quả bài làm trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Ngoại ngữ
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2016
Tiếng việt
Tiết 53: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 3
I. Mục đích yêu cầu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thăm viết tên bài tập đọc và HTL
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Một số em chưa có điểm kiểm tra, trong tiết học này các em sẽ được kiểm tra. Sau đó, chúng ta kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nêu nội dung chính của mỗi bài.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cả lớp: 
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS.
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. 
* Bài tập 2:
- GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào?
- Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV treo bảng tiổng kết về nội dung chính của các bài).
HĐ2: Cá nhân: 
** Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Nêu nội dung bài viết?
+ Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc một lần cho HS soát bài.
- GV nhận xét chung, sửa bài.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem trước 3 chủ đề đã học trong sách Tiếng Việt 4, tập hai để học tốt tiết ôn tập sau. 
- HS lắng nghe.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài trong 3 tuần.
- Có 6 bài.
* Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
- HS phát biểu ý kiến.
¶ Sầu riêng: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta.
¶ Chợ tết :Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của thôn quê vào dịp Tết.
¶Hoa học trò: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hao gần với học trò.
¶ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
 Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
¶ Vẻ về cuộc sống an toàn: Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
¶ Đoàn thuyền đánh cá: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
** Nghe – viết: Cô Tấm của mẹ
- HS theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm.
+ Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ.
- HS luyện viết: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na 
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài viết.
- HS đổi tập cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề trang tập.
Lịch sử
Tiết 28: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG NĂM 1786
I. Mục tiêu:
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
* HS khá, giỏi:
Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bảo, quân Trịnh không kịp trở tay,
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
- Bản đồ Việt Nam.
- Gợi ý kịch bản:Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
Tiết lịch sử hôm nay các em sẽ tìm hiểu lí do Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long năm 1786. GV ghi tựa.
 b.Tìm hiểu bài:
*Hoạt động1: Cả lớp :
 GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
- GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
- GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
*Hoạt động2: cả lớp: (Trò chơi đóng vai):
- GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn.
- GV dựa vào nội dung trong SGK để đặt câu hỏi:
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
+ Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào?
- Sau khi HS trả lời, GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn  Quân Tây Sơn 
- GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện.Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp .
 GV nhận xét.
 Hoạt động3: Cá nhân:
- GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc bài học trong SGK.
- Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh có ý nghĩa gì?
*Việc tiêu diệt họ Trịnh, tạo tiền đề quan trọng cho việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt là công lao vô cùng to lớn của nhà Tây Sơn.
5. Dặn dò:
- Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789”.
- Nhận xét tiết học.
+ Hát.
+ Cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó rất phồn thịnh và phát triển.
+ HS đọc bài học.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS lên bảng chỉ.
- HS theo dõi.
- HS kể hoặc đọc.
+ Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
+ Chúa Trịnh Khải đứng ngội không yean, quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng
+ Quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long
- HS chia thành các nhóm,phân vai,tập đóng vai .
3. Ý nghĩa:
- HS thảo luận và trả lời:Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
+ HS trả lời.
- HS cả lớp. 
Kĩ thuật
Tiết 28: LẮP CÁI ĐU (T2)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu.
* Với HS khéo tay:
Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu cái đu đã lắp sẵn – Bộ lắp ghép mô hình KT
HS: Bộ lắp ghép mô hình KT
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
Hôm nay chùng ta luyện tập: “Lắp cái đu”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài:
 Hoạt động 3: HS thực hành:
- GV yêu cầu các nhóm gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp ghép của từng mối ghép H.4a, b, c, d, e SGK.
- GV yêu cầu mỗi HS (hoặc nhóm) lắp 2- 4 mối ghép.
- Trong khi HS thực hành GV nhắc nhở:
+ Phải sử dụng cờ - lê và tua vít để tháo, lắp các chi tiết.
+ Khi sử dụng tua vít phải cẩn thận để tránh làm cho tay các em bị thương.
+ Khi ghép dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi.
+ Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình.
- Tổ chức HS thực hành. 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.HS trưng bày sản phẩm thực hành:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
+ Các chi tiết lắp đúng kỹ thuật và đúng quy định.
+ Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc HS thao tác chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe nôi”.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS quan sát và làm các thao tác.
- HS làm cá nhân, nhóm lắp ghép.
- HS lắng nghe.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
- HS thực hiện.
Toán
Tiết 138: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* Bài 1
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: bài cũ – bài mới.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn tìm tỉ số của a và b ta làm thế nào?
 GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1a,b
- GV nhận xét. 
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
- Các em đã biết cách tìm tỉ số, trong giờ học này chúng ta sẽ cùng tìm cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 
1. Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
* Bài toán 1: 
Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
** Phân tích đề toán:
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Nêu: Bài toán cho biết tổng và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng.
**Hướng dẫn HS cả lớp vẽ sơ đồ đoạn thẳng:
+ Dựa vào tỉ số của hai số, hãy cho biết số bé gồm mấy phần và số lớn gồm mấy phần?
* GV vẽ sơ đồ theo SGK kết hợp giải và ghi bảng bài giải.
+ Đọc sơ đồ và cho biết 96 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau?
* Hướng dẫn cách giải:
+ Để biết 96 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau chúng ta tính tổng số phần bằng nhau của số bé và số lớn: 
* Như vậy tổng hai số tương ứng với tổng số phần bằng nhau.
+ Biết 96 tương ứng với 8 phần bằng nhau, tính giá trị của một phần?
+ Biết số bé có 3 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 12, vậy số bé là bao nhiêu?
+ Hãy tính số lớn?
** Qua bài tập trên, em hãy nêu các bước “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số”
+ GV treo bảng phụ minh hoạ các bước giải:
** Các bước giải bài toán:
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau:
 m + n (m là số phần của số bé, n là số phần của số lớn)
+ Tìm giá trị 1 phần: Tổng : (m + n)
+ Tìm số bé: Tổng : (m + n) x m 
+ Tìm số lớn: Tổng : (m + n) x n
 Hoặc Tổng – số bé
* Bài toán 2:
GV chép đề toán lên bảng.
GV đặt câu hỏi gợi mở kết hợp tóm tắt bài toán theo sơ đồ SGK
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS đứng tai chỗ giải bài toán, GV ghi bảng.
 c.Luyện tập – Thực hành
HĐ1:Cá nhân:13’
 Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
+ GV đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS cách giải.
- GV gọi HS lên bảng giải
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:5’
+ GV hướng dẫn bài tập 3 về nhà.
+ GV nêu yêu cầu HS nêu lại các bước giải.
+ GV củng cố bài học.
- Dặn dò HS về học bài và Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
+ Nhận xét tiết học.
- Tỉ số của a vàb là a : b hay 
a) a = 2; b = 3. Tỉ số của a và b là 
b) a = 7; b = 4. Tỉ số của a và b là 
+ HS nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- Nghe và nêu lại bài toán.
+ Biết tổng của hai số là 96, tỉ số của hai số là .
+ Yêu cầu tìm hai số.
+ Số bé biểu diễn bằng 3 phần bằng nhau, số lớn biểu diễn bằng 5 phần bằng như thế.
+ 96 tương ứng với 8 phần bằng nhau.
Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 5 = 8
 Giá trị của một phần là:
 96 : 8 = 12
 Số bé là:
 12 Í 3 = 36.
 Số lớn là:
 12 Í 5 = 60
 Hoặc 96 – 36 = 60
 Số bé: 36 ; Số lớn : 60
- HS nêu các bước giải:
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Giá trị 1 phần
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
+ Biết Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng số quyển vở của Khôi.
+ Tìm số vở của mỗi bạn.
 Bài giải:
Ta có sơ đồ: 
 quyển
Minh 25 quyển
Khôi: 
 quyển 
Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 3 = 5 (phần)
Số vở của Minh là: 25 : 5 x 2 = 10 (quyển)
Số vở của Khôi là: 25 – 10 = 15 (quyển)
 Đáp số: Minh: 10 quyển
 Khôi : 15 quyển
- 1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
 Bài giải:
Ta có sơ đồ:
 ? 
Số bé:
 333 
Số lớn: 
 ? 
Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 7 = 9 (phần)
Số bé là: 333 : 9 x 2 = 74
Số lớn là: 333 – 74 = 259
 Đáp số: Số bé: 74
 Số lớn: 259
+ HS nhận xét và bổ sung.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 28)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (t4)
I. MỤC TIÊU:
Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2); biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).
II. CHUẨN BỊ:
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2, viết rõ các ý để HS dễ dàng đề nội dung.
- Bảng lớp (hoặc một số tờ phiếu) viết về nội dung BT3a, b, c.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:1’
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
- Từ đầu HK II đến nay, các em đã được học 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. Các tiết LTVC trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em một số từ ngữ, tục ngữ. Hôm nay, các em sẽ hệ thống hoá lại các từ ngữ đã học luyện tập sử dụng những từ ngữ đó.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Nhóm: 25’
 * Bài tập 1 + 2:	
+ GV giao việc: Thầy sẽ phát bảng mẫu cho các nhóm. Mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một chủ điểm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
HĐ2: Cá nhân hoặc cả lớp:10’
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV gọi HS làm bài.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 3. Củng cố, dặn dò:3’
+ GV củng cố bài học.
- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra tập đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- HS xem lại các bài MRVT + làm vào bảng kẻ sẵn GV phát.
- Đại diện các nhóm lên dán bài làm lên bảng.
Chủ điểm: Người ta là hoa đất
Từ ngữ
- Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.
- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, , chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí 
Thành ngữ, tục ngữ:
- Người ta là hoa đất.
- Nước lã mà và nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
- Chuông có đánh mới kêu
 Đèn có khêu mới rạng.
- Khỏe như vâm (như voi, như trâu, như hùm, như beo).
- Nhanh như cắt (như gió, chóp, sóc, điện).
- Ăn được, ngủ được là tiên
 Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu:
+ Từ ngữ:
- Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt 
- Thuỳ mị, dịu dàng, hiền diệu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sự , tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái 
- Tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng.
- Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
- Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là tưởng tượng được, như tiên 
Thành ngữ, tục ngữ:
- Mặt tươi như hoa.
- Đẹp người đẹp nết.
- Chữ như gà bới.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh.
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
- Cái nết đánh chết cái đẹp
- Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lồng mới ngon.
Chủ điểm: Những người quả cảm.
+ Từ ngữ:
- Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược 
- Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.
+ Thành ngữ, tuc ngữ:
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
- HS làm vào VBT.
- HS trình bày 3 ý đã làm trên bảng phụ.
a) - Một người tài đức vẹn toàn.
 - Nét trạm trổ tài hoa.
 - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b) - Ghi nhiều bàn thắng đẹp nhất.
 - Một ngày đẹp trời.
 - Những kĩ niệm đẹp đẽ.
 c) - Một dũng sĩ diệt xe tăng.
 - Có dũng khí đấu tranh.
 - Dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
KỂ CHUYỆN (Tiết 54)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu thăm.
- Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 1’
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
 Các em đã học về chủ điểm Những người quả cảm. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hoá một số điều cần nhớ về nội dung chính, về nhân vật của các bài tập đọc thuộc chủ đề này.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1:Cả lớp: 15’
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng : 
(1/3 lớp)
***Kiểm tra tất cả những HS chưa có điểm
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Ghi điểm trực tiếp từng HS.
HĐ2: Nhóm: 20’
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Các em đọc lại những bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm. Sau đó các em tóm tắt nội dung các bài tập đọc trong chủ điểm trên.
* Em hãy kể tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Dặn HS về nhà tiếp tục xem lại các tiết học về kiểu câu kể: Câu kể Ai làm gì ? (tuần 17, 19); câu kể Ai thế nào ? (tuần 21, 22); Câu kể Ai là gì ? (tuần 24, 25) để học tốt tiết ôn tập tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
* K

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 28.doc