Giáo án Tổng hợp lớp 4 - Tuần 23

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: học sinh hiểu từ ngữ và cách diễn đạt: tưng tức, bò loằng ngoằng, nặng chình chịch, tối sầm, tối như bưng, lởm chởm như gai mít.

o Nội dung: Người thợ lặn trong các đội làm cầu với những khó khăn, vất vả khi phải làm lại những cầu sắt bị chiến tranh phá hoại chìm dưới sông.

- Kỹ năng: Rèn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, trôi chảy.

- Thái độ: Hiểu được vất vả của người thợ lặn, qúy trọng công việc.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : SGK, tranh minh họa

- Học sinh : SGK, tìm hiểu bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 62 trang Người đăng phuquy Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên giấy và độ dài trên thực tế
_ HS nhắc lại 
Hoạt động 2: Tính độ dài trên mặt đất khi biết tỉ lệ xích 
HS nắm cách tính độ dài thực tế khi biết tỉ lệ xích 
Phương pháp : Trực quan, giảng giải 
_ Cả lớp 
_ GV treo bản đồ VN có tỉ lệ xích 1/1.000.000 rồi chỉ địa điểm
_ 1cm trên bản đồ biểu diễn ? cm trên thực tế /
_ 1.000.000cm trên thực tế 
_ 5 cm trên bản đồ biểu diễn ? cm trên thực tế ? km trên thực tế ?
5.000.000cm = 50km
GV : Thông thường, viết tỉ lệ xích dưới dạng phân số có tử số là 1
_ HS nhắc lại 
_ Muốn tìm khoảng cách (giữa) thực tế lấy khoảng cách trên giấy nhân với mẫu số 
_ HS nhắc lại 
+ Kết luận Nhắc lại cách tính khoảng cách thực tế khi biết tỉ lệ xích 
_ 3 HS nhắc lại 
Hoạt động 3: Luyện tập 
Làm đúng các bài tập theo yêu cầu 
Phương pháp : Thực hành 
_ Cá nhân 
Bài 1 : Tính khoảng cách theo tỉ lệ xích 1/1.000.000
_ HS làm bảng con : 
a/ 5x1000000 = 5000000(cm) = 50(km)
b/ 2cm
Bài 2 : vẽ HCN có a = 40m, b = 20m theo tỉ lệ xích 1/1000
a = 4cm
b = 
2cm
HS làm vở 
_ Gợi ý : đổi 40m và 20m ra cm. Tìm độ dài a, b trên giấy 
_ Vẽ
_ Nhận xét 
Bài 3 : Ghi tỉ lệ xích vào ô trống 
Gợi ý đổi ra cm rồi tính 
_ HS làm vở, nêu kết quả 1/1000, 1/100000, 1/1000000
Bài 4 : 
_ Khoảng cách bản đồ giữa 2 điểm A, B là 4 cm, tỉ lệ xích 1/10000
Giải
Khoảng cách giữa điểm A và B
4 x 10000 = 40000 (cm) = 400 (m)
ĐS : 400m
+ Kết luận: Nhận xét, bổ sung 
4/Củng cố: (4’)
_ Muốn tìm khoảng cách thực tế theo tỉ lệ xích ta làm thế nào ?
_ 1 HS nêu 
_ Chấm vở – nhận xét 
5/ Dặn dò: (2’)
Học kỹ bài, làm bài 4,6 trang 152
Chuẩn bị: Gióng và đo đoạn thẳng trên mặt đất 
Nhận xét tiết học.	
Tiết 28: 	 
TẬP LÀM VĂN
TẢ CẢNH (Viết)
Đề tài: Tả vườn rau (hoặc vườn hoa) gần nơi em ở.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh viết được 1 bài tả vườn rau (vườn hoa) trên cơ sở phát triển dàn bài đã được sữa chữa.
Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng miêu tả có trọng tâm, có chi tiết cụ thể, chân thật, có sự sắp xếp ý chặt chẽ. Rèn kỹ năng viết câu diễn đạt được ý cần nói.
Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, cây cối.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : SGK, vở TLV, nội dung bài.
Học sinh : SGK, Vở TLV, Tìm hiểu bài. 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Tả cảnh (Miệng)
Nêu dàn bài chung văn tả cảnh?
Kiểm tra dàn bài chi tiết
Nhận xét
3. Bài mới: Tả cảnh (Viết)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta làm bài viết: “Tả vườn rau” -> ghi tựa.
_ Hát
_ 1 học sinh 
_ Học sinh chuẩn bị dàn bài chi tiết.
_ Học sinh lắng nghe..
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề (5’)
Học sinh hiểu kỹ đề bài.
 Phương pháp : Đàm Thoại
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên ghi đề bài lên bảng
_ Học sinh đọc đề.
_ yêu cầu học sinh gạch chân trọng tâm đề.
_ Học sinh hạch chân trọng tâm đề.
+ Kết luận: Nêu lại trong tâm đề.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. (5’)
Học sinh nắm vững cách làm bài văn viết.
 Phương pháp : Gợi mở, đàm thoại.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên hỏi lại bố cục của bài văn?
_ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
_ Nhắc nhở bài phải đủ 5 phần, bố cục cân đối. Sử dụng từ chính xác, giàu hình ảnh, có cảm xúc, tránh lập từ.
* Kết luận: Nhắc lại các yêu cầu bài văn viết.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Viết bài (18’)
Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn
Phương pháp: Thực hành
_ Hoạt động cá nhân.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Học sinh làm bài vào vở.
_ Giáo viên quan sát, nhắc nhở.
* Kết luận: Giáo viên nhận xét.
4/ Củng cố: (4’)
_ Thu vở + chấm
_ Đọc lại bài văn hay
- Học sinh lắng nghe.
5/ Dặn dò: (1’)
Xem lại bài
Chuẩn bị : Tả cảnh (Trả bài viết).
Nhận xét tiết học.	
Tiết 45 	 
KỸ THUẬT 
LẮP XE CẦN CẨU (Tiếp)
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức : Học sinh lắp được xe cần cẩu
Kỹ năng: Rèn kỹ năng lắp ráp đúng kỹ thuật
Thái độ: Giáo dục tính chính xác 
II/ Chuẩn bị:
GV : SGK, bộ lắp ghép, xe mẫu, sản phẩm làm dỡ
HS : SGK, sản phẩm làm dở, bộ lắp ráp, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học: 
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Lắp xe cần cẩu (tiếp)
Kiểm tra dụng cụ, sản phẩm làm dỡ của học sinh.
Nhận xét
3. Bài mới: (30’) Lắp xe cần cẩu (tt)
_ Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tập lắp ráp hoàn chỉnh chiếc xe cần cẩu qua bài: “Lắp xe cần cẩu (tt) (1’)
_ Hát vui.
_ Chuẩn bị đồ dùng học tập, sản phẩm làm dở.
Hoạt động 1: Hướng dẫn chọn chi tiết (8’)
Bạn biết chọn đúng các chi tiết để lắp ghép.
Phương pháp : Trực quan 
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh chọn các chi tiết còn lại hteo thứ tự sách giáo khoa.
12. Trục ngắn	10. Trục quay
11. Trục dài	7. Thanh móc
15. Vòng hãm	21. Dây
_ Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên.
* Kết luận: Nhắc lại các chi tiết cần chọn.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (20’)
Lắp hoàn chỉnh xe cần cẩu
Phương pháp : Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân
_ Giáo viên yêu cầu lấy sản phẩm làm dở của tiết trước ra và quan sát
- Học sinh lấy sản phẩm làm dở.
_ Chọn các chi tiết và lắp mẫu
- Học sinh quan sát.
_ Yêu cầu học sinh thực hành lắp tiếp các trục ngắn, trục dài, vòng hãm, trục quay và buộc dây vào thanh móc, ta sẽ được chiếc xe cần cẩu hoàn chỉnh
_ Giáo viên quan sát, giúp đỡ em lắp yếu
* Kết luận: Nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh thực hành lắp.
4/ Củng cố : (4’)
_ Chọn 1 vài sản phẩm đẹp và chưa đẹp để nhận xét ưu khuyết điểm.
_ 5 sản phẩm.
5/ Dặn dò:
_ Tập lắp ở nhà cho thành thạo.
- Chuẩn bị: Lắp xe ben.
Nhận xét tiết học.	
THỂ DỤC
BÀI 45
I/ Mục tiêu: Tổ chức hướng dẫn cho học sinh.
Tập chạy đà giậm bật qua chướng ngại vật
Ôn 5 động tác thể dục với cờ đã học.
Chơi trò chơi: Ném bóng trúng đích.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Sân tập, còi.
Học sinh : Mỗi em 2 lá cờ.	
III/ Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Định lượng 
Phương pháp tổchức 
I. Phần mở đầu 
5’
_ Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu buổi tập 
_ Khởi động : Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, chân hông.
_ Theo đội hình 4 hàng ngang 
_ Theo đội hình vòng tròn.
II. Phần cơ bản 
10’
_ Tập chạy đà bật qua chướng ngại vật.
_ Giáo viên làm mẫu động tác nhảy và nêu vị trí giậm nhảy để học sinh làm theo.
_ Tập theo đội hình hàng dọc.
Chú ý: Phải ước lượng cự li để nhảy cho tốt, đòi hỏi qua vật cản.
_ Ôn 5 động tác: Vươn thở, lườn, khuỵ gối. Đứng trên 1 chân, bật chân.
10’
_ Theo đội hình 4 hàng ngang.
_ Chơi trò chơi ném bóng trúng đích.
- Chơi theo đội hình 4 hàng dọc.
III. Kết thúc 
5’
_ Đứng tại hcỗ, vung tay, lắc chân để thả lỏng
_ Theo đội hình 4 hàng ngang.
_ Nhận xét đánh giá buổi tập.
_ Giao bài về nhà: Ôn 5 động tác thể dục đã học vào buổi sáng hàng ngày
10’
_ Tự ôn luyện thêm ở nhà.
Tiết 46: 	 Thứ ngày..tháng200
TẬP ĐỌC 
CHIẾC XE LU
 Trần Nguyên Đào
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu: từ ngữ và cách diễn đạt to lù lù, bằng tăm tắp, phẳng như lụa, nắng như lửa, lạnh như ướp đá, còn bụng sôi ầm ì.
Nội dung: ca ngợi chiếc xe lu tuy chậm chạp nhưng chăm làm và vui tính.
Kỹ năng: Rèn học sinh đọc đúng, diễn cảm, trôi chảy.
Thái độ: Yêu mến người công nhân làm đường.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập, tranh minh họa.
_ Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Người Thợ Lặn (4’)
Anh Thịnh lặn xuống sông để làm gì?
Việc lặn xuống sông sâu vất vả như thế nào?
Nêu đại ý bài
GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: (30) Chiếc xe lu
_ Giới thiệu bài: Được đi trên con đường đá, rải nhựa phẳng phiu là nhờ công lao của người lái xe lu. Các em được tìm hiểu qua bài: “Chiếc xe lu” (1’)
Hát
_ Học sinh đọc+ TLCH
_ 1 học sinh 
_ 1 học sinh 
_ 1 học sinh nêu.
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
Nắm giọng đọc toàn bài
Phương pháp : 
Giáo viên đọc mẫu lần 1
_ Học sinh lắng nghe
_ 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm, tìm từ khó
_ 1 học sinh đọc chú giải
* Kết luận: Đọc như sách giáo khoa
_ 1 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài jết hợp luyện đọc (23’) 
Hiểu nội dung bài đọc đúng giọng.
Phương pháp : Thảo luận.
_ Hoạt động nhóm.
_ Bài thơ là lời nói về ai? Nói về công việc gì?
_ Lời chiếc xe lu nói việc đào đường cho xe cộ, người đi lại dễ dàng.
_ Tìm câu thơ tả hình dáng và đặc điểm của xe lu.
_ Người tớ to lù lù, đứng chê tớ là lù đù.
_ To lù lù?
_ To khỏe
_ Lù đù?
_ Ý nói chậm chạp, rề rà.
_ Đoạn 1: “Tớ làvội vã”.
_ 1 học sinh đọc.
_ Xe lu làm những công việc gì?
_ Con đường nào mới đắp, xe lu san bằng thẳng tắp.
_ Con đường nào rải nhựa, xe lu là phẳng như lụa.
_ Xe lu làm việc như thế nào? Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Tích cực, chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ. Trời nóng như thiêu đốt, tớ vẫn làm điều điều. Trời lạnh.vội vã.
Ý 1: Tinh thần àm việc, tích cực, chăm chỉ không ngại khó khăn, gian khổ của xe lu. 
_ Luyện đọc từ “tăm tắp, lửa thêu”
_ Học sinh phân tích và luyện đọc từ khó.
_ Luyện đọc câu: “Tớ là .lù lù” đọc giọng vui kể
- 2 học sinh luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn 1
_ 4 – 5 học sinh đọc.
Đoạn 2: Còn lại.
_ Câu thơ nào cho biết kết qủa công việc xe lu làm?
_ Mau chóng rộn rịp người qua lại.
- Nêu câu thơ bộc lộ thái độ chăm làm và vui tính của xe lu?
_ “rồi tớ lại ra đi..đường mới”
“Tớ làlù đù”.
Ý 2: Công việc vất vả, xe lu
_ Luyện đọc; rộn rịp, sôi quãng.
_ Học sinh phân tích từ và đọc từ khó.
- Luyện đọc câu: “Rồi tớ.ầm ì”.
- 2 học sinh đọc câu
_ Đọc giọng vui, giọng kể
_ Luyện đọc đoạn:
_ 5 – 6 học sinh luyện đọc đoạn.
* Kết luận: -> Đại ý: Bài thơ ca ngợi chiếc xe lu, tuy chậm chạp, nhưng chăm làm và vui tính qua đó ca ngợi tinh thần lao động kiên trì của người lái. 
4/ Củng cố: (4’)
_ Đọc cả bài thơ
_ 1 học sinh đọc
_ Nêu đại ý bài
_ 1 học sinh nêu
_ Đọc bài thơ, em thấy xe lu là người bạn như thế nào?
- GDTT: Hình ảnh chiếc xe lu chậm chạp, chăm làm, giống như người bạn tốt để kết thân -> Hiểu và yêu mến người công nhân làm đường.
5/ Dặn dò: (1’)
Học thuộc lòng, thuộc đại ý, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Chuẩn bị: Đi làm nương
Nhận xét tiết học.	
Tiết 23: 
SỬ
ÔN TẬP: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ TRẦN VÀ NHÀ LÊ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được sự phát triển của nước Đại Việt ở thời nhà Trần và nhà Lê.
Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng nhận xét trình bày.
Thái độ: Học sinh tự hào về nước Đại Việt.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : Sách giáo khoa, tranh ảnh về nhà Trần, nhà Lê.
Học sinh : Sách giáo khoa, tìm hểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Văn học và khoa học thời Lê.(4’)
Nêu tên những tác giả, tác phẩm văn học thời Lê?
Đọc bài học
Nhận xét – Ghi điểm 
3. Bài mới: Ôn tập 
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta ôn tập bài “Nước Đại Việt thời nhà Trần và nhà Lê -> ghi tựa.
Hát
_ 1 học sinh nêu
_ 1 học sinh đọc
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Thời nhà Trần(14’)
Học sinh khắc sâu kiến thức đã học về nhà Trần.
Phương pháp : Thảo luận
_ Hoạt động nhóm.
_ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
_ 1 học sinh trả lời
_ Nhà Trần đã làm gì trong việc đắp đê?
_ Học sinh nhận xét bổ sung.
_ Cho học sinh xem tranh về nhà Trần?
- Học sinh quan sát.
_ Em hãy mô tả tình hình nước ta vào cuối thời nhà Trần?
_ Giữa thế kỷ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu. Vua quan ăn chơi sa đoạ..vơ vét của dân để làm giàu.
* Kết Luận: đọc bài theo sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Thời nhà Lê(14’) 
Khắc sâu kiến thức đã học về nhà Lê.
Phương pháp : Thảo luận. 
_ Hoạt động nhóm
_ Nhà Lê ra đời như thế nào? Những ý nào trong bài biểu hiện quyền tối cao của nhà Vua?
_ Sau khi kết thúc thắng lợi trận Chi Lăng triều đại nhà Lê bắt đầu .vua có uy, muốn tuyệt đối, tự xem là thiên tử, thay trời trị dân.
_ Giáo dục thời Lê có điểm gì khác Thời Lý Trần?
_ Thời Lý, Trần chỉ đào tạo con em quan lại. Nhà Lê nhận cả thường dân, bất kể thành phần
=> Cho học sinh xem tranh ảnh về thời nhà Lê
_ Trong thời Lê ai là nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu?
_ Nguyễn Trãi
* Kết luận: Đọc bài theo sách giáo khoa 
_ Học sinh đọc bài học
4/ Củng cố: (4’)
_ Học sinh nhắc lại 1 số nội dung vừa ôn.
_ Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập.
_ Học sinh nêu.
5/ Dặn dò: (1’) 
Học bài/sgk
Chuẩn bị: Trịnh Nguyễn phân tranh.
Nhận xét tiết học.	
	Tiết 113	 
TOÁN
GIÓNG VÀ ĐO ĐOẠN THẲNG TRÊN MẶT ĐẤT.
Giảm tải: Bỏ bài 2, 3/153 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Biết cách đó đoạn thẳng trên mặt đất bằng cọc cắm tiêu.
Kỹ năng: Rèn học sinh đo đúng, chính xác.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : SGK, VBT, thước dây, cuộn, cọc tiêu
Học sinh : VBT, SGK, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Vẽ thu nhỏ đoạn thẳng trên giấy. 
Muốn tìm khoảng cách thực tế khi biết tỉ lệ xích ta làm thế nào?.
Sửa bài 4, 6/ 152
Bài 4: 1 học sinh lên bảng làm
Bài 6: 1 học sinh lên bảng giải
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: Gióng và đo..mặt đất
_ Giới thiệu bài: -> Ghi tựa 
Hát
_ Lấy khoảng cách trên giấy x với mẫu số.
_ 1 học sinh lên bảng sửa.
_ Nhận xét
_ 1 học sinh lên bảng sửa.
_ Nhận xét
_ Hs nhắc lại 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (12’)
Học sinh nắm được cách gióng và đo đoạn thẳng trên mặt đất.
Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, thực hành.
_ Cả lớp, cá nhân.
_ Muốn đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất không qúa dài người ta dùng dụng cụ đo gì?
_ Thước cuốn, cmpa, đo ruộng đất.
_ Giáo viên cho học sinh xem thước cuộn, compa đo ruộng đất.
_ Học sinh quan sát.
_ Cho học sinh thực hành đo chiều dài của bàn, bảng bằng thước cuộn.
_ Học sinh thực hành đo.
* Muốn kẻ đoạn thẳng trên mặt đất, người ta thường còn dùng dụng cụ gì?
_ Cọc tiêu.
Giáo viên : Muốn kẽ đoạn thẳng A -> B với khoảng cách ngắn hơn độ dài dây thì chỉ cần cắm 2 cọc tiêu.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Chăng dây thất căng nối 2 cọc đó rồi đo độ dài theo dây đã căng.
. Muốn kẻ đoạn thẳngtừ C -> D với khoảng cách lớn hơn độ dài dây thì dùng nhiều cọc tiêu, đứng ngắm sao cho tất cả các cọc tiêu thẳng hàng dùng dây chăng từng đoạn, vạch các đoạn thẳng -> tiến hành đo.
_ Học sinh thực hành đo chiều ngang của sân trường
_ Học sinh thực hành đo.
* Kết luận: Nêu lại cách gióng và đo đoạn thẳng trên mặt đất.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
Học sinh vận dụng làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành
_ Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Đo độ dài rồi điền vào chỗ trống.
_ Học sinh thực hành đo điền kết qủa vào vở
Bài 2: Đo độ dài 1 bước -> tính độ dài 5 bước, 10 bước, 20 bước, 125 bước?
_ Học sinh thực hành đo -> tính
_ Nêu kết qủa.
Bài 3: Đo chiều dài chiều rộng lớp học -> tính P, S
_ 1 em giải trên bảng. Nhận xét.
Bài 4: P.Hình vuông 8dm -> Vẽ hình vuông theo tỉ lệ xích 1/10.
Tính S = HV em vẽ
Gợi ý: Tính cạnh hình vuông theo tỉ lệ xích. Tính S.HV.
Giải
Đổi 8dm = 80cm
Số đo 1 cạnh hình vuông:
80 : 4 = 20 (cm)
Cạnh 1 hình vuông theo tỉ lệ xích 1/10:
20 : 10 = 2 (cm)
Diện tích hình vuông:
2 x 2 = 4(cm2)
ĐS: 4 cm2
* Kết luận: Giáo viên nhận xét bổ sung
4/ Củng cố: (4’)
_ Muốn đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất người ta làm thế nào?
_ 2 học sinh nêu
_ Nêu cách đo đoạn thẳng bằng thước dây, bằng cọc tiêu.
_ 2 học sinh 
5/ Dặn dò: 
Làm bài 4/sgk
Chuẩn bị : Bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ.
Nhận xét tiết học.	
NGỮ PHÁP
ĐỘNG TỪ
Giảm tải: Bỏ mục I (điểm 2) ý 2 phần ghi nhớ.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Phân biệt động từ chỉ ý nghĩa hoạt động và động từ chỉ ý nghĩa trạng thái.
Kỹ năng: Nhận ra đặc điểm của động từ có đối tượng, động từ không có đối tượng.
Thái độ: giáo dục học sinh yêu qúy Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Sách giáo khoa,Vở bài tập, bảng phụ
	_ Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Đại từ chỉ ngôi 
Đại từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ?
Đại từ chỉ ngôi dùng để làm gì? Nêu các đại từ chỉ ngôi thứ 1, 2, 3.
Nhận xét – chấm điểm.
3. Bài mới: (30’) Động Từ
_ Giới thiệu: Các em đã học về danh từ. Hôm nay chúng ta tiếp tuc tìm hiểu về “Động từ” (1’) -> ghi tựa.
Hát
_ 1 học sinh nêu
_ 2 học sinh nêu
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (14’)
Học sinh nắm kiến thức về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
Phương pháp : 
_ Giáo viên đưa bảng phụ ghi sẵn ví dụ sách giao khoa.
_ Học sinh đọc ví dụ
- Nêu các từ in nghiêng, các từ đó thuộc từ loài nào?
_ Ngủ, cắt, bay, xây dựng -> động từ.
- Đặt câu hỏi để tìm bộ phận chính thứ 2 của mỗi câu?
_ Học sinh đặt.
_ Các từ “Ngủ, cắt, bay, xây dựng” có chung đặc điểm gì về ý nghĩa và cách dùng?
_ Về ý nghĩa: các từ đi đầu chỉ hoạt động của sự vật nêu ở chủ ngữ.
-> Giáo viên : “ngủ” là động từ chỉ trạng thái, “bay, cắt, xây dựng” -> hoạt động
_ Về cách dùng: các từ đó đều làm vị ngữ.
_ Quan sát và so sánh các ví dụ để chỉ ra sự khác nhau của các động từ trong câu a, b, c, d.
_ Trong câu a, c các động từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật không tác động, ảnh hưởng tới sự vật khác.
_ Câu b, d các động từ chỉ hoạt động của sự vật tác động đến sự vật khác.
* Kết luận: đọc ghi nhớ sách giáo khoa
_ 3 học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập (14’)
Học sinh vận dụng làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành
Bài 1: Gạch dưới các từ là động từ trong đoạn văn.
_ Học sinh đọc yêu cầu -> tự làm 1 em nêu kết qủa. Nhô, tỏa, nắm, múa.
_ Nhận xét.
Bài 2, 3: Đặt 2 câu với 2 động từ (tự chọn)
_ Học sinh tự làm.2 em lên bảng.
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, bổ sung.
_ Nhận xét.
4/ Củng cố: (3’)
- Đọc ghi nhớ về động từ
_ 2 học sinh đọc.
_ Nêu vài động từ chỉ hoạt động vài động từ chỉ trạng thái? Đặt câu
- Hai dãy cử đại diện lên thi đua.
- Nhận xét
5/ Dặn dò: (2’)
Họcthuộc ghi nhớ, làm bài/94
Chuẩn bị : Động từ (Tiếp)
Nhận xét tiết học.	
Tiết 23	 
MỸ THUẬT
TẬP NẶN: NẶN TỰ DO THEO Ý THÍCH.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh được củng cố thêm về cách nhìn khối trong không gian thật, biết cách tạo khối từ nặn đất. Nặn được 1 sản phẩm theo ý thích.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng nặn đẹp, khéo.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Vật mẫu, đất sét. 
	_ Học sinh : Đất sét, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Trang trí bình cắm hoa
- Nhận xét bài vẽ của học sinh 
3. Bài mới: (30’) Nắn tự do theo ý thích.
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài tập nặn: Nặn tự do theo ý thích -> ghi tựa (1’)
Hát
_ HS lắng nghe
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. (10’)
Học sinh nắm được hình dáng, cách nặn 1 số vật, con vật.
Phương pháp : Giảng giải, trực quan. 
_ Hoạt động cá nhân, cả lớp.
_ Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số mẫu vật, gợi ý học sinh quan sát
_ Học sinh quan sát, nhận xét.
+ Hình dáng
_ Hình vuông, tròn.
+ Kích thước
_ Tạo chiều dài.
+ Cách nặn
_ Phần chính trước, phần phụ nặn sau.
+ màu sắc
_ Màu sắc hài hòa.
* Kết luận: Nhắc lại cách nặn
_ Học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc