Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 15

 I. Mục tiêu:

 - Hiểu ý nghĩa, nội dung bài: Niềm vui sướng & những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ mục đồng khi chơi thả diều.

 - Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.

 II. Đồ dùng dạy học:

 GV : - Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 HS : SGK

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nên làm để bảo vệ nguồn nước?
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài mới:
 Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu phải làm sao để tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước
Mục tiêu: HS có thể:
Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
Bước 1: Làm việc theo cặp
Yêu cầu các em thảo luận về lí do cần phải tiết kiệm nước.
@ - Từ đó ,các em làm như thế nào vừa tiết kiệm nước và vừa bảo vệ nguồn nước một cách khoa học ,thiết thực ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế 
Kết luận của GV:
Nước sạch không phải tự nhiên mà có chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
 Kết nối
HĐ 2: Tại sao phải biết tiết kiệm nước
Mục tiêu: HS biết các việc làm tiết kiệm nước.
Tiến hành 
Yêu cầu HS q/sát hình 7 & 8 SGK
Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình? 
Bạn Nam ở hình 7a nên làm gì ? vì sao?
Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
Thực hành 
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
Mục tiêu: HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: Thực hành
GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi HS được tham gia
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
Hai HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
@ Học sinh phát biểu : Dùng nước một cách đúng ,đủ và không làm hoang phí  Từ đó các em mới có ý thức bảo vệ một cách nhiệt tình có hiệu quả
- HS trình bày kết quả làm việc. Phần trả lời của HS cần nêu được:
Hình 2: nước chảy tràn không khoá máy
Hình 4: bé đánh răng và để nước chảy tràn, không khoá máy
Lí do cần phải tiết kiệm nước được thể hiện qua các hình trang 61
HS trả lời câu hỏi
- Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô rồi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
- Bạn Nam phải biết tiết kiệm nước vì tiết kiệm nước để người khác có nước dùng.
Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
Chúng cần phải tiết kiệm nước vì: phải tốn nhiều công sức tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn
HS các nhóm thực hành vẽ tranh
Trình bày và nhận xét.
Vận dụng
HS thực hiện tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ nguồn nước
Vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Kể chuyện : 
	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
 I. Mục tiêu: 
 - Kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe , đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em 
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện đã kể .
 - Có ý thức giữ gìn đồ chơi. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : - Một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em 
 - Bảng lớp viết đề bài
 HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài cũ: Búp bê của ai? 
Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Búp bê của ai? bằng lời kể của búp bê.
Bài mới: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Kể lại một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
+ Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của em? 
- GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình 
Bước 2: HS thực hành kể
chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo
nhóm 
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? 
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
HS kể & trả lời câu hỏi 
HS nhận xét
Bước 1
HS cùng GV phân tích đề bài 
- HS quan sát tranh minh hoạ & kể 3 truyện đúng với chủ điểm
+ Truyện có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em: Chú lính chì dũng cảm (An- đéc-xen), Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên) – nhân vật là những đồ chơi của trẻ em; Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài) – nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. 
* Bước 2
a) Kể chuyện trong nhóm
Sau khi kể xong, HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
b) Kể chuyện trước lớp 
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
ÔN TIẾNG VIỆT 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
HS kể được câu chuyện đã nghe đã đọc tương đối hay, diễn tả được nội dung câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
Các câu chuyện đã được nghe và đọc.
III/ Các bước lên lớp.
Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình kể
HS tìm và nêu các nhân vật trong chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
HD cách kể câu chuyện – HS cả lớp nghe và học tập cách kể chuyện
GV nhận xét 
HS về nhà học thuộc nội dung chuyện và kể lại cho người thân nghe, khi kể luyện kể chuyện hay và lưu loát.
-------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Tập đọc :
TUỔI NGỰA
 I. Mục tiêu: 
 - Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. 
 -Biết đọc với giọng vui , nhẹ nhàng ; đọc đúng nhịp thơ , bước đầu biết đọc với giọng diễn cảm một khổ thơ trong bài 
 - Yêu mến cuộc sống, biết thể hiện những ước vọng của mình. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
	GV : Tranh minh hoạ 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
	HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài cũ: Cánh diều tuổi thơ 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các khổ thơ trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước2: GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ + Bạn nhỏ tuổi gì?
+ Mẹ bảo bạn ấy tính nết thế nào?
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2
+ “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
GV nhận xét & chốt ý 
 Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm 
khổ thơ 3
+ Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 4: GV yêu cầu HS đọc thầm 
khổ thơ 4
+ Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ điều gì với mẹ?
GV yêu cầu HS đọc câu 5 & HS khá ,giỏi trả lời
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc & thể hiện đúng nội dung các khổ thơ 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc1 đoạn văn
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
Củng cố 
+ Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ?
+ Nêu nội dung bài thơ?
Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
Là người sinh năm Ngựa, theo âm lịch, có đặc tính là rất thích đi đây đi đó. 
+ Mỗi HS đọc 1 khổ thơ 
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS nghe
HS đọc thầm khổ thơ 1
+ Tuổi Ngựa
+ Tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi.
HS đọc thầm khổ thơ 2
 “HS đọc thầm khổ thơ 3
+ Màu sắc trắng loá của hoa mơ, hương thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió & nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại 
HS đọc thầm khổ thơ 4
+ Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển, con cũng nhớ đường tìm về với mẹ. 
HS phát biểu tự do hoặc vẽ thành bức tranh 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (khổ thơ, bài) trước lớp
Toán :
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt)
 I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia.
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV và HS : - Bảng phụ, bảng con
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài cũ: Chia cho số có hai chữ số(tt)
GV yêu cầu HS sửa bài 
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 1792 : 64
Bước 1: Chia .179 chia 64 được 2, viết 2
Bước 2: Nhân .2 nhân 4 bằng 8, viết 8 ,2 nhân 6 bằng 12, viết 12
B 3: Trừ .9 trừ 8 bằng 1, viết 1 , 7 trừ 2 bằng 5, viết 5
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 1154 : 62
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
d. Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
Thực hiện phép chia (thương có hai chữ số)
Bài tập 2: ( HS khá , giỏi)
Làm vở.
Chấm bài, nhận xét
Bài tập 3:
- Hs làm bài bảng lớp
-Nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS nêu cách thử.
HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của G
HS nêu cách thử.
HS làm bài bảng con
- Hs sửa bài, nhận xét.
HS làm bài vào vở
HS sửa, nhận xét
 3 500 : 12 = 291 ( tá) dư 8 bút
Tập làm văn :
	LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
 I. Mục tiêu: 
 - Nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở , thân , kết bài ) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả ; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn , sự xen kẻ của lời tả với lời kể .
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp .
 II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : - Phiếu khổ to viết 1 ý của BT1b, để khoảng trống cho HS các nhóm làm bài & 1 tờ giấy 
 . - Phiếu để HS lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo (BT2)
 HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS
Bài cũ: 
Yêu cầu 1 HS đọc mở bài, kết bài cho thân bài tả cái trống 
Bài mới: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
Câu a, c, d:
GV treo bảng viết lời giải
Câu b: 
GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trả lời viết câu b.
Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
+ Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay (áo hôm nay, không phải áo hôm khác. HS nữ mặc váy có thể tả chiếc váy của mình)
Mở bài:Giới thiệu chiếc
áo em mặc đến lớp hôm nay: 
Thân bài:Tả bao quát
chiếc áo (kiểu dáng, rộng, hẹp, màu )
+ Aùo màu trắng
+ Chất vải cô tông, không có ni lông nên mùa lạnh ấm, mùa nóng mát
+ Dáng rộng, tay áo ngắn, mặc rất thoải mái. 
Kết bài:Tình cảm của emđốivới chiếc áo:
+ Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc chiếc áo này.
Củng cố - Dặn dò: 
GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học.
 1 HS nhắc lại ghi nhớ trong 2 tiết TLV trước 
1 HS đọc mở bài, kết bài cho thân bài tả cái trống để hoàn chỉnh bài văn miêu tả. 
HS đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi 
Câu a, c, d:
HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c
Câu b:
HS làm bài tập câu b vào phiếu đã kẻ sẵn 
Những HS làm bài trên giấy dán bài làm trên bảng lớp, trình bày
HS nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học:
+ Bài văn tả đồ vật có 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài). Có thể có mở bài theo kiểu gián tiếp hay trực tiếp & kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
+Để tả đồ vật sinh động, phải quan sát kĩ đồ vật bằng nhiều giác quan.
LỊCH SỬ 
	NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
( GDMT/ toàn phần)
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một vài sự kiện về quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp : 
 + Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt : lập Hà đê sứ ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho tới cửa biển ; khi có lụt , tất cả mọi người phải tham gia đắp đê ; các vua nhà Trần cũng có khi tự trông coi việc đắp đê . 
@ - Vai trò ,ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người . Qua đó thấy tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều –những công trình nhân tạo phục vụ đời sống .
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV : - Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần. 
 HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài cũ: Nhà Trần thành lập
+ Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
+ Dưới thời nhà Trần, nông nghiệp & quân đội đã được chú trọng như thế nào?
Bài mới: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
+ Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Nhà Trần có chủ trương tích cực gì để phòng chống lũ lụt?
+ Thời nhà Trần đã xây dựng được hệ thống đê như thế nào?
+ Tác dụng của hệ thống đê đó đối với khối đại đoàn kết toàn dân?
@ Lợi ích của việc xây đắp và bảo vệ đê điều như thế nào ?
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
+ Em hãy tìm trong bài các sự kiện nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
 GV giáo dục tư tưởng: Ngày nay ngoài việc đắp đê chúng ta cần phải làm gì nữa để chống lũ lụt?
Củng cố 
+ Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
HS trả lời
HS nhận xét
+ Gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
@ - Hs phát biểu : Ngăn được lũ lụt , giữ nước để tưới cho những cánh đồng ruộng ,trồng trọt ,nâng cao đời sống nhân dân ,Từ đó người dân phải có ý thức bảo vệ đê điều 
HS xem tranh ảnh 
+ Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước
RÈN CHỮ
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I/ Mục tiêu: HS viết được đoạn văn theo mẫu chữ hiện hành
II/ Chuẩn bị: SGK, bảng con
III/ Các bước lên lớp:
	HS đọc bài viết
	HS nhắc lại cách viết độ cao các chữ theo mẫu chữ hiện hành
- GV n/ xét bổ xung.
	GV viết mẫu lên bảng – HS viết chữ hoa vào bảng con.
	GV n/xét sửa sai cho HS
	HS viết bài vào vở rèn chữ.
	GV chấm vở nhận xét.
 ---------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Luyện từ và câu :
	GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI 
Mục tiêu: 
 - Nắm được phép lịch sử khi hỏi chuyện người khác ; biết thưa gửi , xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người hỏi ; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền người khác .
 - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật , tính cách của nhân vật qua lời đối đáp .
 - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
@ KNS: Kĩ năng giao tiếp thể hiện thái độ trong giao tiếp 
 – Kĩ năng lắng nghe tích cực
 II. Chuẩn bị: 
GV : Bút dạ + phiếu khổ to viết yêu cầu của BT2 (phần nhận xét)
3 tờ giấy khổ to kẻ bảng trả lời để HS làm BT1 (phần luyện tập)
HS : 1 tờ giấy viết sẵn kết quả so sánh ở BT2 (phần luyện tập)
 III. Các bước lên lớp: 
 Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Trò chơi – đồ chơi 
GV yêu cầu HS làm lại BT1, 2, 3c
- GV nhận xét – Ghi điểm
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài mới: 
 Khám phá
Trong cuộc sống chúng ta luôn giao tiếp với nhau vậy khi giao tiếp làm thế nào để người nghe không cảm thấy phiền lòng? 
K L: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi với người giao tiếp.
 Kết nối
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1
+ Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
+ Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: lời gọi: Mẹ ơi 
Bài tập 2
GV nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình & người được hỏi chưa? 
Bài tập 3
GV kết luận ý kiến đúng: để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
 Thực hành
Bài tập 1:
GV phát phiếu cho vài nhóm HS viết vắn tắt câu trả lời
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Đoạn a): Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy – trò.
+ Đoạn b): Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước & em bé yêu nước bị giặc bắt.
GV mời 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ & cụ già. 
- HS thảo luận 2 phút và trả lời
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét
Bài tập 2
HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi của mình – với cô giáo, với bạn
Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, đọc những câu hỏi mà mình đã đặt.
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi nhóm đôi
Những HS làm bài trên phiếu trình bày bài làm
Cả lớp nhận xét, bổ sung
HS làm việc cá nhân vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài tập
HS đọc lại câu hỏi, suy nghĩ, trả lời.
- Hs nêu lại. 
Vận dụng
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
Theo em người thế nào được gọi là lịch sự?
Hãy đặt câu hỏi thể hiện lễ phép, lịch sự .
 ------------------------------------------------------
Toán : 
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết , cha có dư ) 
 - Làm đúng bài tập, nhanh, chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV và HS : - Bảng con, SGK, bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Bài cũ: Chia cho số có hai chữ số (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài 
Bài mới: 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Y/c hs làm bảng con
Bài tập 2:
- Làm bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức một số chia cho một tích
Bài tập 3( HS khá , giỏi )
- Y/c hs làm vở.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số 
HS sửa bài
HS nhận xét
HS tập ước lượng rồi thực hiện phép chia.
HS làm bài
Sửa bài, nhận xét.
HS làm bài
HS sửa, nhận xét:
 4 237 x 18 – 34 578
= 76 266 - 34 578
= 41 688
HS làm bài theo vào vở.
 -----------------------------------------------------
KHOA HỌC 
	LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
( GDMT)
 I. Mục tiêu: 
 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật đều có không khí .
 - Ham tìm hiểu khoa học
 @ - Giúp học sinh biết một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
 II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : - Hình trang 62, 63 SGK
 Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển,
 HS : SGK
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS
Bài cũ: Tiết kiệm nước
Vì sao ta phài tiết kiệm nước?
Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Bước 1: To

Tài liệu đính kèm:

  • docDTAlop 4 tuan 15 GDMTKNS.doc