Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH Quang phú - Tuần 27 năm 2005

I/ Mục tiêu:

 Học sinh đọc trơn cả bài: phát âm đúng các tiếng, từ khó: tiếng có vần yêu, từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

 Ôn các vần iêu -yêu. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu - yêu. Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu.

 Học sinh hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước. Học thuộc bài thơ.

 Giáo dục học sinh biết yêu quý ngôi nhà của mình.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh vẽ ngôi nhà, bảng phụ, sách giáo khoa.

 Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập tiếng Việt.

III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 Học sinh đọc và trả lời bài “Quyển vở của em” (Duy, Hương, Dũng)

Hỏi : Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở? (Thấy bao nhiêu trang giấy trắngsờ mát dịu thơm tho, dòng kẻ ngay ngắn )

Hỏi : Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? (Tính nết của người trò ngoan)

Hỏi : Tìm tiếng có vần iêt - uyêt?

 

doc 29 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH Quang phú - Tuần 27 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, hiền hậu, thuyền buồm. (Phượng , Trang , Trung, Khoa)
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ hoa.
-Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
-Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu qui trình viết( vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ).
-Cho học sinh thi viết đẹp chữ K
-Giáo viên cho học sinh nhận xét chữ viết
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng.
-Gọi học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: iêu, yêu, hiếu thảo, yêu mến.
Giáo viên giảng từ
-Cho học sinh quan sát các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ . 
-Cho học sinh tập viết bảng con.
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập viết, tập tô.
-Quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi 
đúng, tô và viết bài vào vở. 
Quan sát chữ K hoa trên bảng phụ. 
Gồm 2 nét
Viết trên bìa cứng.
 Lên gắn trên bảng lớp chữ K viết hoa.
Đọc cá nhân,lớp.
Quan sát từ và vần.
Viết các vần và từ vào bảng con.
Hát múa.
Lấy vở tập viết
Đọc bài trong vở.
Tập tô các chữ hoa K,Tập viết các vần, các từ.
4/ Củng cố:
 v Thu chấm, nhận xét
v Hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết.
v Cho HS xem một số bài viết đẹp để cả lớp học tập.
5/ Dặn dò:
v Tập viết bài ở nhà.
š&›
THỦ CÔNG
 CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết kẻ, cắt hình vuông.
v Học sinh Rèn kỹ năng kẻ, cắt hình vuông.
v Giáo dục học sinh sử dụng kéo thành thạo, cẩn thận khi thực hành.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Mẫu hình vuông, giấy.
v Học sinh: Bút chì, thước, giấy vở, kéo.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra dụng cụ 
v Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
GTB : Cắt, dán hình vuông (Tiết 1)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
-Ghim hình vuôngõ mẫu lên bảng.
-Định hướng cho học sinh quan sát .
Hỏi : Hình vuông có mấy cạnh ? các cạnh như thế nào ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
-Hướng dẫn cách kẻ hình vuông.
- Giáo viên ghim giấy kẻ ô lên bảng
- Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô phải làm như thế nào?
Gọi Học sinh vẽ 2 cạnh còn lại. 
Ta được hình vuông ABCD
*Hướng dẫn cắt rời hình vuông
 Dùng kéo cắt theo các cạnh AB, BC, CD, AD.
Ta được hình vuông cạnh 7 ô.
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 3: Thực hành.
 Yêu cầu Học sinh nêu lại cách vẽ và cắt.
 Cho Học sinh thực hành kẻ hình vuông và cắt rời hình vuông khỏi tờ giấy.
-Uốn nắn những học sinh còn lúng túng, chưa kẻ được.
Học sinh quan sát và nhận xét
Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
Quan sát, theo dõi.
Xác định điểm A. Từ điểm A đếm xuống 7 ô được điểm D và đếm sang 7 ô theo dòng kẻ ô được được điểm B.
2 em lên vẽ 2 cạnh còn lại. 
 A B
 D 7 ô C 
Học sinh nhắc lại cách kẻ hình vuông
Học sinh theo dõi
Hát múa.
Phải vẽ 4 cạnh và cắt theo 4 cạnh.
Học sinh thực hành kẻ, cắt hình vuông có cạnh 7 ô trên tờ giấy vở kẻ ô. 
4/ Củng cố: (5’)
v Cho học sinh xem 1 số hình cắt đẹp, tuyên dương 
v Nhận xét thái độ tinh thần học tập của học sinh .
5/ Dặn dò:
v Về ôn bài, tập kẻ, cắt và dán hình vuông.
š&›
CHÍNH TẢ
NGÔI NHÀ
I/ Mục tiêu:
v Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 trong bài “Ngôi nhà”
v Làm đúng các bài tập chính ta û: Điền vần iêu hay yêu, c hay k. Nhớ quy tắc chính tả k -> e, ê, i.
v Giáo dục học sinh trình bày bài sạch đẹp, có ý thức giữ vở rèn chữ .
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bảng phụ chép bài Ngôi nhà.
v Học sinh : Vở, bảng con, bút...
III/ Họat động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ(5’) (Thuỳ, Khoa, Tiến , Năm )
v Chấm vở của những học sinh phải về chép lại bài.
v Gọi học sinh lên bảng làm bài tập : Điền âm ,vần
 trăng khuyết, bé ngủ, nghỉ trưa, Việt Nam.
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài Ngôi nhà
*Hoạt động 1: Viết bài vào vở 
-Treo bảng phụ bài “Ngôi nhà” từ “Em yêu Bốn mùa chim ca”.
-Hướng dẫn học sinh phát hiện từ khó. : mộc mạc, đất nước,bốn mùa.
-Luyện viết từ khó: Giáo viên đọc cho Học sinh viết vào bảng con
+ Hướng dẫn viết vào vở:
 Gíao viên đọc từng câu.
-Hướng dẫn học sinh sửa bài: Đọc từng câu.
- thống kê lỗi sai .
-Sửa lỗi sai phổ biến (nếu có)
*Nghỉ giữa tiết 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
-Cho 2 nhóm thi đua điền đúng .Cả lớp quan sát, nhận xét.
-Cho học sinh làm vào vở .
1 em đọc bài.
Học sinh mỗi nhóm đọc 1 câu để phát hiện từ khó nêu lên .
Viết bảng con.
Học sinh mở viết bài
Nghe và nhìn bảng viết từng câu.
Soát và sửa bài bằng bút chì.
Sửa ghi ra lề vở.
Hát múa.
Nêu yêu cầu, làm bài.
1/ Điền vần iêu hay yêu :
Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.
 2/ Điền chữ c hay k ? .
 Ông trồng cây cảnh.
 Bà kể chuyện.
 Chị xâu kim.
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:
v Luyện viết ở nhà.
š&›
TOÁN
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I/ Mục tiêu:
vHọc sinh nhận biết số 100 là số liền sau của 99.
vHọc sinh tự lập được bảng số từ 1 đến 100.
vHọc sinh nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100..
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên : Bảng số từ 1 đến 100.
v Học sinh : Bảng số, sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Trang , Năm, Vi hân ,Thuỳ)
Hỏi : Số 55 gồm ... chục và ... đơn vị? 
 (Số 55 gồm 5 chục và 5 đơn vị), viết :55 = 50 + 5 
Hỏi : Số 82 gồm ... chục và ... đơn vị? 
 (Số 82 gồm 8 chục và 2 đơn vị), viết :82 = 80 + 2 
Hỏi : Số liền sau của 78 là 79 95 > 90
Hỏi : Số liền sau của 69 là 70 62 = 62
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài : 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 để tìm số liền sau của 97, 98, 99
-Hướng dẫn học sinh đọc, viết số 100
Hỏi: Số 100 là số có mấy chữ số ?
- Đọc số 100 là Một trăm
* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 : Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100
-Gọi 2 nhóm thi tiếp sức để viết vào bảng số ở trên bảng lớp.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Giới thiệu một vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
-Gíao viên nêu các câu hỏi 
Hỏi : Nêu những số có 1 chữ số trong bảng trên ?
Hỏi : Các số tròn chục là những số nào ?
 - Số bé nhất có hai chữ số là số nào ?
 - Số lớnù nhất có hai chữ số là số nào ?
 - Các số giống nhau có hai chữ số là những số nào ?
-Học sinh chỉ lấy mỗi số đó cộng vơi 1 sẽ ra các số liền sau đó là :98, 99, 100.
-Số 100 có ba chữ số : chữ số 1 và hai chữ số 0 đứng liền sau chữ số 1 kể từ trái sang phải.
Đọc cá nhân, lớp.
Học sinh tự làm bài, đọc các số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
Hát múa
Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài
Học sinh trả lời
- Các số có 1 chữ số : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Các số tròn chục là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
- Số 10
- Số 99
- 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99. 
4/ Củng cố:
 v Thu chấm, nhận xét
v Trò chơi thi gắn phép tính đúng.
5/ Dặn dò: 
v Về ôn bài, làm vở bài tập.
š&›
 Ngày soạn: 14/3/2005
	Ngày dạy : Thứ tư/ 16/3/2005
TẬP ĐỌC
QUÀ CỦA BỐ
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc trơn cả bài: phát âm đúng các tiếng có âm l, các từ khó: về phép, vững vàng.Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôân cá vần oan – oat ; tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần oan – oat.
v Học sinh hiểu các từ ngữ trong bài: về phép, vững vàng. Nắm được nội dung bài : Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em. Biết hỏi đáp hồn nhiên, tự nhiên về nghề nghiệp của bố.Học sinh thuộc bài thơ.
v Giáo dục Học sinh luôn cố gắng học tốt, ngoan ngoãn để bố mẹ vui lòng.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh vẽ bài quà của bố.
vHọc sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập tiếng việt.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Duy, Huy,Lương
v Gọi học sinh đọc bài “Ngôi nhà” và trả lời câu hỏi:
Hỏi: Ở ngôi nhà bạn nhỏ nhìn thấy gì ? ( Hàng xoan, hoa nở như mây từng chùm.)
Hỏi : Ở ngôi nhà bạn nhỏ nghe thấy gì ? ( Tiếng chim lảnh lót )
Hoỉ : Ở ngôi nhà bạn nhỏ ngửi thấy gì ? ( Mùi thơm phức của rơm rạ  )
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Giới thiệu bài: Cho học sinh xem tranh.Ghi đề: “Quà của bố”
*Hoạt động 1: Đọc vần, tiếng, từ.
-Giáo viên đọc mẫu .
-Hướng dẫn học sinh đọc thầm -> Tìm tiếng có vần oan.
Gọi Học sinh đọc tiếng ngoan.
Giáo viên gạch chân các từ
-Luyện đọc các từ: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng
-Giảng nghĩa từ : vững vàng là chắc chắn ; Đảo xa là vùng đất ở giữa biển, xa đất liền.
-Cho đọc lại các từ vừa gạch chân.
*Hoạt động 2: Luyện đọc từng câu
Gíao viên chỉ bảng từng câu thơ.
-Luyện đọc không theo thứ tự.
-Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
-Gọi học sinh đọc theo nhóm, tổ
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn, bài
Gọi Học sinh luyện đọc từng khổ thơ : Mỗi khổ thơ là 1 đoạn
 Gíao viên đọc mẫu toàn bài.
-Thi đọc cả bài.
*Hoạt động 3: Trò chơi củng cố.
Hỏi: Học bài gì?
Hỏi: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
-Cho học sinh tìm tiếng có vần oan – oat
-Cho Học sinh thi viết và gắn lên bảng
-Yêu cầu học sinh nói câu chứa vần oan – oat .
*Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Đọc bài trên bảng lớp
Gọi Học sinh đọc câu, đoạn, bài 
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong SGK
Gọi Học sinh đọc bài
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm
-Hướng dẫn cách đọc ngắt, nghỉ khi gặp dấu chấm, dấu phẩy.
-Luyện đọc từng câu, đoạn, bài.
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
 - Gọi học sinh đọc khổ thơ 1
 - Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?
 - Gọi Học sinh đọc khổ thơ 2,3
- Bố gửi cho bạn những quà gì ?
-Gọi học sinh đọc diễn cảm lại bài thơ.
 Luyện đọc thuộc bài thơ
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc bài thơ 
 Gíao viên xoá dần bài trên bảng
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 4 :Luyện nói 
 Gọi Học sinh đọc chủ đề : Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
Cho quan sát một số tranh về nghề nghiệp
Hướng dẫn thực hành hỏøi – đáp theo mẫu trong SGK
Học sinh quan sát tranh, nhận xét
Nhắc lại đề.
Đọc thầm. 
Tiếng có vần oan: ngoan
Cá nhân.
Cá nhân.
Theo dõi
Đọc cá nhân, nhóm , cả lớp
Cá nhân đọc nối tiếp
Cá nhân.
Cá nhân,nhóm, tổ
Hát múa.
Đọc nối tiếp từng khổ thơ ( cá nhân, bàn, tổ.)
Theo dõi
Cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
 Quà của bố.
 Ở ngoài đảo xa.
 - liên hoan, sinh hoạt, môn toán, hoạt động,...
Gắn lên bảng
Chúng em vui liên hoan.
Em thích giờ sinh hoạt lớp.
Em học giỏi nhất môn toán.
 Hát múa.
Đọc cá nhân, lớp.
Yêu cầu học sinh mở SGK.
1 em đọc cả bài.
Đọc thầm
Đọc cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp đọc đồng thanh.
1 em đọc
Bố bạn là bộ đội ở đảo xa.
1 em đọc
Nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
Đọc cá nhân. Nhóm..
Học sinh tự nhẩm từng câu thơ, thi đọc thuộc
Đọc cá nhân, lớp.
 Hát múa.
1 em đọc.
Quan sát nêu về các nghề nghiệp : Bác sĩ, giáo viên, lái xe, công nhân, 
 1 em hỏi, 1 em trả lời
Hỏi : Bố bạn làm nghề gì ?
Đáp : Bố mình là kĩ sư.
Nhiều cặp thực hành trả lời.
4/ Củng cố: 
v Thi đọc đúng, diễn cảm : 2 em đọc.Cả lớp theo dõi nhận xét.
v Khen những học sinh đọc tốt.
5/ Dặn dò:
v Học thuộc bài thơ để chuẩn bị viết chính tả, làm bài tập ở nhà.
š&›
THỂ DỤC:
BÀI THỂ DỤC -TRÒ CHƠI
Mục đích yêu cầu :
v Ôn bài thể dục ..Yêu cầu hoàn thiện các động tác . 
 Ôn trò chơi “Tâng cầu”.Tham gia trò chơi một cách chủ động .
vHọc sinh có thói quen tập thể dục .
v Học sinh có ý thức rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ.
II/: Chuẩn bị :
v Dọn vệ sinh sân tập .
v Giáo viên kẻ sân chuẩn bị trò chơi, Có 1 còi, mỗi học sinh một trái cầu . 
Dạy học bài mới
A Phần mở đầu :
Giáo viên nhận lớp.
Khởi động.
Trò chơi
B Phần cơ bản:
 + Ôn 7 động tác thể dục
Ôn 3-5 lần , mỗi động tác 2 x 4 nhịp
+Ôn tổng hợp 
+ Tâng cầu 
-Cách chơi :Tập hợp thành hai hàng ngang cách nhau 1,5 m .Khi có lệnh các em dùng tay hoặc bảng con, vợt để tâng cầu , nếu để rớt cầu là thua .
Phần kết thúc:
-Hồi tĩnh.
-Củng cố dặn dò
1- 2 phút
1-2 phút
3-5 lần
1 -2 lần
15
phút
3 phút
2 phút
-Tập họp 3 hàng dọc .Điểm số
-Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
-Chạy nhẹ một hàng dọc 50-60 m .
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu .
-Xoay khớp cổ tay, ngón tay,cẳng tay, cánh tay, đầu gối .
- Xoay hông ( mỗi chiều 5 vòng )
-Diệt con vật có hại
- Lần 1 , 2 :Cán sự hô cho học sinh cả lớp tập .
- Lần 3-5 : cho từng tổ thực hiên
- Tập theo đội hình vòng tròn .
giáo viên quan sát giúp đỡcác em yếu.
-Ôn tập hợp , dóng hàng ,điểm số , đứng nghiêm nghỉ, quay phải quay trái
- Giáo viên nêu tên trò chơi , 
- 1 em chơi thử , cả lớp quan sát .
-Chia lớp thành 2 nhóm chơi thi đua ai tâng cầu nhiều nhất 
-Giáo viên hô “ Chuẩn bị .bắt đầu”cho học sinh tâng cầu , chú ý sửa sai cho học sinh .
- Thi đua xem ai tâng cầu lâu nhất .
-Đithường 3 hàng dọc và hát . 
-Cho thực hiện lại động tác điều hoà .
-Giáo viên nhận xét giờ học . Tuyên dương những tổ nghiêm túc .
-Về nhà chơi trò chơi, tập các động tác thể dục .Tiết sau kiểm tra.
š&›
 	 Ngày soạn: 15/3/2005
 Ngày dạy : Thứ năm/ 17/3/2005
TẬP VIẾT 
TÔ CHỮ HOA : L
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết tô các chữ hoa: L, các vần oan, oat; các từ ngữ: ngoan ngoan, đoạt giải
vHọc sinh Viết đúng chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết, giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.
v Giáo dục học sinh viết chữ đẹp.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bảng phụ đã được viết sẵn các chữ trong bài .
v Học sinh: Vở, bút, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
v Học sinh viết : hiếu thảo, yêu mến, năng khiếu, yểu điệu.(Trang, Uyên, Phượng)
v Kiểm tra 1 số bài viết ở nhà.
3/ Dạy học bài mới
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Tô chữ hoa L
*Hoạt động 1Hướng dẫn tô chữ hoa L.
-Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa L.
-Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu qui trình viết( vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ).
-Cho học sinh thi viết đẹp chữ L.
-Giáo viên cho học sinh nhận xét chữ viết
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng.
-Gọi học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng :oan, oat, ngoan ngoãn, đoạt giải.
Gọi Học sinh phân tích các chữ
-Cho học sinh quan sát các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ . 
-Cho học sinh tập viết bảng con.
*Nghỉ giữa tiết
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập viết, tập tô vào vở.
-Quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết.
Quan sát chữ L hoa trên bảng phụ. 
Học sinh theo doĩ
1 Học sinh lên bảng tôâchữ L
Viết trên bìa cứng, gắn trên bảng lớp
Đọc cá nhân,lớp.
oan : o + a + n, oat : o +a + t
Quan sát từ và vần.
Viết bảng con.
Hát múa.
Lấy vở tập viết
Tập tô các chữ hoa.
Tập viết các vần, các từ vào vở.
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
v Sửa lỗi sai (nếu có)
v Cho Học sinh xem một số bài viết đẹp để cả lớp học tập.
5/ Dặn dò:
v Tập viết chữ hoa.
š&›
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
CON MÈO
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
v Học sinh nói về một số đặc điểm của con mèo ( lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi). Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
v Học sinh có ý thức bảo vệ, chăm sóc mèo để mèo bắt chuột và làm cảnh.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên : Tranh con mèo.
v Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Quân, Phụng, Dũng 
Hỏi: Nêu các bộ phận chính của con gà? (Đầu, mình, cổ, cánh, chân) 
Hỏi: Kể tên các loại gà? ( Gà trống, gà mái, gà con ) 
Hỏi: Người ta nuôi gà để làm gì? (Lấy thịt, lấy trứng,...) 
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài : Con mèo
*Hoạt động 1 quan sát
Treo tranh con mèo
Hỏi :Em hãy mô tả bộ lông của con mèo ?
Hỏi: Khi vuốt lông mèo em cảm thâùy như thế nào?
Hỏi : Nói tên các bộ phận của con mèo ?
Hỏi: Con mèo di chuyển như thế nào ?
*Kết luận: Mèo có bộ lông mềm và mượt. Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo tròn và sáng, con ngươi mở to trong bóng tối, thu nhỏ vào ban ngày. Mèo có mũi và tai thính. Răng mèo sắc để xé thức ăn , Mèo bắt chuột rất giỏi, 
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
-Hướng dẫn học sinh mở sách giáo khoa .
 Nêu ích lợi của con mèo.
Gọi các nhóm trình bày
*Hoạt động 3 Trò chơi : 
- Hát, đọc một số bài hát bài thơ về mèo
-Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo.
Quan sát
Lông mềm và mịn.
1 số em trả lời
Đầu, mình, bốn chân và đuôi.
Nhắc lại.
Đi nhẹ nhàng.
Nhắc lại 
Hát múa.
Học sinh mở SGK, quan sát 
Các nhóm thảo luận và trình bày
Hỏi: Nuôi mèo để làm gì ?
Đáp : Nuôi mèo để bắt chuột và để làm cảnh. 
Hỏi: Mèo có lợi hay có hại ?
Đáp : Có lợi
Hỏi : Em thường cho mèo ăn gì ?
Đáp : Cho mèo ăn cơm, cá,
Một số em thực hiện 
4/ Củng cố: 
v Hỏi: Nêu các bộ phận chính của con mèo?(Đầu, mình, đuôi và bốn chân)
v Hỏi: Nuôi mèo để làm gì ? (Bắt chuột và làm cảnh)
5/ Dặn dò: 
 v Về ôn bài, làm vở bài tập
 v Gíao viên nhận xét tiết học.
š&›
CHÍNH TẢ
QUÀ CỦA BỐ
I/ Mục tiêu:
v Học sinh chép lại chính xác, trình baỳ đúng khổ thơ 2 của bài Quà của bố
v Học sinh làm đúng các bài tập chính tả. Điền đúng vần im hoặc iêm, chữ s hoặc x vào chỗ trống.
v Học sinh Giáo dục học sinh biết viết đúng vàtrình bày đẹp.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bảng phụ.
v Học sinh: Vở, bảng con, bút...
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Cho học sinh viết: xao xuyến , lảnh lót, thơm phức (Vi Hân, Trâm Anh,Đức Anh)
3/ Dạy học bài mới
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Quà của bố
*Hoạt động 1: Viết bài “Quà của bố”
Treo bảng phụ đã viết sẵn khổ thơ 2
 Giáo viên đọc mẫu
-Gạch chân các chữ dễ viết sai : gửi, nghìn, thương, chúc,..
Cho Học sinh phân tích các tiếng khó
-Luyện viết vào bảng con.
-Hướng dẫn học sinh viết vào vở: 
-Hướng dẫn học sinh sửa bài: Giáo viên đọc từng câu.
-Sửa lỗi sai phổ biến 
Thu chấm 5 bài
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
1/ Điền s hay x :
 e lu, dòng ông
2/ Điền vần im hay iêm : 
 Trái t , kim t 
Học sinh quan sát
1 em đọc bài.
Đọc cá nhân, lớp.
Học sinh phân tích
Viết bảng con.
Học sinh chép khổ thơ vào vở
Soát và sửa bài.
Sửa ghi ra lề vở.
Hát múa.
Nêu yêu cầu, làm bài.
Học sinh làm vở , nối tiếp làm bảng .
Đổi vở sửa bài.
 1/ Điền s hay x :
 xe lu, dòng sông
 2/ Điền vần im hay iêm : 
 Trái tim, kim tiêm
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
v Tuyên dương, nhắc nhở.
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh về ôn bài.
š&›
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
v Củng cố về viết số có hai chữ số, tìm số liền trước, số liền sau của 1 số

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 27.doc