Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường tiểu học Thắng Lợi - Tuần 1

I/ Mục đích yêu cầu:

- G/v cho h/s làm quen với môn học.

- Ổn định nề nếp lớp và một số quy tắc khi dạy môn học vần

- Bước đầu làm cho h/s có sự hứng thú trong khi học môn học vần.

- Nhắc nhở và kiểm tra dụng cụ học tập của h/s.

II/ Chuẩn bị: G/v chuẩn bị sách, vở bài tập và các đồ dùng môn học vần.

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 36 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường tiểu học Thắng Lợi - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) Vở viết tập viết.
-G/v hướng dẫn h/s viết bài trong vở tập viết, hướng dẫn kỹ từng nét.
+ G/v theo dõi và hướng dẫn h/s viết yếu.
- Thu vở chấm.
+ Nhận xét, tuyên dương.
4) Trò chơi: 
- G/v đưa mẫu một số nét cơ bản để h/s đọc đúng tên.
+ G/v tuyên dương.
5. Củng cố – dặn dò: 
-Về nhà tập viết lại các nét cơ bản.
- Xem trước bài mới.
- Cả lớp bỏ đồ dùng học tập lên bàn.
- Cả lớp quan sát mẫu.
- Một số h/s nhắc lại.
- Cả lớp theo dõi mẫu chữ trên bảng lớp.
- H/s nêu: Nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín và nét thắt.
- H/s viết từng nét vào bảng con. 
- Cả lớp viết bài vào vở tập viết, viết từng nét cho đúng, đẹp.
- Các nhóm lên đọc tên, nhóm nào đọc nhanh, đúng thì thắng cuộc.
**************************************
TOÁN: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I/ Mục đích yêu cầu : 
- Biết số sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sự dụng các từ: “Nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh về số lượng.
- Gây sự hứng thú cho h/s về môn học.
II/ Chuẩn bị: Sử dụng các tranh ảnh toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể.
III/ Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của h/s.
+ Nhận xét và nhắc nhở h/s.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đề bài.
2)Giáo viên cho h/s so sánh số lượng cốc và số lượng thìa. 
-G/v cầm một nắm thìa trong tay và nói:“ Có một số cái thìa”.
- G/v gọi h/s đặt thìa vào cốc.
+Còn cốc nào chưa có thìa?
-G/v hỏi: vậy số cốc so với số thìa thế nào?
-Vậy số thìa so với số cốc thế nào?
-G/v hướng dẫn h/s quan sát từng hình vẽ trong bài học, giới thiệu cách so sánh số lượng hai nhóm đối tượng như sau: Chẳng hạn:
+ Ta nối một  chỉ với một.
Nhóm nào có đối tượng (chai, nút chai,) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, còn nhóm kia có số lượng ít hơn.
- G/v có thể cho h/s so sánh số h/s với số quyển sách, số bạn gái với số bạn trai, 
3) Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn”
- G/v đưa hai nhóm số lượng khác nhau. Cho h/s thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn.
+ G/v tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò: 
-Gọi vài hs cho ví dụ về nhiều hơn, ít hơn
-Dặn hs về nhà tìm xem những đồ vật nhiều hơn, ít hơn.
-Xem trước bài sau
-GV nhận xét tiết học.
- HS kiểm tra chéo nhau.
- H/s quan sát.
- Một số em nêu lại.
- Một số h/s lên lấy mỗi thìa đặt vào mỗi cốc.
+Còn cốc cuối cùng.
-H/s nêu: Số cốc nhiều hơn số thìa.
-Một số em nêu, số thìa ít hơn số cốc.
- Cả lớp quan sát hình vẽ.
- Một số h/s lên bảng thực hành và nêu: số chai ít hơn nút chai; số nút chai nhiều hơn số chai.
- Một số em lên so sánh.
-Hai nhóm cử hai bạn lên thi, nhóm nào nhanh thì thắng
-HS nêu ví dụ
********************************************
MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I.MỤC TIÊU : 
	-Làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
	-Tập quan sát, mô phỏng hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài
2.Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh về đề tài vui chơi.
-GV đính tranh và giới thiệu : Đây là một số bức tranh các bạn vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở nơi khác.
-Quan sát, lắng nghe.
+Sân trường : nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi,
+Ở nhà : búp bê, bán hàng
+Ở nơi khác : thả diều, tắm biển, trò chơi tham quan.
-GV nhấn mạnh : Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn. Nhiều bạn say mê đề tài này và vẽ thành tranh chúng ta cùng xem.
3.Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS xem tranh.
-GV đính tranh mẫu hoặc hướng dẫn HS xem tranh Vở Tập vẽ và trả lời câu hỏi :
-HS quan sát tranh.
+Bức tranh vẽ những gì ?
+Em thích tranh nào nhất ?
+Vì sao em thích tranh đó ?
-HS quan sát tranh + trả lời câu hỏi.
-GV đặt câu hỏi tiếp để HS tìm hiểu thêm về các bức tranh :
+Trên tranh có những hình ảnh nào ? (hình dáng, động tác)
+Hình ảnh nào chính ? (thể hiện rõ bức tranh).
+Hình ảnh nào phụ ? (hổ trợ làm rõ nội dung tranh).
+Hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu?
+Trong tranh có những màu nào ?
+Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn ?
-GV tuyên dương những HS trả lời đúng.
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV kết luận : Các em vừa được xem một số bức tranh rất đẹp của các bạn, muốn hiểu và thưởng được thức cái hay, cái đẹp của những bức tranh, trước hết các em cần phải tiếp xúc, phải xem kĩ từng bức tranh và trả lời các câu hỏi của GV, đồng thời đưa ra những nhận xét, những cảm nhận, những ý thích riêng của mình về các bức tranh đó.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Về nhà tập quan sát, nhận xét tranh.
-Sưu tầm tranh vẽ cho tiết sau.
****************************************
THỂ DỤC: TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI
I/ Mục đích yêu cầu
- Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu học sinh biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
- Chơi trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. Y/c bước đầu biết tham gia trò chơi. 
- Giáo dục học sinh có lòng ham thích môn học. 
II/ Chuẩn bị: 
- Sân tập thể dục 
- Chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh, một số con vật.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: 
-Kiểm tra sân tập thể dục.
B. Bài mới.
1) Phần mở đầu. 
- G/v tập hợp h/s thành 2, 4 hàng dọc (Mỗi hàng 1 tổ), sau đó cho quay thành hàng ngang. Phổ biến ND và Y/c bài học.
2) Phần cơ bản: 
-Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn.
- Phổ biến ND tập luyện.
+ Cho H/s tập hợp ngoài sân dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
*/ Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- G/v nêu tên trò chơi, hỏi để H/s xem các con vật có hại, những con vật có ích. Thống nhất với cả lớp khi gọi đến tên các con vật có hại thì cả lớp hô “Diệt! Diệt! Diệt!” là sai. Sau đó, g/v gọi tên một số con vật cho h/s làm quen dần với cách chơi.
3) Phần kết thúc: 
- G/v cùng h/s hệ thống bài. 
- G/v nhận xét giờ học.
- G/v kết thúc giờ học bằng cách hô: “Giải tán!”, h/s hô to: “Khoẻ!”. 
D) Dặn dò: 
- Về nhà tự tập luyện thêm.
- Cả lớp đứng tại chỗ, vổ tay và hát. 
-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1,2; 1,2; 
-Lớp trưởng làm cán sự bộ môn điều khiển tiết học
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp cùng chơi.
+ Bạn nào hô sai thì phạt nhảy lò cò, 
- Cả lớp đứng vỗ tay và hát
*************************************************************
Thứ tư ngày 19 tháng 08 năm 2009
HỌC VẦN: BÀI 1: e
I/ Mục đích yêu cầu:
- H/s làm quen và nhận biết được âm e.
+ Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
+ Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề và nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
- Rèn luyện cho h/s đọc và viết chính xác.
- Giáo dục cho h/s biết yêu quý lớp học của mình.
II/ Chuẩn bị:
+ Giấy ô li có viết chữ cái e, hoặc bảng có kẻ ô li (phóng to)
+ Sợi dây để minh học nét cho chữ e.
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: 
-Kiểm tra sách vở, bút, đồ dùng học tập của h/s.
2.Bài mới.
*/Giới thiệu bài: 
-G/v cho h/s thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Các tranh này vẽ ai?
* bé, me, xe, ve, là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e. Vậy hôm nay lớp ta học bài âm e. Ghi đề bài.
*/Dạy chữ ghi âm: e
-G/v viết lên bảng: e 
- G/v đọc mẫu: e
- Phân tích âm e.
+âm e giống hình cái gì?
G/v lấy sợi dây thực hành lên cho h/s xem và hỏi:
+ Âm e gồm có mấy nét?
- Hướng dẫn h/s ghép âm e.
+ Nhận xét, sửa sai.
- G/v gọi h/s đánh vần theo dãy.
*/Luyện viết bảng con. 
-G/v viết mẫu chữ e lên dòng kẻ trên bảng và hướng dẫn cho h/s viết từng nét, độ cao.
+ Nhận xét, sửa sai.
*/Trò chơi: Ghép chữ
- G/v hướng dẫn cách chơi: Ghép chữ e vào bảng ghép.
+ Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
- G/v đọc: e
+ Nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
3) Luyện tập
a) Đọc SGK 
- G/v hướng dẫn h/s đọc chữ e và xem tranh trong SGK.
+ Nhận xét và ghi điểm.
b) Làm vở BT 
- G/v nêu y/c bài tập 1: Nối tranh với chữ e.
+ Hướng dẫn h/s nối.
- G/v chấm bài và chữa bài.
+ Nhận xét bài cả lớp.
- Hướng dẫn h/s tô chữ e trong vở BT
+ G/v theo dõi và uốn nắn những em yếu.
c) Luyện viết vở tập viết.
-G/v hướng dẫn h/s cách cầm bút, tư thế ngồi viết và hướng dẫn cách viết.
+ G/v theo dõi và uốn nắn h/s.
- Thu vở chấm (1/3 lớp).
- Nhận xét chữ viết của h/s.
d) Luyện nói: 
- G/v treo tranh vẽ lên bảng và hỏi:
 -Trên bảng cô có mấy bức tranh? 
-Hỏi nội dung từng tranh
-G/v nhận xét, củng cố các câu trả lời của h/s.
-Các bức tranh này có gì giống nhau?
-Các bức tranh này có gì khác nhau?
-Trong các tranh, có con vật nào học bài giống chúng ta hôm nay?
-G/v chốt lại học là cần thiết nhưng cũng rất vui. Ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không?
e) Trò chơi: 
- G/v cho h/s thi ghép chữ vừa học.
+ Nhận xét, tuyên dương.
D) Củng cố – dặn dò: 
 -Về đọc, viết bài xem bài mới
- Cả lớp bỏ sách vở và dùng học tập lên bàn.
- Cả lớp thảo luận.
+ Vẽ: Bé, me, xe, ve.
+ Một số em nhắc lại.
- Một số em nhắc lại.
- Một số h/s đọc: e
+ Giống hình sợi dây vắt chéo.
+ Gồm có một nét thắt.
-Cả lớp ghép e vào bảng ghép.
- H/s đọc: e 
- H/s quan sát chữ mẫu.
- Cả lớp viết bảng con: e 
+ Nhận xét bạn.
- H/s ghép theo nhóm 
+ Nhóm nào nhanh, đúng thì thắng cuộc.
- Ba em lên bảng viết.
-Cả lớp viết bản con
- Một số em đọc và nêu nội dungtranh
-Một h/s lên bảng làm.
-Cả lớp làm vở bài tập.
-Cả lớp tập tô chữ e.
- Cả lớp viết bài vào vở tập viết.
- Trên bảng có 5 bức tranh.
- Đều nói về việc đi học và các hoạt động học tập.
- Khác nhau: Chim học hót, ve học đàn, ếch, gấu và các bạn nhỏ học đọc, học viết.
- Các bạn gấu học bài giống chúng ta đó là chữ e.
- Hai nhóm cử hai bạn lên thi, nhóm nào nhanh, đúng 
**************************************************
ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
I) Mục đích yêu cầu:
1) H/s hiểu được:
- Trẻ em có quyền có hạnh phúc có quyền được đi học.
- Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
2) Thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi khi đi học, tự hào đã trở thành h/s lớp 1.
-Giáo dục học sinh biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
II/ Chuẩn bị: 
1) Vở BTĐĐ 1
2) Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: Trường em; Đi học; Em yêu trường em 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: 
-KT đồ dùng học tập và cách giữ gìn đồ dùng học tập.
+ G/v nhận xét và tuyên dương.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài: 
Để biết thêm nhiều điều mới lạ khi buổi đầu vào lớp 1. Hôm nay chúng ta học bài: Em là h/s lớp 1.
2) Các HĐ chính.
a) HĐ 1: “Vòng tròn giới thiệu tên” (Bài tập 1)
+ G/v giới thiệu cách chơi. 
+ G/v nhận xét tuyên dương.
- Hướng dẫn cả lớp thảo luận:
+ Trò chơi giúp em điều gì?
+Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với bạn, khi nghe các bạn gọi tên của mình không?
b) HĐ 2: H/s tự giới thiệu về sở thích của mình (Bài tập 2).
-G/v nêu y/c: Hãy giới thiệu với các bạn bên cạnh những điều em thích.
+G/v mời một số cặp lên trước lớp giới thiệu.
c) HĐ 3: H/s kể về ngày đầu tiên đi học của mình (Bài tập 3).
- G/v nêu y/c: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?
+ Em có thấy vui khi đã là h/s lớp 1 không? Em có thích lớp mới của mình không?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là h/s lớp 1?
* HD h/s kể chuyện:
- G/v mời một vài h/s kể trước lớp.
d) Trò chơi: 
-G/v cho h/s lên trước lớp giới thiệu với nhau về tên mình tên bạn.
+ G/v tuyên dương.
D) Củng cố – dặn dò: 
- Nhớ tên các bạn trong lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-Một số em nêu cách giữ gìn đồ dùng học tập.
- Cả lớp đứng thành vòng tròn.
+ Lớp trưởng cho các bạn trong tổ điểm danh.
+ Các bạn tự giới thiệu tên của mình với bạn.
+ Trò chơi giúp em biết được tên các bạn trong lớp.
+ Em thấy rất sung sướng và tự hào khi nghe các bạn gọi tên của mình. 
- H/s từng nhóm 2 người, giới thiệu với nhau về sở thích của mình như: Mình thích vẽ, 
+ Những điều mà bạn thích không hoàn toàn giống em vì mỗi ngươì đều có 1 sở thích riêng.
- Cả lớp theo dõi và suy nghĩ về ngày đi học đầu tiên.
+ Em chuẩn bị sách vở, quần áo mới, thức dậy sớm để đi học.
+ Em thấy rất vui khi đã là h/s lớp 1 và em rất thích lớp mới của mình.
+ Em sẽ học thật giỏi, ngoan ngoãn, vâng lời cô, luôn giúp đỡ bạn.
- 2 h/s đại diện 2 nhóm lên kể.
-Từng cặp lên trước lớp tự giới thiệu tên mình
*********************************************
ÂM NHẠC: HỌC BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
 Dân ca: Nùng 
 Đặt lời: Anh Hoàng
I. MỤC TIÊU:
- Giúp các em học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
- Học sinh hát đồng đều, rõ lời, thể hiện đúng tính chất của bài.
- Biết bài hát “Quê hương tươi đẹp” là bài hát dân ca của dân tộc Nùng do nhạc sĩ Anh Hoàng đặt lời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Thanh phách.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra
-Hát 1 - 2 bài hát mẫu giáo
GV: Bắt nhịp cho học sinh hát.
HS :- Cả lớp hát.
 - 2 H hát cá nhân.
 - H khác nhận xét.
GV: Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV: Giới thiệu nội dung.
2. Nội dung
a. Hoạt động 1
Học bài hát: Quê hương tươi đẹp
Dân ca: Nùng
GV: Giới thiệu tranh ảnh và một số bài dân ca của các dân tộc vùng núi phía Bắc.
HS: Quan sát - lắng nghe
Lời ca: Quê hương em biết bao tươi đẹp, ....
GV: Giới thiệu tên bài, tác giả.
GV: Hát mẫu (2 lần).
HS: Cả lớp lắng nghe.
GV: Đọc lời ca từng câu cho H đọc theo.
HS: Cả lớp đọc đồng thanh (2 lần)
GV: Đàn, dạy học sinh hát từng câu ngắn.
HS: Cả lớp học hát từng câu.
* Lưu ý: Tiếng ngân dài 1 phách và dấu lặng đơn ngân dài 2 phách.
GV: Đàn, bắt nhịp cho học sinh hát toàn bài.
HS: Cả lớp hát 
GV: Sửa sai.
HS: 2 dãy lần lượt hát.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
GV: Làm mẫu
HS: Quan sát.
 - Cả lớp thực hiện.
GV: Nhận xét - Sửa sai.
HS: 2 H thực hiện cá nhân
b. Hoạt động 2
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
GV: Làm mẫu.
HS: Quan sát – lắng nghe.
GV: Hướng dẫn
HS: Cả lớp thực hiện theo (đứng tại chỗ).
GV: Đàn, bắt nhịp cho học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ.
HS: 2 nhóm lần lượt thực hiện.
- 2 - 3 học sinh biểu diễn cá nhân
GV: Nhận xét - đánh giá.
3. Củng cố 
GV: Chốt lại bài học.
GV: Đàn cho học sinh hát lại bài “Quê hương tươi đẹp”
HS: Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách.
4. Dặn dò
- Học thuộc lời ca bài “Quê hương tươi đẹp”
GV: Giao việc về nhà cho học sinh.
HS: Cả lớp lắng nghe.
Thứ năm ngày 20 tháng 08 năm 2009
HỌC VẦN: BÀI 2: b
I/ Mục đích yêu cầu:
- H/s làm quen nhận biết được chữ và âm b. Ghép được tiếng: ba
- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Giáo dục h/s tính siêng năng, cần cù trong học tập và học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
II/ Đồ dùng dạy – học
- Bảng, phấn
- SGK, vở bài tập tập viết, vở tập viết.
III/ hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: 
- G/v gọi h/s đọc bài e.
- G/v viết vào bảng con: e
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài: 
+ Các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì?
-Các tiếng đó đều có âm đầu giống nhau là b. Vậy hôm nay chúng ta học bài 2: b.
2) Dạy chữ ghi âm: b.
a) G/v viết lên bảng: b
- G/v đọc mẫu: bờ
+ Âm b gồm có mấy nét?
-HD h/s ghép âm b
- Gọi h/s đánh vần theo dãy.
b) Luyện đọc từ : 
- G/v viết lên bảng: be
+ G/v đọc mẫu: be
- Phân tích tiếng: be
+ Tiếng be gồm có mấy âm, âm nào trước, âm nào sau?
- Hướng dẫn h/s ghép tiếng: be
c) Luyện viết bảng con. 
- G/v viết mẫu lên bảng và hướng dẫn h/s viết.
d) Trò chơi: 
- Hướng dẫn h/s trò chơi ghép chữ. G/v chia nhóm, nhóm nào nhanh, ghép được nhiều từ thì nhóm đó thắng.
+ Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
3) Luyện tập
a) Luyện đọc bài trong SGK 
- G/v hướng dẫn h/s mở SGK và đọc mẫu.
+ Nhận xét, sửa sai và ghi điểm.
b) Làm bài tập 
- G/v ghi bài tập lên bảng và nêu y/c bài tập.
- Hướng dẫn h/s làm bài.
+ G/v nhận xét, bổ sung.
c) Luyện viết vở Tập viết. 
- G/v hướng dẫn h/s tô và viết chữ b, be.
+ G/v theo dõi và uốn nắn h/s yếu.
- Thu vở chấm.
d) Luyện nói: 
+ Ai đang học bài?
+ Ai đang tập viết chữ e?
+ Bạn ấy có biết đọc chữ không?
+ Ai đang kẻ vở?
+ Các bạn gái làm gì?
+ Các bức tranh này giống và khác nhau ở chỗ nào?
e) Trò chơi
-Hướng dẫn h/s chơi ghép chữ, tìm tiếng có âm b để ghép, nhóm nào nhanh thì thắng.
D. Củng cố – dặn dò: 
- Về đọc và viết bài
- Một số h/s đứng tại chỗ đọc bài.
- Cả lớp viết bảng con.
+ Các tranh vẽ: bé, bê, bóng, bà.
- Một số h/s nhắc lại.
- 5 h/s đọc: b
+ Cả lớp đọc.
+ Âm b có hai nét, nét thẳng dài và nét cong phải dưới.
-Cả lớp ghép âm b vào bảng ghép.
- H/s đọc bài theo dãy: e
+ Cả lớp đồng thanh.
- Một số h/s đọc.
+ Cả lớp đọc.
+ Tiếng be có 2 âm, b trước, e sau.
- Cả lớp ghép: be
+ H/s đánh vần: bờ – e – be
+ Đọc trơn: be
- H/s viết từng chữ vào bảng con.
- Mỗi nhóm cử 1 em lên thi ghép chữ b.
- Một số em đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số em đọc cá nhân.
- Cả lớp đồng thanh
- Một em lên bảng nối.
- Cả lớp nối vào VBT
+ Chim đang học bài.
+ Gấu đang tập viết chữ e
+ Bạn ấy không biết đọc.
+ Bạn gái đang kẻ vở.
+ Các bạn gái đang xếp đồ chơi.
+ Giống nhau: Ai cũng tập trung vào việc học.
+ Khác nhau: các loài khác nhau, công việc khác nhau.
- Mỗi nhóm 1 em lên thi ghép chữ.
TOÁN: HÌNH TRÒN – HÌNH VUÔNG
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình tròn, hình vuông.
- Bước đầu nhận ra hình tròn, HV từ các vật thực.
- Giáo dục h/s có ý thức học tốt môn toán.
II/ Đồ đung dạy – học
-Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (gỗ, nhựa, ) có kích thước, màu sắc khác nhau.
III/ hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu hình vuông, hình tròn.
a) Hình vuông: 
- G/v giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho h/s xem, mỗi lần giơ một hình vuông đều nói: “Đây là hình vuông”.
b) Hình tròn: 
- G/v hướng dẫn h/s tương tự như hình vuông.
2) Thực hành:
 Bài 1: 
-G/v hướng dẫn h/s tô màu các hình vuông. 
+ G/v uốn nắn những h/s yếu.
Bài 2: 
Hướng dẫn h/s tô màu hình tròn, khuyến khích h/s dùng các bút chì màu khác nhau để tô màu hình búp bê “lật đật”.
+ G/v theo dõi, uốn nắn h/s . 
 Bài 3
-Hướng dẫn h/s tô màu hình vuông và hình tròn, hình vuông tô một màu, hình tròn tô một màu.
Bài 4: 
-Hướng dẫn h/s dùng giấy để gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông.
+ Nhận xét và sửa sai.
3) Trò chơi: 
-Thi vẽ hình vuông và hình tròn.
+ G/v tuyên dương.
D) Củng cố – dặn dò: 
 - Nêu tên các vật hình vuông, hình tròn.
- Về nhà tìm các đồ vật có dạng hình vuông và hình tròn như bài đã học.
-Gv nhận xét tiết học
-HS quan sát
- H/s thảo luận theo nhóm để nêu tên những vật nào có hình vuông. 
-Mỗi nhóm nêu kết quả của nhóm mình.
- H/s lấy từ hộp đồ dùng học Toán tất cả hình vuông đặt lên bàn học. Gọi h/s giơ hình vuông và nói: “Hình vuông”.
- Cả lớp lấy bút chì màu tô các hình vuông.
- Cả lớp tô màu hình tròn và hình búp bê.
- H/s lấy màu để tô hình vuông và hìnhtròn.
-H/s lấy giấy để gấp thành hình vuông.
+ Một số em đưa lên bảng.
+ Nhận xét bạn.
- Hai nhóm cử 2 em lên thi, em nào vẽ đúng, nhiều hình thì thắng cuộc.
**************************************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy – học: 
 -Các hình trong bài 1 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: “Cơ thể của chúng ta”.
2) Các hoạt động chính.
a) HĐ 1: Quan sát tranh.
* Bước 1: H/s hoạt động cả lớp.
- G/v cho h/s xung phong nói tên các bộ phận cơ thể.
+ Nhận xét, tuyên dương.
* Bước 2: Hoạt động theo cặp.
- Quan sát các hình ở trang 4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
+ Nhận xét tuyên dương.
b) HĐ 2: Quan sát tranh
* Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ 
- G/v hướng dẫn học sinh quan sát các hình ở trang 5 SGK. Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
+ G/v bổ sung
- Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần? 
+ G/v tuyên dương 
* Bước 2: Hoạt động cả lớp : G/v đưa ra yêu cầu:
-Ai hoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình và tay chân như các bạn trong hình. 
c) HĐ 3: Tập thể dục
* Bước 1: Hướng dẫn h/s đọc bài thể dục chống mệt mỏi.
* Bước 2: G/v tập động tác kết hợp lời thơ.
* Bước 3: - G/v gọi một số h/s lên thực hiện các động tác thể dục hàng ngày.
3. Cung cố - dặn dò:
- Cả lớp quan sát tranh vẽ.
- Từng cặp lên trước lớp nói tên các bộ phận của cơ thể trong tranh.
- Từng cặp hoạt động:
+ Một số em đại diện lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể qua tranh.
- Quan sát tranh vẽ
- Cả lớp quan sát các hình trên bảng và trả lời câu hỏi trong tranh.
+ Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Một số h/s lên trước lớp nói về cơ thể người: Gồm ba phần đầu mình và tay chân.
- Các nhóm cử một số bạn đại diện lên trước lớp biễu diễn.
- Cả lớp theo dõi:
- H/s đọc đồng thanh theo g/v.
Cúi mải mỏi lưng
Viết mải mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi.
*************************************************
 Thứ sáu ngày 21 tháng 08 năm 2009
HỌC VẤN: BÀI 3: DẤU SẮC
I/ Mục đích yêu cầu:
- H/s nhận biết được dấu sắc và thanh sắc (/)
+ Biết ghép tiếng: bé
- Biết được dấu sắc và thanh sắc (/) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: các HĐ khác nhau của trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các tiếng: bé, cá, lá, chó, khế.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: Một số hình ảnh của bé ở nhà và ở trường.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: 
- Cho h/s viết chữ b và đọc tiếng: be 
- G/v đính lên bảng các tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1 tuan 1(1).doc