ĐẠO ĐỨC (Tiết 15)
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (t2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK Đạo đức 4.
- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết: 2
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo đã dạy em?
+ Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
Công lao của thầy giáo, cô giáo đối với các em như thế nào? Để tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo những việc cần làm nào thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn thực hành:
HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: (Bài tập 4, 5- SGK/23): 10’
- GV mời một số HS trình bày, giới thiệu.
- GV nhận xét.
HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. 20’
- GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS.
- GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
- GV kết luận chung:
+ Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
+ Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS tự trả lời.
- HS đọc bài học.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5.
+ HS trình bày, giới thiệu.
- Lớp nhận xét, bình luận.
+ HS làm việc theo nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV (gửi tặng những tấm bưu thiếp tới thầy cô giáo cũ).
- Cả lớp thực hiện.
ơi, đồ chơi đã biết, đặt 2 câu ở bài tập 4 và chuẩn bị bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. - Nhận xét tiết học - HS hát. - HS lên bảng đặt câu. + HS nêu bài học. + HS đọc yêu cầu bài tập - Quan sát tranh cùng trao đổi, thảo luận. - Lên bảng chỉ vào từng tranh và giới thiệu. Tranh 1: đồ chơi: diều trò chơi: thả diều Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió. trò chơi: múa sư tử, rước đèn. Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ nấu bếp trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột, xếp hình nhà cửa, thổi cơm. Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình. Tranh 5: đồ chơi: dây thừng, cái ná. trò chơi: kéo co, bắn. Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt. trò chơi: bịt mắt bắt dê. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Báo cáo kết quả. Đồ chơi: bóng – quả cầu – kiếm – quân cờ – đu – cầu trượt – đồ hàng – các viên sỏi – que chuyền – mảnh sành – bi – viên đá – lỗ tròn – đồ dựng lều – chai – vòng – tàu hỏa – máy bay – mô tô con – ngựa Trò chơi: đá bóng – đá cầu – đấu kiếm – cờ tướng – đu quay – cầu trượt – bày cỗ trong đêm Trung thu – chơi ô ăn quan – chơi chuyền – nhảy lò cò – chơi bi – đánh đáo – cắm trại – trồng nụ hoa hồng – ném vòng vào cổ chai – tàu hỏa trên không – đua mô tô trên sàn quay – cưỡi ngựa - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi. - Tiếp nối phát biểu, bổ sung. a) Trò chơi bạn trai thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô - Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ, trồng hoa, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ đêm trung thu - Trò chơi cả bạn trai, bạn gái thường thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt mắt dê, cầu trượt b) Những đồ chơi, trò chơi có ích và có lợi của chúng khi chơi: - Thả diều (thú vị, khỏe) –Rước đèn ông sao (vui) Bày cỗ trong đêm trung thu (vui, rèn khéo tay)- Chơi búp bê (rèn tính chu đáo, dịu dàng) Nhảy dây (nhanh khỏe)- Trồng nụ trồng hoa (vui khỏe) Trò chơi điện tự (rèn trí thông minh)- xếp hình (rèn chí thông minh).. .- Chơi các đồ chơi ấy, nếu ham chơi quá, quên ăn, quên ngủ, quên học, thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Chơi điện tử nhiều sẽ hại mắt. c) Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng: - Súng phun nước (làm ướt người khác) Đấu kiếm (dễ làm cho nhau bị thương không giống như môn thể thao đấu kiếm có mũ và mặt nạ để bảo vệ, đấu kiếm không nhọn). Súng cao su (giết hại chim, phá hại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người). - 1 HS đọc thành tiếng - Các từ ngữ: Say mê, hăng say, thú vị, hào hứng thích, ham thích, đam mê, say sưa Em rất hào hứng khi chơi đá bóng. Hùng rất ham thích thả diều. Em gái em rất thích chơi đu quay. Cường rất say mê điện tử. Lan rất thích chơi xếp hình. Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2013 LỊCH SỬ (Tiết: 15) NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. MỤC TIÊU: Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. II. CHUẨN BỊ: Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Nhà Trần thành lập - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? - Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Nhà Trần và việc đắp đê”. GV ghi tựa. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cá nhân: 10’ + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì? + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông? + Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì? + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. - GV kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. HĐ2: Nhóm đôi: 5’ + Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. **Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. HĐ3: Cả lớp: 15’ + Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - GV nhận xét, kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. + Ở địa phương em có sông gì? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì? 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - GV củng cố bài học. - GV gọi HS đọc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và xem trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên”. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp hát. + Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái.. . + Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội, . - HS khác nhận xét. - HS cả lớp lắng nghe. 1. Nhà Trần với việc đắp đê. + HS đọc thầm” Thời nhà Trần.. . cha ta” + Nông nghiệp. + Sông ngòi chằng chịt. Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả + Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng. + Vài HS kể. + HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê” - HS trao đổi nhóm đôi và báo cáo kết quả. - Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. + HS đọc thầm phần còn lại. + Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. - HS khác nhận xét. + Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều - Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên. KỸ THUẬT (Tiết 15) CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (4 tiết) I. MỤC TIÊU: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * - Không bắt buộc HS nam thêu. - Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. II. CHUẨN BỊ: - Tranh quy trình của các bài trong chương. - Mẫu khâu, thêu đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động. 1’ 2. Bài cũ: 3’ Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục học bài: “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”. GV ghi đề. b. Hướng dẫn cách làm: HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học - GV yêu cầu nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. - GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. - GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. HĐ2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như: + Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên HĐ3: GV đánh giá kết quả học tập của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Đánh giá kết quả kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. - Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+ ). 4. Dặn dò: 3’ - Dặn HS chuẩn bị bài Lợi ích của việc trồng rau, hoa. - Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Khâu thường được thực hiện theo chiều từ phải sang trái và luân phiên lên kim, xuống kim cách đều nhau theo đường dấu.. . . - Trước khi cắt vải phải vạch dấu để cắt cho chính xác.. . - HS nêu. - HS thực hành sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm. - HS tự đánh giá các sản phẩm. TOÁN (Tiết 73) CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). * Bài 1, bài 3 (a) II. CHUẨN BỊ: GV: kế hoạch bài học – SGK HS: bài cũ – bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ GV gọi HS lên bảng làm lại bài 1. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 15’ 1. Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 8 192: 64 - GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. GV theo dõi giúp đỡ. - Phép chia 8192: 64 là phép chia hết hay phép chia có dư? + GV ghi lên bảng phép chia: 1 154: 62 - GọiHS thực hiện. GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ. - Phép chia 1 154: 62 là phép chia hết hay phép chia có dư? - Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? 4. Luyện tập, thực hành HĐ2: Cá nhân: 15’ Bài 1: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Tìm x. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV củng cố bài học. - GV gọi HS nhắc lại quy tắc phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số. - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 8192 64 64 128 179 128 512 512 0 - Là phép chia hết. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 1154 62 62 18 534 496 38 - Là phép chia có số dư bằng 38. - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. + HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 4674 82 2488 35 410 57 245 71 574 38 574 35 0 dư 3 5781 47 9146 72 47 123 72 127 108 194 94 144 141 506 141 504 0 dư 2 - HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 75 x X = 1800 X = 1800: 75 X = 24 TẬP LÀM VĂN (Tiết 29) LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). - Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2). II. CHUẨN BỊ: Phiếu kẻ sẵn nội dung: trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ. 5’ + Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? - Gọi HS đọc phần mở bài, bài kết cho đoạn thân bài tả cái trống. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài: 1’ Hôm nay chúng ta học: “Luyện tập miêu tả đồ vật”. GV ghi đề. b. Hướng dẫn làm bài tập. HĐ1: Cả lớp: 15’ Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. - Tìm phần mở bà, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư. b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự: + Tả bao quát chiếc xe. + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. + Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe + Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào? c. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn.. . HĐ2: Cá nhân: 15’ Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. - Gợi ý: + Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích. + Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư để lập dàn ý . GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Gọi HS làm bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc. - Gọi HS đọc dàn ý - Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ + GVcủng cố bàid học. - Dặn HS hoàn thành bài tập 2 hoặc viết thành bài văn miêu tả và tiết sau mang 1 đồ chơi mà em thích đến lớp. - Chuẩn bị bài Quan sát đồ vật. - Nhận xét tiết học. - HS báo cáo sĩ số + Hát. + Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bào và kết bài, .. . - 2 HS đứng tại chỗ đọc. + Nhận xét, bổ sung. - HS đọc thành tiếng. + Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết đến chiếc xe đạp của chú. (giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư – MB trực tiếp) + Thân bài: ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp đến Nó đá đó. (Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe). + Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. (Nói lên niềm vui của đám con nít với chú Tư bên chiếc xe – kết bài tư nhiên- không mở rộng) + Xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. - Xe màu vàng hai cái vành láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai. - Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa. - Bao giờ dùng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. - Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt. + Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: Mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng. Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai + Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái dẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chú dặn bạn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa của tao nghe bây”. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. – Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quí chiếc xe, rất hãnh diện vì nó . - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài. a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu? b) Thân bài:- Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ) + Áo màu gì? + Chất vải gì? Chất vải ấy thế nào? + Dáng áo trông thế nào (rộng, hẹp, bó )? - Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo ) + Thân áo liền tay xẻ tà? + Cổ mềm hay cứng, hình gì? + Túi áo có nắp hay không? hình gì? + Hàng khuy màu gì? Đơm bằng gì? c) Kết bài:- Tình cảm của em với chiếc áo: Em thể hiện tình cảm thế nào với chiếc áo của mình? + Em có cảm giác gì mỗi lần mặc áo? - HS đọc bài. KỂ CHUYỆN (Tiết 15) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. II. CHUẨN BỊ: Đề bài viết sẵn trên bảng lớp HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 5’ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê. - Nhận xét HS kể truyện và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Kiểm tra HS chuẩn bị truyện có nhân vật là đồ chơi hoặc con vật gần gũi với em. - Giới thiệu: Tuổi thơ chúng ta có những người bạn đáng yêu: đồ chơi, con vật quan thuộc. Có rất nhiều câu truyện viết về những người bạn ấy. Hôm nay, lớp mình sẽ bình chọn xem bạn nào kể câu truyện về chúng hay nhất. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện: 5’ Đề: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghehay được đọc có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện. + Em còn biết nhân vật nào là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với em? - Em hãy giới thiệu câu truyện của mình cho các bạn nghe. HĐ2: Thực hành KC và nêu ý nghĩa chuyện: 25phút * Kể trong nhóm - Yêu cầu HS kể truyện và trao đổi với bạn bè tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - GV đi giúp các em gặp khó khăn. Gợi ý: + Kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa sẽ được cộng điểm. + Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. *Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể. - Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV củng cố bài học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện chuẩn bị bài Kể chuyện được chứng kiến . - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 1 HS thực hiện yêu cầu - Nhận xét, bổ sung. - Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài cho các tổ viên. - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng + Chú lính chì dũng cảm – An đéc xen. + Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài. + Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên. + Truyện chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện Võ sĩ Bọ Ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. + Truyện: Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Chú mèo đi hia, Vua lợn, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh - 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu. + Tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị kẻ gian ác. + Tôi xin kể câu chuyện“Chú mèo đi hia”. Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ. + Tôi xin kể chuyện “Dế mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện. - 5 đến 7 HS thi kể. - HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Cả lớp lắng nghe. Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013 TẬP ĐỌC (Tiết 30) TUỔI NGỰA (Xuân Quỳnh) I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. - Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài). * HS khá, giỏi thực hiện được CH5 (SGK). II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài tập trang 149 SGK(Phóng to nếu có điều kiện) Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài cũ: 5’ Cánh diều tuổi thơ + Cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì? + Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Là người thích du ngoạn nhiều nơi nhưng đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ là vì sau bhw vậy? Cậu bé chúng ta tìm hiểu hôm nay trong bài: “Tuổi ngựa”. GV ghi đề. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài HĐ1: Luyện đọc: 8’ GV hoặc HS chia đoạn: 4 khổ thơ. Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2, 3 đọc nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạng của cậu bé. Khổ 4: tình cảm, thiết tha, lắng lại ở hai dòng kết bài thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp sửa cách đọc nhịp thơ. - GV giải nghĩa một số từ khó: - GV đọc diễn cảm cả bài. HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’ + Bạn nhỏ tuổi gì? + Mẹ bảo tuổi ấy tình nết như thế nào? + “Con Ngựa” theo ngọn gió rong chơi những đâu? + Đi chơi khắp nơi nhưng “con Ngựa” vẫn nhớ mẹ như thế nào + Điều gì hấp dẫn “con Ngựa” trên những cánh đồng hoa? + Trong khổ 4”ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì? + Nếu vẽ một bức tanh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: khổ 2. + Đọc mẫu đoạn văn. + Theo dõi, uốn nắn + Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: 5’ + Liện hệ giáo dục. + Nội dung của bài thơ là gì 4. Dặn dò: 1’ + GV củng cố bài học - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Kéo co. - Nhận xét tiết học - HS hát. - Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp của tuổi thơ. - HS đọc ý nghĩa của bài. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. + HS đọc bài theo GV hướng dẫn ngắt nhịp thơ. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc thầm khổ 1. + Bạn nhỏ tuổi Ngựa. + Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ mà thích đi. - HS đọc khổ 2 và trả lời câu hỏi: + “Con Ngựa” rong chơi khắp nơi: Qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. + Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gió của trăm miền” - HS đọc khổ 3 và trả lời câu hỏi: + Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng vôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại. + Khổ thơ thứ 3 tả cảnh của đồng hoa mà “Ngựa con” vui chơi - HS đọc khổ 4 và trả lời câu hỏi: + “Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường về tìm mẹ Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, trên tay cậu là một bó hoa nhiều màu sắc và trong tưởng tượng của cậu chàng kị sĩ nhỏ đang trao bó hoa cho mẹ. Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, đang đưa tay ngang trán, dõi mắt về ph
Tài liệu đính kèm: