TIẾT 3
LUYỆN CHỮ: BÀI 58
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện cách viết các chữ hoa đã học.Viết bài: Người liên lạc nhỏ
- Rèn cách viết đúng mẫu chữ, đều nét.
- HSKT: Viết chữ đúng hàng, đúng kích cỡ
II. Hoạt động dạy học:
1. HĐ thực hành
1.1 - Giới thiệu bài
1.2 – Luyện viết chữ viết thường:
- Đọc bài thơ
- Nhắc lại các viết các chữ hoa có trong bài: S, N, Đ, T, K, Ô, H ,Q
- Hướng dẫn lại cách viết các chữ hoa có trong bài
- HS viết bài 1 vào vở
- GV quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng khoảng cách.
1.3 – Luyện viết chữ viết nghiêng
- Nhắc lại tư thế và cách đặt vở đúng
- HD HS viết mẫu
- HS viết bài 1 vào vở
- GV quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng khoảng cách.
- GV nhận xét một số bài.
Hướng dẫn luyện viết thêm phần chữ nghiêng ở nhà.
Viết bài đưa cho gia đình nhận xét.
TUẦN 32 ND: 19/04/2017 TIẾT 1 ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T1) I. Mục tiêu - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đinh, nhà trường và địa phương. II.Chuẩn bị : -Vở bài tập học sinh . -Phiếu học tập . III. Các hoạt động Hoạt động 1: Xem tranh -Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thứ gì là cần thiết nhất? -Trong các bức tranh nguồn nước được người ta sử dụng vào những công việc gì ? -Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ ntn ? Kết luận:Nước là nhu cầu cần thiết, chủ yếu của con người, bảo đảm cho trẻ em sống và phát triển. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. *Các nhóm thảo luận. a.Tắm rửa trâu, bò ở cạnh giếng nước ăn. b.Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. c.Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng. d.Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại. đ.Không vứt rác trên hồ, sông, biển. Các nhóm thảo luận và trình bày. Cả lớp góp ý - Nhận xét bổ sung Hoạt động 3: *Các nhóm thảo luận: a.Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng.? b.Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm ? c.Ở nơi em đang sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?) Các nhóm thảo luận và trình bày. Cả lớp góp ý – Nhận xét.. Chia sẻ với người thân những gì em đã học trên lớp. ************************** TIẾT 3 LUYỆN CHỮ: BÀI 58 I. Mục tiêu: - Ôn luyện cách viết các chữ hoa đã học.Viết bài: Người liên lạc nhỏ - Rèn cách viết đúng mẫu chữ, đều nét. - HSKT: Viết chữ đúng hàng, đúng kích cỡ II. Hoạt động dạy học: 1. HĐ thực hành 1.1 - Giới thiệu bài 1.2 – Luyện viết chữ viết thường: - Đọc bài thơ - Nhắc lại các viết các chữ hoa có trong bài: S, N, Đ, T, K, Ô, H ,Q - Hướng dẫn lại cách viết các chữ hoa có trong bài - HS viết bài 1 vào vở - GV quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng khoảng cách. 1.3 – Luyện viết chữ viết nghiêng - Nhắc lại tư thế và cách đặt vở đúng - HD HS viết mẫu - HS viết bài 1 vào vở - GV quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng khoảng cách. - GV nhận xét một số bài. Hướng dẫn luyện viết thêm phần chữ nghiêng ở nhà. Viết bài đưa cho gia đình nhận xét. **************************** ND: 20/4/2017 TIẾT 4 THỦ CÔNG: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm quạt giấy tròn - Làm được quạt giấy tròn, các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. II/ Tài liệu - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Hoạt động thực hành: 1. HS nhắc lại cách làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công - GV cho HS 1-2 HS nêu lại cách làm - GV nhận xét, nêu lại các bước 2. HS thực hành làm quạt giấy tròn - GV cho HS thực hành làm quạt giấy theo ý thích 3. Trưg bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện và nhận xét, đánh giá: + Nếp gấp đều.Quạt tròn đều, cân đối - GV nhận xét 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 3. Hoạt động ứng dụng: - Giới thiệu với bạn bè, người thân về sản phẩm của mình. - Làm một chiếc quạt bằng giấy thủ công và tặng cho bạn bè. TIẾT 3 BUỔI CHIỀU GĐBDHS : ÔN : BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ I/ MỤC TIÊU - Biết các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. - Rèn cho học sinh khả năng so sánh, phân tích và trình bày bài toán. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG - Lớp khởi đông hát hoặc chơi trò chơi A. Hoạt động thực hành: 1.Nghe giới thiệu bài Bài tập 1: Có 405 kg gạo chia đều vào 9 bao. Hỏi 6 bao đó có bao nhiêu ki – lô - gam gạo? Bài tập 2: : Cuộn dây điện dài 128 m, được cắt thành 8 đoạn dây đều bằng nhau. Hỏi 5 đoạn dây như thế dài bao nhiêu mét? Bài tập 3: May 7 bộ quần áo như nhau hết 28m vải. Hỏi có 75 m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy mét vải? 2.Hai bạn ngồi cùng bàn đổi vở và soát bài cho nhau 3.Em báo cáo kết quả với thầy cô giáo. ND: 14/4/2017 TIẾT 4 SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP TUẦN 32 I. Yêu cầu: - HS biết được những ưu điểm, khuyết điểm của mình trong tuần qua để tìm hướng phát huy và khắc phục. - Giáo dục ý thức tập thể, ý chí phấn đấu cho học sinh. II. Các hoạt động dạy học. * Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi. I.Đánh giá hoạt động tuần 32 1. Các nhóm sinh hoạt: Cộng điểm thi đua của tổ, cá nhân trong tuần. 2. Các nhóm trưởng báo cáo, CTHĐTQ tổng hợp chung 3. CTHĐTQ báo cáo chung: *Thông báo điểm thi đua của cá nhân - Cá nhân xuất sắc nhất : Thanh Trúc, Tố Trinh - Cá nhân xuất sắc nhì : Cao Huy, Hà Tây - Cá nhân xuất sắc ba : Phương Thảo -Cá nhân có điểm thi đua thấp nhất: Duy Cường -Cá nhân có điểm thi đua thấp nhì: Cường Quốc -Cá nhân có điểm thi đua thấp ba: Anh Nhật *Thông báo điểm thi đua của tổ: - Nhóm xuất sắc nhất : Chim Sẻ, Sơn Ca - Nhóm có kết quả thấp nhất: Vàng Anh 4.Ý kiến, biện pháp khắc phục khuyết điểm của cá nhân, nhóm. 5. Giáo viên tuyên dương, nhắc nhở học sinh. II.Phương hướng tuần 33 -Khắc phục hạn chế tuần qua.Thực hiện thi đua giữa các tổ, nhóm.
Tài liệu đính kèm: