Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2 - Tuần 25

I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường. Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )

Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, hỏi – đáp.

II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK ( phóng to)

III/Các hoạt động dạy học:

1/Kiểm tra bài cũ:

2/Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính .
-Ta lấy 0 trừ 0 bằng 0 , viết 0
 7 trừ 5 bằng 2 , viết 2 
-Vậy 70 – 50 =20
-Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
-Học sinh cử 4 em /tổ tham gia trò chơi 
- Chơi đúng luật 
-Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn 
 90
 - 20 - 30 -20 
 + 10 
-Học sinh nêu yêu cầu của bài 
Ñ
S
S
-Học sinh gắn xong giải thích vì sao đúng, vì sao sai 
a) 60 cm – 10 cm = 50 
b) 60 cm - 10 cm = 50 cm 
c) 60 cm – 10 cm = 40 cm 
 -Nhà Lan có 20 cái bát, Mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ? 
-Học sinh tự giải bài toán 
-1 em lên bảng giải 
-Học sinh tự nêu yêu cầu của bài 
4.Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. Dặn học sinh về ôn lại cách đặt tính, cách tính. Chuẩn bị bài : Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình 
Âm nhạc : Ôn tập bài hát : “Quả”
Cô Kim Thu dạy
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Thể dục ; Bài thể dục - trò chơi Vận động
I/Mục tiêu: Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung (có thể con quên động tác). Bước đầu biết cách tâng cầu bằng cá nhân hoặc vợt gỗ và tham gia chơi được.
Phương pháp: Quan sát, thực hành.
II/Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường. Giáo viên chuẩn bị còi và 1 số quả cầu cho đủ mỗi học sinh 1 quả.
III/Nội dung và phương pháp lên lớp:
Giáo viên
Học sinh
I. Phần mở đầu:
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
Giáo viên cho học sinh khởi động.
Cho cả lớp chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
II. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục: 2 – 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
Tâng cầu: Giáo viên giới thiệu quả cầu, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích cách chơi.
3. Phần kết thúc:
* Ôn 2 động tác: Vươn thở và điều hoà của bài thể dục, mỗi động tác 1 x 8 nhịp.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học.
Lớp trưởng tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
- Học sinh đứng vỗ tay, hát.
- Học sinh khởi động: xoay các cổ tay và các ngón tay. Xoay khớp cẳng tay và cổ tay. Xoay cánh tay. Xoay đầu gối.
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 – 2.
Học sinh cả lớp chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Học sinh tập theo từng tổ dưới sự điều khiển của giáo viên.
Học sinh chơi tâng cầu theo từng tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Tập viết: Tô chữ hoa A , Ă , Â, B .
I/Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B Viết đúng các vần: ai, ay, ao, au; các từ ngữ: Mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần. )
Phương pháp: Quan sát, luyện tập.
II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn: Các chữ hoa: A , Ă , Â . Các vần ai, ay. Các từ ngữ: mái trường, điều hay.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
 Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập viết.
2. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
+ Giáo viên nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết, vừa nói , vừa tô chữ trong khung chữ.
Chữ Ă và chữ Â chỉ khác chữ A ở 2 dấu phụ đặt trên đỉnh. 
3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
 Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng: ai, ay, mái trường, điều hay.
- Giáo viên viết mẫu và hd quy trình viết.
4. Hướng dẫn học sinh tập tô, tập viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngồi viết, tư thế ngồi viết
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài viết.
- Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh .
+ Học sinh quan sát chữ A hoa trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ qui định trong vở Tập 1, tập hai.
+ Học sinh viết trên bảng con: A, Ă , Â, B . 
- Học sinh quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Học sinh tập viết trên bảng con: ai, ay, mái trường, điều hay.
- Học sinh tập tô các chữ hoc: A , Ă , Â.
Tập viết: ai, ay, mái trường, điều hay theo mẫu chữ trong vở tập viết. Mỗi chữ viết 1 hàng.
3/Củng cố: Cả lớp chọn người viết đúng, viết đẹp nhất trong tiết học. Giáo viên biểu dương những học sinh đó.
4/Dặn dò: Dặn học sinh luyện viết tiếp trong vở tập viết – phần B .
Toán : Điểm ở trong điểm ở ngoài một hình
I. Mục tiêu : - Nhận biết được điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình , biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình , biết cộng , trừ số tròn chục , giải bài toán có phép cộng .
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi các bài tập : 1, 2, 3, 4 / 133, 134 SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Nhận xét bài làm của học sinh trong vở Bài tập toán . Sửa bài 4 / 28/ Vở Bài tập 
+ 1 học sinh lên bảng sửa bài. Giáo viên chốt cách thực hiện và trình bày bài giải.
3. Bài mới : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ở trong ở ngoài một hình.
-Giáo viên vẽ hình vuông hỏi : Đây là hình gì ?
-Giáo viên vẽ điểm A và nói :” Điểm A ở trong hình vuông. “
-Giáo viên vẽ điểm N và nói : “ Điểm N ở ngoài hình vuông”
-Giáo viên vẽ hình tròn hỏi : Đây là hình gì ?
-Giáo viên vẽ điểm P hỏi : “ Điểm P ở ngoài hình tròn hay trong hình tròn “
-Giáo viên vẽ điểm O nói : “ Điểm O ở trong hay ở ngoài hình tròn “
-Giáo viên vẽ 1 hình tam giác, hỏi học sinh : “ Đây là hình gì ? “
-Vẽ Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác, hỏi học sinh : “ Điểm B nằm ở vị trí nào của hình tam giác ? “ 
Hoạt động 2 : Thực hành 
-Cho học sinh mở SGK đọc các câu phần bài học ( phần đóng khung )
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 
-Giáo viên đọc qua các câu cho học sinh nghe.
-Giáo viên gắn bảng phụ có bài tập 1 yêu cầu học sinh cử 6 học sinh mỗi đội lên chơi gắn chữ đúng hay sai sau mỗi câu 
Bài 2 : Vẽ hình. Sử dụng phiếu bài tập.
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 
-Cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập.
-Giáo viên nhận xét, quan sát học sinh làm bài 
Bài 3 : Tính 
-Cho học sinh nêu cách tính 
-Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm 2 biểu thức / 1 em 
-Nêu cách nhẩm 
Bài 4 : Gọi học sinh đọc bài toán 
-Giáo viên treo tóm tắt đề toán 
-Đề toán cho biết gì ? Đề toán hỏi gì ? 
-Muốn tìm số nhãn vở Hoa có tất cả em phải làm gì ? 
-Cho học sinh sửa bài . Nhận xét bài làm của học sinh .
-Hình vuông
-5 em lặp lại 
-5 em lặp lại 
-Hình tròn
-5 em lặp lại điểm P ở ngoài hình tròn 
-5 em lặp lại điểm O nằm ở trong hình tròn.
-Hình tam giác
-Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác
-Quan sát tranh,đọc các câu giải thích 
-Câu nào đúng ghi Đ cau nào sai ghi S 
-6 em / 1 đội thi đua gắn lần lượt mỗi em 1 câu – Đội nào nhanh, đúng là thắng cuộc 
 -a) Vẽ 2 điểm trong hình vuông, 4 điểm ngoài hình vuông
-b) Vẽ 3 điểm trong hình tròn, 2 điểm ngoài hình tròn 
-Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
-Muốn lấy 20 + 10 + 10 thì phải lấy 20 cộng 10 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 10 
-Học sinh dưới lớp làm vào bảng con 
-Hoa có 10 nhãn vở, Mẹ mua thêm cho Hoa 20 nhãn vở.Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ?
Học sinh tự giải bài toán vào phiếu bài tập 
4.Củng cố dặn dò : Hôm nay em học bài gì ? Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt Dặn học sinh xem lại bài làm các bài tập trong vở Bài tập toán. Chuẩn bị bài : Luyện tập chung
Chính tả: Trường em
I/Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “Trường học là anh em” 26 chữ trong khoảng 15 phút. Điền đúng vần ai, ay; chữ c, k vào chỗ trống.
Làm được bài tập 2, 3 ( SGK ) 
Phương pháp: quan sát, thực hành – luyện tập.
II/Đồ dùng: Bảng phụ ghi phần bài tập chính tả.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng chính tả: Trường em.
2 Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Giáo viên viết lên bảng đoạn văn cần chép. 
Giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng các em dễ viết sai: trường, ngôi, giáo, hiền, thiết, 
Giáo viên hd các em cách ngồi viết, cầm bút, đẻ vở, cách viết đề bài vào giữa trang giấy, viết lùi vào 1 ô chữ đầu của đoạn văn. Nhắc học sinh sau dấu chấm phải viết hoa.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến. Hướng dẫn học sinh tự ghi lỗi ra lề vở.
- Giáo viên hỏi: em nào 0 lỗi, 1 lỗi, 2 lỗi, 
Giáo viên chấm 1 số vở tại lớp, số còn lại mang về nhà chấm.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Điền vần : ai hoặc ay.
Giáo viên nói: Mỗi từ có 1 chỗ trống phải điền vần ai hoặc ay vào thì mới hoàn chỉnh. Các em xem nên điền vần ai hoặc ay.
Giáo viên chốt lại trên bảng theo lời giải đúng: 
 ( lời giải: gà mái, máy ảnh).
Điền chữ: c hoặc k . 
Giáo viên chốt lại theo lời giải đúng:
(Lời giải : cá vàng, thước kẻ, lá cọ).
Học sinh nhìn bảng đọc thành tiếng đoạn văn.
Học sinh viết bảng con: trường, ngôi, giáo, hiền, thiết.
- Học sinh tập chép vào vở.
- Học sinh cầm bút chì trong tay chuẩn bị chữa bài.
- Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- Học sinh trao vở lại.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
2 học sinh lên bảng điền vần vào chỗ trống. Cả lớp theo dõi.
2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 3 học sinh lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi và làm bài tập trong vở.
3/Củng cố: Giáo viên khen những em học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp.
4/Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài chính tả: Tặng cháu.
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
Tập đọc: Tặng cháu
I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non. Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiêu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK ) Học thuộc lòng bài thơ 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, tích cực
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài học trong SGK ( phóng to).
III/Các hoạt động dạy học: 
1/Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh đọc bài “trường em” và trả lời câu hỏi: trong bài, trường học được gọi là gì?
2/Bài mới: - HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng: Tặng cháu.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: 
a)Giáo viên đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Học sinh luyện đọc: 
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: vở, gọi là, nước non, tặng cháu.
- Luyện đọc câu: 
+ Giáo viên chỉ trên bảng từng tiếng ở 2 dòng thơ đầu để học sinh nhẩm theo. Tiếp tục với 2 dòng thơ sau. 
- Luyện đọc đoạn, bài: 
+ Từng nhóm 4 học sinh ( mỗi em 1 dòng) tiếp nối nhau thi đọc. Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua, sửa lỗi phát âm cho các em.
3. Ôn các vần ao, au:
a) Tìm tiếng trong bài có vần au: 
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ao:
- Giáo viên cho học sinh đọc mẫu: cây cau, chim chào mào.
c) Nối câu chứa tiếng có vần ao, vần au:
- Hai học sinh đọc câu mẫu trong SGK:
 + Sao sáng trên bầu trời.
 + Các bạn học sinh rủ nhau đi học.
 Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài thơ: 
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
+ Bác mong bạn nhỏ làm gì?
- Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ: giọng nhẹ nhàng. 
b) Học thuộc lòng bài thơ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo phương pháp xoá dần chữ, chỉ giữ lại những tiếng đầu dòng
c) Hát các bài hát về Bác Hồ: 
- Giáo viên cho học sinh trao đổi, tìm các bài hát về Bác Hồ, sau đó thi xem tổ nào tìm được nhiều bài, hát đúng và hát hay.
- Hai học sinh đọc :Tặng cháu
- Học sinh phân tích tiếng “tặng”: có âm t đứng đầu, vần ăng đứng sau, thanh nặng đặt dưới chữ ă .
Học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng “tặng”. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh đọc trơn 2 dòng thơ đầu. Đọc tiếp 2 dòng thơ sau. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
- Học sinh thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần “au”: cháu, sau.
- Học sinh phân tích tiếng cau, tiếng mào.
- Học sinh thi nối câu chứa tiếng có vần ao, vần au: 
+ Buổi sáng, bao giờ em cũng dậy vào lúc 6 giờ. 
+ Màu sắc bức tranh thật rực rỡ. 
+Bác Hồ tặng vở cho bạn học sinh.
+ Bác mong bạn nhỏ ra công học tập để sau này giúp nước nhà.
- Học sinh đọc lại bài thơ. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh hát các bài:
+ Bài: Em mơ gặp Bác Hồ
+ Bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
3/Củng cố: Hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ” tặng cháu”. Học sinh đọc trơn 2 dòng thơ đầu. Đọc tiếp 2 dòng thơ sau. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. Học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo từng dãy bàn.
4/Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh học và chuẩn bị bài: cái nhãn vở.
Toán : Luyện tập chung
I. Mục tiêu : - Biết cấu tạo số tròn chục , biết cộng , trừ số tròn chục ; biết giải bài toán có một phép cộng . 
Không làm bài tập 2, bài tập 3(a).
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi các bài tập : 4 + 5 / 135 SGK .Hình bài tập 2a,b. Phiếu bài tập 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 
2.Kiểm tra bài cũ : + Gọi 2 học sinh lên vẽ hình vuông, hình tam giác. Học sinh dưới lớp ½ lớp vẽ hình vuông, ½ lớp vẽ hình tam giác.
3. Bài mới : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Củng cố các số tròn chục
-Giáo viên giới thiệu bài . Ghi đầu bài .
-Cho học sinh mở SGK. Giáo viên giới thiệu 5 bài tập cần ôn luyện
Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu 
-Treo bảng phụ có nội dung bài tập 1, đọc lại mẫu và yêu cầu học sinh tự làm bài 
-Cho học sinh nhận xét cấu tạo các số có 2 chữ số .
Bài 2 : Giáo viên đính nội dung bài tập 2 lên bảng 
-Cho học sinh nhận xét các số ( bài a) 
-50 , 13 , 30 , 9 
-Hướng dẫn học sinh xếp các số từ bé đến lớn 
Bài 3: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài 
-Cho học sinh nhận xét kết quả của 2 phép tính 
Bài 3b) Học sinh làm vào phiếu bài tập 
-Học sinh chốt lại : “ quan hệ giữa cộng trừ ở cột tính 1. Chú ý ghi kết quả có kèm theo đơn vị cm ở cột tính 2 
Bài 4 : Gọi học sinh đọc đề toán.
-Cho học sinh tự đọc nhẩm đề và tự làm bài.
Bài 5 : Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 
-Cho học sinh học nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 hình tam giác, yêu cầu học sinh mỗi nhóm vẽ 3 điểm ở trong hình tam giác, 2 điểm ở ngoài hình tam giác
-3 học sinh lặp lại đầu bài 
-Viết theo mẫu : 10 gồm 1chục và đơn vị 
- Học sinh làm bài : vào phiếu bài tập 
-Học sinh nêu yêu cầu bài 2:
Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn
Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé 
- Học sinh nhận xét nêu số bé nhất : 9 ,số lớn nhất 50
-2 em lên bảng làm 70 +20 =20 +70 = 
-Học sinh làm bảng con :Chia lớp 2 đội , mỗi đội làm 2 phép tính 
 – 2 học sinh lên bảng làm bài sữa bài 
-Học sinh tự làm 
Số bức tranh cả 2 lớp vẻ được
20 + 30 =50 ( bức tranh )
Đáp số :50 bức tranh
- Học sinh học nhóm vẽ theo yêu cầu của giáo viên 
- nhóm trưởng lên trước lớp trình bày bài làm của nhóm .
-Học sinh nhận xét –Sữa bài 
4.Củng cố dặn dò : Dặn học sinh về ôn lại bài . Làm các bài tập trong vở Bài tập toán. Chuẩn bị ôn luyện các dạng toán cộng, trừ các số tròn chục, cấu tạo các số có 2 chữ số tròn chục, thứ tự các số đã học. 
TNXH : Con Cá
I. Mục tiêu: - Kể tên và nêu ích lợi của cá. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hay vật thật.
Cẩn thận khi ăn cá khỏi bị mắc xương. Thích ăn cá.
*(KNS) 
II. Đồ dùng dạy học: SGK, mỗi nhóm mỗi con cá để trong lọ.
III. Hoạt động dạy – học:
1/Ổn định tổ chức: 
2/Kiểm tra bài cũ: Cây gỗ trồng để làm gì?	(Để lấy gỗ, toả bóng mát)
3/Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Quan sát con cá 
GV giới thiệu con Cá: Con Cá này tên là cá chép, nó sống ở ao, hồ, sông. 
Các con mang đến loại cá gì?
Hướng dẫn HS quan sát con cá.
 - GV nêu câu hỏi gợi ý.
 - Chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài con cá
 - Cá bơi bằng gì?
 - Cá thở bằng gì?
Bước 2: Cho HS thảo luận theo nội dung sau:
 - Nêu các bộ phận của Cá
 - Tại sao con cá lại mở miệng?
 - GV theo dõi, HS thảo luận.
 - GV cho 1 số em lên trình bày: Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
HĐ2: SGK
(KNS) -Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cá.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
 GV cho HS thảo luận nhóm 
 GV theo dõi, HS thảo luận.
 - GV cử 1 số em lên hỏi và trả lời: GV nhận xét.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp
Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì?
 - Cá có mấy bộ phận chính?
Dặn dò: Aên cá rất có lợi cho sức khỏe. Các con cần ăn cẩn thận khỏi bị mắc xương. Về nhà quan sát lại các tranh SGK.
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát
- HS lấy ra và giới thiệu.
- Hoạt động nhóm.
- Có đầu, mình, đuôi.
- Bằng vây, đuôi
- Thảo luận nhóm.
Cho thảo luận nhóm 2
- Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn 
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012
Mĩ thuật : Vẽ màu vào hình tranh dân gian
Cô Xuân Thu dạy
Toán : Kiểm tra định kì giữa học kì II
- Tập trung vào đánh giá :
- Cộng , trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 ; trình bày bài giải bài toán có một phép cộng ; nhận biết điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình .
Chính tả: Tặng cháu
I/Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 – 17 phút. Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng bài tập (2) a hoặc b.
Phương pháp: Quan sát, thực hành – luyện tập.
II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn bài: Tặng cháu.
III/Các hoạt động dạy học: 
1/Kiểm tra bài cũ: Chấm vở 3 học sinh . 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2,3.
2/Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1. Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Giáo viên viết bảng bài thơ: Tặng cháu. 
- Giáo viên cho học tìm tiếng dễ viết sai: cháu, gọi là, ra, mai sau, giúp, nước non.
- Khi học sinh viết, giáo viên hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở, viết lùi vào 1 ô chữ đầu của đoạn văn. Nhắc học sinh sau dấu chấm phải viết hoa.
- Giáo viên đọc và chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lại. Giáo viên dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu, hỏi xem học sinh có viết sai chữ nào không. Hướng dẫn các em gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến. Hướng dẫn học sinh tự ghi số lỗi ra lề vở.
- Giáo viên chấm tại lớp một số vở, mang số còn lại về nhà chấm.
2. Hướng dẫn học sinh làm bái tập chính tả:
a) Điền dấu: hỏi hay ngã ?
- Giáo viên nói: phải điền vào các từ ngữ đã cho dấu thanh hỏi hay ngã thì chúng mới hoàn chỉnh.
(Lời giải: quyển vở, chõ xôi, tổ chim, )
- 1 học sinh nhìn bảng đọc thành lời bài thơ.
- Học sinh vừa nhẩm vừa viết bảng con: cháu, ra, gọi là, giúp
- Học sinh tập chép vào vở.
- Học sinh cầm bút chì trong tay chuẩn bị chữa bài.
- Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 em lên bảng, cả lớp làn vào trong vở.
 Học sinh đọc lại các tiếng đã điền.
3/Củng cố: Giáo viên tuyên dương nhỡng học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp.
4/Dặn dò: Dặn học sinh chép lại những chữ viết chưa đúng.
Thủ công : Cắt dán hình chữ nhật ( tiết 2 )	
I/Mục tiêu : - Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng 
II/Đồ dùng dạy học : Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền,tờ giấy kẻ ô lớn. Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III/Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Ÿ Hoạt động 1 : 
 Giáo viên nhắc lại cách cắt hình chữ nhật.
 Để kẻ hình chữ nhật ta dựa vào mấy cách? Cách kẻ và cách cắt nào đơn giản,ít thừa giấy vụn?
Ÿ Hoạt động 2 :
 Học sinh thực hành kẻ,cắt dán hình chữ nhật theo trình tự : Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
 Giáo viên nhắc học sinh phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước sau đó bôi lớp hồ mỏng,đặt dán cân đối và miết hình phẳng.
 Học sinh nghe và trả lời câu hỏi.
 Vẽ hình chữ nhật kích thước 7x5 ô.
 Học sinh trình bày sản phẩm vào vở.
Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác nhau.
4.Củng cố : Học sinh nhắc lại cách cắt hình chữ nhật đơn giản.
5. Nhận xét – Dặn dò : Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập,chuẩn bị đồ dùng học tập,kỹ thuật kẽ,cắt dán và đánh giá sản phẩm của học sinh. Thu dọn vệ sinh. Học sinh chuẩn bị giấy màu,giấy vở có kẻ ô,bút chì,thước kẻ,kéo,hồ dán để học bài cắt dán hình vuông.
Đạo đức: Thực hành kĩ năng giữa kì 2
I/Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về : Học sinh hiểu phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định. Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: + Ở thành phố, khi đi bộ phải đi ở phần đường nào?
 + Ở nông thôn, khi đi bộ phải đi ở phần đường nào?
2/Bài mới: 
Giáo viên
Học sinh
Giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời.
+ Ơ thành phố, đi bộ phải đi ở phần đường nào? 
+ Ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào?
Giáo viên kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ơû thành phố, cần đi trên vỉa hè. Khi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định. 
- Học sinh chơi trò chơi “Đèn xanh – đèn đỏ”
- Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên .
+ Ở thành phố, cần đi trên vỉa hè.
+ Ở nông thôn, cần đi sát lề đường.
Học sinh làm bài tập và trình bày ý kiến. 
- Học sinh đứng thành hàng ngang, vừa chơi vừa đọc các câu thơ:
 “ Đèn hiệu lên màu đỏ’
 Dừng lại chớ có đi.
 Màu vàng ta chuẩn bị
 Đợi màu xanh ta đi
(Đi nhanh! Đi nhanh! Nhanh, nhanh, nhanh ! )”. 
3/Củng cố: Học sinh đọc các câu thơ:
 Đi bộ trên vỉa hè.
Lòng đường để cho xe.
Nếu lề đường không có,
Sát lề phải ta đi.
Đến ngã tư đèn hiệu,
Nhớ đi vào vạch sơn.
Em chớ quên luật lệ,
An toàn còn gì hơn.
4/Dặn dò: Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: cảm ơn và xin lỗi.
Thứ sáu 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 1 T 25 LONG GHEPdoc.doc