Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 6 đến tuần 9

I/MỤC TIÊU:

-Học sinh đọc và viết đúng p , ph, nh, phố xá, nhà lá.

-Đọc được câu ứng dụng :nhà dì na ở phố , nhà dì có chó xù.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chợ,phố, thị xã.

II/CHUẨN BỊ:

-Tranh minh họa các từ khóa và phần luyện nói.

-Bộ đồ dùng học Tiếng việt.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 89 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 6 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra vài lần
 +Rửa sạch và cất bàn chải (cắm ngược lên).
 -HS thực hành theo hướng dẫn của GV. 
 *Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt đúng cách
Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh ? Vì sao?
 -GV hướng dẫn cách rửa mặt hợp vệ sinh:
 +Chuẩn bị khăn, nước sạch.
 +Rửa tay sạch bằng xà phòng.
 +Rửa mắt trước sau đó rửa trán, hai má, miệng và càm(vài lần).
 +Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi lau các nơi khác.
 +Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
 + Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi chỗ khô ráo, thoáng,
 -HS làm lại các thao tác GV vừa hướng dẫn.
C/Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Nhận xét tiết học.
-6HS
-Gv ghi bảng
-Cả lớp quan sát
-2 hs lên đánh răng trên mô hình
-Thuyết trình
-Cả lớp theo dõi
-Nhóm, cá nhân
-Cá nhân
-Giảng giải
-Cá nhân
Rút kinh ngiệm:
Tập viết
Bài : TUẦN 5 - TUẦN 6
I/MỤC TIÊU:
 -Học sinh nắm được cấu tạo các con chữ.
 -Viết đúng độ cao, đúng mẫu chữ.
 -Biết ước lượng khoảng cách.
II/CHUẨN BỊ:
-GV : Chữ mẫu
-HS : Bảng con, vở tập viết.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ : 
-Chấm trả bài tập viết tiết trước
-Nhận xét cách viết.
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài : Tập viết bài của Tuần 5, Tuần 6.
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết bài Tuần 5:
 a/Từ cử tạ :
 -Phân tích từ cử tạ.
 -Phân tích tiếng cử, tiếng tạ.
 -Nêu độ cao các con chữ.
 -GV viết mẫu. Đồ bóng và hướng dẫn.
 -HS viết bảng con.
 b/Từ thợ xẻ, chữ số, cá rô (tương tự)
 *Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết bài Tuần 6 :
 a/Từ nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
 -Phân tích từ.
 -Phân tích tiếng.
 -Nêu độ cao các con chữ.
 -Các con chữ nào có độ cao bằng nhau?
 b/Luyện viết bảng con:
 -GV hướng dẫn.
 -HS viết.
 *Hoạt động 3 : Thực hành 
 -HS viết bài vào vở theo hướng dẫn của GV
 -Chấm trả bài.
C/Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Thi viết chữ đẹp.
 -Nhận xét tiết học. 
-3bàn
-GV ghi bảng
-Quan sát và đàm thoại
-Cá nhân
-Cá nhân // lớp
-Hoạt động theo nhóm(bàn)
-Giảng giải
-Cá nhân // lớp
-Cả lớp
-Nhận xét cách viết
-Nhóm (3)
Rút kinh ngiệm:
Thủ công
Bài : XÉ DÁN HÌNH QUẢ CAM
(Xem giáo án tuần 6)
Hoạt động tập thể
SƠ KẾT TUẦN 7
I/ MỤC TIÊU:
- Rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong tuần.
- Học An toàn giao thông bài 6.
- Phương hứơng tuần 8. 
II/ CHUẨN BI :
- Sổ theo dõi thi đua của 4 tổ.
III/ TIẾN HÀNH :	
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp
A. Rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong tuần:
 1/Nề nếp:
-Chuyên cần: ...........................................................................................
-Đồng phục: .............................................................................................
-Vệ sinh: ...................................................................................................
-Trật tự : ...................................................................................................
2/An toàn giao thông và an toàn trong giờ chơi: ...............................
3/Học tập: 
-................................................................................................................. 
-.................................................................................................................
-.................................................................................................................
-.................................................................................................................
B. An toàn giao thông:
 Bài 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : Biết những qui định về an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
 - Cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản.
 - Biết sự cần thiết của các hành vi an toàn khi đi xe đạp, xe máy.
 2. Kĩ năng : Thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xuống và đi xe đạp, xe máy. Biết cách đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi lên xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp, xe máy: 
 - Cho HS xem tranh và hỏi:
Hàng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì? Ngồi trên xe máy có đội mũ không? Đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm?
Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào? Ngồi như vậy là đúng hay sai? Nếu ngồi sau xe máy, em sẽ ngồi như thế nào?
 - Kết luận : Sgv/ 36.
 *Hoạt động2 : Thực hành trình tự lên xuống xe máy, xe đạp:
 - GV làm mẫu. HS nhắc lại các động tác an toàn khi ngồi trên xe.
 - HS thực hành trình tự lên xuống xe.
 - Kết luận : Sgv/ 37.
 *Hoạt động 3: Thực hành đội mũ bảo hiểm:
 - GV làm mẫu.
 - HS thực hiện đội mũ bảo hiểm theo hướng dẫn .
 - Kết luận : Sgv/ 37.
C. Phương hướng tuần 8:
 -Tiếp tục thực hiện nề nếp thi đua trong học sinh.
 -Làm quen với các vần có a ở cuối.
 -Làm quen với các phép tính cộng trong phạm vi 5, 0 .
 -Phụ đạo học sinh yếu.
 -Rèn chữ giữ vở sạch đẹp.
 -Bảo quản đồ dùng trường, lớp.
 -Thực hiện theo chủ đề : Uống nước nhớ nguồn.
- Cả lớp.
- HS đứng trong lớp.
- GV điều khiển.
- Tuyên dương.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt hơn.
-GV nêu biện pháp khắc phục.
- Đàm thoại
-Cá nhân trả lời
-Đôi bạn
- Quan sát
- Cá nhân trả lời
- Quan sát
- Đôi bạn
- HS thực hiện
–—
Nhận xét của Ban giám hiệu
Ngày .... tháng .... năm 2010
TUẦN 8
Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
THỨ
MÔN
TÊN BÀI
HAI
Chào cờ
Học vần
Toán
Đạo đức
ua - ưa
Luyện tập
Gia đình em (T.2)
BA
Toán
Học vần
Mĩ thuật
Phép cộng trong phạm vi 5
Ôn tập
Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
TƯ
Thể dục
Học vần
Toán
Đội hình đội ngũ - Thể dục rèn luyện TTCB
oi - ai
Luyện tập
NĂM
Toán
Học vần
Âm nhạc
Số 0 trong phép cộng
ôi -ơi
Lý cây xanh
SÁU
Tự nhiên xã hội
Học vần
Thủ công
HĐTT
Aên uống hàng ngày
ui - ưi
Xé, dán hình cây đơn giản
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2010
Học vần
Bài : ua - ưa
I/MỤC TIÊU:
-Học sinh đọc và viết được ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
-Đọc được câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Giữa trưa.
II/CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng và phần luyện nói.
-Bộ đồ dùng học Tiếng việt.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ:
-HS đọc, viết bài ia
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài : ua - ưa
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 *Hoạt động 1 :Dạy vần mới:
a/Học vần ua :
 +Nhận diện vần :
 -Phân tích vần ua.
 -Cài vần ua.
 -Đánh vần và đọc ua.
 +Ghép chữ và đọc tiếng :
 •Có vần ua muốn có tiếng cua ta ghép thêm âm gì?
 -Phân tích tiếng cua.
 -Cài tiếng cua.
 -Đánh vần và đọc : cua.
 -Cho hs xem tranh, giảng tranh và ghi từ khóa lên bảng.
 -Đọc từ khóa cua bể.
 -Đọc lại phần bảng ghi vần ua.
 +Luyện viết : ua - cua
 -HS viết bảng con.
b/Học vần ưa (tương tự)
 *Hoạt động 2 : Luyện đọc từ ứng dụng:
 cà chua tre nứa
 nô đùa xưa kia 
 -Tìm tiếng có vần mới.
 -Đọc vần, âm, tiếng, từ.
 -Giảng từ.
 -Đọc cả bài.
TIẾT 2
 *Hoạt động 3 :Luyện tập:
 a/Luyện đọc :
 -Đọc trên bảng lớp
 -Đọc Sgk
 -Đọc câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
Tìm những tiếng viết hoa?
Trong câu ứng dụng có những dấu câu nào?
 b/Luyện viết ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
 - HS viết từng dòng vào vở.
 c/Luyện nói:
 -Cho hs xem tranh 
Trong tranh vẽ gì?
Tại sao em biết đây la øbức tranh vẽ cảnh giữa trưa mùa hè?
Giữa trưa là lúc mấy giờ?
Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
Buổi trưa em làm gì?
Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
 -Luyện nói trước lớp.
C/Củng cố - Dặn dò :
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Ghép từ
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15HS
Đọc bảng xoay, đọc Sgk, viết bảng con.
-GV ghi bảng
-Quan sát và đàm thoại
-2HS
-Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-2HS
-3HS 
-Cả lớp
-20HS - Cả lớp
-Quan sát
-Cá nhân
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-GV ghi bảng
-Cá nhân
-Cá nhân
-GV ghi bảng
-Cá nhân, cả lớp
-GVhướng dẫn
-Cả lớp
-Quan sát và đàm thoại
-Cá nhân trả lời
-Đôi bạn
-Nhóm (5)
Rút kinh ngiệm:
Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU: Sau bài học, giúp học sinh:
-Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và 4.
-Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một hoặc haiphép tính thích hợp.
II/CHUẨN BỊ:
-Tranh vẽ, bảng phụ, Sgk.
-Bộ đồ dùng học Toán.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ:
-Đọc, viết, điền số, điền dấu các phép tính cộng trong phạm vi 4.
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài: Luyện tập
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1: Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3, 4:
 +Bài 1: Tính :
 •Khi thực hiện phép tính theo hàng dọc ta phải chú ý điều gì?
 -HS thực hiện phép tính vào bảng con.
 +Bài 2: Điền số :
 -Trò chơi "Kết thân"
 -Mỗi nhóm đọc kết quả trên bảng xoay.
 +Bài 3: Tính :
 -GV treo tranh và hướng dẫn hs làm bài mẫu.
 -HS thực hiện tính : 2 + 1 + 1 =
 1 + 2 + 1 =
 *Hoạt động 2: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một, hai phép tính
 +Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
 -GV treo tranh .
 -HS nhìn tranh nêu bài toán.
 -Viết phép tính vào bảng con.
C/Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi: Cài tranh ứng với phép tính.
 -Nhận xét tiết học.
10 - 15HS
-Đọc bảng xoay, nêu miệng, viết bảng con
-GV ghi bảng
-Cá nhân // cả lớp
-Nhóm( 4)
-Quan sát
-Cá nhân // cả lớp
-Quan sát và đàm thoại
-3HS
-Cả lớp
-Nhóm
Rút kinh ngiệm:
Đạo đức
Bài : GIA ĐÌNH EM (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU:
1/Học sinh biết:
-Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em.
-Để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ em cần biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ.
2/Học sinh có thái độ :
-Quí mến những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
-Không đồng tình với những bạn chưa biết lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ.
3/Học sinh thực hiện:
-Vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
-Giúp đỡ mọi người trong gia đình tùy theo sức của mình.
II/CHUẨN BỊ:
-Bài hát : Cả nhà thương nhau và Lời chào.
-Các tình huống đóng vai, thảo luận.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ :
-Gia đình em có những ai?
-Chúng ta phải cư xử như thế nào với những người trong gia đình?
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài : Gia đình em
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 *Khởi động :Trò chơi "Đổi nhà"
 -GV hướng dẫn. HS thực hiện.
 -Em cảm thấy như thế nào khi có một mái nhà?
 -Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà?
 *Hoạt động 1 : Tiểu phẩm "Chuyện của bạn Long"
 -GV giới thiệu nội dung.
 -HS sắm vai.
 -Thảo luận sau khi xem tiểu phẩm:
 •Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa?
 •Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
 •Lớp mình ai chưa ngoan như bạn Long? Hãy kể lại việc chưa ngoan của mình?
 •Ai đã ngoan hơn bạn Long? Hãy kể lại cho lớp nghe em đã ngoan thế nào?
 => GV kết luận
 *Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế:
 -GV nêu nội dung
 +Nhóm 1 : Trong gia đình bố mẹ thường làm gì cho con cái?
 +Nhóm 2 : Bố mẹ vất vả em sẽ làm gì giúp bố mẹ? Khi bố mẹ nhờ giúp việc gì em phải làm sao?
 +Nhóm 3 : Bổn phận của trẻ em đối với gia đình thế nào?
 +Nhóm 4 : Trước khi đi học, đi chơi hoặc khi đi đâu về em phải làm gì để chứng tỏ là một người con ngoan ?
 -Đại diện các tổ nêu kết quả thảo luận.
 -GV chốt ý kiến
 •Trong gia đình bố mẹ quan tâm như thế nào?
 •Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?
 =>GV kết luận
C/Củng cố - Dặn dò :
 -Hệ thống lại bài.
 -Nhận xét tiết học.
-Hỏi đáp
-4 - 6HS
-GV ghi bảng
-Nhóm(3)
-Cá nhân
-Sắm vai
-6HS
-Cá nhân
-Hoạt động nhóm(tổ)
-4HS thuyết trình
Hoạt động cả lớp
Rút kinh ngiệm:
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2010
Toán
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
I/MỤC TIÊU:
-Tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng trong phạm vi 5
-Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
II/CHUẨN BỊ:
-GV : Các vật mẫu.
-HS : Bộ đồ dùng học Toán, bảng con, Sgk.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ:
-Thực hiện tính cộng, điền số và so sánh các phép tính trong phạm vi 4. 
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 5
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1:Giới thiệu phép cộng :
 +Giới thiệu phép cộng 4 + 1 = 5:
 -GV treo tranh vẽ 4 con cá và 1 con cá
 -HS nhìn tranh nêu bài toán.
 •4 con cá thêm 1 con cá là mấy con cá?
 •Vậy 4 thêm 1 được mấy?Thêm là làm tính gì?
 -HS nêu phép tính 4 + 1 = 5. -Cài phép tính.
 -HS đọc phép tính.GV ghi bảng.
 +Giới thiệu phép tính 1 + 4 = 5 (tương tự)
 -So sánh hai phép tính.
 +Giới thiệu phép cộng 3 + 2 = 5, 2 +3 = 5 (tương tự)
 + Học thuộc các phép tính :
 4 + 1 = 5 1 + 4 = 5
 3 + 2 = 5 2 + 3 = 5
 +Sơ đồ tổng hợp:
 -GV treo tranh vẽ 4 chấm tròn và 1 chấm tròn. Yêu cầu HS nhìn tranh đặt thành 2 phép tính.
 • Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính?
 •Vị trí của các số trong 2 phép tính có giống nhau không?
 •5 bằng 4 cộng mấy? 5 bằng 1 cộng mấy?
 •4 cộng 1 có bằng 1 cộng 4 không?
 •Khi đổi chỗ các số thì kết kết quả trong phép cộng thế nào ?
 -Treo tranh vẽ 3 chấm tròn và 2 chấm tròn. Yêu cầu HS nêu 2 phép tính.
 -So sánh 2 phép tính.
 •Ta rút ra được điều gì qua 2 phép tính trên?
 -HS nêu tính giao hoán của phép cộng.
 *Hoạt động 2: Luyện tập:
 Hướng dẫn giải các bài tập Sgk/49
 +Bài 1: Tính:
 - HS nêu kết quả ở bảng xoay.
 +Bài 2: Tính :
 -Thực hiện tính theo cột dọc (chú ý phải viết thẳng cột).
 +Bài 3: Điền số :
 -HS thực hiện vào bảng phụ.
 -Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
 +Bài 4: Viết phéptính thích hợp:
 -GV treo tranh. 
 -HS nhìn tranh nêu bài toán.
 -Ghi phép tính : 4 + 1 = 5 ; 3 + 2 = 5
C/Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi: Đính phép tính ứng với tranh vẽ.
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15 HS
-Nêu miệng, đọc bảng xoay, viết bảng con.
-Gv ghi bảng
-Quan sát và hỏi đáp
-Cá nhân
-2HS - Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-Cá nhân
-Nhóm
-Cá nhân, cả lớp
-Quan sát
-2HS. Nhận xét
-Cá nhân, cả lớp
-Cá nhân
-3HS
-Cá nhân 
-Cá nhân // Lớp
-Nhóm(bàn)
-3HS
-Quan sát
-3HS
-2HS//Lớp
-Nhóm(5)
Rút kinh ngiệm:
Học vần
Bài :ÔN TẬP
I/MỤC TIÊU:
-HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần ia, ua, ưa.
-Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
-Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Khỉ và Rùa.
II/CHUẨN BỊ:
-Bảng ôn.
-Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng và truyện kể.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ : ua - ưa
B/Bài mới :
 1/Giới thiệu bài: Ôn tập
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1:Ôn tập
 a/ Các vần đã học :
 -HS kể các vần đã học.
 -So sánh với bảng ôn.
 -So sánh các vần vừa kể
 -Đọc vần vừa kể.
 b/ Ghép tiếng :
 -Đọc các chữ ở dòng ngang, cột dọc.
 -Ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang để được tiếng có nghĩa.
 -Ghép và đọc từng dòng.
 -Ghép tiếng với dấu thanh.
 -Đọc cả bảng ôn.
 c/Đọc từ ứng dụng :
 mua mía ngựa tía
 mùa dưa trỉa đỗ
 -HS đọc.
 -Giảng từ.
 -Đọc cả bài.
 d/Luyện viết :
 -GV đọc. HS viết bảng con.( Lưu ý cách nối nét giữa các con chữ)
TIẾT 2
 *Hoạt động 2 : Luyện tập
 a/Luyện đọc :
 -Đọc bài trên bảng.
 -Đọc bài ở Sgk.
 -Đọc bài ứng dụng :
 +GV treo tranh. Giảng tranh.
 Gió lùa kẻ lá
 Lá khẽ đu đưa
 Gió qua cửa sổ
 Bé vừa ngủ trưa
 b/Luyện viết : mùa dưa, ngựa tía
 -HS viết bài vào vở.
*Hoạt động 3:Kể chuyện :Khỉ và Rùa
 -GV kể câu chuyện lần 1
 -Kể lần 2 có tranh minh họa.
 •Câu chuyện có mấy nhân vật?
 •Là nhân vật nào?
 -HS kể từng đoạn theo tranh.
 -Kể toàn câu chuyện.
 =>Ý nghĩa :Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. (Khỉ cẩu thả vì đã bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc họa vào thân). Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa.
C/Củng cố - Dặn dò :
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Ghép từ
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15HS
Đọc bảng xoay, đọc Sgk, viết bảng con
-GV ghi bảng
-Cá nhân
-Cá nhân, lớp
-Cá nhân
-Cá nhân, lớp
-GV ghi bảng
-GV giảng giải
-Cả lớp
-Cá nhân
-Quan sát và thực hành
-Cá nhân
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-HS lắng nghe
-Quan sát và hỏi đáp
-Cá nhân
-Nhóm
-Nhóm(4)
Rút kinh ngiệm:
Mĩ thuật
Bài : VẼ HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT
I/MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
-Nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
-Biết cách vẽ các hình trên.
-Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II/CHUẨN BỊ :
-GV : Mẫu
-HS : Vở vẽ, bút màu.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ :Vẽ màu vào hình quả(trái) cây
 -Chấm trả bài vẽ tiết trước.
 -Nhận xét cách vẽ.
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài : Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1 :Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật:
 - Cho HS xem một số đồ vật : cái bảng, quyển vở, mặt bàn, viên gạch lát nhà...và gợi ý để HS nhận ra:
 +Cái bảng là hình chữ nhật.
 +Viên gạch lát nền là hình vuông.
 *Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ :
 -Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau, cách đều nhau.
 -Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại.
 *Hoạt động 3 : Thực hành
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-HS vẽ và tô màu vào vở.
C/Củng cố - Dặn dò :
-Trình bày sản phẩm.
-Nhận xét. Tuyên dương.
-Dặn dò : Chuẩn bị bài sau. 
-6HS
-GV ghi bảng
-Quan sát và nhận xét
-Cá nhân
-Quan sát và thuyết trình
-Cả lớp
-Nhóm
Rút kinh ngiệm:
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2010
Thể dục
Bài : ĐỘI HÌNH - ĐỘI NGŨ
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I/MỤC TIÊU :
-Ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng, nhanh, 
 trật tự .
-Học đi thường theo nhịp 2 - 4.
-Làm quen với tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay về trước. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
-Ôn trò chơi "Qua đường lội". Yêu cầu biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II/CHUẨN BỊ :
-Còi.
-Sân, bãi.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ :
-Dồn hàng, dàn hàng, dóng hàng. 
-Đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái.
B/Bài mới :
 1/Giới thiệu bài :
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 *Hoạt động 1 : Phần mở đầu :
 -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 -Ôn trò chơi "Diệt các con vật có hại"
 *Hoạt động 2 : Phần cơ bản :
 -Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
 -Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
 -Ôn dàn hàng, dồn hàng.
 +Tập tư thế cơ bản : Đứng đưa hai tay ra trước.
 -Trò chơi : "Qua đường lội"
 *Hoạt động 3: Phần kết thúc :
 -Tập lại tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước.
C/Củng cố - Dặn dò :
-Hệ thống lại bài.
-Nhận xét tiết học.
-Nhóm
-Tổ
-Cả lớp
-Tổ
-Tổ
-Cá nhân, nhóm, lớp
-Cả lớp
-Nhóm, lớp
Rút kinh ngiệm:
Toán
Bài : LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU : Giúp học sinh
-Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
-Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép cộng.
II/CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ, Sgk.
-Bộ đồ dùng học Toán, bảng con.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
A/Kiểm tra bài cũ:
-Đọc, viết, điền số, điền dấu các phép tính cộng trong phạm vi 5.
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài: Luyện tập
 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1: Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5: 
 +Bài 1: Tính
 -Dựa vào bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5 để làm các phép tính.
 +Bài 2: Tính :
 •Khi thực hiện phép tính theo hàng dọc ta phải chú ý điều gì?
 -HS thực hiện phép tính vào bảng con.
 +Bài 3: Tính:
 -Trò chơi "Kết thân"
 -Mỗi nhóm đọc kết quả trên bảng xoay.
 +Bài 4: >, <, = :
 -Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
 -HS thi đua làm bài.
*Hoạt động 2: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính :
 +Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
 -GV

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 69.doc