Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016

KHOA HỌC

Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

I. MỤC TIÊU:

Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.

- Phiếu học tập theo nhóm.

- Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: 2’

- Đây là một phân môn mới có tên là khoa học với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống.

- Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “Con người cần gì để sống?” nằm trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. Các em cùng học bài để hiểu thêm về cuộc sống của mình.

- GV ghi tựa.

Hoạt động 1: Động não.

 + Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:

- Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “ Kể ra những thứ các em cần hằng ngày để duy trì duy trì sự sống của mình?”.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.

- Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.

 + Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.

- Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.

- Em có cảm giác thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không?

 * Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.

- Hỏi: Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào?

- Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao?

 * GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần:

- Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại,

- Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,

 * Hoạt động 2: Làm việc với PHT và SGK.

 + Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.

- Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình?

- GV chuyển ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu.

 + Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát phiếu cho từng nhóm.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.

- Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.

+ Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống?

- Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống?

*GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông,

 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”10’

- Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.

- Phát các phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào túi.

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. Tối thiểu mỗi túi phải có đủ: Nước, thức ăn, quần áo.

- GV nhận xét, khen các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt.

 4. Củng cố:

- GV hỏi: Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?

- Chuẩn bị bài: “Trao đổi chất ở người”

5. Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. - Hát

- 1 HS đọc tên các chủ đề.

- HS nhắc lại.

1. Con người cần gì để sống?

- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.

- Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.

Ví dụ:

+ Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi,

+ Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc,

+ Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm,

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.

- Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.

- HS Lắng nghe.

- Em cảm thấy đói khát và mệt.

- Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

2. Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.

- HS quan sát.

- 5- 6 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao,

+ Chia nhóm nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.

- 1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Quan sát tranh và đọc phiếu.

- Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.

- Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí,

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- Nộp các phiếu vẽ hoặc cắt cho GV và cử đại diện trả lời. Ví dụ:

+ Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc uống quá lâu được.

+ Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết.

+ Mang theo đèn pin để khi trời tối có thể soi sáng được.

+ Mang theo quần áo để thay đổi.

+ Mang theo giấy, bút để ghi lại những gì đã thấy hoặc đã làm.

+ Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.

 

doc 43 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng to nếu có điều kiện). 
Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
 Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? 
- Nhận xét HS. 
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 HĐ1: Luyện đọc: 
GV hoặc HS chia khổ thơ: 7 khổ
+ GV ghi một số từ khó lên bảng. Kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc, nhịp câu thơ. 
 Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. 
 Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. 
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương. 
Truyện Kiều: truyện nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều. 
- GV đọc mẫu: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
Khổ 1, 2: giọng trầm buồn. 
Khổ 3: giọng lo lắng. 
Khổ 4, 5: giọng vui. 
Khổ 6, 7: giọng thiết tha. 
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: khô, gấp lạ, lặn trong đời mẹ, ngọt ngà, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch, múa ca, cả ba, 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: 
- Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?
- Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu. 
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: “ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? ”
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. 
 Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. 
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: “ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?”
- Những việc làm đó cho em biết điều gì?
- Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thật sâu nặng. Vậy còn tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ thì sao? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: 
“ Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? 
+ GV giảng cụm từ: Lặn trong đời mẹ có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm. 
- Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 
- GV gọi 3 HS đọc bài. 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc khổ thơ 4,5. 
- GV đọc mẫu. 
- Nhận xét. 
3. Củng cố: 
+ Qua bài thơ em học tập được gì ở bạn nhỏ?
+ Nêu ý nghĩa của bài thơ?
4. Dặn dò: 
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ và xem bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo). 
- Nhận xét tiết học. 
+ Hát
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự nhưng phấn mới chưa lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở 
- HS nêu ý nghĩa bài học. 
- Nhận xét bài của bạn. 
- Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ. 
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ. 
- HS đọc từ khó. 
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
+ HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi. 
- Cho chúng ta biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ 
- Lắng nghe. 
+ Những câu thơ trên muốn nói rằng mẹ Khoa bị ốm lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọ, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt. 
Những câu thơ: Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm ; Người cho trứng, người cho cam ; Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. 
- Cho thấy tình làng nghĩa xóm thật đậm đà, sâu nặng, đầy nhân ái. 
+ Nắng mưa từ những ngày xưa
 Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. 
 Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả nơi ruộng đồng vẫn còn hằn in trên khuôn mặt, dáng người mẹ. 
+ Cả đời đi gió đi sương
 Hôm nay mẹ lại lần giường tập đi. 
 Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấy mẹ yếu phải lần giường để đi cho vững. 
+ Vì con mẹ khổ đủ điều 
 Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. 
Bạn nhỏ thương xót mẹ đã vất vả để nuôi mình. Điều đó hằn sâu trên khuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn. 
+ Mẹ vui, con có quản gì
 Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca. 
 Bạn nhỏ không quản ngại, bạn làm tất cả mọi điều để mẹ vui. 
+ Con mong mẹ khoẻ dần dần 
 Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. 
 Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe. 
+ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con 
 Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình. 
- Bài thơ thể hiện Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. 
- HS đọc bài. 
- HS đọc theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS đọc nhẩm khổ thơ. 
- Thi đọc thuộc lòng 1 khổ đến cả bài thơ. 
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo và biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. 
TOÁN
Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU: 
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
- Tính được giá trị của biểu thức. 
* Bài 1, bài 2 (b), bài 3 (a, b)
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch dạy học- SGK
HS: bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại bài tập của tiết 2. 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. 
 b. Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1: Tính nhẩm: 
- GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở BT. 
+ Nhận xét, sửa sai. ghi điểm. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- GV cho HS tự thực hiện phép tính. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức. 
- GV cho HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài. 
GV nhận xét khen. 
 4. Củng cố:’
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp. 
5. Dặn dò:
- HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ. 
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe GV giới thiệu bài. 
- HS làm bài. 
a. 6000+ 2000 – 4000 = 4000 
 90000 – (70000 – 20000)= 40000 
90000 – 70000 – 20000 = 0 
12000: 6 = 2000 
b. 21000 x 3 = 63000
9000 – 4000 x 2 = 1000
(9000 – 4000)x2= 10000
8000 – 6000: 3 = 6000
HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính. 
- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài. 
b- 56 346+ 2854 = 59 200 
43 000 – 21 308 = 22 692
13065 x 4 = 52260 
 65040: 3 = 21 680
- HS nhận xét
- 4 HS lần lượt nêu: 
+ Với các biểu thức chỉ có các dấu tính cộng và trừ, hoặc nhân và chia, chúng ta thực hiện từ trái sang phải
- HS thảo luận theo nhóm. 
a. 3257+ 4659 – 1300 b. 6000 – 1300 x 2
 = 7961- 1300 = 6000- 2600
 = 6600 = 3400
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh)- Nội dung ghi nhớ. 
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III). 
* Học sinh năng khiếu giải được câu đố ở BT2 (mục III). 
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ: 
Tiếng 
Âm đầu
Vần
Thanh
bầu
b
âu
huyền
Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn: âm đầu- màu đỏ, vần – màu xanh, thanh – màu vàng). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 Những tiết Luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ nói, viết thành câu đúng và hay. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về cấu tạo của tiếng. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Nhận xét: 
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câc tục ngữ có bao nhiêu tiếng. 
GV ghi lên bảng câu thơ. 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- GV yêu cầu học sinh đếm thành tiếng từng dòng 
+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc. 
+ Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp đánh vần thành tiếng. 
+ GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ. 
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
bầu
b
âu
huyền
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào 
+ Kết luận: Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận: 
 âm đầu, vần, thanh. 
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. GV mỗi bàn HS phân tích 3- 4 tiếng. 
+ GV kẻ trên bảng lớp, sau đó gọi HS lên chữa bài. 
- Hát
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và đếm số tiếng: Câu tục ngữ có 14 tiếng. 
Bầu- ơi- thương- lấy- bí- cùng: có 6 tiếng. 
Tuy- rằng- khác–giống- nhưng- chung- một- giàn: có 8 tiếng. 
+ Cả hai câu thơ trên có 14 tiếng. 
+ HS đánh vần thầm và ghi lại: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. 
+ 1 HS lên bảng ghi, 3 HS đọc: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. 
+ Quan sát
- Suy nghĩ và trao đổi: Tiếng bầu gồm có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh. 
+ 1HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận. 
+ HS lắng nghe. 
- HS phân tích cấu tạo của tiếng theo yêu cầu
+ HS lên chữa bài
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
thương
 th
ương
ngang
lấy
l
ây
sắc 
bí
b
i
sắc
cùng
c
ung
huyền
tuy
t
uy
ngang
rằng
r
ăng
huyền
khác
kh
ac
sắc
giống
gi
ông
sắc
nhưng
nh
ưng
ngang
chung
ch
ung
ngang
một
m
ôt
nặng
giàn
gi
an
huyền
+ Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ. 
+ Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu?
Bộ phận nào có thể thiếu?
- Kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết. Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần. 
 b) Ghi nhớ: 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần Ghi nhớ trong SGK
Bài 1: Phân tích các.. 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng. 
- Gọi các bàn lên chữa bài
Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành. Ví dụ (HS nêu)
+ Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu. 
- Đọc thầm. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- HS phân tích vào vở nháp. 
- HS lên chữa bài. 
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
nhiễu
nh
iêu
ngã
điều
đ
iêu
huyền
phủ
ph
u
hỏi
lấy
l
ây
sắc
giá
gi
a
sắc
gương
g
ương
ngang
người
ng
ươi
huyền
trong
tr
ong
ngang
một
m
ôt
nặng
nước
n
ươc
sắc
phải
ph
ai
hỏi
thương
th
ương
ngang
nhau
nh
au
ngang
cùng
c
ung
huyền
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 2: Giải câu đố. 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố. 
- Gọi HS trả lời và giải thích
- Nhận xét về đáp ứng. 
4. Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. 
- Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận. 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và làm bài tập, Chuẩn bị bài: “ Luyện tập về cấu tạo của tiếng”
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- Suy nghĩ. 
- HS lần lượt trả lời đến khi có câu trả lời đúng: Đó là chữ sao, vì để nguyên là ông sao trên trời. Bớt âm đầu s thành tiếng ao, ao là chỗ cá bơi hằng ngày. 
ÂM NHẠC
Đ/C MAI SOẠN GIẢNG
Thứ năm, ngày 27 tháng 8 năm 2015
THỂ DỤC
TIẾT 2: TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ. TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, động tác điểm số, đứng nghiêm đứng nghỉ phải đều và dứt khoát, đúng theo khẩu lệnh của giáo viên.
-Trò chơi “ Chạy tiếp sức”, yêu cầu học sinh biết chơi đúng luật, hào hứng khi chơi.
II. Địa diểm- Phương tiện:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi, 2-4 cờ nheo, ô trò chơi kẻ sẵn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp phổ biến nội dung.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
- Đứng vỗ tay và hát. 
2. Phần cơ bản: 
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, 
điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. HS tập hợp thành 4 hàng
- Lần 1, 2 – GV điều khiển, nhận Đội hình vòng tròn
 xét sửa chữa cho HS . HS thựchiện
- GV theo dõi HS thực hiện trong 
các lần sau.
b) Trò chơi: “Chạy tiếp sức” HSchia tổ thực hiện
- Cho HS tập hợp theo hình thoi, HS thực hiện 3-4 lần
giải thích cách chơi và luật chơi. 
- Cho HS làm mẫu, sau đó cho HS Lớp quan sát - nhận xét
cả lớp thi đua chơi 3 lần. 
- Giáo viên quan sát nhận xét 
nhóm thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc: 
- Giáo viên hệ thống bài
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà tập thể dục thường xuyên. HS tập hợp thành vòng tròn lớn
 vừa đi vừa thả lỏng.
TOÁN
Tiết 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ 
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ. 
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. 
* Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (b- chỉ cần tính giá trị của biểu thức với hai trường hợp của n)
II. CHUẨN BỊ: 
- Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy. 
- GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2a. 
- GV chữa bài, nhận xét .
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ: 
 * Biểu thức có chứa một chữ
+ GV đọc ví dụ. 
- GV hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?
- GV treo bảng số như phần bài học SGK và hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- GV nghe HS trả lời và viết 1 vào cột Thêm, viết 3+ 1 vào cột Có tất cả. 
- GV làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3,  quyển vở. 
- GV nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- GV giới thiệu: 3+ a được gọi là biểu thức có chứa một chữ. 
 * Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 1 thì 3+ a =?
- GV nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3+ a. 
- GV làm tương tự với a = 2, 3, 4, 
- GV hỏi: Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3+ a ta làm như thế nào?
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? 
 c. Luyện tập – thực hành: 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức. 
- GV hướng dẫn bài tập mẫu. 
 6- b với b = 4. 
 Nếu b = 4 thì 6- b = 6- 4 = 2
Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu)
- GV kẽ lên bảng các bảng số như bài tập 2, SGK. 
GV hướng dẫn cách thực hiện. 
- GV chữa bài và nhận xét. 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức. 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn HS theo yêu cầu của đề. 
4. Củng cố:
- GV củng cố nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa một chữ. 
- Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?
- HS chuẩn bị bài “Luyện tập”
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
 2a. 6083+ 2378= 8461 
 28763 – 23359 =5406
 2570 x 5 = 12850 
 40075: 7 =5725
- HS nghe GV giới thiệu. 
+ HS theo dõi. 
- Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở bạn cho thêm. 
Có
Thêm
Có tất cả
3
3
3
3
1
2
3
a
3+ 1
3+ 2
3+ 3
3+ a
- HS nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp. 
- Lan có tất cả 3+ a quyển vở. 
- HS: Nếu a = 1 thì 3+ a = 3+ 1 = 4
- HS tìm giá trị của biểu thức 3+ a trong từng trường hợp. 
- Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính. 
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3+ a. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ HS lên bảng, lớp làm VBT. 
 115 – c với c = 7 thì 115 –c = 115- 7 = 108. 
 a+ 80 với a = 15 thì a+ 80 = 15+ 80 = 95. 
- HS đọc bảng. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
HS lên bảng, lớp nháp. 
a. 
x
8
30
100
125+ x
125+ 8=133
125+ 80=205
125+ 100=225
HS nhận xét bài làm của bảng trên bảng. 
+ HS làm theo nhóm. 
b. Biểu thức 873 – n. 
Với n = 10 thì 873 – n = 873 – 10 = 863
Với n = 0 thì 873 – n = 873 – 0 = 873
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1. 
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. 
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng. 
Bộ xếp chữ HVTH. 
Hoặc bảng cấu tạo của tiếng viết ra giấy khổ lớn để HS làm bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu: 
 Ở hiền gặp làn
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập, củng cố lại cấu tạo của tiếng. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Phân tích cấu tạo
- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu. 
- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các nhóm 
- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong 
nhóm. GV đi giúp đỡ, kiểm tra để đảm bảo HS nào cũng được tham gia. 
- Nhận xét bài làm của HS. 
Bài 2: Tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên. 
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
+ Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau?
 Bài 3: Ghi lại từng cặp
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng. 
Bài 4
- Qua 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau? 
 Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. 
- Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau. 
Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS cách tìm tiếng
+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng. 
+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối. 
- GV nhận xét. 
4. Củng cố:
- GV củng cố ND bài học. 
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ?
5. Dặn dò:
- HS học bài và Chuẩn bị bài “Mở rông ”
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng làm. Lớp theo dõi, nhận xét bài của bạn. 
- HS nêu bài học. 
- Lắng nghe. 
- Làm bài trong nhómđôi
- Nhận xét. 
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Khôn
kh
ôn
ngang
ngoan
ng
oan
ngang
đối
đ
ôi
sắc
đáp
ng
ap
sắc
người
ng
ươi
huyền
ngoài
ng
oai
huyền
1 HS đọc trước lớp. 
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát. 
+ Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai. 
- 2 HS đọc to trước lớp. 
- Tự làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài. 
- Nhận xét và lời giải đúng là: 
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau là: 
loắt choắt – thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh. 
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn là: 
choắt – thoắt. 
+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn là: xinh xinh –nghênh nghênh. 
- HS tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có lời giải đúng: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. 
- Lắng nghe. 
- Ví dụ: 
+ Lá trầu khô giữa cơi trầu 
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. 
+ Cánh màn khép lỏng cả ngày 
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. 
 Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Tự làm bài. 
Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út. 
Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú. 
Dòng 3, 4: Để nguyên thì là chữ bút. 
KHOA HỌC 
Tiết 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các- bô- níc, phân và nước tiểu. 
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Các hình minh hoạ trang 6 / SGK. 
- 3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ
Thức ăn Nước Không khí Phân Nước tiểu Khí các- bô- níc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống?
- Ở nhà các em đã tìm hiểu những gì mà con người lấy vào và thải ra hàng ngày?
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu sự trao đổi chất ở người. 
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. 
- Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên những gì có trong hình 1 mà con người cần?
+ Ngoài những yếu tố trên ,em hãy kể thêm những yếu tố khác cần cho sự sống của con người?
+ Trong sự sống con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS. 
 * Kết luận: Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô- xy và thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các- bô- níc. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. 
- Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì?
+ Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người và TV, ĐV?
* GV Kết luận: 
 * HĐ2: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn. 
- Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn. 
 § Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình. 
- Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS. 
- Nếu có thời gian GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. 
- Khen những HS trình 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 1.doc