Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Vi Mạnh Cường

Chính tả

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA MIỆNG (tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - Hệ thống hoá 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”.

II. Đồ dùng dạy - học:Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra Gọi HS lên chữa bài về nhà.

2. Hướng dẫn HS ôn tập:

a. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng: (1/3 số HS trong lớp):

b. Bài tập 2:

- Tuần 4: Một người chính trực.

- Tuần 5: Những hạt thóc giống.

- Tuần 6:

+Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca.

+ Chị em tôi. HS: Đọc yêu cầu của bài, tìm các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng” tuần 4, 5, 6 (tìm ở phần mục lục).

HS: Đọc tên bài, GV viết lên bảng.

 HS: Đọc thầm các truyện trên, trao đổi theo cặp, làm bài trên phiếu.

- Đại diện lên bảng trình bày.

- GV chốt lại lời giải đúng bằng cách dán phiếu đã ghi lời giải lên bảng.

 HS: 1 – 2 HS đọc bảng kết quả.

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc

1. Một người chính trực Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc lớn lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành. - Tô Hiến Thành

- Đỗ Thái Hậu Thong thả,

rõ ràng

2. Những hạt thóc giống Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu. - Cậu bé Chôm

- Nhà vua. Khoan thai, chậm rãi.

Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. HS: 1 số em thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn minh họa giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

3. Củng cố – dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn bài.

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Vi Mạnh Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hình vuông BIHC cạnh CH vuông góc với cạnh BC và cạnh IH. Mà DC và CH là 1 bộ phận của cạnh DH (trong hình chữ nhật AIHD). Vậy cạnh DH vuông góc với các cạnh AD, BC, IH.
c) Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là:
3 + 3 = 6 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật AIHD là:
(6 + 3) x 2 = 18 (cm).
Đáp số: 18 cm.
+ Bài 4:
+Đọc đề, tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải bài.
Tóm tắt:
16 cm
? cm
4 cm
? cm
Chiều rộng:
Chiều dài: 
- GV chấm bài cho HS.
Bài giải:
Hai lần chiều rộng của hình chữ nhật là:
16 – 4 = 12 (cm)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
12 : 2 = 6 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
Đáp số: 60 cm2.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài và làm bài tập.
____________________________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập và kiểm tra miệng (tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Lời hứa”.	
2. Hệ thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài “Lời hứa”, giải nghĩa từ “trung sĩ”.
HS: Theo dõi SGK 
- Nhắc HS chú ý những từ mình dễ viết sai, cách trình bày bài, cách viết các lời thoại (với dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng; hai chấm mở ngoặc kép).
- GV đọc từng câu.
HS: Nghe, viết vào vở.
*. Dựa vào bài chính tả “Lời hứa” trả lời câu hỏi:
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận.
HS:1 em đọc nội dung bài 2.
- Từng cặp HS trao đổi 
*. Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng:
- GV nhắc HS xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết “Luyện từ và câu” tuần 7, 8 để làm bài cho đúng.
HS: Đọc yêu cầu của bài.
HS: Làm bài vào vở bài tập.
- 1 vài HS làm phiếu trình bày kết quả.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết
Ví dụ
1. Tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận nào có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Những tên phiên âm theo Hán Việt viết như cách viết tên riêng Việt Nam.
Lu – i Pa- xtơ.
Xanh Pê- téc– bua
Đan Mạch
2. Tên người, tên địa lý Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Dương Văn Hiệp
Tam Hồng.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS đọc trước chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra miệng (tiết 4)
I. Mục tiêu:
1. Hệ thống hóa và hiểu sâu thêm các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm “Thương người như thể thương thân”, “Măng mọc thẳng”, “Trên đôi cánh ước mơ”.
2. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu khổ to kẻ viết sẵn lời giải.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Từ đầu năm các em được học những chủ điểm nào?
HS: Kể tên các chủ điểm đã học từ đầu năm học.
- GV ghi tên các chủ điểm đó lên bảng lớp và giới thiệu
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm thảo luận về các việc cần làm để giải đúng bài tập.
- Mở SGK xem lướt lại 5 bài mở rộng vốn từ tiết “Luyện từ và câu” của 3 chủ điểm trên.
- GV viết tên bài, số trang của 5 tiết “Mở rộng vốn từ” lên bảng để HS tìm nhanh trong SGK.
+ Nhân hậu - đoàn kết: T2 T17, T3 T33.
+ Trung thực – tự trọng: T5 T48, T6 T62.
+ Ước mơ: Tuần 9 T87.
- GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm (10 phút).
HS: Các nhóm làm bài vào phiếu.
- GV hướng dẫn HS cả lớp soát lại tính điểm thi đua.
- Đại diện nhóm lên trình bày nhanh sản phẩm của nhóm mình đã được dán trên bảng lớp.
- Cho HS lên chấm chéo bài của nhau.
- GV dán phiếu đã kẻ sẵn lên bảng. HS nêu, GV ghi vào.
HS: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập.
- Tìm nhanh các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm.
- 1 – 2 em nhìn bảng đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- Có thể giải nghĩa 1 số câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Bài 3:
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV).
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở bài tập.
- 1 số HS làm bài vào phiếu.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
Ôn tập: con người và sức khoẻ 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
+ Cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS ôn tập tiếp:
a. HĐ1: Trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lý”:
+ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
HS: Làm việc theo nhóm, sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh mô hình về thức ăn đã sưu tầm được để trình bày được 1 bữa ăn ngon và bổ ích.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm làm việc theo gợi ý trên.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
(GV và cả lớp nhận xét xem thế nào là bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng?)
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình, nhóm 7 nhận xét.
b. HĐ2: Thực hành ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
HS: Làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành trang 40 SGK.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
- Một số em khác nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà ôn lại toàn bộ bài.
______________________________________
Tiếng Việt+
Luyện tập
I. Mục tiêu.
	Giúp HS củng cố kiến thức về: Từ ghép, từ láy; kĩ năng viết tên riêng; tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Chuẩn bị : Phiếu học tập,bài tập
II. Các hoạt động dạy học.
	1. Giới thiệu bài.	
	2. Luyện tập.
Bài 1:
 Chia các từ sau thành 2 nhóm: từ ghép và từ láy.
 vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui vui, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tươi, đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đẹp tươi, đẹp lão, đèm đẹp, đẹp trời, đẹp đôi, đẹp xinh.
- 2 HS làm phiếu, lớp làm vào vở.
+ Từ láy: vui vẻ, vui vầy, vui vui, đẹp đẽ, đềm đẹp.
+ Từ ghép: Còn lại
Bài 2. Cho câu văn sau:
	Hơn 40 năm khởi công nghiên cứu, tìm tòi Công-xtăng-tin Xi-ôn-côp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục”.
a. Tìm các tên riêng trong câu văn trên. Nêu cách viết tên riêng đó.
b. Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong câu trên có tác dụng gì?
- Tên riêng: Công-xtăng-tin Xi-ôn-côp-xki.
- Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, giữa các tiếng trong mỗi bộ phận có dấu nối.
- Dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
- Dấu ngoặc kép: Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
	3. Củng cố – dặn dò:
	- Tổng kết giờ học. Về xem lại bài.
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2017
Toán
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I
(Đề trường ra)
____________________________________
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra miệng (tiết 5-6)
I. Mục tiêu:
- Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
- Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
a. Bài tập 1, 2:
GV: ứng với mỗi mô hình chỉ cần tìm 1 tiếng.
HS: 1 em đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu của bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn “Chú chuồn chuồn”, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở bài tập 2.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS: Làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em làm bài vào phiếu và trình bày kết quả.
b. Bài tập 3:
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
HS: Đọc yêu cầu của bài tập.
+ Thế nào là từ đơn?
- Từ chỉ gồm 1 tiếng.
+ Thế nào là từ láy?
- Từ được tạo ra bằng cách phối hợp với những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
+ Thế nào là từ ghép?
- Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi và tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép.
HS: Làm vào phiếu, dán phiếu lên bảng trình bày.
c. Bài tập 4:
- GV nhắc HS xem lướt lại bài danh từ, động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
- Hỏi: + Thế nào là danh từ?
HS: Đọc yêu cầu.
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
+ Thế nào là động từ?
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Danh từ: Tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh đồng, đàn, trâu, cỏ, dòng sông, đoàn, thuyền, tầng, đàn cò, trời.
- Học sinh tự chữa bài và củng cố lại kiến thức cần ôn
HS: Làm bài vào phiếu.
- Đại diện lên dán và trình bày kết quả.
+ Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.
- HS nêu trước lớp.
3. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà ôn bài.
 _____________________________________________
Tập làm văn
Ôn tập và kiểm tra miệng (tiết7-8)
I. Mục tiêu:
 Hệ thống được 1 số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 2:
- GV nhắc các em những việc cần làm.
- Đọc thầm các bài tập đọc, học thuộc lòng thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” để ghi những điều cần nhớ vào bảng con.
HS: Nói tên 6 bài tập đọc, GV viết lên bảng.
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ.
HS: Hoạt động theo nhóm đọc lướt bài tập đọc, mỗi em đọc 2 bài ghi ra nháp tên bài, thể loại, nội dung chính, giọng đọc,  ghi vào phiếu học tập.
- GV chốt lại nội dung.
HS: Viết bài vào vở bài tập.
*. Bài tập 3:
- Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
+ Đôi giày ba ta màu xanh.
+ Thưa chuyện với mẹ.
+ Điều ước của vua Mi - đát.
- GV phát phiếu cho các nhóm.
HS làm bài vào phiếu- Đại diện lên trình bày.
- GV chốt lại nội dung bài tập.
HS: 1 – 2 em đọc lại kết quả.
Nhân vật 
Tên bài
Tính cách
- Chị phụ trách
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang, quan tâm thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Lái
- Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp
- Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ, muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Mẹ Cương
- Dịu dàng, thương con.
- Vua Mi - đát
Điều ước của vua Mi - đát
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thần Đi - ô - ni
- Thông minh, biết dạy cho vua Mi - đát 1 bài học.
- Cho học sinh tự ôn bài rồi chữa bài trước lớp.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 - Về nhà học bài.
___________________________________________
Kỹ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
I.Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật .
- Yêu thích sản phẩm của mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu đường khâu, vải, kim chỉ 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu – ghi tên bài:
b. Các hoạt động: 
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu.
HS: Quan sát mẫu để nhận xét về đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
* HĐ2: GV hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật.
- GV hướng dẫn HS quan sát H1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi về cách gấp mép vải.
- Gọi HS thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải.
HS: Thực hiện thao tác gấp.
- GV nhận xét các thao tác của HS.
- GV hướng dẫn HS thao tác theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, mục 3 với quan sát hình 3, 4 SGK để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
HS: Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn để nắm được cách gấp mép vải.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập gấp mép vải để giờ sau học tiếp 
_________________________________________-
Toán+
Luyện Tập
A.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách vẽ hình chữ nhật và tính chu vi hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng vẽ và tính nhanh .
B.Đồ dùng dạy học:
- Ê ke, thước (cả GV và HS).
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định:
2.Bài mới:
*Thực hành vẽ hình chữ nhật:
Bài 1:Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm; chiều rộng 2 cm.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.
- GV nhận xét:
*Thực hành tính chu vi hình chữ nhật:
Bài 2:Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 6cm và chiều rộng 4cm.
- Gọi 1HS lên bảng tính cả lớp làm vào vở. 
Bài 3: Vẽ và tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3 cm.
- Gọi 1HS lên bảng vẽ hình chữ nhật, 1 HS tính chu vi.
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
- GV chấm bài nhận xét:
3 Củng cố: 
 GV yêu cầu HS nhắc lại qui tắ tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
 - Nhận xét giờ.
Hát
- Cả lớp vẽ vào vở.
- 1em lên bảng vẽ.
- 2,3 em nêu cách vẽ:
- Cả lớp làm vào vở- 1 em lên bảng:
Chu vi hình chữ nhật là:
( 6 + 4 ) x 2 = 20 cm
- Cả lớp vẽ và làm vở 
Chu vi hình chữ nhật là:
( 5 + 3 ) x 2 = 16 cm.
- 3,4 em nêu:
 - HS nhắc lại.
________________________________________________________
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017
Toán
Nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu:- Giúp HS biết nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
	 - Thực hành tính nhẩm.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ):
- GV viết lên bảng:
241324 x 2 = ?
- Khi chữa bài y/cầu HS nêu cách tính.
- Cho HS so sánh kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không nhớ.
HS: 1 em lên bảng đặt tính và tính. Các HS khác đặt tính vào vở.
x
241324
2
482648
c. Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ):
- Ghi bảng phép nhân: 136204 x 4 = ?
-1 em lên bảng. Lớp làm vào vở.
- Cho HS đối chiếu với bài trên bảng.
- GV nhắc lại cách làm như SGK.
Kết quả: 136204 x 4 = 544816.
x
136204
4
544816
* Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
d. Thực hành:
+ Bài 1: 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
- GV gọi HS nêu cách làm và nêu giá trị của biểu thức ở mỗi ô trống.
+ Bài 3: GV gọi HS nêu cách tính giá trị của mỗi biểu thức.
- Nhân trước, cộng (trừ) sau.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV và lớp nhận xét kết quả.
- Cả lớp làm bài vào vở.
+ Bài 4: 
Đọc đề, nêu tóm tắt .
? Có bao nhiêu xã vùng thấp, mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện
? Có bao nhiêu xã vùng cao? Mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện
? Huyện đó được cấp tất cả bao nhiêu quyển truyện
Sau đó HS tự giải.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở bài tập toán.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài.
________________________________________________
Địa lý
Thành phố Đà Lạt
I. Mục tiêu:- HS vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
	 - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
	 - Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu:
b. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
- Khoảng 1500 m so với mặt biển.
+ Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu ntn?
- Quanh năm mát mẻ.
+ Mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt?
- Giữa thành phố là hồ Xuân Hương xinh xắn. Nơi đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và chạy dọc theo các con đường trong thành phố.
c. Đà Lạt – thành phố du lịch nghỉ mát:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
+ HS làm việc nhóm.
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát?
- Vì ở Đà Lạt có không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp.
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
- Khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiến trúc khác nhau, bơi thuyền trên hồ, ngồi xe ngựa, chơi thể thao, 
+ Kể tên 1 số khách sạn ở Đà Lạt?
- KS Lam Sơn, Đồi Cù, Palace, Công Đoàn.
d. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu ghi câu hỏi:
- Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát h4 các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
- Vì Đà Lạt có rất nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Kể tên 1 số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt?
- Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào,
- Hoa lan, lay ơn, mi–mô-da, cẩm tú cầu...
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
- Vì ở Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ
+ Hoa và rau Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Kết luận: Nêu ghi nhớ vào bảng.
- Có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho nhiều nơi miền Trung và Nam Bộ. Hoa Đà Lạt cung cấp cho thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
____________________________________________
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm thời giờ.
- Biết cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Tài liệu và phương tiện:
	Các tấm bìa màu, các mẩu chuyện, tấm gương.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS đọc nội dung ghi nhớ (tiết 1).
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
*. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày, trao đổi trước lớp.
GV kết luận: 
- Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
- Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
*. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi 
HS: Thảo luận nhóm đôi.
- 1 – 2 HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
- GV khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở những HS còn lãng phí thời giờ.
*. Hoạt động 3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ đã sưu tầm:
HS: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ của mình đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ đó.
- GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
=> GV kết luận chung: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện tiết kiệm thời giờ.
_____________________________________________________
Luyện từ và câu
Kiểm tra (Đọc - hiểu,Luyện từ và câu)
__________________________________________
Khoa học
Nước có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu:HS có khả năng phát hiện ra 1 số những tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật và có thể hoà tan 1 số chất.
II. Đồ dùng dạy - học: Hình vẽ trang 42, 43 SGK, cốc, chai, nước
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu:
 b. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi vị của nước:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
HS: Các nhóm đem cốc nước, cốc sữa (hoặc quan sát SGK) và trao đổi.
Bước 2: Làm việc theo cặp
HS: quan sát, vừa nếm, ngửi để TLCH
Bước 3: Làm nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
 Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
- Cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa.
+ Làm thế nào để biết điều đó?
- Nhìn: 
+ Cốc 1: trong suốt, không màu, nhìn thấy rõ cái thìa.
+ Cốc 2: có màu trắng đục nên không nhìn rõ thìa.
- Nếm:
+ Cốc nước: không có vị.
+Cốc sữa: có vị ngọt.
- Ngửi: 
+ Cốc nước: không có mùi vị.
+ Cốc sữa: có mùi sữa.
+ Qua hoạt động vừa rồi, em nào nói về tính chất của nước?
HS: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. GV ghi bảng.
c. Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước:
Bước 1:
- Y/c các nhóm tập trung quan sát 1 cái chai hoặc cốc ở các vị trí khác nhau. Vd: đặt nằm ngang hay dốc ngược.
- Các nhóm đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau đặt lên bàn.
HS: Quan sát để trả lời câu hỏi.
? Khi thay đổi vị trí của cái chai hoặc cốc thì hình dạng của chúng có thay đổi không?
HS: Không thay đổi.
=> Vậy chai, cốc là những vật có hình dạng không nhất định.
Bước 2: Nước có hình dạng nhất định không? Cho HS làm thí nghiệm.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm và nêu nhận xét.
Nước có hình dạng nhất định không?
=> Nước không có hình dạng nhất định.
- Ko có hình dạng nhất định. Hình dạng của nước luôn phụ thuộc vào vật chứa nó.
d. Hoạt động 3: Nước chảy như thế nào?
HS:làm lại thí nghiệm đó để kết luận.
? Nước chảy như thế nào
- Từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía.
đ. Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với 1 số vật:
HD HS làm thí nghiệm.
- Đổ nước vào khăn bông, tấm kính, ni – lon xem vật nào thấm nước, vật nào không thấm.
? Nước thấm qua những vật nào
- Khăn bông, vải, giấy báo, bọt biển.
e. Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoà tan 1 số chất hoặc không hòa tan 1 số chất:
Kết luận: Nước có thể hoà tan 1 số chất.
=> Yêu cầu HS nêu mục “Bạn cần biết”.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: 2 – 3 em đọc.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài.
_________________________________________________
Tiếng Việt+
Luyện tập 
I. Mục tiêu.- Luyện tập mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về ước mơ.
	 - Củng cố kiến thức về động từ, tìm được động từ trong đoạn văn, câu văn.
II. Chuẩn bị : Bài tập để hs làm.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
Bài 1:
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước.
a. .... gì có đôi cánh để bay ngay về nhà.
b. Tuổi trẻ hay ......
c. Nam ..... trở thành phi công vũ trụ.
d. Vừa chợp mắt, Lan bỗng ..... nghe tiếng hát.
Bài 2: Tìm các động từ có trong đoạn văn:
 Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toa

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_10_Lop_4.doc