Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016

ĐẠO ĐỨC (Bài 11)

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

(Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu học sinh kể về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng)

* Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK Đạo đức 4.

- Phiếu điều tra (theo bài tập 4)

- Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động: 1’

2.Kiểm tra bài cũ: 3’

+ Nêu phần ghi nhớ của bài: “Lịch sự với mọi người”

- Nhận xét.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: 1’

Vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng? Cần làm để bảo vệ các công trình công cộng? Chúng ta cùng tìm hiểu bài:

 “Giữ gìn các công trình công cộng”. Gv ghi đề.

b. Tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (tính huống ở SGK/34): 10’

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.

 - GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.

HĐ2: Làm việc theo nhóm đôi (BT 1- SGK/35) 9’

- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.

 Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Có thể yêu cầu HS giải thích?

- GV kết luận

HĐ 3: Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36): 10’

- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:

- GV kết luận từng tình huống:

a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )

b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ )

4.Củng cố - Dặn dò: 3’

 - Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.

- Chuẩn bị bài tiết sau. - Hát.

+ HS đọc bài.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

+ Tranh 1,3: Sai

+ Tranh 2, 4 : Đúng

 - Cả lớp trao đổi, tranh luận.

- Các nhóm HS thảo luận tình huống.

+ Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp thực hiện.

 

doc 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để HS làm BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người? Đặt câu với từ đó?
- GV nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong viết câu, viết đoạn, viết bài văn chúng ta không chỉ dùng dấu chấm, dấu phẩy  mà ta còn sử dụng dấu gạch ngang trong nhiều trường hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được tác dụng của dấu gạch ngang, biết sử dụng dấu gạch ngang trong khi viết.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài tập1,2: 15’
+ Tìm những câu chứa dấu gạch ngang trong các
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
c. Ghi nhớ: 
4. Luyện tập củng cố: 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 * Bài tập 1: 
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm câu có dấu gạch ngang trong chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. GV dán tờ phiếu đã biết lời giải lên bảng lớp.
 Bài tập 2: 
- GV giao việc: Các em viết một đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần.
 Trong đoạn văn cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng. Một là đánh dấu các câu đối thoại. Hai là đánh dấu phần chú thích.
- GV nhận xét và chấm những bài làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn cho hay.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng viết các từ tìm được.
- HS lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn a, b, c.
- HS làm bài cá nhân, tìm câu có chứa dấu gạch ngang trong 3 đoạn a, b, c.
Đoạn a: 
- Thấy tôi rén đến gần, ông hỏi tôi: 
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
+ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhận vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
 Đoạn b: 
 Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
+ Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
 Đoạn c: 
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn  
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướn víu  
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục  
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô 
+ Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
+ HS đọc bài học.
+ HS đọc yêu cầu bài tập
Câu có dấu gạch ngang
 Pa- xcan thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 
*Đánh dấu phần chú thích trong câu (Bố Pa- xcan là một viên chức)
 “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa- xcan nghĩ thầm. 
* Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa – xcan)
- Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa- xcan nói
* Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa- xcan và đánh dấu phần chú thích (nay là lời Pa- xcan nói với bố)
VD: Tuần này tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi: 
- Con gái của bố học hành như thế nào?
Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vetrar lời ngay: 
- Con được 3 điểm mười bố ạ.
- Thế ư! – Bố tôi vừa mừng rỡ thốt lên.
+ HS trình bày bài viết.
Thứ tư, ngày 12 tháng 2 năm 2014
LỊCH SỬ (Tiết 23)
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. MỤC TIÊU: 
Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác gia3tie6u biểu thời Hậu Lê):
Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
* HS khá, giỏi:
Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình trong SGK phóng to.
- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
- GV cho HS hát.
2.KTB : 5’ Bài Trường học thời Hậu Lê.
- Em hãy kể tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?
- Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
 GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 1’
 Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển giáo dục nên văn học và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Nguyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê .Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Văn học và khoa học thời Hậu Lê. GV ghi tựa
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Nhóm: 15’
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác gia, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
GV nhận xét và KL: 
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Mộng Tuân
- Lê Thánh Tông
- Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập
- Các bài thơ
- Hồng Đức quốc âm thị tập
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
- GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê (Bình Ngô đại cáo)
- GV giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm.
- Như vậy, các tác giả, tác phẩm văn học trong thời kì này đã cho ta thấy cuộc sống của xã hội thời Hậu Lê.
HĐ2: Nhóm: 15’
- GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
- GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê 
+ Nhận xét và KL: 
 Tác giả 
Công trình khoa học
 Nội dung
- Ngô Sĩ Liên
- Nguyễn Trãi 
- Nguyễn Trãi 
- Lương Thế Vinh
- Đại việt sử kí toàn thư
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí 
- Đại thành toán pháp 
Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê. 
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta 
- Kiến thức toán học.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV đặt câu hỏi: Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất?
- GV: Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
- Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê.
- Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
* Thế kỉ XV,dưới thời Lê,văn học và các khoa học khác đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nguyễn Trãi là nhà văn,n hà khoa học tiêu biểu của thế kỉ đó .
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám
+ Tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đóna rước người đỗ về làng
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
1.Những tác giả, tác phẩm tiểu biểu thời Hậu Lê
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận và điền vào bảng.
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Nội dung, tác giả, công trình khoa học tiểu biểu thời Hậu Lê: 
- HS điền vào bảng thống kê.
- Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê. 
+ HS đọc phần bài học ở trong SGK.
- HS thảo luận và kết luận: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp.
KỸ THUẬT (Tiết 23)
TRỒNG CÂY RAU, HOA (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
* - Ở những nơi có điều kiện về đất, có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để HS thực hành trồng cây rau, hoa phù hợp.
- Ở những nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc HS thực hành trồng cây rau, hoa.
II. CHUẨN BỊ: 
- Cây con rau, hoa để trồng.
- Túi bầu có chứa đầy đất.
- Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen(loại nhỏ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 3’
+ Tại sao phải chọn cây khoẻ, không bị sâu, bệnh,  đêm trồng cây? 
+ Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta sẽ biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu, qua bài: “Trồng cây rau, hoa”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ3: HS thực hành trồng cây con.
- GV cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình trồng cây con.
+ Xác định vị trí trồng.
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+ Tưới nhẹ quanh gốc cây.
- GV hướng dẫn HS thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây, rau hoa.
- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
- GV lưu ý HS một số điểm sau : 
+ Đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trồng cho đúng.
+ Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ của cây.
+ Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên, không làm vỡ bầu.
+ Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cho cây bị nghiêng ngả.
- Nhắc nhở HS vệ sinh công cụ và chân tay.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau: 
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
+ Trồng cây đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
+ Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
+ Hoàn thành đùng thời gian qui định.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 4.Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài” Trồng cây rau, hoa trong chậu”.
- HS hát.
+ Giúp cây trồng mau bén rễ, phát triển tốt,
+ HS đọc ghi nhớ.
+ HS nêu lại các bước.
- HS lắng nghe.
- HS phân nhóm và chọn địa điểm.
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
TOÁN (Tiết 113)
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
* Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
- Mỗi HS chuẩn bị 1 băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 8cm. Bút màu.
- GV chuẩn bị 1 băng giấy kích thước 20cm x 80cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành về phép cộng phân số.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
- GV nêu vấn đề: Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 3/8 băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp 2/8 của băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy?
- Để biết bạn Nam đã tô màu tất cả bao nhiêu phần băng giấy chúng ta cùng hoạt động với băng giấy.
+ Gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy làm 8 phần bằng nhau.
+ Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy?
+ Yêu cầu HS tô màu băng giấy.
+ Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy?
+ Như vậy bạn Nam đã tô màu mấy phần băng bằng nhau?
+ Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu.
- Kết luận: Cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả là băng giấy.
**.Hướng dẫn cộng hai phân số cùng mẫu 
- GV nêu lại vấn đề như trên, sau đó hỏi HS: Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy chúng ta làm phép tính gì?
* Ba phần tám băng giấy thêm hai phần tám băng giấy bằng mấy phần băng giấy?
* Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu?
- GV viết lên bảng: + =.
* Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số và so với tử số của phân số trong phép cộng + =?
* Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số và so với mẫu số của phân số trong phép cộng + = 
- Từ đó ta có phép cộng các phân số như sau: + = = 
* Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
4 .Luyện tập – Thực hành 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Tính.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng sau đó ghi điểm HS. 
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài toán.
* Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài sau đó chữa bài trước lớp.
eâu caàu HS phaùt bieåu tính chaát giao hoaùnøo VBT. ?
baèng maáy phaàn baêng giaáy ?
baêng giaáy.
 hoïc töø ñaàu HK IIh
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe. 
- HS tự nhẩm và nhớ vấn đề được nêu ra.
+ HS thực hành.
+ Lần thứ nhất bạn Nam đã tô màu băng giấy.
+ HS tô màu theo yêu cầu.
+ Lần thứ hai bạn Nam tô màu băng giấy.
+ Bạn Nam đã tô màu 5 phần bằng nhau.
+ Bạn Nam đã tô màu băng giấy.
- Làm phép tính cộng + .
- Bằng năm phần tám băng giấy.
- Bằng năm phần tám.
- HS nêu: 3 + 2 = 5.
- Ba phân số có mẫu số bằng nhau.
- Thực hiện lại phép cộng.
- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a. + = = = 1
b. + = = = 2
c. + = = 
d. 
- 1 HS đọc đề toán và tóm tắt trước lớp.
- Chúng ta thực hiện ccộng hai phân số : + .
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Cả hai ô tô chuyển được là: 
 + = (Số gạo trong kho)
 Đáp số: số gạo trong kho
- HS cả lớp.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 45)
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU: 
Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
II. CHUẨN BỊ: 
- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Để viết bài văn tả cây cối, các em không chỉ cần biết viết đoạn văn tả lá, thân, gốc của cây mà còn phải biết tả các bộ phận khác nữa như tả hoa, tả quả. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết miêu tả các bộ phận của cây cối, biết viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 12’
Bài tập 1: Cho HS đọc nội dung BT 1.
 - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
- Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại (GV đưa bảng viết tóm tắt lên bảng lớp).
HĐ2: Cá nhân: 18’
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
- GV giao việc: Các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn.
- GV nhận xét và chấm những bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn.
- Dặn HS về nhà đọc 2 đoạn văn, đọc thêm Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua.
- Hát – báo cáo sĩ số.
- 2 HS đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích đã làm ở tiết TLV trước.
- HS lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn văn. Một em đọc đoạn Hoa sầu đâu. Một em đọc đoạn Quả cà chua.
- HS làm bài theo cặp. Từng cặp đọc thầm lại 2 đoạn văn và trao đổi với nhau về cách miêu tả của tác giả.
- Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến.
a) Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng)
- Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh: “ mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả  hoa mộc”. Cho mùi thơm huyền dịu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê: “mùi đất cày  rau cần”. 
- Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “Bao nhiêu thứ đó  men gì”.
 b). Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú)
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh: “Quả lớn, quả bé  mặt trời nhỏ, hiền dịu”.
+ Tả bằng hình ảnh nhân hoá: “quả leo nghịch ngợm ”, “Cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây”.
- Lớp nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ HS làm việc cá nhân.
+ HS trình bày bài.
+ HS nêu lại cấu tạo bài văn tả cây cối.
KỂ CHUYỆN (Tiết 23)
CHUYỆN KỂ ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. CHUẨN BỊ: 
- Một số truyện thuộc đề tài của bài KC.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
 2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong tiết KC trước, đã dặn các em về nhà chuẩn bị trước câu chuyện: ca ngợi cái đẹp hoặc câu chuyện phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác để hôm nay đến lớp mỗi em sẽ kể cho các bạn cùng nghe.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trong ở đề bài.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ2: HS kể chuyện: 
- Cho HS thực hành kể chuyện.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và chọn những HS, chọn những truyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
* Em thích nhất câu chuyện nào các bạn vừa kể, vì sao?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tốt, kể chuyện tốt.
- Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS lần lượt kể câu chuyện Con vịt xấu xí và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS đọc đề bài, lớp lắng nghe.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể, nhân vật có trong truyện.
- Từng cặp HS tập kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Đại diện các cặp lên thi.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
Thứ năm, ngày 13 tháng 2 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 46)
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 (Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ bài thơ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài Hoa học trò.
* Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
* Màu hoa phượng đổi thế nào theo thời gian?
+ Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ. Đoạn trích hôm nay các em học nói về tình cảm của người mẹ Tà ôi đối với con, đối với cách mạng.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 2đoạn.
+ Đoạn 1: Em cu tai. lún sân.
+ Đoạn2: Phần còn lại.
**Cần đọc với gọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương. Nhấn giọng ở các từ ngữ sau: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân, mặt trời.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu thơ khó. 
GV giải nghĩa thêm: Tà ôi là một dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Tây Thừa Thiên - Huế; Tai là tên em bé dân tộc Tà ôi.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ1: Tìm hiểu bài: 13’
 * Em hiểu thế nào là“những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
* Người mẹ đã làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
* Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẻ đối với con?
* Theo em cái đẹp trong bài thơ này là gì?
HĐ3: Đọc diễn cảm: 5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
+ Nếu ý nghĩa bài học?
+ Liên hệ giáo dục.
5. Dặn dò: 1’
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Vẽ về cuộc sống”
- Nhận xét tiết học.
+ Hát – báo cáo sĩ số
* Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
* Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
+ Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc một số câu thơ.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và 
* Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con trên lưngNhững em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, vì vậy, có thể nói: các em lớn trên lưng mẹ.
- HS đọc thầm đoạn 2 và 
* Người mẹ làm rất nhiều việc: 
+ Nuôi con khôn lớn.
+ Giã gạo nuôi bộ đội.
+ Tỉa bắp trên nương 
- Những việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước củõa dân tộc.
* Tình yêu của mẹ với con: 
+ Lung đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Mẹ thương A Kay 
+ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.
- Niềm hy vong của mẹ: 
+ Mai sai con lớn vung chày lún sân.
* Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tàôi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
TOÁN (Tiết 114)
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU: 
Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
* Bài 1 (a, b, c), bài 2 (a, b)
II. CHUẨN BỊ: 
- Mỗi HS chuẩn bị ba băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 12cm. Kéo.
- GV chuẩn bị ba băng giấy màu kích thước 1dm x 6dm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
- Chúng ta đã biết thực hiện phép cộng các phân số có cùng mẫu số, bài học hôm nay giúp các em biết cách cộng các phân số khác mẫu số.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
** Hoạt động với đồ dùng trực quan
- GV nêu vấn đề: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy băng giấy, bạn An lấy băng giấy. Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu?
* Muốn biết hai bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu chúng ta cùng hoạt động với băng giấy.
- GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy, đồng thời cũng làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 23.doc