Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 5

I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể rất chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật ( chú bé mồ côi, nhà vua ) với lời người kể chuyện.

- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- Trả lời được các câu hỏi1,2,3 trong bài.( HS khá giỏi trả lời câu 4)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 

doc 30 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 6 
-GV hỏi lại : Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu vậy trung bình cộng của mỗi can có mấy lít dầu? 
-Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy ?
-Dựa vào cách giải của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4? 
-GV cho HS nêu ý kiến , nếu HS nêu đúng thì GV khẳng định lại , nếu HS không nêu đúng GV hướng dẫn các em nhận xét để rút ra từng bước tìm 
+Bước thứ nhất trong bài trên , chúng ta tính gì ? 
+Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can , chúng ta tính gì ? 
+Như vậy , để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can . 
-Tổng 6 và 4 có mấy số hạng ? 
+Để tìm số trung bình cộng của 2 số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2 , 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6 
-GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. 
*Bài toán 2 : ( HD tương tự BT1)
-GV yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trường hợp khác , sau đó yêu cầu HS nêu quy tắc tính số trung bình cộng của nhiều số . 
2/ Luyện tập – Thực hành . 
*Bài 1 ( a,b,c)
 -GV yêu cầu HS nêu đề bài , sau đó tự làm 
- Bài 2 : 
-GV yêu cầu HS đọc đề toán . 
-Bài toán cho biết gì ? 
-Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ? 
-GV yêu cầu HS làm bài . 
-GV nhận xét và cho điểm HS . 
 *Bài 3: (HD làm)
-Bài toán yêu cầu HS chúng ta tính gì ?
-Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 
-GV yêu cầu làm bài . 
-GV nhận xét và cho điểm HS . 
 4/Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Luyện tập.
-3 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-HS đọc đề bài . 
-Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu 
-Nếu rót đều số lít dầu và 2 can thì mỗi can có : 10 : 2 = 5 lít dầu 
-1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm vào giấy nháp .
-HS nghe giảng
-Trung bình mỗi can có 5 lít dầu
-Số trung bình cộng của 6 và 4 là 5
-HS suy nghĩ , thảo luận với nhau để tìm theo yêu câu . 
+Tính tổng số dầu trong cả 2 can dầu 
+Thực hiện phép tính chia tổng số dầu cho 2 can . 
-Có 2 số hạng . 
 -Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số . Ta tính tổng của các só đó rồi lấy tổng chia cho các số hạng 
-HS cả lớp làm bài vào VBT,
 4 HS lên bảng sửa - NX
-HS đọc đề bài 
-Số cân nặng của bốn bạn : Mai , Hoa , Hưng , Thịnh 
-Số ki – lô – gam trung bình cân nặng của mỗi bạn 
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT 
-Tìm Số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9
-HS nêu : 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 ,9 
-Làm theo nhĩm, trình bày
Tiết 3	Môn: KHOA HỌC
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN 
I.MỤC TIÊU 
- Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật 
- Nêu được ích lợi của muối I – ốt( giúp cơ thể phát triển thể lực và trí tuệ).
- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Các minh hoạ trong SGK.
- Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa I – ốt và những tác hại do không ăn muối I – ốt . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau :
+Tại sao cần ăn phối hợp các chất đạm động vật và đạm thực vật ? 
+Tại sao phải ăn nhiều cá 
-GV nhận xét và cho điểm 
 3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
-GV yêu cầu 1HS mở SGK trang 20 và đọc tên bài 9 
GV : Tại sao chúng ta nên sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này ? 
 -Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
b.1/Hoạt động 1: Trò chơi “ Kể tên những món rán ( chiên ) hay xào “
-GV tiến hành trò chơi theo các bước . 
+Chia lớp thành2 đội : Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn . 
+Thành viên trong mỗi đội nốùi tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm . Lưu ý mỗi HS chỉ viết 1 món ăn . 
-GV cùng các trọng tại công bố kết qủa của hai đội 
-Tuyên dương đội thắng cuộc 
-GV chuyển hoạt động : Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn . Để hiểu thêm về chất béo . Chúng ta cùng tìm hiểu bài
*Hoạt động 2 : Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và thực vật ? 
Việc 1 : GV tiến hành thảo luận nhóm theo hướng 
-Chia nhóm HS 
+Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau : 
+Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật và thực vật ? 
+Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật hoặc thực vật . 
-Yêu cầu HS trình bày kết qủa thảo luận , nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến hay . 
Việc 3 : GV yêu cầu HS đọc phần đầu của mục bạn cần biết 
-GV kết luận : Trong chất béo động vật như mỡ , bơ có chứa nhiều a-xít béo no , khó tiêu. Trong chất béo thực vật có nhiều nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu . Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại các a – xít . Ngoài thịt mỡ trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này . 
*Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i- ốt và không nên ăn mặn 
*Việc 1 : GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh về ích lợi của việc dùng muối I –ốt đã yêu cầu từ tiết trước . 
-GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi : muối I –ốt có ích lợi gì cho con người ? 
-Gọi 3 – 5 HS trình bày ý kiến của mình . GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng . 
-Gọi HS đọc phần thứ hai mục bạn cần biết 
*Việc 2 : GV hỏi HS : muối I –ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ? 
-GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng . 
-GV kết luận : chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bệnh áp huyết cao 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài: ăn nhiều rau và qủa chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn 
-1- 2 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-1 HS đọc : sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
-Lắng nghe 
-1 HS nhắc lại 
+Chia đội và cử trọng tài của đội mình 
+HS lên bảng viết tên các món ăn : thịt rán , cá rán, khoai tây , rau xào , thịt xào , rangcơm , nem rán , đậu rán , lươn xào .. 
-Hoạt động nhóm theo hướng dẫn GV . 
-Chia nhóm và tiến hành thảo luận . 
+ Những món ăn: thịt rán, tôm rán , thịt bò xào . 
+Vì trong chất béo động vật có chứa nhiều a-xít béo no , khó tiêu , trong chất béo thực vật có nhiều nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu . Vậy ta nên ăn kết hợp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch . 
-2- 3 HS trình bày 
-2 HS đọc theo yêu cầu . 
-Lắng nghe . 
-HS mang những tranh ảnh minh sưu tầm được để trình bày .
+HS thảo luận cặp đôi 
+Trình bày ý kiến 
-Thực hiện yêu cầu . 
HS nối tiếp nhau trả lời . 
-Lắng nghe
Tiết 4	Môn: KĨ THUẬT
Bài 4 : KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG( t.2)
(2 TIẾT ) 
* Mục đích yêu cầu: ( tiết 1)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV hệ thống lại các kiến thực trọng tâm của tiết học trước.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Để giúp các em khắc sâu kiến thức bài học của tiết học tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành tiết 2 bài : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
-GV ghi tựa bài lên bảng
b.Hoạt động Dạy – Học: 
*Hoạt động 3: HS thực hành Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
-Gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( phần ghi nhớ ) . 
-Nhận xét thao tác của Hs và sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật theo các bước : 
Bước 1 : Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu lược 
Bước 3 : khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian , yêu cầu thực hành.
*Hoạt động 4: Đánh giá kết qủa học tập của HS.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
+Khâu ghép hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng.
+Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+Hoàn thành đúng thời gian quy định.
-GV nhận xét , đánh giá kết qủa học tập của một số HS. 
4Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đột thưa”
-Lắng nghe
-Lắng nghe. 
-Thực hiện yêu cầu. 
-HS thực hành ,GV quan sát , uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. 
-HS trưng bày sản phẩm thực hành .
-HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
Tiết 5	Môn: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- Dựa vào gới ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện )
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Một số truyện viết về tính trung thực
Bảng lớp viết đề bài. Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK . 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1/ Oån định 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 1 HS 
- HS kể 1,2 đạon của câu chuyện Một nhà thơ chân chính, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
3.2/ Hướng dẫn HS kể chuyện 
a/ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
- HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GV viết đề bài, gạch dưới những chữ sau trong đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã được nghe về tính trung thực- giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề. 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1- 2- 3- 4 
- GV dán lên bảng dàn ý bài Kể chuyện 
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. 
b/ HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- KC trong nhóm 
+ HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Thi kể chuyện trước lớp 
+ HS xung phong KC trước lớp 
+ Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình . 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Y/c HS về tập kể lại câu chuyện
Thứ tư, ngày . . . tháng . . . năm . . .
Tiết 1	Môn: TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm mợt đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo. 
- Trả lời được các câu hỏi, thuộc một đoạn thơ khoảng 10 dòng. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài thơ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Những hạt thóc giống , trả lời câu hỏi trong SGK . 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Bài thơ ngụ ngôn Gà Trống và Cáo của nhà thơ La Phông- ten khuyên em điều gì? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh họa . 
3.2/ Luyện đọc và tìm tìm hiểu bài 
a/ Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ : 
+ Đoạn 1: Mười dòng thơ đầu 
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp 
+ Đoạn 3: Bốn dòng còn lại 
- HS đọc chú thích các từ mới cuối bài đọc 
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài . 
b/ Tìm hiểu bài 
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 
- Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu? 
+ Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây 
- Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? 
+ Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: từ nay muôn loài để kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà tỏ bày tình thân.
- Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? 
+Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất, ăn thịt 
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2 , trả lời câu hỏi 
- Vì sao Gà không nghe lời Cáo? 
+ Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt Gà .
- Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì? 
+ Cáo rất sợ chó săn . Tung tin có cặp chó săn 
đang chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian. 
- HS đọc thầm đoạn còn lại , trả lời câu hỏi 
- Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói? 
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy . 
- Thấy Cáo bỏ chạy , thái độ của Gà ra sao? 
+ Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp. 
- Theo em, Gà thông minh ở điểm nào? 
+ Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó , báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy. 
- HS đọc câu hỏi 4, suy nghĩ, lựa chọn ý đúng, phát biểu. 
- NDC:
- HS nêu - NX
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và 
Học thuộc lòng 
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ . 
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo cách phân vai. 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp thi HTL từng đoạn, cả bài thơ. 
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV mời 2 HS nhận xét về Cáo 
- Cáo gian trá, xảo quyệt
và Gà Trống. 
nói lời ngọt ngào hòng lừa Gà Trống xuống đất để ăn thịt./ Gà Trống thông minh , mưu trí vờ tin lời Cáo, rồi tung tin có gặp chó săn đang đến dọa Cáo làm Cáo tưởng thật, khiếp sợ bỏ chạy. 
- GDHS : Các em phải sống thật thà, trung thực, song cũng phải biết xử trí thông minh trước hành động xấu của bọn lừa đảo. Gà Trống đáng khen và thông minh , không mắc mưu Cáo, lại còn làm cho Cáo phải khiếp vía, bỏ chạy. 
- HS lắng nghe 
- NX tiết học
- HS về HTL bài thơ
Tiết 2	Môn: MĨ THUẬT
Bài:
( Giáo viên chuyên trách soạn – giảng)
Tiết 3	Môn: TOÁN
LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU
- Tính được trung bình cộng của nhiều số.
- Bước đầu biết giải toán về tìm số trung bình cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 	
- Sách Toán.
- Vở BTT.
- Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 22 và kiểm tra một số vở BT về nhà của HS . 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-GV : Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục củng cố về số trung bình cộng . 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b)Hướng dẫn luyện tập 
*Bài 1 
 -GV yêu cầu HS yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài . 
*Bài 2: 
-GV gọi HS đọc đề bài . 
-Yêu cầu HS tự làm . 
Bài 3 : 
-GV gọi HS đọc đề bài . 
-Yêu cầu HS tự làm
-GV nhận xét và cho điểm HS . 
Bài 4 :
-GV gọi HS đọc đề bài . 
*Bài 5: ( HD về nhà làm)
-GV yêu cầu HS đọc phần a 
-Muốn biết số còn lại chúng ta phải biết được gì ? 
-Có tính được tổng của hai số không ? Tính bằng cách nào ? 
4/Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Biểu đồ 
-3 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe GV giới thiệu .
-Mộät vài HS nhắc lại tên bài dạy.
-HS làm bài , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
- 1,2 em đọc đề, HS làm vào vở, 1em lên giải
-1 HS lên bảng làm , HS cả lớp viết vào VBT 
- HS đọc đề
- HS làm theo nhĩm lên sửa bài-NX
-Thực hiện yêu cầu . 
-Phải tính tổng của hai số , sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết 
-Lấy số trung bình cộng của haisố nhân với 2 ta được tổng của hai số 
a. Tổng của hai số là : 
 9 x 2 = 18 
 Số cần tìm là : 
 18 - 12 = 6
Tiết 4	Môn: TLV
VIẾT THƯ
( Kiểm tra viết )
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức ( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư ). 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Giấy viết, phong bì , tem thư. 
- Giấy khổ to viết vắn tắt những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Giới thiệu mục đích , yêu cầu của giờ kiểm tra 
- Trong tiết học này, các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư để tiếp tục rèn luyện và củng cố kĩ năng viết thư. Bài kiểm tra sẽ giúp cả lớp chúng ta biết bạn nào viết được lá thư đúng thể thức, hay nhất, chân thành nhất. 
- HS lắng nghe. 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề bài 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư. 
- GV dán bảng nội dung cần ghi nhớ. 
- GV hỏi HS về việc chuẩn bị 
cho giờ kiểm tra . 
- GV đọc và viết đề kiểm tra lên bảng 
- GV nhắc HS: 
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
+ Viết thư xong, em cho vào phong bì, ghi ngoài phong bì tên, địa chỉ người gửi; tên , tên địa chỉ người nhận. 
- Một vài HS nói đề tài và đối tượng em chọn để viết thư. 
3.2/ HS thực hành viết thư 
- HS viết thư 
- Cuối giờ, HS đặt lá thư đã viết vào phong bì, viết địa chỉ người gửi, người nhân, nộp cho GV ( thư không dán ) 
4/ Củng cố, dặn dò
- GV thu bài của cả lớp; 
- Dặn một số HS kém, viết bài chưa đạt về nhà viết thêm một lá thư khác, nộp vào tiết sau. 
Tiết 5	Môn: LỊCH SỬ
Bài 3 : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ 
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I.MỤC TIÊU: 
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triệu đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
 -Kể lại một số chính sách áp bức bốc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. 
- HS khá giỏi biết : Nhân dân đã không cam chịu là nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá, độc lập dân tộc. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu học tập của HS. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 – 2 HS lên trả lời các câu hỏi sau : 
+Hãy kể lại những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc việt và người Aâu Việt ? 
+So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Aâu Lạc. 
-GV nhận xét đánh giá. 
3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
Bài học hôm nay giúp HS biết:
+Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triệu đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
+Kể lại một số chính sách áp bức bốc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. 
+Nhân dân đã không cam chịu là nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. Qua bài : Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc ”
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân . 
-GV đưa ra bảng ( để trống hoặc chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
-GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
-GV đưa ra bảng thống kê ( có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa , cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống).
-GV gọi 1 vài HS báo cáo kết qủa làm việc của mình.
-GV nhận xét 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng”
-1 – 2 HS thực hiện yêu cầu. HS cả lớp quan sát nhận xét. 
-Lắng nghe.
-Quan sát .
-HS điền nội dung vào các ô trống như bảng trên. Đại diện HS báo cáo kết qủa làm việc của mình trước cả lớp. 
-HS điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột các cuộc khởi nghĩa .
-1 vài HS báo cáo kết qủa làm việc của mình.Cả lớp nhận xét 
Thứ năm, ngày . . . tháng . . . năm . . .
Tiết 1	Môn: LTVC
DANH TỪ
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ). 
- Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh từ. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2 ( phần Nhận xét ).
- Tranh, ảnh về một số sự vật có trong đoạn thơ ở BT1 ( phần Nhận xét ); con sông , rặng dừa, truyện cổ, .
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Luyện tập ). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS làm lại BT1 và 2 tiết trước. 
+ HS 1: Viết trên bảng lớp những từ cùng nghĩa với trung thực, đặt câu với 1 từ cùng nghĩa ( làm miệng ) 
+ HS2: Viết những từ trái nghĩa với trung thực , đặt 1 câu với 1 từ trái nghĩa ( làm miệng)
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
3.2/ Phần nhận xét 
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ , phát biểu ý kiến. 
- GV phát phiếu cho các nhóm HS, hướng dẫn các em đọc từng câu thơ, gạch dưới các từ chỉ sự vật trong từng câu. 
- HS trao đổi, thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng. 
Dòng 1
truyện cổ 
Dòng 5
 đời , cha ông 
Dòng 2
cuộc sống, tiếng xưa 
Dòng 6
con, sông, chân trời 
Dòng 3
con, nắng, mưa 
Dòng 7
truyện cổ 
Dòng 4
con, sông , rặng, dừa 
Dòng 8
ông cha 
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ , phát biểu ý kiến. 
- GV phát phiếu cho các nhóm HS, hướng dẫn các em đọc từng câu thơ, gạch dưới các từ chỉ sự vật trong từng câu.
- HS trao đổi, thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng. 
- GV giải thích thêm : 
+ Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn. được.
+ Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật. Ví dụ: tính mưa bằng cơn, tính dừa bằng rặng hay cây.
3.3/ Phần Ghi nhớ 
- Danh từ là gì?
- HS căn cứ vào BT2 ( phần Nhận xét ), tự nêu định nghĩa danh từ . 
- Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại . 
3.4/ Phần Luyện tập 
Bài tập 1 
- HS đọc yêu cầu, viết vào vở những danh từ chỉ khái niệm . 
- GV phát phiếu làm bài cho 4 HS. 
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: điểm, đạo đức, lòng , kinh nghiệm, cách mạng. 
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5(2).doc