Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 1 năm 2009

I. MỤC TIÊU :

Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt

Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt

 Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.

II. CHUẨN BỊ :

 Giáo viên:

 Sách giáo khoa

Bộ thực hành Tiếng Việt

Một số tranh vẽ minh họa

 Học sinh:

 Sách giáo khoa

 Bộ Thực Hành Tiếng Việt

 

doc 26 trang Người đăng phuquy Lượt xem 2854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûn đồ dùng học tập. Ham thích học Toán qua các hoạt động học.
II. CHUẨN BỊ : 
Giáo viên :Sách giáo khoa, Bài tập Toán
Học sinh : Sách Toán 1, Sách bài tập – Bộ thực hành
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng của HS
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đề
2. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Sách Toán 1
Cách sử dụng và bảo quản sách
Đưa mẫu sách Toán và vở bài tập.
Hướng dẫn hs xem cấu trúc của sách
 c. Hướng dẫn làm quen với các ký hiệu lệnh trong sách
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn Học Sinh Làm quen với một số hoạt động học tập Môn Toán
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ trong sách bài “Tiết học đầu tiên”
Tác dụng khi học toán
Giúp các em biết đếm que, học số, làm tính, biết giải toán
Vậy muốn học tốt môn toán các em cần làm gì?
HOẠT ĐỘNG 3: Giới Thiệu Bộ Thực Hành Môn Toán
Que tính, các dạng hình số, bảng gài, thước chia vạch cm
C. Củng cố – Dặn dò : 
- Tập bài hát đếm số
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét tiết học
Tg
 5’
27
3’
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Lớp trưởng sinh hoạt
Mở sách quan sát các tranh
Phải chăm học, phải thuộc bài, chăm phát biểu 
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ôn tập:
Tiếng việt
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm chắc các nét cơ bản
- Viết đúng và đẹp các nét cơ bản
II. Lên lớp
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đề
B. Ôn tập
- GV treo bảng các nét cơ bản
- Gọi HS nêu lại các nét cơ bản ( GV không chỉ theo thứ tự )
- Cho HS viết các nét cơ bản ( GV đọc tên nét cho HS viết )
- Cho HS viết vào vở
- Chấm – nhận xét bài
C. Dặn dò
- Về nhà tập viết lại các nét
- Chuẩn bị bài
- Nhận xéttiết học
1’
32’
2’
- Lắng nghe
- HS đọc cá nhân
- HS viết bảng con
- HS mở vở viết bài
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Âm nhạc:
BÀI : Quê Hương Tươi Đẹp
I. MỤC TIÊU :
- Thuộc nội dung bài hát, tên tác giả. Hát đúng giai điệu lời ca
- Hát đúng, rõ lời
- Giáo dục tình cảm yêu quê hướng qua nội dung bài
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Máy hát, nhạc cụ, chép lời, tranh dân tộc
Học sinh: Nhạc cụ, sách hát
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sách vở HS
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học hát bài Quê hương tươi đẹp của dân tộc Nùng
2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG 1 : Tập Hát
 GV hát mẫu bài hát
 Cho HS đọc lời ca
 Quê hương em biết bao tươi đẹp
 Đồng lá xanh nối liền hàng cây
 Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về
 Ngàn lời ca vui mừng chào đón 
 Thiết tha tình quê hương
 Dạy hát từng câu
 Hát toàn bài
 HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vận dộng phụ họa. Vừa hát vừa vỗ tay theo phách
 Quê hương em biết bao tươi đẹp
 x x x x
C. Củng cố – Dặn dò
 Cho HS thi đua hát theo từng dãy bàn, cá nhân
 Gv theo dõi tuyên dương khuyến khích
 Nhận xét lớp.
5’
25’
5’
- Hs để sách vở lên bàn
Hs lắngnghe
Hs hát đọc lời ca
Hs hát từng câu
Rút kinh nghiệm
.
..
Thể dục:
Tổ chức lớp – Trò chơi vận động
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Phổ biến nội dung quy luật tập, biên chế tổ chức lớp học, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy địnhcơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục.
- Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại. Yêu cầu bước đầu biết tham gia vào các trò chơi.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Trong lớp học
- Gv chuẩn bị 1 còi, tranh ảnh 1 số con vật
III. Nội dung lên lớp
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
A. Phần mở đầu
- Ổn định tổ chức: Cho lớp xếp 2 – 4 hàng dọc, sau đó cho quay theo hàng ngang.
- Khởi động: Đứng tại chỗ vỗ tay hát
B. Phần cơ bản
- Biên chế tổ chức tập luyện chọn cán sự bộ môn.
- Gv dự kiến nêu tên ( lớp trưởng )
- Trang phục gọn gàng, nên đi giày, dép có quai hậu.
- Bắt đầu giờ học
- Muốn đi ra ngoài phải xin phép
- Chỉ HS biết thế nào là trang phục và để dép vào nơi quy định
* Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại
- GV nêu tên trò chơi và nói;
+ Nêu những con vật có hại, có ích ( cho HS xem tranh )
+ Thống nhất cả lớp những con vật có hại hô to : diệt , diệt. Còn những con vật có ích thì đứng yên. Ai hô diệt là sai, cho nhảy lò cò 1 vòng.
C. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát
- Hệ thống bài
- Nhận xét
- GV hô: giải tán
- HS hô: khoẻ
6’
24
5’
- HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV
- Nhận xét – phát biểu
- Lắng nghe
- Lớp tham gia trò chơi
Rút kinh nghiệm
..
 Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009
Học vần:	
BÀI : e
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh làm quen nhận biết được chữ và âm e. luyện nói theo nội dung : Trẻ em và loài vật
- Nhận thức được mối liên hệ giữa tiếng và chữ chỉ đề vật, sự vật (nhận ra âm e trong các tiếng gọi tên). Phát triển được lới nói tự nhiên.
- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ đề. Phát biểu lời nói một cách tự tin.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Mẫu tranh vẽ theo sách giáo khoa – Kẻ bảng nét – Mẫu chữ e – Chùm me
Học sinh: Sách giáo khoa
 Bộ thực hành
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra SGK – Bộ thực hành
C. Bài mới 
1.Giới thiệu bài :Gv giới thiệu trực tiếp
2. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 :Nhận diện chữ
Gắn chữ mẫu e
Tô chữ mẫu
Chữ e gồm một nét thắt
Tìm chữ e trong bộ thực hành chữ cái
Cầm chữ e in giới thiệu
Chữ e các em tìm được gọi là chữ in
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận diện và phát âm
Phát âm mẫu : e
Khi phát âm, âm e miệng mở hẹp không tròn môi
Sửa cách phát âm cho học sinh 
Tìm tiếng có âm e
- Thảo luận đôi bạn tìm tiếng khi em đọc lên nghe có âm e
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn nét chữ trên bảng
Gắn chữ với mẫu giới thiệu (đây là bài viết đầu tiên)
Độ cao, hàng kẻ, dòng li, đường kẻ dọc.
Chữ e cao 1 đơn vị
Viết mẫu, nêu qui trình viết
- Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết chữ e cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
Nhắc và sửa tư thế ngồi cho học sinh, sửa sai nét viết
HOẠT ĐỘNG 4 :Trò Chơi 
Nội dung : Khoanh tròn các tiếng có âm e (tìm đúng các tranh có tiếng là âm e)
Luật chơi
- Trò chơi tiếp sức khoanh tròn các li âm e có trong bảng chữ. Sau 1 bài hát nhóm nào khoanh đúng, nhanh à thắng
TIẾT 2
 A.Luyện tập 
HOẠT ĐỘNG I: Luyện Đọc
Hướng dẫn quan sát thứ tự tranh và đọc mẫu tranh bên trái
Sửa sai và uốn nắn cách phát âm của học sinh 
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện Viết
Viết mẫu hướng dẫn qui trình giống tiết 1
Tô mẫu chữ
Hướng dẫn viết tô
Nhắc tư thế ngồi viết
Nhận xét hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Nói
- Chia tranh cho 6 nhóm yêu cầu các em thảo luận tìm hiểu nội dung tranh.
- Khai thác nội dung tranh qua hệ thống câu hỏi
- Tranh vẽ loài nào?
- Các bạn đang làm gì?
à Mỗi một bức tranh các loài vật cũng như các bạn thể hiện rất nhiều hoạt động khác nhau như các em vừa trao đổi với cô, nào là chim đang hót, kiến , ếch , gấu .., bé , trong điểm chung của các bức tranh này ta có thể gọi chung chủ đề là các bạn đang học tập: Chim học hót, kiến học đàn  dù loài vật hay bé đều có yêu cầu học tập. Các em phải cố gắng học hành chăm ngoan.
B. Củng cố – Dặn dò
 Trò chơi đối đáp
Luật chơi : 
Các nhóm hội ý tìm câu nói sau đó đáp liền mạnh sau mỗi lần dứt câu nói của đội bạn. Nhóm nào đáp không được thì thua.
Câu hỏi :
Nói nhanh trong câu tiếng nào có âm e 
Nhận xét tiết học
Đọc và xem bài âm e chuẩn bị bài âm và chữ b
1’
5’
29’
30’
5’
HS để đồ dùng lên bàn
Lên bảng chỉ vào âm màu đỏ e giống nhau
Đồng thanh, cả lớp
Phát âm, âm e
Cá nhân theo dãy
Đồng thanh nhóm, cả lớp
Kết đôi bạn tìm tiếng có âm e :
Té, chè, vé, xé, rẻ 
Nhắc lại tên gọi của các hàng kẻ
Đường kẻ 1, 2, 3,4 
Đường kẻ dọc
Dòng li
1 đơn vị (2 dòng li)
2 đơn vị (4 dòng li)
Viết bảng con
từ hai đến 3 lần con chữ e
Tích cực tham gia trò chơi
Đọc cá nhân đồng thanh dãy bàn, nhóm .
Viết chữ lên không trung
Tô mẫu chữ trong vở lên
Học theo lớp
Trả lời và nêu cảm nghĩ của mình về nội dung tranh. Nói tự nhiên dựa vào câu hỏi của giáo viên
Học sinh thi nhau nói nhanh
Rút kinh nghiệm
..
 Toán:
BÀI : Nhiều Hơn – Ít Hơn
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu được khái niệm nhiều hơn, ít hơn qua việc so sánh số lượng với các nhóm đồ vật
- Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật
- Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh số lượng hai nhóm đồ vật
- Ham thích hoạt động học qua thực hành, qua trò chơi thi đua
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên
Vật thật: Ly và muỗng, Bình và nắp, tranh minh họa trang6
 Học sinh
Sách Toán 1, bút chì
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
Kiểm tra SGK và bút chì
Bài : “Tiết học đầu tiên”
Nêu các vật dụng cần có khi học toán
Nêu các hình thức học tập mà em biết?
Nhận xét
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
Treo tranh hai nhóm quả yêu cầu học sinh quan sát
- Nhóm quả của hàng trên và hàng dưới có bằng nhau không?
- Vì sao?
Đính hàng trên 2 quả cam và hàng dưới 2 quả cam
- Số quả cam ở hàng trên và hàng dưới như thế nào?
Đính thêm một quả cam ở hàng dưới yêu cầu học sinh quan sát
Cố đính thêm hàng dưới một quả cam nữa. Vậy số quả cam ở cả 2 hàng còn bằng nhau không
à Để so sánh các nhóm mẫu vật có số lượng không bằng nhau. Hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài nhiều hơn, ít hơn
Ghi tựa bài
Nhiều Hơn, Ít Hơn
2. Dạy bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn so sánh hai nhóm mẫu vật
- Để 5 cái ly trên bàn Giáo viên yêu cầu học sinh đặt lần lượt nhóm muỗng cô cầm trên tay, mỗi muổng để vào 1 cái ly nêu nhận xét.
- Sau khi để muỗng vào ly có nhận xét gì? có đủ muỗng để vào ly không?
Số ly so với muỗng như thế nào?
Số muỗng so với ly như thế nào?
à Sau khi thao tác và quan sát các em thấy tại sao nói
Số ly nhiều hơn số muỗng số muỗng ít hơn số ly vì sao?
Đọc mẫu :
Số ly nhiều hơn số muỗng
Số muỗng ít hơn số ly
Tương tự : Thực hiện thao tác và so sánh :
5 cái chén và 4 cái dĩa
HOẠT ĐỘNG 2
Thực hành so sánh các nhóm đồ vật (SGK/6)
Tranh 1 :
So sánh bình và nút
Tranh 2
Thỏ và cà rốt
Tranh 3
Nồi và nắp nồi
Tranh 4
Ổ cắm điện và phích cắm điện
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Kiểm tra kiến thức vừa học
Trò chơi: Thi đua gắn số lượng các nhóm mẫu vật nhiều hơn, ít hơn
So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn vì sao?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài hình
5’
25’
5’
Sách, vở, bộ thực hành gồm
Học theo lớp, đôi bạn, nhóm
Không bằng nhau
Hàng trên có số quả ít hơn hàng dưới
- Bằng nhau
Không bằng nhau
Hình thức
Học theo lớp
Quan sát bạn thực hiện
Có 1 cái ly không có muỗng
Số ly nhiều hơn số muỗng
Số muỗng ít hơn số ly
Số ly thì dư, số muỗng thì thiếu
- Đọc
Cá nhân
Đồng thanh
Phương pháp: thực hành
Hình thức: học cá nhân
Thực hiện thao tác mới để tìm kiếm ra số lượng dư và thiếu của từng nhóm mẫu vật
Nói đúng :
Nắp nhiều hơn
Bình ít nắp hơn
..
Tham gia trò chơi gắn số lượng mẫu vật theo hàng ngang để so sánh
Rút kinh nghiệm
..
Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009
Học vần:
Bài : b
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh làm quen nhận biết được chữ và âm b B. Ghép được tiếng be. Luyện nói tự nhiên theo chủ đề “Các hoạt động học tập khai nhau’’
- Nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật . Biết ghép âm b 
Với âm e à be – Phát triển được lời nói tự nhiên
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua hoạt động học tập và luyện nói. Giao tiếp một cách tự tinh. 
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Một mẫu tranh vẽ 1
Vật thật: Quả banh, bộ thực hành
Học sinh: Sách , bảng, bộ thực hành.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
A. ỔN ĐỊNH 
B. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Hs đọc bài trong sách giáo khoa
- Hs viết vào bảng con chữ e
- Nhận xét, ghi điểm
C. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
Hôm nay chúng ta học bài âm b-Ghi tựa bài – Đọc mẫu b
2. Phát triển bài
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận Diện Chữ
Âm bờ gồm hai nét: Nét sổ và nét cong trái
Tìm âm b trong bộ đồ dùng
à Chữ b cô vừa giới thiệu và chữ b các em tìm được là chữ in
HOẠT ĐỘNG 2: Ghép chữ và phát âm
Phát âm mẫu: b
-Khi phát âm, âm bờ hai môi ngậm lại, bật nhẹ phát âm bờ
- Sửa cách phát âm
- Có âm b, âm e muốn có tiếng be cô làm 
sao?
Phát âm mẫu b - e - be
- Phân tích tiếng be , hoặc hỏi tiếng be có mấy âm?
- Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau
- Thực hiện mẫu ghép âm b với âm e vào bảng cái trong bộ thực hành
- Yêu cầu học sinh thảo luận đôi bạn tìm các tiếng có âm b
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng Dẫn Viết Chữ Trên Bảng Con
Gắn chữ mẫu
Hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu
Con chữ b cao mấy đơn vị?
Con chữ b có mấy nét?
Viết mẫu: Nêu quá trình viết
Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị, 1 dòng li, liền nét với nét thắt. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ thứ ba
Hướng dẫn viết tiếng
Muốn viết tiếng be cô viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
Viết mẫu, nêu qui trình viết
Muốn viết tiếng be, viết con chữ b trước lia bút viết con chữ e có tiếng be
HOẠT ĐỘNG 4: Trò Chơi Củng Cố
Luật chơi : Thi đua tiếp sức, sau một bài hát. Nhóm nào tìm nhiều tiếng có b, nhóm đó thắng
Tiết 2
A. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện Đọc
Hướng dẫn học sinh đọc âm b. quan sát thứ tự tranh đọc trang bên trái
Sửa sai và uốn nắn cách phát âm của hs
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Gắn chữ mẫu, hướng dẫn qui trình viết giống như tiết 1
Tô mẫu chữ
Hướng dẫn viết mẫu con chữ “bê” Luyện viết mẫu tiếng 
Nhắc tư thế ngồi viết
Nhận xét hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Nói
Chia tranh cho nhóm. Yêu cầu các em tìm hiểu nội dung tranh 
Khai thác nội dung tranh qua hệ thống câu hỏi
Tranh vẽ con vật gì? Đang làm gì?
Tranh vẽ ai? Bé đang làm gì? Hoạt động đó có giống thao tác của em không?
Các em trong tranh đang làm gì? em có thích không? Vì sao?
à Mỗi một bức tranh đều thể hiện các hoạt động học tập khác nhau như các em vừa trao đổi . Nào là : Chim học , gấu viết  , bé tập xếp 
Em có thích đi học không vì sao?
Em thích bức tranh nào nhất?
B. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Trò chơi : Tìm đúng nội dung tranh có âm b
Luật chơi: Thi đua theo tổ, chơi tiếp sức. Quan sát và chọn tranh có tiếng chứa âm b. nhóm nào chọn đúng, nói đúng thắng. Sau thời gian 4’
Nhận xét tiết học
Đọc và luyện nói bài âm b. xem bài dấu sắc
1’
5’
29’
30’
5’
- 3 học sinh 
- Viết bảng 2 lần chữ e
- HS tìm
Phát âm, âm b
Cá nhân theo dãy nhóm, đồng thanh
Ghép âm b với âm e, có tiếng be
Đọc cá nhân
Tiếng be có 2 âm
Âm b đứng trước, âm e đứng sau
Sử dụng bảng cái và mẫu chữ trong bộ thực hành ghép tiếng be
Học đôi bạn tìm các tiếng có âm b
Ví dụ: bé, bi, bò, bà, bê
Cao 2,5 đơn vị chữ
2 nét 
Lần 1 : 1 con chữ
Lần 2 : 2 con chữ
 Con chữ b trước, con chữ e sau
viết bảng con 2 lần tiếng be
Tham gia trò chơi
Trả lời câu hỏi
Đọc cá nhân, đồng thanh
Hình thức : Luyện viết cá nhân
Viết trên bảng trên không trung
Viết vở bài tập tiếng Việt
Viết bảng 2 lần tiếng be
Hình thức :
Học theo nhóm
Học theo lớp
Trả lời, nêu cảm nghỉ của mình khi xem tranh. Nói tự nhiên dựa vào các câuhỏi gợi ý của giáo viên
Nêu cảm nghĩ nói được vì sao
Nêu cảm nghỉ
Tham gia trò chới và trả lời câu hỏi
Rút kinh nghiệm
..
Toán:	Hình vuông – Hình tròn
I. MỤC TIÊU :
- Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn qua các vật thật xung quanh
- Phân biệt được hình vuông, hình tròn qua các bài tập thực hành
 - Giáo dục tính chính xác
- Ham thích các hoạt động học tập
II. CHUẨN BỊ :
 Giáo viên
Hình vuông, hình tròn, bảng cái, bộ thực hành
Mẫu vật thật có hình vuông, hình tròn (khăn tay, đồng hồ, hộp phấn )
Học sinh
Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng, bút màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS tìm một số đồ vật có trong phòng học có dạng hình các em đã học
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài 
- Ở lớp mẫu giáo các em đã được làm quen với hình nào?
à ở lớp mẫu giáo các em đã được làm quen với nhiều hình vừa kể. Trong tiết học này cô cùng các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai hình đó là hình vuông và hình tròn.
Ghi đề bài 
Hình vuông – Hình tròn
2. Dạy bài mới
Giới thiệu hình vuông
- Lần lượt gắn lên bảng các hình có màu sắc kích thước khác nhau – Hỏi:
* Đây là hình gì?
- Xoay và đặt lệch vị trí hình vuông thứ hai – hỏi
- Khi cô đặt lệch vị trí hình vuông thứ hai khác với so với các hình khác. Các em hãy nhận xét xem đó là hình gì?
- Vì sao vẫn là hình vuông?
- Yêu cầu 1, 2, 3 các em học sinh kiểm tra lại bằng cách đặt nghiêng các hình vuông trên bảng như hình 2
à Các mẫu hình trên bảng có cái to cái nhỏ, màu sắc khác nhau, đặt ở vị trí khác nhau nhưng tất cả đều là hình vuông
- Yêu cầu học sinh tìm xung quanh lớp hoặc xung quanh mình những vật có dạng hình ›
- Kết hợp cho học sinh xem mẫu vật và giải thích
+ Khung hình
+ Khăn mùi soa, khăn mặt
Giới Thiệu Hình Tròn
- Để lẫn mẫu hình vuông và hình tròn yêu cầu học sinh 
- Hai tổ thi đua tìm mẫu hình gắn lên bảng
- Sau 1 bài hát tổ nào gắn được nhiều, đúng, thắng
- Nhận xét việc thực hiện của học sinh , hỏi :
- Các mẫu hình tròn trên bảng có kích thước như thế nào?
Có màu sắc như thế nào?
à Tất cả các hình tròn đều gọi chung là hình gì?
yêu cầu : Tìm các vật có dạng hình tròn
3. Thực hành
Yêu cầu 1: Thi đua tìm trong bộ thực hành các mẫu hình vuông, tròn đã học :
Luật chơi: Chọn đúng nhanh hình theo tên gọi, chứ không theo thao tác của cô (Giáo viên nói và thực hành trái nhau)
Nhận xét:
Yêu cầu 2: Thực hiện bài tập vở BTT/4
	Hướng dẫn và kiểm tra học sinh làm bài tập số 1, 2, 3 mỗi bài chỉ tô 2 hình
Hướng dẫn giải bài tập 4
Làm thế nào để có hình vuông?
Gợi ý để học sinh làm
- Nhận xét bài tập 4
C. Củng cố - Dặn dò:
Nội dung :
Thi đua đánh dấu X vào những hình nào là hình › O trong nhóm hình trên bảng
Luật chơi : Thi đua tiếp sức, sau 1 bài hát tổ nào ghi được nhiều hình đúng như yêu cầu à thắng
Nhận xét 
Nhận xét tiết học
- Dùng mẫu a và b hướng dẫn học sinh quan sát các hình còn lại, hình D chuẩn bị bài sau
5’
25’
5’
- HS thi đua tìm và nêu
- Kể tên các hình đã học
Hình vuông
Hình vuông
- Vẫn là hình vuông vì đó là hình vuông. Lúc đầu cô đặt nghiêng lại 
Học sinh kể
Thực hiện gắn các mẫu hình tròn: to, nhỏ, màu sắc khác nhau lên bảng
- To, nhỏ khác nhau
- Màu sắc khác nhau
- Hình tròn
- Kể 
- Thi đua tìm nhanh và đưa đúng khẩu lệnh
Học sinh tự nêu yêu cầu bài qua ký hiệu được học ở tiết 1
Học đôi bạn tìm cách để có hình vuông
Tham gia trò chơi
Mẫu a
Mẫu b
Rút kinh nghiệm
..
Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009
Học vần:
BÀI 	: Dấu Sắc /
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc. Đọc được tiếng bé. Luyện nói tự nhiên theo nội dung: các hoạt động khác nhau của trẻ em
- Chỉ đúng các tiếng có thanh sắc. Biết ghép tiếng be, thêm dấu sắc à bé
- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua hoạt động học và luyện nói. 
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Tranh minh họa, bộ thực hành. Các vật tựa hình dấu /
 Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1(10).doc