I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
II.ĐDDH:
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH.
III. Các HĐDH chủ yếu:
ét, tuyên dương. Tiết 2 d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc. - 1 HS khá giỏi đọc mẫu. - 2 HS đọc đoạn 1: + Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen. - 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? + Tìm những từ ngữ tả hương sen. - GV: Bài văn nói lên vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. - Cho 3 HS đọc toàn bài. GV nhận xét cho điểm. * Luyện nói: - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Nói về sen). - Cho HS quan sát tranh, nêu những hiểu biết về loài sen. 3. Củng cố – Dặn dò: - 1 HS đọc lại toàn bài. - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Mời vào”. Toán Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ) I. Mục tiêu: - Nắm được cách cộng số có hai chữ số. - Biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số. - Vận dụng để giải toán. II. ĐDDH: - GV: Bó chục và que tính rời. - HS: Bộ THT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. KTBC: - 1HS lên bảng giải bài toán the tóm tắt: Có : 17 con chim Bay đi : 5 con chim Còn lại : con chim? - HS dưới lớp làm ra giấy nháp. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Giới thiệu cách làm tính cộng . Trường hợp 35 + 24. *) Hình thành phép cộng - Lấy cho cô 3 bó chục và 5 que tính rời. GV gài bảng. - Em vừa lấy được bao nhiêu que tính? ( 35). GV viết số 35. - Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?(GV viết 3 vào cột chục, 5 vào cột đv) - Lấy thêm 2 bó chục và 4 que tính rời nữa. GV gài bảng. - Em vừa lấy thêm được bao nhiêu que tính?( 24 ). GV viết số 24. - Số 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (GV viết 2 vào cột chục, 4 vào cột đv) - Cả 2 lần em lấy được bao nhiêu que tính? (59 ). Viết 5 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị. - Để biết cả 2 lần lấy được bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì? ( Phép +) - Hãy đọc phép cộng đó.( 35 + 24) *) HD đặt tính : - Khi đặt tính cần lưu ý gì? ( Viết số thẳng cột ) - HS nêu cách đặt tính. + Viết số 35, rồi viết số 24 sao cho 2 thẳng với 3 ở cột chục, 4 thẳng với 5 ở cột đơn vị. + Viết dấu + ở giữa 2 số dịch về bên trái. + Kẻ vạch ngang. *) HD tính: - Khi tính cần lưu ý gì? ( Tính từ phải sang trái) 35 . 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 + . 3cộng 2 bằng 5, viết 5. 24 59 - Vậy 35 + 24 = 59. - HS nhắc lại cách cộng. . Trường hợp 35 + 20 - Bỏ thao tác trên que tính. - HS lên đặt tính và tính. . Trường hợp 35 + 2 - Khi đặt tính cần lưu ý điều gì? (2 thẳng với 5 ở hành đơn vị). - HS lên đặt tính và tính, dưới lớp làm bảng con. c. Luyện tập * Bài 1: + Bài yêu cầu gì? ( Tính ) + Học sinh làm bài. + 3Học sinh lên chữa bài. Nhận xét. *Bài 2: + Nêu yêu cầu ? ( Đăt tính rồi tính ) + Lưu ý viết số thẳng cột. Tính từ phải sang trái + HS làm bài, chữa bài, đổi vở KT. * Bài 3: + HS đọc đề toán. + HS phân tích đề, ghi tóm tắt. + Học sinh giải và trình bày bài giải. + Chữa bài, nhận xét. * Bài 4: + HS đọc yêu cầu.( Đo đọ dài của mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo) + HS làm bài( AB: 9 cm, CD: 13 cm, MN: 12 cm) 3. Củng cố dặn dò: - Khi đặt tính theo cột dọc cần lưu ý gì? - Khi tính cần tính thế nào? ________________________________________ Hát nhạc ( GV chuyên) __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010 Tập viết Tô chữ hoa L, M, N I. Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: L, M, N - Viết đúng các vần: en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2. - HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2. II.ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ: - Chữ hoa L, M, N. - Các vần en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. III. Các HĐDH chủ yếu: 1. KTBC: - Viết bảng con theo dãy: ngoan ngoãn, đoạt giải, giàn khoan. - Chấm 1 số vở của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn tô chữ hoa: - Treo bảng phụ có chữ mẫu: Chữ hoa L gồm những nét nào? - GV giới thiệu chữ mẫu và HD quy trình viết. - HS viết bảng con. - GV uốn nắn, sửa sai. - GV giới thiệu cách viết chữ hoa M, N( Tương tự chữ L). - HS viết bảng con. c. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng. - GV treo bảng phụ có các từ ứng dụng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh, phân tích tiếng hoa, nhoẻn, trong, xoong. - GV nhắc lại cách nối các con chữ. - HS viết bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. d. Hướng dẫn HS viết vở. - GV cho 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vở từng dòng: en, oen, ong, oong, hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. - HS khá giỏi viết cả bài. - GV uốn nắn tư thế và các lỗi khi viết. - Thu, chấm một số bài. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố – Dặn dò: - Tìm thêm những tiếng có vần en, oen, ong, oong. - Về viết những dòng còn lại. _______________________________________________ Chính tả Hoa sen I. Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát “Hoa sen”: 28chữ trong khoảng 12 – 15 phút. - Điền đúng vần en, oen; chữ g, gh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK). II. ĐDDH: - Bảng phụ chép sẵn bài thơ và 2BT. III. Các HĐDH chủ yếu: 1. KTBC: - 2 HS lên bảng làm BT 2, 3 – SGK ( T 87 ). - Chấm vở của 1 số HS về nhà viết lại. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS tập chép. - Treo bảng phụ. - HS đọc bài “Hoa sen” (3 – 5 em). - Tìm tiếng khó viết ( gì, lại chen, lá xanh. ) - Phân tích tiếng gì, chen, xanh. - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con). - GV hướng dẫn cách trình bày. - HS chép bài chính tả vào vở. - Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi. - GV thu chấm 1 số bài. c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả. * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống vần en hay oen? - GV gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát tranh: ? Tranh vẽ cảnh gì? - 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở. * Bài tập 3: Điền g hay gh? - Tiến hành tương tự BT2. - GV chữa bài, nhận xét. - Khi nào điền gh? ( Khi đi với e, ê, i) - Chấm 1 số bài. 3. Củng cố – Dặn dò: . GDBVMT: Hoa sen là loài hoa vừa đẹp vừa có ý nghĩa, ai cũng yêu thích, do vậy chúng ta cần giữ gìn cho hoa đẹp mãi. - Khen những em viết đẹp. - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài. _________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính. - Biết tính nhẩm. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. KTBC: - 3HS lên bảng, dưới lớp làm bảng con theo dãy: Đặt tính rồi tính: 37+ 22 60 + 29 54 + 5 - Chữa bài, nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. HD luyện tập. * Bài 1: + HS nêu yêu cầu.(Đặt tính rồi tính) + Khi đặt tính cần lưu ý gì? ( Viết các số thẳng cột) + HS làm bài. + Chữa bài. * Bài 2: + Bài yêu cầu gì? (Tính nhẩm) + HD cách nhẩm 52 + 6: 2 cộng 6 bằng 8, 50 cộng 8 bằng 58 . + HS làm bài, chữa bài. + Cho HS nhận ra tính chất giao hoán của phép cộng ở cột 3, 4. *Bài 3: + HS đọc đề toán. + HS phân tích đề ghi tóm tắt: Gái : 21 bạn Trai : 14 bạn Có tất cả: bạn ? + 1 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở. Bài giải Lớp em có tất cả là: 21 + 14 = 35 (bạn) Đáp số: 35 bạn + HS làm bài, chữa bài. *Bài 4: + HS đọc yêu cầu. + HS nhắc lại các bước vẽ đoạn thẳng. + HS dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm. + Đổi vở kiểm tra. 3. Củng cố, dặn dò: - Khi thực hiện các phép tính theo cột dọc cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào? - Về chuẩn bi tiết sau “Luyện tập”. _______________________________________ Đạo đức Chào hỏi và tạm biệt ( T2) I.Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày. - Lấy CC1 – NX6. II. Đồ dùng D- H: - Vở BT đạo đức. - Bài hát con chim vành khuyên. III. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC: - Cần chào hỏi khi nào? - Khi nào cần nói lời tạm biệt? - Nói lời chào hỏi và tạm biệt để làm gì? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học tập * HĐ 1: Thảo luận cặp đôi bài tập 3. - GV đưa từng tình huống: Đến bệnh viện (rạp chiếu phim) cần chào hỏi như thế nào? Vì sao làm như vậy? - HS trình bày kết quả. - Nhận xét. . GVKL: Khi chào hỏi cần nhẹ nhàng, không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến người xung quanh. * HĐ 2: Cho cả lớp hát bài “ Con chim vành khuyên”. * HĐ 3: Hướng dẫn đọc câu tục ngữ cuối bài. 3. Củng cố dặn dò. - Khi nào cần chào hỏi? Lúc nào cần nói lời chia tay? - Cần thực hiện chào hỏi khi gặp mặt, tạm biệt lúc chia tay. __________________________________ tự nhiên và xã hội Nhận biết cây cối và con vật I. Mục tiêu: - Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật. - Nêu điểm giống ( khác) nhau giữa một số cây hoặc giữa một số con vật. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh 1 con vật. Phiếu học tập. Giấy to, keo, nam châm. - HS: Sưu tầm tranh con vật. III. Các hoạt động day học: 1. Bài cũ: - Muỗi thường sống ở đâu? - Muỗi là con vật trung gian truyền những bệnh gì? - Khi đi ngủ cần làm gì để không bị muỗi đốt? - Kể 1 số cách diệt muỗi. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) HD các hoạt động. *HĐ1: Phân loại mẫu vật thực vật. - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút dạ và 1 phiếu có kẻ bảng: Cây gỗ Cây rau Cây hoa - GV yêu cầu : +) Viết tên các loại cây gỗ, cây rau, cây hoa vào đúng vị trí trong bảng. +) Nêu tên các bộ phận của cây gỗ, cây rau, cây hoa. +) ích lợi của các loại cây đó. - HS làm việc theo nhóm. - Cử đại diện lên trình bày. - Nhận xét, bổ sung. GVKL: Có rất nhiều loại cây khác nhau, cây thì cho hoa (cây hoa), cây làm thức ăn (cây rau), có cây để lấy gỗ. Các cây đều có chung một đặc điểm là: có rễ, thân, lá, hoa. . GDMT: Các loại cây đều đem lại lợi ích cho con người. Các em cần chăm sóc và bảo vệ các loài cây. *HĐ2: Phân loại các mẫu vật động vật. - Chia lớp làm 3 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh các con vật theo 2 cột.1 cột dán những con vật có ích, 1 cột dán những con vật có hại sau đó nói tên các bộ phận của 1 số con vật. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện lên giới thiệu. - Nhận xét, bổ sung. GVMT: Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng và kích cỡ song chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển. Các loài vật có ích cần được bảo vệ, các loài vật có hại cần tiêu diệt. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 31 tháng 3năm 2010 Mĩ thuật ( GV chuyên) _________________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100. - Biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1.KTBC: 3 HS lên bảng, dưới lớp làm ra giấy nháp theo dãy. 47 + 22 83 + 5 6 + 31 5 + 20 30 + 54 54 + 13 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. HD luyện tập. * Bài 1: + HS nêu yêu cầu.(Tính) + HS làm bài. +3 HS lên chữa bài. * Bài 2: + Bài yêu cầu gì? (Tính) + HD: Tính nhẩm sau đó điền kết quả có kèm đơn vị là cm. + HS làm bài, chữa bài, đổi vở KT. *Bài 3: + HS nêu yêu cầu. ( Nối theo mẫu) + Tổ chức thành trò chơi “ Tiếp sức” giữa 2 nhóm. *Bài 4: + HS đọc đề toán + Cho HS tóm tắt ra giấy nháp. Khuyến khích tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. VD: 15 cm 14 cm ? cm + HS tự giải và trình bày bài giải vào vở. + Chữa bài, đổi vở KT. 3. Củng cố, dặn dò: - Đưa 1 số phép cộng cho HS nhẩm nhanh. - Về chuẩn bi tiết sau “Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ)”. _____________________________________ Tập đọc Mời vào I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền, biển cả. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). - Học thuộc 2 khổ thơ đầu. II.ĐDDH: - Sử dụng tranh SGK. - Bộ HVTH III. Các HĐDH chủ yếu: Tiết 1 1. KTBC: HS đọc bài “Đầm sen” và trả lời câu hỏi: - Tìm những từ miêu tả lá sen. - Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? - Hãy đọc câu văn tả hương sen trong bài. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện đọc: * 1 HS đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn. Giọng chậm rãi khi đọc các đoạn đối thoại. Giọng trải dài khi đọc 10 dòng thơ cuối. * HD luyện đọc. . Luyện đọc tiếng, từ ngữ: - Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần chú ý? - HS nêu. - GV viết: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền, biển cả. - HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp. - Phân tích tiếng kiễng, soạn, thuyền và ghép theo dãy: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. . Luyện đọc câu. - Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp. - 2 bàn đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp. . Luyện đọc đoạn, bài. - Bài có mấy khổ thơ? (4 đoạn). - HS tìm các khổ thơ. - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - Cả lớp đọc đồng thanh. - Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài. - 3 HS đọc toàn bài. - GV nhận xét, ghi điểm c. Ôn các vần ong, oong: * Tìm tiếng trong bài có vần ong: trong. - HS đọc, phân tích tiếng trong. * Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong. - Cho HS quan sát tranh, đọc từ mẫu. - Cho HS thi đua tìm từ có tiếng chứa vần ong, oong. - Nhận xét, tuyên dương. Tiết 2 d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc. - GV đọc mẫu lần 2. + Những ai đến gõ cửa ngôi nhà? - 2 HS đọc khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi: + Gió được mời vào nhà như thế nào? + Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? - GV cho HS đọc theo cách phân vai. - GV: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. - Cho 3 HS đọc toàn bài. - GV nhận xét cho điểm. * Học thuộc lòng: - HD học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần. - HS thi đua đọc thuộc bài thơ. - GV nhận xét, cho điểm. * Luyện nói: - Chủ đề bài luyện nói là gì? (Nói về những con vật em yêu thích). - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Cho HS đọc câu mẫu. - HS thi đua nói về con vật mình yêu thích. - Đại diện trình bày. 3. Củng cố – Dặn dò: - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Về đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu của bài thơ. Chuẩn bị bài “Chú công”. __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2010 Chính tả Mời vào I. Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 1 và 2 bài “Mời vào ” khoảng 15 phút. - Điền đúng chữ ong hay oong chữ ng hay ngh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK). II. ĐDDH: - Bảng phụ chép sẵn khổ thơ 1, 2 bài “Mời vào” và BT2, 3. III. Các HĐDH chủ yếu: 1. KTBC: - 1 HS lên làm lại BT2, 3 (T93) và nêu lại luật chính tả viết g hay gh. - Chấm 1 số vở của HS phải viết lại bài hoa sen. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS tập chép. - Treo bảng phụ. - HS đọc 2 thơ (3 – 5 em). - Tìm tiếng khó viết:(nếu, là nai, xem gạc). - Phân tích tiếng khó viết: nếu, gạc. - GV cất bảng. HS viết bảng (3HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con). - GV hướng dẫn cách trình bày thể thơ 3 chữ. - HS chép bài chính tả vào vở. - Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi. - Chấm 1 số bài. c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả. * Bài tập 2: Điền vần ong hay oong? - GV gọi HS đọc yêu cầu. - 1HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở. * Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh? - GV gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát tranh: ? Tranh vẽ cảnh gì? - 3HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở. - Chấm 1 số bài. 3. Củng cố – Dặn dò: - Khen những em viết đẹp. - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài. _________________________________________ Kể chuyện Niềm vui bất ngờ I. Mục tiêu: - Kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ. - HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. II. ĐDDH: - Tranh minh hoạ câu chuyện. III. Các HĐDH chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh kể lại một đoạn truyện: “ Bông hoa cúc trắng”. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. GV kể chuyện “ Niềm vui bất ngờ ”. - GV kể toàn bộ chuyện lần 1. - Kể lần 2 kết hợp tranh. * Chú ý giọng kể: - Lời người dẫn truyện: Khoan thai, hồi hộp, khi lưu luyến. - Lời Bác Hồ: Cởi mở, âu yếm. - Lời các cháu: Phấn khởi, hồn nhiên. c. Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh. * Tranh 1: - GV treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì? - Ai nói được câu các bạn nhỏ xin cô giáo? * Tranh 2: - Chuyện gì diễn ra sau đó? * Tranh 3: - Bác Hồ trò chuyện với các bạn ra sao? * Tranh 4; - Cuộc chia tay diễn ra thế nào? d. Hướng dẫn HS kể toàn chuyện. - GV tổ chức cho các nhóm thi kể. e. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - GV: Câu chuyện này cho em biết điều gì? - HS: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ. - GV : Bác Hồ và thiếu nhi rất gần gũi. 3. Củng cố – Dặn dò: - Hãy hát 1 bài hát về Bác Hồ. - Về kể chuyện cho gia đình nghe. ______________________________________________ Toán Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số. - Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số. II. ĐDDH: - GV: Các bó chục và que tính rời. - HS: Bộ THT. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. KTBC: - 2HS lên bảng làm BT: Tính. a) 36 + 13 = b) 52 + 6 = 5 cm + 32 cm = 24 cm + 24 cm = - Dưới lớp nhẩm nhanh phép cộng do GV đưa ra. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23. *) Hình thành phép trừ - Lấy cho cô 57 que tính . GV gài bảng. - Tương ứng với 57 que tính ta có số nào? ( 57). GV viết số 57. - Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị?(GV viết 5 vào cột chục, 7 vào cột đv) - Tách ra 2 bó chục và 3 que tính rời. GV gài bảng xuống dưới. - Em vừa tách ra bao nhiêu que tính?( 23 ). GV viết số 23. - Số 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (GV viết 2 vào cột chục, 3 vào cột đv, rồi viết dấu -) - Sau khi tách 23 que tính ra thì còn lại bao nhiêu que tính? (34 ). - Số 34 gồm mấy chục và mấy đơn vị?( 3 chục và 4 đơn vị). GV viết 3 vào cột chục, 4 vào cột đơn vị. - Để biết sau khi tách còn bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì? ( Phép -) - Hãy đọc phép trừ đó.( 57 - 23) *) HD đặt tính : - Khi đặt tính cần lưu ý gì? ( Viết số thẳng cột ) - HS nêu cách đặt tính. +) Viết số 57, rồi viết số 23 sao cho 2 thẳng với 5 ở cột chục, 3 thẳng với 7 ở cột đơn vị. +) Viết dấu - ở giữa 2 số dịch về bên trái. +) Kẻ vạch ngang. *) HD tính: - Khi tính cần lưu ý gì? ( Tính từ phải sang trái) 57 . 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 23 . 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 34 - Vậy 57 - 23 = 34. - HS nhắc lại cách trừ. c. Luyện tập * Bài 1: + HS yêu cầu: a) Tính b) Đặt tính rồi tính + Học sinh làm bài. + 2Học sinh lên chữa bài. Nhận xét. + Lưu ý các trường hợp xuất hiện số 0 ( 35 – 15, 59 – 53, 56 – 16). HS viết kết quả là 6 hay 06 ( 59 – 53) đều chấp nhận. *Bài 2: + Nêu yêu cầu ? (Đúng ghi Đ, sai ghi S ) + HD: Muốn biết mỗi phép tính đúng hay sai ta phải KT những gì? + HS làm bài, chữa bài , cần giải thích vì sao ghi Đ( S), đổi vở KT. * Bài 3: + HS đọc đề toán. + HS phân tích đề, ghi tóm tắt. + Học sinh giải và trình bày bài giải. + Chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu đề toán dựa vào phép tính : 37 - 12 - Về chuẩn bị tiết sau. _____________________________________________ Thể dục Trò chơi “ Chuyền cầu theo nhóm 2 người ” và “ Kéo cưa lừa xẻ” I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người. - Bước đầu biết cách chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ” chưa có vần điệu. - Lấy CC 1, 2, 3 – NX6. II.Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường. GV có còi và 1 số quả cầu. HS có bảng con. III. Nội dung và PP lên lớp: 1.Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, YC bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” 2. Phần cơ bản: * Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”: 6- 8 phút. - GV nêu tên trò chơi. - Cho HS theo từng đôi một quay mặt vào nhau theo hàng ngang. - Cho 1 đôi lên làm mẫu kết hợp giải thích cách chơi. - Cho HS chơi thử sau đó chơi thật. * “Chuyền cầu theo nhóm 2 người” : 8 – 10 phút. - Cho HS tập hợp thành 4 hàng dọc quay mặt vào nhau từng đôi một. Dàn đọi hình cách nhau 2 m. Trong 1 hàng người nọ cách người kia 1 m. - Cho 2 HS lên làm mẫu kết hợp giải thích cách chơi. - Cho HS chơi . 3. Phần kết thúc: - Đi thường 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát. - Ôn động tác vươn thở, điều hoà của bài thể dục. - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học, giao BT về nhà. Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010 Tập đọc Chú công I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ). II.ĐDDH: - Sử dụng tranh SGK. - Bộ HVTH. III. Các HĐDH chủ yếu: Tiết 1 1. KTBC: - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Mời vào ” và trả lời câu hỏi: ? Những ai đến gõ cửa ngôi nhà? ? Gió được mời vào mhà bằng cách nào? ? Gió được chủ nhà mời vào nhà để cùng làm gì? - Viết bảng con theo dãy: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện đọc: * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm rãi, nhấn giọng ở các từ: Rực rỡ, óng ánh, ... * HD luyện đọc . Luyện đọc tiếng, từ ngữ: - HS nêu các từ ngữ khó phát âm. - GV viết: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. - HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp. - Phân tích tiếng gạch , quạt, rực. - Ghép theo dãy: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ. - Giải nghĩa từ “ Rẻ quạt” ( Hình có 1 đầu chụm bé còn 1 đầu xoè rộng). . Luyện đọc câu. - Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp. - Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu. . Luyện đọc đoạn, bài. - Bài chia làm mấy đoạn? ( 2 đoạn ). - 3 HS đọc Đ1: Từ đầu đến rẻ quạt. - 3 HS đọc Đ2: Còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp đo
Tài liệu đính kèm: