Giáo án Tổng hợp lớp 4 - Tuần 14

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Đọc đúng như hướng dẫn sách giáo khoa.

o Từ ngữ: Diệu kỳ, nhuộm, lược

o Hiểu và cảm thụ: Cửa tùng là một thắng cảnh, địa danh lịch sử ở miền Trung nước ta.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.

- Thái độ: yêu quê hương đất nước.

II/ Chuẩn bị:

 _ Giáo viên: Tranh Cửa Tùng, Sách giáo khoa, Vở bài tập

 _ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập.

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 34 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Củng cố: (3’)
Nêu công thức và tính chất kết hợp của phép nhân 
Thi đua : tính nhanh
6 x 12 x 5	18 x 8 x5
5/ Dặn dò: (1’)
Học công thức + qui tắc + làm bài 2, 4, 5/93,94
Chuẩn bị: Tíchcủa các số tận cùng bằng 0
Nhận xét tiết học.
Tiết 27: 	 
KHOA
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm -> nay
Kỹ năng: Củng cố nhắc lại cho học sinh những kiến thức đã học.
Thái độ: Yêu thích khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Nội dung ôn tập
	_ Học sinh: Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Ôn tập: Không khí (4’)
_ Nêu đặc điểm của không khí
_ Nêu tính chất của không khí? Cách bảo vệ bầu không khí?
_ Giáo viên nhận xét -> ghi điểm?
3. Bài mới:Ôn tập Học kỳ I
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (30’)
a/ Mục tiêu: Ôn kiến thức
b/ Phương pháp : Thảo luận, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động nhóm.
+ Nhóm 1, 2
_ Vì sao ta nhìn thấy rõ cảnh vật ngoài trời nắng, nhưng khi ở sâu bên trong hang kín không nhìn thấy gì? Nếu không có đèn, lửa?
_ Những vật nào sau đây là vật chiếu sáng: Mặt trời, trái đất, mặt trăng, ngọn đèn chiếu sáng trong đêm tối?
Hãy kể tên 1 số vật mà ánh sáng có thể truyền qua?
_ Đại diện các nhóm nhận việc -> thảo luận -> trình bày kết quả thảo luận.
+ Nhóm 3, 4:
. Bóng đen của vật hiện ra khi nào? Ơû đâu?
. Khi đưa bàn tay lại gần đèn hơn thì bóng của bàn tay in lên bảng thay đổi như thế nào?
_ Nêu ví dụ chứng tỏ rằng các vật nóng khi gần vật nóng hơn và lạnh hơn khi gần các vật lạnh hơn?
_ Các chất lỏng co giản như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi?
4/ Củng cố: (3’)
Học sinh nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
5/ Dặn dò: (1’)
Học lại các kiến thức vừa ôn.
Chuẩn bị: Ôn tập (tt)
Nhận xét tiết học.
Tiết 14: 	 
TẬP VIẾT
HỒ TÂY
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Viết đúng mẫu, chính tả bài Hồ tây.
Kỹ năng: Rèn học sinh viết đúng, đẹp và nhanh.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh Hồ Tây – chữ mẫu.
	_ Học sinh: Vở, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Hồ Gươm
_ Giáo viên nhận xét vở, tuyên dương
3. Bài mới:(30’) 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (15’)
a/ Mục tiêu: Quan sát mẫu, hiểu nội dung.
b/ Phương pháp : Trực quan, vấn đáp
_ Hoạt động cả lớp
_ Giáo viên hco học sinh quan sát mẫu
_ nh, ng, kh, ch
_ Giáo viên hước dẫn học sinh viết các vần và nét nối giữa các vần, con chữ.
_ Vần : iêng, uông, anh, ương, ôi.
_ Giáo viên nêu nội dung bài thơ : ca ngợi vẻ đẹp Hồ Tây – Hà Nội có một nét đẹp thật đặc sắc.
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con những từ khó có nét nối.
_ Học sinh viết; tiếng; chuông; sương; gương; cành.
_ Khoảng cách giữa các con chữ
_ 1 chữ o cỡ nhỏ
Hoạt động 2: (20’)
a/ Mục tiêu: Viết đúng cả bài theo yêu cầu
b/ Phương pháp : Thực hành
_ Hoạt động cá nhân 
_ Tựa bài lùi vào mấy ô?
_ 6 ô
_ Đây là bài thơ lục bát thì phải viết như thế nào?
_ Câu 6 tiếng lùi vào 2 ô, câu 8 tiếng lùi vào 1 ô.
_ Lưu ý học sinh tư thế ngồi viết
_ Học sinh viết vở
Hồ Tây
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương.
Nhịp chày Yên Thế mặt gương Tây Hồ.
4/ Củng cố: (3’)
Nêu lại nội dung bài thơ
Chấm vở, nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Hoa sen
Nhận xét tiết học.
THỂ DỤC 
( GIÁO VIÊN BỘ MÔN )
SINH HỌAT TẬP THỂ 
Thứ tư ngàytháng.năm
	Tiết 	TẬP ĐỌC
THỊ TRẤN CÁT BÀ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu và hình dung được vị trí của 1 thị trấn đảo và vẻ đẹp độc đáo cũng như những sản phẩm phong phú của nó.
Kĩ năng: Rèn học sinh đọc đúng như hướng dẫn sách giáo khoa trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng.
Thái độ: giáo dục học sinh yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh Thị Trấn Cát Bà
	_ Học sinh: Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Cửa Tùng
_ Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi/sách giáo khoa 
_ Nêu đại ý.
_ Giáo viên nhận xét -> ghi điểm.
3. Bài mới:Thị trấn Cát Bà
_ Giáo viên treo tranh - giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
_ Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
_ Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Học sinh cảm thụ bài văn
b/ Phương pháp : Trực quan
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1 – tóm ý.
_ 1 học sinh khá đọc – cả lớp đọc thầm từ khó.
Hoạt động 2: (25’)
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu bài, luyện đọc
b/ Phương pháp : Thảo luận, thực hành
_ Hoạt động nhóm, cá nhân
Đoạn 1: “Từ đầu -> đáy biển”
_ Học sinh đọc.
_ Thị trấn Cát Bà nằm ở đâu?
_Chân núi đá.
_ Trước mặt, sau lưng, 2 bên thị trấn có những gì?
_ Trước mặt biển rộng mênh mông. Sau lưng là vách núi đá dựng đứng hai bên là 2 dãy núi như hai cánh cung.
_ Người ở xa mới đến thị trấn có cảm giác như thế nào?
_ Cảm giác rờn rợn.
_ rờn rợn?
_ Có cảm giác lạnh người, hơi hơi rùng mình, thường do sợ quá.
_ Sừng sững?
_ Gợi tả hình dáng cao, to
Đoạn 1: Đọc với giọng như thế nào?
_ Chậm, giọng hơi nhẹ.
_ Giáo viên ghi bảng: xinh xắn, chen chúc, uốn cong, lượn khúc, sừng sững, vuông vức, rờn rợn
_ Học sinh nêu từ khó đọc, phân tích, luyện đọc
Ý 1: Vẻ đẹp của thị trấn Cát Bà
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2:
_ Học sinh luyện đọc đoạn 1 từ 6 – 7 em
Đoạn 2: còn lại
_ học sinh đọc
_ Phố chài có những nét gì độc đáo về vật liệu xây dựng về sản vật.
_ Nhà được xây bằng đá và sò.
_ Sản vật: cá biển, cá thu, cá chim, cá mực, tôm, cua, ốc.
_ Những vỏ ốc đã tô điểm gì cho phố chài?
.một vẻ đẹp độc đáo
_ Đôc đáo?
_ Có tính chất rieng, đặc sắc.
_ Lực lưỡng?
_ Có vóc dáng to khỏe, tỏ ra có sức mạnh thể lực tốt.
Đoạn 2: Đọc với giọng như thế nào?
_ Trầm, ấm, tự hào.
_ Giáo viên ghi bảng
_ Học sinh nêu từ khó đọc, phân tích, luyện đọc.
Ý 2: Nét đặc sắc của phố chài Cát Bà.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
_ Học sinh luyện đọc cá nhân từ 6 – 7 em.
Kết luận: Bài văn miêu tả nét độc đáo của thị trấn Cát Bà.
4/ Củng cố: (3’)
Một học sinh đọc cả bài.
Bài văn gợi cho em cảm xúc gì?
Giáo dục tư tưởng.
5/ Dặn dò: (1’)
Đọc bài, trả lời câu hỏi/sách giáo khoa 
Học đại ý
Chuẩn bị: Rừng phương Nam
Nhận xét tiết học.
Tiết 68: 	 
TOÁN
TÍCH CÁC SỐ TẬN CÙNG BẰNG CHỮ SỐ 0
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Biết cách nhân nhanh khi thừa số chữ số 0 ở tận cùng.
Kỹ năng: Rèn học sinh làm đúng các bài toán dạng trên.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Nội dung bài học.
	_ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập, thước ê ke.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Tính chất kết hợp của phép nhân 
Nêu công thức tổng quát và tính chất kết hợp của phép nhân x? cho ví dụ
Sửa bài tập về nhà 4/93
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (15’)
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức
b/ Phương pháp : Thảo luận, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động nhóm.
Nhóm 1: Thực hiện phép tính 150 x 3
Nếu coi 150 là 15 chụ
Nhân 15 chục với 3 = 45 chục
45 chục là bao nhiêu
kết luận: 
450
_ Các thừa số tận cùng bằng 0 thì ta không thực hiện nhân mà chỉ viết thêm chữ số 0 vào bên phải sốđó.
Nhóm 2: 134 x 20
Đặt tính và thực hiện tính.
 134
x 20
 2680
_ Ta chỉ lấy 134 x 2 sau đó thêm 0 vào bên phải của tích.
Nhóm 3: 60 x 30
Đưa về tích của nhiều số. Thừa số
 60 x 30 = 6 x 10 x 3 x 10
= 6 x 3 x 10 x 10 = 18 x 10= 180
_ Dựa ào tính chất giao hoán của phép nhân
_ Đặt tính rồi thực hiện.
 60
x 30
 1800 
Kết luận:
_ Ta không thực hiện tính x với số tận cùng = 0
_ Trong 2 thừa số mà chỉ đếm và thêm đủ chữ số 0 ở bên phải tích.
Nhóm 4: Qua các ví dụ trên rút ra kết luận gì?
_ Khi các thừa số có tận cùng bằng chữ số 0 ta c1 thể không thực hiện phép nhân các số 0 đó, chỉ viết thêm đủ số lượng các số 0 ở tận cùng các thừa số và bên phải tích các số có tận cùng = 0.
-> Giáo viên ghi bảng.
_ học sinh nhắc lại
Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
a/ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
b/ Phương pháp : Thực hành
_ Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Tính
- Học sinh tính, nêu kết qủa.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
_ Học sinh làm nháp – Điền kết qủa vào ô trống.
Bài 3: Dựa vào tóm tắt giải
_ 1 học sinh giải bảng lớp
_ Cả lớp làm vở
_ 1 phút -> tim đập 75 lần 
_ 1 giờ -> ? lần
_ 1 giờ = 60 phút
60 x 75 = 4500 (lần)
ĐS: 4500 lần
Bài 4: 
? kg
25 bao : 1 bao 50 kg
28 bao : 1 bao 30 kg
_ 1 học sinh đọc đề tóm tắt
_ 1 học sinh giải -> lớp làm vở
giải
25 x 50 = 1250 (kg)
số kg xe đó chở:
28 x 30 = 840 (kg)
cả xechở:
1250 + 840 = 2090 (kg)
ĐS: 2090 (kg)
_ Nhận xét: bổ sung
4/ Củng cố: (3’)
Nêu cách tính tích các số tận cùng bằng chữ số 0
Thi đua
Dãy A : 76500 x 20 x 10
Dãy B: 98700 x 50 x 10
-> Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5/ Dặn dò: (1’)
Học ghi nhớ + Làm bài tập về nhà 3, 5, 6/sách giáo khoa /9
Chuẩn bị: Nhân số với 1 tổng, hiệu.
Nhận xét tiết học.
Tiết 14: 	
SỬ
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
Giảm tải: câu hỏi 2 và 3 bỏ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được chủ trương coi trọng trong đắp đê, phòng lũ lụt phát triển kinh tế nông nghiệp của thời Trần. Đây là chủ trương làm cơ sở cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
Kỹ năng: Mô tả lại được hệt hống đê điều
Thái độ: Giáo dục cho học sinh thấy thấm thía công lao và trí tuệ người xưa đã hình thành hệ thống đê điều tồn tại cho đến nay.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh ảnh vẽ hệ thống đê trung ương hoặc đê địa phương.
	_ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Nhà Trần thành lập
Học sinh đọc bài, trả lờicâu hỏi / sách giáo khoa 
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:(30’) 
_ Giáo viên treo tranh - giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: (15’)
a/ Mục tiêu: Chủ trương của nhà Trần và việc đắp đê.
b/ Phương pháp : Thảo luận.
_ Hoạt động nhóm.
_ Sông ngòi có những khó khăn và thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp.
_ Là nguồn cung cấp nước quí giá cho trồng trọt, song lụt lội cũng xảy ra luôn.
_ Nhà trần có những chủ trương gì về việc đắp đê, phòng chống lũ lụt?
_ Nhà nước và nhân dân đã xây dựng 1 hệ thống đê, sông qui mô và có hiệu qủa rõ rệt.
_ Em hãy tìm trong bài những sự kiện nói lên sự quan tâm đến đê điều?
_ Mọi người đều tham gia đắp đê sửa chữa đê có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
_ Nêu đặc điểm của đê Quai Vạc?
_ Là 1 con đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho cửa biển.
Hoạt động 2: (15’)
a/ Mục tiêu: Hệ thống đê điều thời nhà Trần.
b/ Phương pháp : Vấn đáp 
_ Hoạt động cả lớp.
_ Thời nhà Trần đã xây dựng được hệ thống đê như thế nào?
_ Hệ thống đê được hình thành dọc sông Hồng và các sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
_ Tác dụng của hệ thống đê điều đối với khối đoàn kết toàn dân.
_ Thúc đầy sự phát triển nông nghiệp. Đời sống nhân dân được nâng cao hệ thống đê là cơ sở để củng cố và xây dựng khối đoàn dân tộc.
_ Kết luận: Bài học sách giáo khoa 
_ Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố: (3’)
Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp.
Học sinh đọc ghi nhớ.
5/ Dặn dò: (1’)
Học bài + trả lời câu hỏi/ sách giáo khoa 
Chuẩn bị: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Nhận xét tiết học.
Tiết 14: 	 
MỸ THUẬT
TẬP NẶN CON VẬT MÀ EM THÍCH
( GIÁO VIÊN BỘ MÔN )
Tiết 14:	ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA (TT)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Thực hiện được những điều đã học.
Kỹ năng: Rèn học sinh thói quen giữ đúng lời hứa với người khác.
Thái độ: Giáo dục học sinh giữ lời hứa sẽ được mọi người yêu mến và tin tưởng.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Nội dung thảo luận.
	_ Học sinh: Các tình huống.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Giữ lời hứa
Thế nào là giữ lời hứa?
Nếu không giữ đúng lời hứa sẽ bị mọi người đối xử như thế nào?
Nêu bài học
Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:(30’) Tiết 2
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
Hoạt động 1: Thực hành bài học (5’)
a/ Mục tiêu: Nắm vững kiến thức.
b/ Phương pháp : Thực hành
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bàicủa mình đã chuẩn ị hoặc 1 mẩu chuyện ngắn, 1 tình huống của chính bản thân mình.
Hoạt động 2: Nêu nà xử lý tình huống (25’)
a/ Mục tiêu: Xử lý tốt các tình huống
b/ Phương pháp : Thảo luận
_ Hoạt động nhóm.
1. Mẹ em hứa ban xe đạp cho 1 người. Sau đó, có người đến trả giá cao hơn, mẹ không bán vẫn bán cho người hỏi mua trước. Theo em mẹ giải quyết như vậy có đúng không?
_ Đại diện các nhóm nêu cách xử lý theo suy nghĩ.
2. Em đã hứa làm đồ chơi cho em mình, nhưng sau vì bận học quá nên em khất lần mãi không làm được như vậy có đúng không? Vì sao?
3. Em hứa cho bạn 1 cuốn sổ của mình nhưng sau đó có 1 bạn đổi cho em 1 quyển truyện mà em đang tìm mua. Thái độ của em thế nào?
+ Nêu và xử lý tình huống
_ Các nhóm nêu thêm tình huống để các nhóm khác xử lý.
+ Kể chuyện: 
_ Học sinh nghe – nêu nhận xét về việc làm của Bác Hồ và mẹ bạn Nam.
_ Giáo viên kể chuyện “Chiếc vòng bạc” không vì ham lợi mà quên lời hứa.
4/ Củng cố: (3’)
Học sinh đọc ghi nhớ
GDTT: giữ đúng lời hứa được mọi người tin tưởng, yêu mến.
5/ Dặn dò:
Học ghi nhớ, thực hành những điều đã học.
Chuẩn bị: Tiết kiệm tiền của
Nhận xét tiết học.
HÁT
( GIÁO VIÊN BỘ MÔN ) 
	Thứ năm ngàytháng.năm	 
TỪ NGỮ
BIỂN CẢ
Giảm tải: câu 3 (IIA) bỏ
BT điền từ: (IIB) bỏcâu cuối “thăm thẳmcủa con người”.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa, củng cố, mở rộng 1 số từ ngữ dùng để nói, viết về “Biển cả”.
Kỹ năng: Giúp học sinh nắm được nghĩa của các từ ngữ thường dùng và 1 số từ ghép gốc Hán.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh ảnh về “Biển cả”
	_ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Vùng mỏ
Kể tên các phương tiện vận chuyển ở mỏ
Tìm động từ chỉ hoạt động của việc sản xuất than.
Học sinh đọc phần điền từ -> giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: Biển cả 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: Giải nghĩa và mở rộng từ (15’)
a/ Mục tiêu: Hiểu và giải nghĩa được các từ ngữ thuộc chủ đề “Biển cả”
b/ Phương pháp : Thảo luận, giải quyết vấn đề
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên đọc phần từ ngữ mục I/ sách giáo khoa 
_ Học sinh đọc lại.
_ Đọc và tìm hiểu xem vì sao người ta lại xếp thành 4 nhóm từ như vậy?
_ 2 nhóm cấu tạo các thành phần của biển. 
Nhóm 3: Thời tiết của biển
_ Biển cả còn được gọi bằng từ ngữ nào? Biển cả nghĩa là gì?
_ Đại dương.
_ Biển cả: chỉ bao quát về biển rộng lớn bao la
_ Ngoài từ biển cả còn từ nào cùng nghĩa?
_ Bể, khơi, Hải
_ Tìm những từ ngữ chỉ thời tiết và vật của biển?
_ Thời tiết: gió biển, bảo biển, lốc biển.
_ Sản vật: muối biển, cá biển, cua biển, tôm biển, ốc biển, rong biển.
Kết luận: Giáo viên chốt ý:
Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
a/ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức vừa học
b/ Phương pháp : Thực hành. 
_ Hoạt động cá nhân.
_ Điền từ:
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
_ Bờ biển, bãi biển.
_ Cửa biển
_ Mặt biển.
_ Lòng biển.
c. Luyện từ:
_ Tìm 1 số từ ghép có tiếng “Hải” (hải = biển)
_ Hải âu, hải cảng, hải phận, hải lí, hải đăng, hải lưu, hải sảm.
_ Đặt câu với mỗi từ
Kết luận: làm tốt bài tập ứng dụng.
4/ Củng cố: (3’)
Học sinh phân điền từ
Chấm vở nhận xét
5/ Dặn dò: (1’)
Hướng dẫn bài tập về nhà (luyện từ)
Học từ ngữ + Làm bài tập về nhà.
Chuẩn bị: Miền Nam
Nhận xét tiết học.
Tiết 69 : 	 
TOÁN 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
Giảm tải: bài tập 3/96 bỏ	
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs hiểu được hai qui tắc cơ bản và biết cách vận dụng khi làm tính 
	2. Kỹ năng: Rèn hs làm được các bài toán dạng trên 
	3. Thái độ: Giáo dục hs tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: vở bài tập + SGK
	_ Học sinh: Vở + SGK + bảng con
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) tích các số tận cùng bằng 0
_ Nêu lại cách tính, nêu ví dụ thực hiện
_ Sửa bài tập về nhà 3, 6/95
_ GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
_ Giới thiệu bài bằng ghi bảng
hát
Hoạt động 1: nhân một số với một tổng (8’)
a/ biết qui tắc và công thức 
b/ Phương pháp: Thảo luận + GQVĐ
c/ Tiến hành: 
_ Hãy tính 4 x (3 + 2) và 4 x3 + 4 x 2
_ So sánh giá trị biểu thức? Rút ra điều gì?
_ Tính giá trị số biểu thức với a = 1, b = 3, c = 5
a x(b + c) = a x b + a x c
So sánh hai kết quả suy ra kết luận 
Muốn nhân một số với một tổng ta làm sao?
Nhóm
4 x (3 + 2) = 4 x 5 = 20
4 x 3 + 4 x 2 = 20
_ Bằng nhau
4 x (3 + 2) = 4 x 3 + 4 x 2
a x (b+c)=1+ (3 + 5)= 8
a x b + a x c=1x3 = 1 x5=8
a x (b+c)=axb + a xc
hs trả lời
* Kết luận: Ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng hai kết quả lại.
Hs nhắc lại
Hoạt động 2: Nhân một số với một hiệu (8’)
a/ Nắm công thức, qui tắc nhân một số với một hiệu
b/ Phương pháp: GQVĐ
Cả lớp
C/ Tiến hành: 
_ Thực hiện tương tự như nhân với một tổng 
-> a x b (b-c):axb-axc
_ Kết luận: Ta lần lượt nhân số đó với số bị trừ, số trừ rồi trừ hai kết quả .
_ Hs nhắc lại
Hoạt động 3: luyện tập (14’)
_ 
a/ Khắc sâu kiến thức vừa học
b/ Phương pháp: thực hành
Cá nhân
C/ Tiến hành: 
_ Bài 1: a/ tính rồi so sánh
 b/ viết tiếp vào chỗ trống cho đúng qui tắc và công thức
-Hs tính ->kl
Hs nêu hai qui tắc (6 hs)
_ Bài 2: 
Toán: 14 bạn
Văn: 17 bạn
1 bạn: 50.000đ
=> ?đồng
_ 1 hs đọc đề, tóm tắt giải 
-> lớp làm vở
giải: 
tổng số tiền đã thưởng:
(14+17)x50000=1550000
đs: 1550000 
Bài 3: giải toán dực vào tóm tắt
Đợt 1: 20 quyển SGK toán
Đợt 2: 29 quyển SGK nữa
1 q/4000đ
? đồng
Hs đặt miệng bài tóan
1 hs giải bảng lớp 
Cả hai đợt mua hết:
(26+22)x4000=220000
Đs: 220000
4- Củng cố: (4’)
_ Thi đua tính nhanh
Dãy A: 45 x 971 + 39 x 971 + 84 x 29
Dãy B: 237 x 547 + 762 x 547 – 999 x 546
_ Nêu công thức và tính chất “nhân một số với một tổng”, ”nhân một số với một hiệu”
5- Dặn dò: (4’)
_ Học bài + làm bài 5/97
_ CB: chu vi
Nhận xét tiết học:
Tiết 14: 	 
SỨC KHỎE
BỆNH TAI – MŨI - HỌNG
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết nhiệm vụ của tai – mũi – họng và mối quan hệ mật thiết giữa 3 cơ quan đó.
Kỹ năng: Nêu nguyên nhân, tác hại và cách đề phòng các bệnh tai – mũi – họng.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết giữ gìn sức khỏe.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh phóng to H36, 38/sách giáo khoa 
	_ Học sinh: Sách giáo khoa – Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Ôn tập
Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh sâu răng, bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp -> Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:Bệnh Tai – mũi – họng. 
_ Giới thiệu bài: ghi bảng
Hát
_ Học sinh trả lời 
Hoạt động 1: Thế nào là bệnh tai – mũi –họng (15’)
a/ Mục tiêu: Hiểu bệnh tai – mũi – họng là gì?
b/ Phương pháp : Trực quan, thảo luận
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên treo tranh H38/sách giáo khoa giới thiệu vị trí của tai – mũi – họng từ dưới -> trên; trước

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 141.doc