Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2016-2017- Phạm Văn Nông

MÔN : ĐẠO ĐỨC

 Bài :HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( Tiết 2 )

I. Mục tiêu

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ .

- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ .

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân .

- Thực hiện theo thời gian biểu.

- Lập được thời gian hằng ngày phù hợp với bản thân.

* Các KNS cơ bản được giáo dục:

 - Kỹ năng quản lý thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

- HS có thói quen học tập, sinh hoạt đúng giờ

HS Trung bình, yếu Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân

HS Khá, giỏi, Biết tự lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân

II. Chuẩn bị

- GV: Các phục trang cho hình ảnh và trống.Phiếu giao việc

- HS: Vở bài tập.

III. Các hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt độngcủa HS

1. Ổn dịnh lớp.

2. Bài cũ: Học tập, sinh hoạt đúng giờ

- 3 HS đọc ghi nhớ

- Trong học tập, sinh hoạt điều làm đúng giờ có lợi ntn?

- GV nhận xét.

3. Bài mới

-GV giới thiệu bài.

Hoạt động 1:

Thảo luận về thời gian biểu

 Mục tiêu: HS được bày tỏ ý kiến lớp về việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Cách tiến hành

- Cho HS để thời gian biểu đã chuẩn bị lên bàn và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.

 - GV kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng bản thân từng em. Thực hiện thời gian biểu giúp các em làm việc chính xác và khoa học.

Hoạt động 2:Hành động cần làm

 Mục tiêu: Tự nhận biết thêm về lợi ích và biết cách thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.

Cách tiến hành: Nhóm thảo luận

 - Nhóm bài 2, 3 trang 5 SGK

 - Chia nhóm,

 giao nhiệm vụ cho nhóm tự ghi việc cần làm và so sánh kết quả ghi.

 - GV cho đại diện nhóm trình bày.

 - GV kết luận: việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học có kết quả, thoải mái. Nó rất cần.

Hoạt động 3:Hoạt cảnh “Đi học đúng giờ”

Mục tiêu: Sắp xếp lại tình huống hợp lý

 Cách tiến hành: Sắm vai

 - Kịch bản

 - Mẹ (gọi) đến giờ dậy rồi, dậy đi con!

 - Hùng (ngáy ngủ) con buồn ngủ quá! Cho con ngủ thêm tí nữa!

 - Mẹ: Nhanh lên con, kẻo muộn bây giờ.

 - Hùng: (vươn vai rồi nhìn đồng hồ hốt hoảng) ôi! Con muộn mất rồi!

 - Hùng vội vàng dậy, đeo cặp sách đi học. Gần đến cửa lớp thì tiếng trống: tùng! tùng! tùng!

 - Hùng (giơ tay) lại muộn học rồi!

 - GV giới thiệu hoạt cảnh.

 - Cho HS thảo luận.

+Tại sao Hùng đi học muộn?

 -GV kết luận: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ

4. Củng cố – Dặn dò: GDKNS: -GV nêu câu hỏi về nội dung bài.

Vì sao nên đi học đúng giờ?

 - Xem lại bài và thực hiện theo thời gian biểu

 - Nhận xét tiết học.

 - Chuẩn bị: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Hát

- HS nêu

- HS nhận xét về mức độ hợp lý của thời gian biểu.

- 1 số cặp HS trình bày trước lớp về kết quả thảo luận.

- ĐDDH: Phiếu giao việc

- HS thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp tranh luận

- 2 HS sắm vai theo kịch bản

- HS diễn

- Vì Hùng ngủ nướng

- Hùng thức khuya nên sáng chưa muốn dậy.

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2016-2017- Phạm Văn Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc
- GV cho HS nhận xét
 Bài 4: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- GV cho HS HTL bảng chữ cái vừa viết
bằng cách xoá dần
 - GVxóa những chữ ở cột 2
 - Xóa chữ viết ở cột 3
 - GVxóa bảng
4. Củng cố – Dặn dò 
- Cho HS nhắc lại qui tắc viết chính tả với g/gh
- Đọc lại tên 10 chữ cái
- Xem lại bài và làm bài.
- Hát
-HS viết bảng(bảng con ,bảng lớp)
- HSđọc chữ cái
Học sinh nhắc tên bài.
- Bài: Phần thưởng
- 2 câu
- Dấu chấm (.)
- Viết hoa chữ cái đầu
- Viết hoa chữ cái đầu lùi vào 1 ô
- Cuối năm, tặng, đặc biệt, Na
- HS viết vở – chữa lỗi
 Bài 2
- xoa đầu , ngoài sân, chim sâu, câu cá.
Bài 3
- HS nêu miệng và làm vở
P, q ,r ,s ,t ,u ,ư, v, x, y.
Bài 4
- HS học thuộc lòng thứ tự bảng chữ cái
- g đi với: a, o, ô, u, ư, 
- gh đi với: i, e, ê
- HS đọc
Tiết 2
MÔN : THỦ CÔNG
Bài : GẤP TÊN LỬA (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU : 
- Biết cách gấp tên lửa.
- Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
HS Trung bình, yếu Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 HS Khá, giỏi, Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳng. Tên lửa sử dụng được.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Mẫu tên lửa , qui trình gấp .
 - HS : Dụng cụ học tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1 Ổn dịnh lớp.
2. Bài cũ : 
 Kiểm tra đồ dung học tập và sự chuẩn bị của HS .
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1 :Ôn cách gấp tên lửa .
 Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại cách gấp các phần của tên lửa .
Cách tiến hành: 
 - Y/c HS nêu lại các bước gấp .
 - Nêu các thao tác gấp .
 - GV cho HS nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét.
Hoạt động 2 :Thực hành . (Với HS khéo tay: Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳng. Tên lửa sử dụng được.)
Mục tiêu : Giúp HS gấp thành thạo , đều và đẹp 
Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu cách gấp
 - Cho HS thực hành gấp tên lửa . 
 - GV quan sát , uốn nắn , hướng dẫn .
 - GV cho HS trình bày sản phẩm.
 - GV đánh giá sản phẩm .
4. Củng cố – dặn dò :
 Gv nêu câu hỏi về nội dung bài.
 Nhận xét chung .
- Chuẩn bị : Gấp máy bay phản lực .
Hát
 Giấy màu, hồ.
 Học sinh nêu.
- HS nêu: Để gấp tên lửa ta có 6 bước gấp : 5 lần gấp vào đường dấu giữa và 1 lần bẻ ra ngoài
- Hoạt động lớp , cá nhân .
HS thao tác gấp , trình bày sản phẩm 
 - Lớp quan sát , nhận xét .
Học sinh nêu.
Tiết 3
MÔN :TOÁN
 Bài: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU
I. Mục tiêu
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
-Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a,b,c ), bài 3
HS Trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1, bài 2 (a,b,c ), 
HS Khá, giỏi, làm được các bài 1, bài 2 (a,b,c ), bài 3
Giáo dục HS tính cẩn thận, tính chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn dịnh lớp.
2. Bài cũ: Đê-xi-mét
- Hỏi HS: 10 cm bằng mấy dm?
- 1 dm bằng mấy cm?
3. Bài mới 
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1:
Giới thiệu số bị trừ – số trừ – hiệu
 Mục tiêu: Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
 Cách tiến hành: 
- GV ghi bảng phép trừ
 - 59 – 35 = 24
 - Yêu cầu HS đọc lại phép trừ. GV chỉ từng số trong phép trừ và nêu.
 - Trong phép trừ này, 59 gọi là số bị trừ (GV vừa nêu vừa ghi bảng), 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
 - Yêu cầu HS nêu lại.
 - Yêu cầu HS đặt phép tính trừ trên theo cột dọc.
 - Em hãy dựa vào phép tính vừa học nêu lại tên các thành phần theo cột dọc.
 - Em có nhận xét gì về tên các thành phần trong phép trừ theo cột dọc.
 - GVchốt: Khi đặt tính dọc, tên các thành phần trong phép trừ không thay đổi.
 - Chú ý: Trong phép trừ 59 – 35 = 24, 24 là hiệu, 59 – 35 cũng là hiệu.
 - GV nêu 1 phép tính khác 79– 46 = 33
 - Hãy chỉ vào các thành phần của phép trừ rồi gọi tên.
 - Yêu cầu HS tự cho phép trừ và tự nêu tên gọi.
Hoạt động 2:Thực hành
 Mục tiêu: Làm bài tập về phép trừ các số có 2 chữ số (không nhớ)
Cách tiến hành: 
 Bài 1: 
 - GV cho HS nêu yêu cầu
 - HS nhẩm và thực hiện phép tính
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét
 Bài 2 
 - GV cho HS nêu yêu cầu
 - HS cách thực hiện đặt tính: Số bị trừ để trên, số trừ để dưới, sao cho các cột thẳng hàng với nhau.
 - GV chốt: Trừ từ phải sang trái.
 - GV gọi HS thực hiện phép tính vào bảng con.
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét,
 Bài 3: 
 - GV yêu cầu HSđọc bài toán
 - HD tìm hiểu đề
 - Để biết phần còn lại của sợi dây ta làm ntn?
 - HD HS tóm tắt và giải
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét, bổ sung
 4. Củng cố:
- Hãy nêu cách thực hiện phép tính và nêu tên các thành phần của phép tính.
 - Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
HS nêu:
 10cm=1dm
 1dm=10cm
Học sinh nêu.
- HS chú ý quan sát.
- HS đọc
- HS nêu: Cá nhân, đồng thanh
- HS lên bảng đặt tính
-
	59 --> số bị trừ
	35 --> số trừ
	24 --> hiệu
- HS nêu
- Không đổi
- 2 HS nhắc lại
- Vài HS nêu: 
	79 số bị trừ 
	 	46 số trừ
	33 hiệu
- Vài HS tự cho và tự nêu tên.
Bài 1:
Số bị trừ
19
90
87
59
72
34
Số trừ
 6
30
25
50
 0
34
Hiệu
13
60
62
09
72
 0
Bài 2.
 b) c) 
-
 79 38 67 
 - - - 
 25 12 33 
 54 26 34 
Bài 3: 
Tóm tắt Bài giải
Dài :8 dm Đoạn dây còn lại là:
 8 - 3 = 5 (dm)
Cắt đi:3dm Đáp số: 5 dm
Còn lại:dm?
HS nêu cách thực hiện phép tính và nêu tên các thành phần của phép tính.
Tiết 4
PHÂN MÔN:KỂ CHUYỆN
 Bài: PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu	
- Dựa vào tranh minh họa và gợi ý ( SGK ), kể lại được từng đoạn câu chuyện ( BT1,2,3 ).
HS Trung bình, yếu, làm được ít nhất: Bài 1, 2 
 HS Khá, giỏi, làm được các bài 1,2,3,4
* Các KNS cơ bản được giáo dục:
Xác định giá trị
 - Thể hiện sự cảm thông
- GD lòng nhân ái của con người với con người.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn dịnh lớp.
2. Bài cũ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
 -Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
 - Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
 - GV goï 3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện.
 -GV nhận xét 
3. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động1:Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: HS kể từng đoạn bằng lời theo tranh dựa vào câu hỏi.
 Cách tiến hành:
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
 Kể theo tranh 1
 - GV đặt câu hỏi:
+ Na là 1 cô bé ntn?
+ Trong tranh này, Na đang làm gì?
+ Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn
 + Na còn băn khoăn điều gì?
 - GV cho lớp nhận xét. 
 - GV nhận xét.
 - GV chốt: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè.
 Kể theo tranh 2, 3
 - GVđặt câu hỏi:
+ Cuối năm học các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì?
+ Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì?
+ Tranh 3 kể chuyện gì?
 - GV cho lớp nhận xét. 
 - GV nhận xét
 - GV chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng
 Kể theo tranh 4
 - GVđặt câu hỏi:
+ Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn?
+ Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
+ Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng ntn?
 - GV cho lớp nhận xét. 
 - GV nhận xét
 - GV chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
Mục tiêu: Kể từng đoạn nối tiếp toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành: 
 - Tổ chức cho HS kể theo từng nhóm
 -GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò: GDKNS: + Em học điều gì ở bạn Na?
 + Em thấy việc làm của cô giáo và các bạn có tác dụng gì? 
 -Về kể lại câu chuyện cho người thân.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu:
- HS kể:
Học sinh nêu.
Tranh
+ Tốt bụng
+ Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
+ Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều lần trực nhật giúp các bạn bị mệt.
+ Học chưa giỏi
+ Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng. Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào.
+ Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riên cho Na 1 phần thưởng vì lòng tốt.
+ Cô giáo khen sáng kiến của các bạn rất tuyệt.
+ Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
+ Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng
+ Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Tưởng rằng nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Mẹ vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt
- Hoạt động nhóm.
- HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi kể chuyện
 I. PHỤ ĐẠO VÀ BỒI DƯỠNG
1. PHỤ ĐẠO 
Đọc và viết
Nội dung thục hiện của học sinh
Tên nội dung
PHẦN THƯỞNG
Ngày soạn: 16/08/2016
Ngày dạy : 07 /09/2016 Thư tư ngày 07 tháng 09 năm 2016
Tiết 1
PHÂN MÔN : TẬP ĐỌC
Bài : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. Mục tiêu
- Hiểu ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy , giữa các cụm từ.
- Hiểu ND : Mọi người, vật đều làm việc ; làm việc mang lại niềm vui. ( trả lời được các CH trong SGK ) 
HS Trung bình, yếu trả lời được ít nhất: CH 1,2 trong SGK 
HS Khá, giỏi, trả lời được các CH 1,2,3trong SGK
KNS:
- HS luyện đọc và tìm hiểu bài / kết hợp gợi ý HS liên hệ (dùng câu hỏi) : Qua bài văn, em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta ? (Mọi vật, mọi người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ...). Từ đó liên hệ ý về BVMT : Đó là môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng từ
HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1Ổn định lớp. 
2. Bài cũ : Phần thưởng
3 HS đọc 3 đoạn + TLCH?
Nêu những việc làm tốt của bạn Na
Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng, vui mừng ntn?
3. Bài mới 
Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1:Luyện đọc
Mục tiêu: Luyện đọc và hiểu nghĩa từ
 Cách tiến hành:: Phân tích giảng giải
Gv gọi học sinh đọc.
Đoạn 1: Từ đầu . . . tưng bừng
 -Nêu những từ ngữ cần luyện đọc 
 - Nêu những từ ngữ khó hiểu:
- Đặt câu với từ tưng bừng
 Đoạn 2: Đoạn còn lại 
 - Các từ ngữ cần luyện đọc
 - Các từ ngữ khó hiểu
- Đặt câu với từ “nhộn nhịp”
- Luyện đọc câu.
 - Lưu ý ngắt câu dài
 - Quanh ta/ mọi vật, / mọi người/ điều làm việc/. Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ/, ngày xuân thêm tưng bừng.
 - Sửa Cho HS cách đọc.
 - Luyện đọc đoạn
 - GV chỉ định 1 số HS đọc. GV tổ chức cho HS từng nhóm đọc và trao đổi với nhau về cách đọc
 - GV nhận xét 
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Mục tiêu: Hiểu ý của bài
 Cách tiến hành: 
 - CH1: Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì? 
 - Hãy kể thêm những con, những vật có ích mà em biết.
- Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì?
 - CH2: Bé làm những việc gì?
 - Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui?
 - Hằng ngày em làm những việc gì?
 - Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không?
 -GV chốt ý: Khi hoàn thành 1 câu việc nào đó ta sẽ cảm thấy rất vui, vì công việc đó giúp ích cho bản thân và cho mọi người.
CH3: Đặt câu với mỗi từ rực rỡ , tưng bừng
Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm 
 Mục tiêu:Đọc thể hiện cảm xúc
Cách tiến hành: - GV đọc mẫu lưu ý giọng điệu chung vui, hào hứng.
 - GV cho HS đọc
 - Uốn nắn sửa chữa.
 4.Củng cố – Dặn dò 
Giáo viên đọc bài. 
- Giáo dục tinh thần lao động hăng say với công việc mình làm. 
 - GV chốt ý: -: Qua bài văn, em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta ? (Mọi vật, mọi người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ...). Từ đó liên hệ ý về BVMT : Đó là môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta. - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tiết sau.
- Hát
- HS nêu
 Hs nêu.
- Đại diện nhóm trình bày
- Quanh, tích tắc, việc, vải chín, rực rỡ, sắc xuân.
- Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng (chú thích SGK)
- Lễ khai giảng tưng bừng.
- Ngày mùa làng xóm tưng bừng như ngày hội.
- Quét nhà, bận rộn, nhộn nhịp
- Nhộn nhịp: Đông vui có nhiều người, nhiều việc cùng 1 lúc.
- Đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp.
- Giờ ra chơi, cả sân trường nhộn nhịp.
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài
- Luyện đọc câu.
- Quanh ta/ mọi vật, / mọi người/ điều làm việc/. Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ/, ngày xuân thêm tưng bừng.
- HS đọc
- Từng nhóm cử đại diện thi đọc
- Lớp nhận xét 
- Lớp đọc đồng thanh
- Các vật: Cái đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Các con vật: Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu
- Bút, quyển sách, xe, con trâu, mèo.
- Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.
- Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em
- Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà côn g việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui
- HS tự nêu
- HS trao đổi và nêu suy nghĩ.
 - HS chú ý 
 - HS đọc :cá nhân. 
Học sinh đọc.
Học sinh lắng nghe.
Tiết 2
 MÔN : THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên)
Bài: DÀN HÀNG,DỒN HÀNG:TRÒ CHƠI:QUA ĐƯỜNG LỘI.
Tiết 3
 MÔN: TOÁN
Bài :LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 bài 3, bài 4.
HS Trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1, 2 (cột 1,2 ),
 HS Khá, giỏi, làm được các bài 1, bài 2 (cột 1,2 ), bài 3, bài 4.5
II. Chuẩn bị
GV: SGK , thẻ cài
HS: SGK , bảng , bút dạ quang
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn dịnh lớp.
2. Bài cũ :Số bị trừ – số trừ - hiệu
 Học sinh làm bài tập 2.
- GVnhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: Nêu vấn đề 
 - Hôm nay chúng ta làm luyện tập
Hoạt động 1:Thực hành
Mục tiêu: Làm bài tập về phép trừ, giải toán có lời văn
Cách tiến hành: 
Bài 1: Tính 
- GV gọi hs nêu yêu cầu
- GV gọi hs nêu thực hiện
- GV nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm 
- Yêu cầu HS tính nhẩm nêu kết quả
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
 Bài 3: 
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ
 - GV gọi HS nêu yêu cầu
 - GV cho HS nêu tên các thành phần trong phép tính
 - GV gọi HS thực hiện phép tính
 - GV cho HS nhận xét
 - GV nhận xét
 Bài 4:
 - GV gọi HS đọc đề toán.
 - GV HD HS tìm hiểu ND bài toán
 - Để tìm độ dài mảnh vải còn lại ta làm sao?
 - GV cho HS làm bài tập
 - GV cho HS nhận xét Bài 5
 - GV nhận xét
Hoạt động 2:Trắt nghiệm
 Mục tiêu: Hiểu ND bài toán và lựa chọn đúng
Cách tiến hành: 
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt..đúng: (HS khá giỏi làm) 
- GV gọi HS nêu y/c
- GV gọi HS nêu k/q mình lựa chọn và giải thích.
 - GV cho HS nhận xét
 - GV nhận xét
Củng cố – Dặn dò
- HS nêu lại cách đặt tính 
 - Chuẩn bị: Luyện tập chung ,về làm bài tập. 
- Hát
 Bảng lớp ,bảng con.
 b) c) 
-
 79 38 67 
 - - - 
 25 12 33 
 54 26 34 
Bài 1: 
-
-
-
-
-
	88 	 49	 64	 57
	36 	 15	 44	 53
	52 	 34	 20	 4
Bài 2 
60 – 10 – 30 = 20; 90 – 10 – 20 = 60
60 – 40 = 20; 90 – 30 = 60 
Bài 3
-Trong phép trừ 
 53 24 40
Bài 4:
Bài giải:
Mảnh vải còn lại là:
9 – 5 = 4 (dm)
 Đáp số: 4dm
Bài 5
Học sinh nk làm.
K ết quả đúng: C.60 cái ghế
Học sinh nêu
Học sinh nêu
Tiết 4
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 	Bài: BỘ XƯƠNG 
I. Mục tiêu
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương : xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
- Biết tên các khớp xương của cơ thể.
- Biết được nếu bị gãy xương rất đau và đi lại khó khăn.
HS Trung bình, yếu:Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương : xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.)
 HS Khá, giỏi, Biết tên các khớp xương của cơ thể.
- Biết được nếu bị gãy xương rất đau và đi lại khó khăn.)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Mô hình bộ xương người. 
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn dịnh lớp.
2. Bài cũ :Cơ quan vận động
 - Nêu tên các cơ quan vận động?
 - Nêu các hoạt động mà tay và chân cử động nhiều?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới :
Giới thiệu: Cơ và xương được gọi là cơ quan vận động. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về bộ xương.
Hoạt động 1:
Giới thiệu xương, khớp xương của cơ thể
 Mục tiêu:HS nhận biết vị trí và tên gọi một số xương và khớp xương 
Cách tiến hành: 
Bước 1 : Cá nhân 
- Yêu cầu HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương trong cơ thể mà em biết
Bước 2 : Làm việc theo cặp 
 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương SGK chỉ vị trí, nói tên một số xương.
 - GV kiểm tra 
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
 - GV đưa ra mô hình bộ xương.
 - GV nói tên một số xương: Xương đầu, xương sống
 - Ngược lại GV chỉ một số xương trên mô hình.
 - GV cho HS nhận xét.
Buớc 4: Cá nhân
 - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét vị trí nào xương có thể gập, duỗi, hoặc quay được.
* Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân,  ta có thể gập, duỗi hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương.
 - GV chỉ vị trí một số khớp xương.
Hoạt động 2: 
Đặc điểm và vai trò của bộ xương
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm và vai trò của bộ xương.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm 
 - GV đưa bảng phụ ghi các câu hỏi 
 - Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
 - Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? Nó bảo vê cơ quan nào?
 - Xương sườn cùng xương sống và xương ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ những cơ quan nào?
 - Nếu thiếu xương tay ta gặp những khó khăn gì?
 - Xương chân giúp ta làm gì? 
 - Vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối?
Bước 2: Giảng giải 
 - GV giảng thêm + giáo dục: Khớp khuỷu tay chỉ có thể giúp ta co (gập) về phía trước, không gập được về phía sau. Vì vậy, khi chơi đùa các em cần lưu ý không gập tay mình hay tay bạn về phía sau vì sẽ bị gãy tay. Tương tự khớp đầu gối chỉ giúp chân co về phía sau, không co được về phía trước.
 Kết luận: Bộ xương cơ thể người gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
Hoạt động 3: Giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
Mục tiêu: HS biết cách và có ý thức bảo vệ bộ xương 
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
 - Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.
 - Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần:
a.£ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế 
b.£ Tập thể dục thể thao.
c.£ Làm việc nhiều.
d.£ Leo trèo.
đ.£ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
e.£ Ăn nhiều, vận động ít.
ê.£ Mang, vác, xách các vật nặng.
g.£ Ăn uống đủ chất.
GV cùng HS chữa phiếu bài tập.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần làm gì?
 - Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày chúng ta ngồi, đi đứng không đúng tư thế và mang, vác, xách các vật nặng.
 - GV treo 02 tranh /SGK
 - GV chốt ý + giáo dục HS: Thường xuyên tâp thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác các vật nặng để bảo vệ xương và giúp xương phát triển tốt.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Giáo viên nêu câu hỏi .
- Nhận xét – tuyên dương 
 - Chuẩn bị: Hệ cơ 
- Hát
- Cơ và xương
- Thể dục, nhảy dây, chạy đua
- Thực hiện yêu cầu và trả lời: Xương tay ở tay, xương chân ở chân . . .
- HS thực hiện
- HS chỉ vị trí các xương đó trên mô hình.
- HS nhận xét
- HS đứng tại chỗ nói tên xương đó
- HS nhận xét.
 - HS chỉ các vị trí trên mô hình và tự kiểm tra lại bằng cách gập, xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối.
- HS đứng tại chỗ nói tên các khớp xương đó.
HS trả lời:
- Không giống nhau
- Hộp sọ to và tròn để bảo vệ bộ não.
- Lồng ngực bảo vệ tim, phổi . 
- Nếu không có xương tay, chúng ta không cầm, nắm, xách, ôm được các vậ
- Xương chân giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy, trèo
 + Khớp bả vai giúp tay quay được.
 + Khớp khuỷu tay giúp tay co vào và duỗi ra.
 + Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi.
- HS làm bài.
Câu đúng: a, b , đ , g
a.£ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế 
b.£ Tập thể dục thể thao.
đ.£ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
g.£ Ăn uống đủ chất.
- HS quan sát, trả lời.
- HS lắng nghe
Học sinh nêu
Tiết 5
PHÂN MÔN: : TẬP VIẾT
 Bài : Ă ; Â
I. Mục tiêu
 - Viết đúng 2 chữ hoa AÂ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ hoặc ĂÂ ), chữ và câu ứng dụng : Ă ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), Ăn châm nhai kỉ ( 3 lần ).
 -Rèn tính cẩn thận và viết đẹp.
HS Trung bình, yếu: Viết đúng 2 chữ hoa AÂ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ hoặc ĂÂ ), chữ và câu ứng dụng : Ă ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), Ăn châm nhai kỉ ( 3 lần ).
HS Khá, giỏi, viết đúng và đủ các dòng 
II. Chuẩn bị
GV:Chữ mẫu 
HS:Bảng con , tập viết 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Ổn dịnh lớp.
2. Bài cũ : 
 - HS viết bảng con con chữ A
 - Nhận xét bài viết con chữ A
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Viết con chữ Ă ; Â
Hoạt động 1:Quan sát ,nhận xét
Mục tiêu: Cho HS nắm được cấu tạo con chữ 
Cách tiến hành: 
 - GV đính con chữ mẫu lên bảng 
 - Hỏi: Chữ Ă, Â có điểm gì giống và khác chữ A ? 
 - Các dấu phụ trông như thế nào ? 
-GV viếtchữ Ă, Â trên bảng , vừa viết vừa nhắt lại cách viết.
- HS viết vào bảng con.
- GV quan sát ,uốn nắn.
Hoạt động 2:Thực hành
Mục tiêu: HS viết được con chữ 
Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc cụm từ ứng dụng 
- GV giải nghĩa:Khuyên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn được dể dàng.
- Yêu cầu HS nhận xét độ cao của các con chữ:
 + Những chữ có độ cao 2,5 li
 +Những chữ có độ cao 1 li
- GV viết mẫu chữ An trên dòng kẻ.
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở và bảng con 
 Viết vào vở tập viết 
- GV thu bài chấm và nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
 - GV yêu cầu HS thi đua viết chữ đẹp 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : B
- Hát
HS viết bảng con.
HS lắng nghe
HS quan sát
- Viết như chữ A nhưng có thêm dấu phụ .
-Dấu phụ trên chữ Ă là một nét cong dưới nằm chính giữa đỉnh chữ A.
-Dấu phụ trên chữ Â gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau, trông như 1 chiếc nón úp xuống giữa đỉnh chữ A. 
 HS tập viết chữ Ă , (2 lượt )
-1HS đọc: An chậm nhai kĩ
 HS lắng nghe.
- HS quan sát , phân tích cấu tạo con chữ
 - Ă ,h , k
 - n, c ,â, m, a , i.
- HS viết bài trên bảng con
- Viết vào vở tập viết 
-HS viết bảng con 
Ngày soạn: 16/08/2016
Ngày dạy : 08 /09/2016 Thứ năm ngày 08 tháng 9 năm 2016
Tiết 1
MÔN : THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên)
	Bài: DÀN HÀNG, DỒN HÀNG:TRÒ CHƠI:NHANH LÊN BẠN ƠI.
Tiết 2
MÔN: TOÁN
 Bài : LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ tro

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T2.doc