Giáo án Tổng hợp lớp 4 (chuẩn) - Tuần 24

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: HS hiểu và cảm thụ cảnh đông vui khi làm nương.

- Từ ngữ đi làm nương, vắng tanh, ngồi vắt vẻo, len toa, băng quăng, nhung nhàng, bùng bùng cáhy.

- Kỹ năng: đọc theo hướng dẫn SGK và đọc diễn cảm.

- TĐ: yêu cầu văn học và cảm nhận được tâm trạng vui tươi, sôi nổi.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : SGK, VBT, Tranh

- Học sinh : SGK, VBT, nội dung bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 59 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 4 (chuẩn) - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Bài cũ: (4’) Luyện tập
_ Nêu cách giải bài toán về tìm 2 số khi biếtt ổng và tỉ của 2 số đó.
_ Sữa BT số 4/158
_ Chấm điểm – nhận xét.
3. Bài mới: Luyện tập chung (30’)
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về giải toán hợp, tính giá trị biểu thức, phân số bằng nhau qua tiết toán luyện tập chung -> ghi tựa.
Hát
_ Học sinh sửa bài.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Luyện tập. 
Làm đúng bài tập theo yêu cầu.
 Phương pháp : Thực hành. 
_ Hoạt động cá nhân.
_ Bài 1: Đặt tính và tính
_ Học sinh làm bảng con.
_ Bài 2: Tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện nhất
_ 2 học sinh lên bảng làm
_ Cả lớp làm vở
_ Học sinh nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
_ 1 học sinh đọc đề – 1 học sinh tóm tắt – 1 học sinh giải – lớp làm vở.
_ Bài 3:
180 cây
? cây
? cây
? cây
KV1 :
KV2:
KV3:
Giải
1+2+3=6 (phần)
180:6=30 (cây)
30x2=60 (cây)
30x3=90 (cây)
ĐS: 	KV1: 30 cây
	KV2: 60 cây
	KV3: 90 cây
Bài toán 4: Giải bài toán dựa vào tóm tắt
_ 1 học sinh đọc miệng bài toán.
1/3 bao gạo : 18 kg
 4 bao gạo : ? kg
18 x 3 = 54 (kg)
4 x 54 = 216 (kg)
ĐS: 216 kg
4/Củng cố: (4’)
120 m
? m
? m
Nâng cao
CD 
CR
Tìm S ?
_ Chấm vở nhận xét
5/ Dặn dò: (2’)
Làm BT 2, 4/SGK 159
Chuẩn bị: Hiệu - Tỉ
Nhận xét tiết học.	
Tiết 30: 	 
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN (Miệng)
Đề tài: Kể lại truyện đã học ‘cây tre trăm đốt”
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh kể chuyện thuộc văn tự sự, bài văn kể chuyện chủ yếu dựa vào những chuyện đã học, đã nghe. (Cốt truyện rõ ràng, có nhân vật cụ thể, có nhiều sự việc, nhiều chi tiết hấp dẫn).
Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng kể chuyện (nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết sắp xếp thành 1 dàn bài diễn đạt theo dàn bài đó để làm 1 bài văn kể chuyện.)
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : câu chuyện: “Cây tre trăm đốt”.
Học sinh : SGK, Vở RKN. 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Tả cảnh (Trả bài) (4’)
Kiểm tra phần sửa bài của học sinh 
Phần chuẩn bị của học sinh 
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: Kể chuyện (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay các em biết và làm được thể loại văn kể chuyện qua đề bài: “kể lại chuyện đã học Cây tre trăm đốt.”
_ Hát
_ Học sinh lắng nghe..
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề 
Nắm trọng tâm đề bài.
 Phương pháp : Vấn đáp.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên ghi đề bài lên bảng
_ Thể loại?
_ Kể chuyện.
* Đề bài yêu cầu kể chuyện gì?
_ Cây tre trăm đốt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm văn miệng.
Trình bày miệng bài văn hoàn chỉnh
 Phương pháp : Vấn đáp, kể chuyện. 
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên gợi ý học sinh tóm tắt truyện vá ý nghĩa truyện.
_ Học sinh nêu miệng.
_ Nhớ các nhân vật trong truyện hình dáng, tính nết, lời nói, việc làm.
_ Diễn biến của truyện.
Hoạt động 3: Lập dàn bài
Làm dàn bài chi tiết, cụ thể.
Phương pháp: Vấn đáp, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động cả lớp.
1. Mở bài;
_ Nêu hoàn cảnh được đọc (nghe) truyện.
_ Nêu cảm nghĩ về truyện đã học
_ Nêu ý nghĩa của truyện
_ Trực tiếp theo lời kể dân gian. (ngày xửa, ngày xưa).
2. Thân bài
_ Kể diễn biến trong truyện theo trình tự thời gian.
_ Kể lần lượt các sự việc trên diễn biến theo trình tự nơi xảy ra, trở lại nhà tên nhà giàu)
3. Kết luận:
_ Học sinh lựa chọn kết luận thích hợp
_ Rút ra ý nghĩa câu chuyện.
(Kết luận theo nhận xét, đánh giá cảm xúc của mình)
-> Học sinh làm miệng từng phần theo dàn bài
4/ Củng cố: (4’)
_ 1 học sinh nói miệng cả câu chuyện
- Học sinh nói miệng
_ Giáo viên đọc một bài văn mẫu
_ Giáo viên nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Lập lại dàn bài vào nháp.
Chuẩn bị : Kể chuyện (Viết).
Nhận xét tiết học.	
Tiết 47 	 
KỸ THUẬT 
LẮP MÔ HÌNH TỰ CHỌN.
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức : Học sinh biết lắp mô hình theo gợi ý không cần sự hướng dẫn của giáo viên.
Kỹ năng: Học sinh biết lắp ráp mô hình theo đề tài tự chọn do các em suy nghĩ ra.
Thái độ: Giáo dục có thẩm mỹ, khéo léo, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
GV : Một vài mẫu đã lắp sẵn.
HS : Bộ lắp ghép.
III/ Hoạt động dạy và học: 
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Lắp mô hình tự chọn (4’)
Nhận xét bài lắp tiết trước.
3. Bài mới: (30’) Lắp mô hình tự chọn.
_ Giới thiệu: Chúng ta tiếp tục lắp mô hình tự chọn
Hát
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Hướng dẫn thao tác lắp.
Lắp đúng theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành, giảng giải.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên hướng dẫn và gợi ý từng thao tác.
_ Giáo viên theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ.
_ Học sinh lắp các bộ phận theo hướng dẫn của giáo viên 
_ Học sinh tự chọn 1 mô hình và lắp theo tùy thích của mình.
4/ Củng cố : (4’)
_ Nhận xét sản phẩm của học sinh 
5/ Dặn dò:
_ Nhận xét các mẫu lắp của học sinh 
- Chuẩn bị: Lắp mô hình tự chọn.
Nhận xét tiết học.	
THỂ DỤC
BÀI 4
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra 6 động tác thể dục với cờ
Ôn cách chạy vượt vật cản, yêu cầu dưới dạng trò chơi.
Hương dẫn cách làm qủa cầu.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Một còi, 4 qủa bóng, 1 qủa cầu. 
Học sinh : Mỗi em 2 lá cờ nhỏ.
III/ Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Định lượng 
Phương pháp tổchức 
I. Phần mở đầu 
5’
_ Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu buổi tập 
_ Khởi động 
_ Theo đội hình 4 hàng ngang 
II. Phần cơ bản 
_ Kiểm tra 6 động tác thể dục đã học (mỗi em 1 – 2 động tác)
_ Ôn động tác chạy vượt qua vật cản.
20’
8’
_ Theo nhóm 4 –5 em tập trước lớp.
_ Theo đội hình 4 hàng dọc.
III. Kết thúc 
5’
_ Nhận xét đánh giá kết qủa buổi tập, công bố điểm kiểm tra, phổ biến cách làm qủa cầu.
_ Theo đội hình 4 hàng dọc.
_ Giao bài tập về nhà: Ôn 6 động tác thể dục.
_ Tự ôn luyện ở nhà
Nhận xét tiết học.	
Tiết 48: 	 Thứ ngày..tháng200
TẬP ĐỌC 
BÀI CA VỠ ĐẤT
 Hoàng Trung Thông.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu và cảm thụ những khó khăn của quân và dân ta về lương thực trong những năm đầu cuộc kháng chiến chốn thực dân pháp xâm lược và không khí lao động sôi nổi, hăng say, quyết tâm sản xuất lương thực.
Kỹ năng: Rèn học sinh đọc đúng như hướng dẫn sách giáo khoa, diễn cảm.
 Thái độ: Giáo viên học sinh niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Sách giáo khoa, vở bài tập, tranh/SGK
_ Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Đi làm nương (4’)
Học sinh đọc thuộc bài thơ + Trả lời câu hỏi
Cảnh người dân miền núi đi làm nương được các tác giả miêu tả như thế nào?
Với cách làm như thế người dân lao động miền núi có trở nên giàu có sung sướng hay không? Vì sao?
Nêu đại ý
GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: (30) Bài ca vỡ đất.
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc: “Bài ca vở đất”
Hát
_ 1 học sinh nêu.
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
Nắm giọng đọc toàn bài
Phương pháp : 
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1 – tóm ý
_ 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm tìm hiểu, các công binh phải vất vả như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài + Luyện đọc.
Hiểu bài + đọc đúng yêu cầu.
Phương pháp : Thảo luận, trực quan, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động nhóm, cá nhân.
Đoạn 1: “Chúng tacấy cày”. 
_ Học sinh đọc.
_ Vì sao bộ đội ta phải lên rừng khai triển đất hoang?
_ Thiếu đất cày cần lương thực để chiến đấu lâu dài, nhưng huy động nhân dân khó khăn, miền rừng núi còn nhiều đất chưa khai khẩn.
_ Các anh vui vẻ cấy cày trong hoàn cảnh nào?
_ Trên đồi cao khát nắng khó khăn do thiên nhiên.
_ Giữa 2 dòng suối vắng vẻ, hiu quạnh.
_ Vỡ đất là gì?
_ Khai phá đất hoang
_ Góp sức chung nghĩa là gì?
_ ..tập chung sức lực của nhiều người để làm 1 việc gì đó -> thể hiện sự đoàn kết.
Ý 1: Hoàn cảnh khó khăn nhưng các anh bộ đội phải lên rừng khai phá đất trồng.
_ Giáo viên ghi bảng: lấy nay, vun, khát nắng, cấy cày.
_ Học sinh nêu từ khó, giải thích, luyện đọc.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
_ Học sinh luyện đọc đoạn từ 7 – 8 học sinh 
_ Đoạn 2: Còn lại
_ Học sinh đọc.
_ bàn tay lao động đã làm nên những gì?
_ Gieo sự sống lên tầng đất khô.
_ Trồng khoai thấm rẫy, lúa cấy xanh rừng (gieo trồng quanh năm.)
_ Câu thơ: “có sức người.thành cơm? Được hiểu như thế nào?
_ Có sức lao động cày cấy sẽ làm ra hạt thóc -> hạt thóc nuôi sống con ngưới.
_ Đất nghỉ?
_ Làm hết mùa này sang mùa khác không cho đất nghỉ ngơi.
Ý 2: Quyết tâm của các anh bộ đội
_ Giáo viên ghi bảng: gieo sự sống, nắng cháy, thắm rẫy, gieo vừng.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Học sinh luyện đọc đoạn 2 từ 7 – 8em
Đại ý: Bộ đội ta lên rừng vỡ đất hoang, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn góp phần sản xuất ra lương thực.
4/ Củng cố: (4’)
_ Cho học sinh đọc toàn bài diễn cảm + nêu đại ý
_ Học sinh đọc bài + nêu đại ý
GDTT Có ý chí quyết tâm lao động dù khó khăn mấy cũng thành công.
_ 1 học sinh nêu
5/ Dặn dò: (1’)
Học thuộc lòng, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Chuẩn bị: Miền Tây gặt lúa.
Nhận xét tiết học.	
Tiết 24: 
SỬ
TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
Giảm tải: câu hỏi 1 bỏ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh nắm từ thế kỉ 16 triều đình nhà Lê suy sụp, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và bắc Triều rồi tiếp đó Đàng trong và Đàng ngoài. Nhân dân bị đẫy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày cực khổ không bình yên.
Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng suy nghĩ, trình bày.
Thái độ: Giáo viên học sinh niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : Sách giáo khoa.
Học sinh : Sách giáo khoa, nội dung bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Ôn tập.(4’)
Hãy mô tả việc tổ chức giáo dục ở thời Lê?
Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập.?
Nhận xét – Ghi điểm 
3. Bài mới: Trịnh Nguyễn phân tranh (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài. -> ghi tựa
Hát
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Nắm nội dung bài
Phương pháp : Thảo luận, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động nhóm.
_ Dựa vào sách giáo khoa hãy mô tả sự suy sụp của nhà lê?
_ Đầu TK 16 vua quan nhà Lê lo ăn chơi, xây dựng cung điện. Khi đó các đảng phái nổi dậy tấn công lật đỗ nhà Lê chia cắt đất nước.
_ Mạc Đăng Dung và Nguyễn kim là ai?
_ Là người cầm đầu các tập đoàn phong kiến lật đỗ nhà lê lập ra Triều Mạc.
_ Mạc Đăng Dung cầm đầu tập đoàn phong kiến.
_ Nguyễn Kim viên tướng đánh phá cuộc nội chiến kéo dài hơn ½ thế kỷ cuối cùng, đất nước bị chia cắt. Nhà mạc thống trị Bắc Triều. Nhà Lê -> Nam Triều 
_ Sau 1592 nước ta có sự kiện gì ?
_ Nam Triều thắng Bắc Triều và chiếm được thành Thăng Long.
_ Sau 1592 tình hình nước ta như thế nào?
_ Nhân dân chịu cuộc đấu khốc liệt kéo dài hơn đó là cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn gần 50 năm.
_ Kết qủa của cuộc chiến tranh này ra sao?
_ Nhân dân chịu cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hơn đó là cuộc
_ Hai bên không tiêu diệt được nhau đành lấy sông Giang làm tuyến phân cách 2 miền: Bắc cho Trịnh (Đằng ngoài – Nam – Họ Nguyễn – đàng trong)
_ Hai cuộc chiến tranh Bắc Triều – Nam Triều, Đàng trong – Đàng ngoài nhằm mục đích gì?
_ Tất cả chỉ vì quyền lợi ích kỹ của dòng họ
_ Trong cuộc chiến tranh ai là người chịu thiệt thòi nhất.
_ Phần lớn nhân dân lao động phải gánh chịu
+ Kết luận: Bài học sách giáo khoa.
_ Học sinh đọc.
4/ Củng cố: (4’)
_ Kết thúc chiến tranh đó ra sau?
GDTT: Đừng ai ích kỹ của bản thân mà để người khác gánh chịu hậu qủa. Lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
_ Học sinh nêu.
5/ Dặn dò: (1’) 
Học bài/sgk
Chuẩn bị: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
Nhận xét tiết học.	
	Tiết 118	 
TOÁN
KIỂM TRA SỐ 7
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra các kỹ năng giải toán, tính giá trị biểu thức, tìm x và viết phân số bằng nhau.
Kỹ năng: Rèn tính nhanh, chính xác.
Thái độ: Ý thức trong việc tính toán. 
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : Đề kiểm tra
Học sinh : Vở kiểm tra.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Luyện tập chung 
Nêu cách giải toán. Tìm hai số khi biết tổng - tỉ
Nêu các cách tính giá trị biểu thức.
Sửa BTVN
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: Kiểm tra (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức đã học qua tiết toán kiểm tra.
Hát
_ Học sinh nêu
_ Học sinh sửa bài.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức. (2đ)
a. 2176 : 34 x 16
b. 2176 : (34 x 16)
Bài 2: Tím x
a. x : 305 = 24
b. 986 : x = 34
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống để được phân số bằng nhau.. (1.5đ)
ĐS : 1024 (1đ)
ĐS: 4 (1 đ)
ĐS: 65270 (1 đ)
ĐS: 29 (1đ)
Bài 4: Một mảnh vườn HCN có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và nửa chu vi bằng 536m. Tính chiều rộng và chiều dài, diện tích mảnh vườn.
Giải
Tổng số phần bằng nhau (0.5)
1+3=4 (phần) (0.5)
chiều rộng mảnh vườn (0.5)
536:4=134 (m) (0.5)
chiều dài mảnh vườn (0.5)
134x3=402 (m) (0.5)
Diện tích mảnh vườn (0.5)
134x402 = 53868 (m2) (0.5)
ĐS: CR : 134m, CD : 402 m
S = 53868 m2
4/ Củng cố: (4’)
_ Thu bài, nhận xét
5/ Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị : Hiệu - Tỉ
Nhận xét tiết học.	
Tiết 24: 	 
NGỮ PHÁP
ĐỘNG TỪ (TT)
Giảm tải: BT 1 (II.A) sửa lại “Điền ĐT” bị hoặc đượcvào chỗ chấm cho thích hợp.
BT 2, 3 (II.A) bỏ
BT II.B chuyển lên phần LT ở lớp.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết 1 số động từ có ý nghĩa và cách dùng đặc biệt trong Tiếng Việt.
Kỹ năng: Rèn học sinh biết dùng từ thích hợp khi nói, viết.
Thái độ: giáo dục học sinh yêu tiếng mẹ đẻ.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Sách giáo khoa,Vở bài tập, bảng phụ
	_ Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập. 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Động từ
Thế nào là động từ? Cho ví dụ
Sửa bài tập ở nhà.
Nhận xét – chấm điểm.
3. Bài mới: (30’) Động Từ (tt)
_ Giới thiệu: Hôm nay chúng ta tiếp tục học tiếp động từ qua bài ngữ pháp.
Hát
_ Học sinh trả lời
_ Học sinh sửa bài.
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (14’)
Nắm nội dung bài.
Phương pháp : Vấn đáp, giảng giải, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ví dụ sách giáo khoa.
_ Học sinh đọc ví dụ
a. Quân Ngô bị bao vây cả ba mặt.
_ Quân Ngô không phát ra hành động “bao vây” mà bị ảnh hưởng của hành động đó.
_ Quân Ngô bao vây 3 mặt
_ CN: Thực hiện hành động bao vây.
b. Bạn em được thưởng một hciếc áo mới.
_ CN: Không phát ra hành động “Thưởng” mà được ảnh hưởng của hoạt động đó.
_ Bạn em thưởng 1 chiếc áo mơi
_ CN: Thực hiện hành động “Thưởng”.
c. Chim họa mi có giọng hót hay.
_ Nêu 1 đặc điểm của chim họa mi.
_ Chim họa mi giọngh át hay.
_ Nêu đặc điểm về giọng hót của chm họa mi.
d. hoa là học sinh giỏi. Hoa học sinh giỏi
-> Giáo viên chốt ý – nhận xét
_ Giới thiệu bản chất của CN.
a. Những động từ chỉ ý nghĩa chịu đựng, tiếp nhận hay hưởng thụ (của người hay sự vật nêu ở chủ ngữ) thường dùng ĐT “bị”, “được”.
VD: Quân Ngô bị bao vây cả 3 mặt
ĐT (Tiếp thu) (tt) (ndung tt)
b. ĐT chỉ ý nghĩa sỡ hữu (thuộc về 1 người hay sự vật nào) hoặc tồn tại (có nơi nào, người nào hay sự vật nào).
VD : Phía chân trời	 có	 	đám mây đen đằng đông
 (nói tóm)	 (ý nghĩa sỡ hữu) 	( Sự vật sỡ hữu)
Vd : Chim non 	 có 	giọng hót hay
	(chủ sở hữu)	 (ý nghĩa sỡ hữu) ( Sự vật sỡ hữu)
ĐT: “bị” , “được” : Ý nghĩa tiếp thu.
ĐT: “Có” ý nghĩa tồn tại hay sở hữu.
ĐT: “là” giới thiệu, nhận xét, đánh giá.
Kết luận: Ghi nhớ/SGK
_ Học sinh đọc lại
Hoạt động 2: Luyện tập
Làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành
_ Hoạt động cá nhân
Bài 1; Đã làm
Bài 2: Điền từ “bị” , “được” vào chỗ trống
_ Học sinh tự làm – Đọc bà làm.
Bài 3: Đặt câu: “là” “được” “có”.
4/ Củng cố : (4’)
_ Đọc ghi nhớ/SGK
_ Nêu ý nghĩa của ĐT “bị” “được” “có” “là”.
_ Chấm vở, nhận xét.
5/ Dặn dò: (2’)
Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập ở nhà.
Chuẩn bị : Tính từ.
Nhận xét tiết học.	
Tiết 24	 
MỸ THUẬT
XEM TRANH
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết làm quen với thể loại tranh khắc gỗ đen trắng.
Kỹ năng: Rèn học sinh vẽ tranh mẫu xem trên giấy trắng. 
Thái độ: Giáo dục học sinh cảm thụ được cái đẹp trong tranh đơn sắc.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: 
	_ Học sinh : 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Tập nặn tự do
- Nhận xét bài tô màu của học sinh tiết trước.
3. Bài mới: (30’) Xem tranh.
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng nhau học tiết mỹ thuật xem tranh.
Hát
_ HS lắng nghe
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát – nhận xét.
Hiểu nội dung tranh
Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Tìm hiểu tranh: Tranh “Tổ én” có phải là tranh màu không? Em thấy tranh vẽ gì?
_ Là tranh khắc gỗ đen, trắng, tranh vẽ 1 buổi sáng đẹp trời các bạn nhỏ ngồi ngắm nhìn én mẹ đang mốm mồi cho én con, tổ én được làm dưới mái nhà.
_ Em thấy tranh tổ én có vui mắt và sôi động không ? vì sao ?
_Rất vui mắt và sinh động vì bố cục hợp lý, có mảng đen lớn, nhỏ.
_ Em thấy cảnh trong tranh “tổ én” có giống với cảnh ở VN không.
_ Không hẳn giống cảnh việt nam tuy cũng vẽ nhà, vẽ cửa sổ nhưng đây là nhà có ống khói, không giống kiểu nhà điển hình ở VN, có hàng rào dẽo bằng gỗ và nhấg là cái nét khắc nhỏ chạy ngay mặt đất gọi lê không khí của băng tuyết phủ trên mặt đất mà ở VN thường không có.
Hoạt động 2: Thực hành 
Vẽ được 1 bức tranh bằng bút c hì.
Phương pháp : Thực hành
_ Hoạt động cá nhân.
_ Giáo viên yêu cầu tự chọn và vẽ một bức tranh sinh hoạt gia đình bằng bút chì.
_ HS vẽ bức tranh về đề tài sinh hoạt động gia đình bằng màu đen trắng (vẽ chì)
4/ Củng cố: (4’)
_ Thu vỡ nhận xét.
5/ Dặn dò: 
Chuẩn bị: VTM mẫu có dạng hình hộp.
Nhận xét tiết học.	
Tiết 24: 	Thứ , ngày tháng năm
TỪ NGỮ
VIỆT ĐỒNG ÁNG
Giảm tải:câu 4 (II.A): bỏ
BT điền từ (II.B): bỏ đoạn “lúa bén yên lòng”.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hệ thống hoa, củng cố, mở rộng 1 số từ ngữ thường dùng khi nói, viết về việc đồng áng.
Kĩ năng: Tập nhận biết và so sánh nghĩa và giải nghĩa 1 số từ ngữ dùng nói, viết về việc đồng áng.
Thái độ: giáo dục học sinh quý trọng thành quả của lao động.
II/ Chuẩn bị:
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Công nghiệp nặng (tt)
Ngành công nghiệp năng có nhiệm vụ SX ra những gì ? Nhằm mục đích gì ?
Ngành CN nhẹ có nhiệm vụ SX ra những gì ?
Sửa bài tập ở nhà -> GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: Việc đồng áng 
_ Giới thiệu bài: Hôm nay các em em sẽ biết được thế nào là việc đồng áng qua bài TN  ghi tựa.
Hát
_ HSTL
_ Học sinh Sửa bài
Hoạt động 1: giải nghĩa và mở rộng vốn từ ngữ.
Hiểu nghĩa được các từ thuộc chủ đề vừa học.
Phương pháp : Trực quan, Thảo luận
_ Hoạt động nhóm.
_ Việc đồng áng là những công việc gì trong nông nghiệp ?
_ . Cày cấy, trồng trọt trên đồng ruộng để sản xuất lúa gạo, hoa màu và cây công nghiệp.
_ Nói về phẩm chất của người nông dân, người ta thường dùng từ “cần cù”. Nói về người lao động nông nghiệp “Vất vả” em hiểu 2 từ này ntn ?
_ Cần cù: chịu khó trong công việc có ích một cách thường xuyên, đều đặn 
_ Vất vả: người lao động ở vào tình trạng mất nhiều sức lao động, sức lực hoặc tâm trí vào 1 công việc gì ?
_ Tìm từ gần nghĩa với từ “cần cù”, “vất vả”.
_ Chăm chỉ, siêng năng
_ Khó nhọc, cơ cực, gian khổ
* Kết luận: Mục từ ngữ / SGK
_ Học sinh đọc.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Làm đúng các bt theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân.
1/ Nương rẫy khác đồng ruộng ntn ?
_ Nương rẫy: đất trồng trọt ở vùng đồi núi.
_ Đồng ruộng: đất trồng trọt ở đồng bằng.
2/ Căn cứ vào câu “mùa màng năm nay khó hơn năm ngoái ? em hiểu mùa màng là gì ?
_ Mùa màng là mùa thu hoạch sản phẩm nông nghiệp lúa, thóc hoa màu, thu hoạch được sau vụ cấy cày.
3/ Lúa mà và hoa màu khác nhau ở chỗ nào ?
_ Lúa má: lúa đang được gieo trồng, chăm sóc.
_ Hoa màu: cây trồng được làm lương thực, thực phẩm (lúa) cây hoa màu, đâu lạc, sắn
4/ Thành ngữ: “chân cứng đá mềm” ý nói gì ?
_ Ý chí quyết tâm và tinh thần lao động cần cù, bền bỉ của người nông dân có thể vượt qua, khắc phục được những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên
Điền từ: HS đọc từ ngữ
_ Câu 1: cần cù, đồng ruộng, nương rẫy, lúa má, hoa màu.
_ Câu 2: cày bừa
_ Câu 3: vất vả
_ Câu 5, 6: cấy lúa.
_ Tìm từ đẩ viết về
H1: máy kéo.
H2: máy cầy, H3: máy bơm.
4/ Củng cố: 
_ HS đọc phần điền từ.
_ HS đọc phần từ ngữ
_ 2 em
_ 2 em.
5/ Dặn dò: (1’)
HS về học từ ngữ + TLCH / SGK.
Chuẩn bị việc đồng áng (tt).
Nhận xét tiết học.	
Tiết 24: 	 
SỨC KHỎE
CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH NHIỄM HIV/AIDS.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:HS nắm được các con đường lây truyền HIV/AIDS.
Kĩ năng: rèn HS kĩ năng suy nghĩ quan sát và trình bày.
Thái độ: giáo dục HS có thái độ thông cảm, gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : 4 tranh minh họa các con đường truyền bên h.1, số dụng cụ y tế.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Bệnh nhiễm HIV/AIDS
Bệnh nhiễm HIV/AIDS là gì ?
Nguyên nhân và tác hại của bệnh ?
Nêu nội dung bài học SGK.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: Các con đường lây truyền. Bệnh nhiễm HIV/AIDS (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta se biết được các con đường lây truyền bệnh HIV/AIDS qua bài SK 
_ GV ghi tựa.
Hát
_ HS trả lời.
_ 2 HS nêu.
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Hiểu nội dung bài.
Phương pháp : Trực quan thảo luận.
_ Hoạt động nhóm
_ GV treo tranh phóng to H13, 15 và chống bệnh, GV nêu.
_ H13: truyền bệnh qua tiêm chích.
_H15: truyền bệnh từ mẹ -> con khi mang thai.
_ GV nêu và giải thích các con đường lây truyền bệnh HIV theo nội dung SGK.
_ HS nêu lại ý nghĩa từng tranh.
_ Lưu ý: dùng tiêm riêng khi tiêm chích.
_ Kết luận: Bài học/ SGK 
_ HS đọc lại 3 em.
4/ Củng cố: (4’)
_ Có mấy con đường truyền bệnh nhiễm HIV/AIDS.
_ Hãy kể tên các con đường truyền bệnh HIV/AIDS ?
_ HS đọc ghi nhớ / SGK + GDTT: theo em, em sẽ làm gì để giúp đỡ những người bị nhiễm HIV ?
_ 4 con đường
_ 3 em.
5/ Dặn dò: (1’)
Học ghi nhớ + TLCH / SGK.
CB: cách đề phòng bệnh nhiễm HIV/AIDS
Nhận xét tiết học.	
Tiết 119: 	 
TOÁN
BÀI TOÁN VỀ TÌM 2 SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ CỦA 2 SỐ ĐÓ.
Giảm tải: bỏ bài tập 1/162 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc