Giáo án Tổng hợp khối 1 năm 2009 2010 - Tuần học 24

 I. MỤC TIÊU:

 - Hs đọc được : uân, uyên , mùa xuân, bóng chuyền, Từ và đoạn thhơ ứng dụng.

 - Viết được : uân, uyên , mùa xuân, bóng chuyền

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

 - HS khá giỏi luyện nói từ 4 câu theo chủ đề nói trên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1

 - Tranh HV

 

doc 43 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 1 năm 2009 2010 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời đúng giai điệu của bài hát.
Biết gõ đệm theo nhịp ,theo phách. .
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở bài hát
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 đến 3 em hát lại bài hát đã học
 3. Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Quả
Hoạt động 1 Dạy hát bài: Quả.
- Giới thiệu bài hát.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát .
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài .
Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài
 - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Do ai sáng tác?
- HS nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát
4- Củng cố ,dặn dò :
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
 1’
 4’
 1’
12’
12’
 4’
-Hát
- HS lắng nghe.
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
+ Bài :Quả
+ Nhạc sĩ: Xanh Xanh
- HS nhận xét
- HS thực hiện
- HS chú ý.
-HS ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
 Thứ năm ngày 11 tháng 02 năm 2010 
 Môn:TN-XH
	 Bài: Cây gỗ
I. MỤC TIÊU : 
	- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ .
	- Chỉ được rễ, thân, lá , hoa của cây gỗ .
	- Hs khá giỏi biết so sánh các bộ phận chính ,hình dạng kích thước ,lợi ích của rau và cây gỗ .
	- Có ý thức chăm sóc các cây cối , không bẻ cành , ngắt lá.
 II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 	- Hình ảnh các cây gỗ ở bài 24 .
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi HS trả lời câu hỏi. 
- Em hãy nêu ích lợi của cây hoa ?
- GV nhận xét .
 3.Dạy bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài Cây gỗ 
b- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ø Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ .
* Mục đích : 
- Phân biệt cây gỗ với loại cây khác .
- Biết được bộ phận cây gỗ 
 * Cách tiến hành : 
- Bước 1 :Giao nhiệm vụ và hoạt động 
+ Cho HS quan sát cây ở sân trường để phân biệt cây gỗ cây hoa .
 + Cây gỗ tên gì ?
 + Các bộ phận của cây ?
 +Cây có đặc tính gì?( cao thấp, to nhỏ ) 
ð kết luận : Cây gỗ giống cây rau cây hoa cũng có thân, rễ và hoa , nhưng cây gỗ có thân to , cành lá xum xuê làm bóng mát . 
 Ø Hoạt động 2 : Làm việc với SGK .
 * Mục đích : HS biết ích lợi của việc trồng cây gỗ .
* Cách tiến hành : 
- Bước 1 : Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động :
- Giao nhóm thực hiện , trả lời theo câu hỏi 
 + Cây gỗ được trồng ở đâu ? 
 + Kể tên một số cây mà em biết ? 
 + Đồ dùng nào được làm bằng gỗ ? 
 + Cây gỗ có lợi ích gì ? 
ð kết luận Cây gỗ được trồng để lấy gỗ , làm bóng mát , ngăn lũ , cây có rất nhiều ích lợi . Vì vậy Bác Hồ nói : Vì lợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người “ 
- Hoạt đông 3 : Trò chơi . 
* Mục đích : Củng cố những hiểu biết về cây gỗ . 
* Cách tiến hành : HS tự liên hệ mình là cây gỗ và trả lời câu hỏi 
- Bạn tên gì ? 
- Bạn trồng ở đâu ?
- Bạn có ích lợi gì ? 
- HS trả lời 
- Em nào trả lời lưu loát thì được thưởng 
 - Cây gỗ có ích lợi gì ?
- Người ta trồng cây gỗ ở đâu?.
4- Nhận xét , dặn dò :
- GV tổng kết tiết học , tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập cao , nhắc nhở những HS ít chú ý .
- Về nhà cần trồng và bảo vệ cây gỗ - Xem trước bài : Con cá 
1’
5’
1’
8’
8’
 8’
 4’
-Hát
- làm cảnh , trang trí , làm nước hoa 
- Lớp chú ý nghe .
- Cây keo , cây me tây 
- Thân, cành, lá .
- Cây to cao 
-Lớp chia thành 3 nhóm để hoạt động 
 - HS thảo luận , đại diện nhóm trả lời 
- HS tự liên hệ và thực hiện trò chơi
- HS nêu : Để lấy gỗ , bóng mát. 
ngăn lũ lụt.
-Ở bất cứ đâu, trên đồi núi.
Rút kinh nghiệm:
	 Thứ tư ngày 10 tháng 02 năm 2010
 	 Môn :Học vần 
	 Bài 102: uynh uych
 I. MỤC TIÊU:
	- Hs đọc được: uynh , uych , phụ huynh, ngã huỵch; từ đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: uynh, uych , phụ huynh, ngã huỵch.
	- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
 HS khá giỏi nói từ 4 - 5 câu theo chủ đề nói trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1
 - Tranh HV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	(Tiết 1)
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS viết 
 Nghệ thuật , tươi đẹp 
- Gọi 2 Hs đọc bài 101.
- Nhận xét đánh giá.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em được học tiếp 2 vần mới cũng có âm u đứng đầu là vần: uynh, uych
- Gv ghi bảng : uynh, uych
 b. Dạy vần: 
* Vần uynh 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần uynh .
- So sánh 2 hai vần uynh và uy
 - Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần uynh
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 
- GV viết lên bảng uynh
- Cho học sinh phát âm lại 
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần uynh 
- Vần uynh đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sửa lỗi đánh vần .
- Muốn có tiếâng huynh ta làm thế nào?
- GV ghi bảng : huynh 
- Em có nhận xét gì về vị trí âm h vần uynh trong tiếng huynh ?
-Tiếng huynh được đánh vần như thế nào?
- GV cho HS đánh vần và đọc trơn
+ Gv chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ cảnh gì ?
 + Ba mẹ HS còn gọi là gì? 
 + GV rút ra từ khoá : phụ huynh
- Gv ghi bảng
- Cho học sinh đọc trơn từ khoá 
- Gv đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
* Viết
- Gv viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần uych: (Qui trình tương tự)
*Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng : 
 luýnh quýnh, khuỳnh tay, 
 huỳch huỵch, uỳnh uỵch
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng , nêu tiếng mới có vần uynh , uych
 - Gv giải thích từ ứng dụng :
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
 (Tiết 2)
 Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng: 
+ GV chỉnh sửa lỗi cho HS 
- Đọc đoạn văn ứng dụng : 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ đoạn văn ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh vẽ cảnh các bạn làm gì?
+ Cho Hs đọc câu thơ ứng dụng dưới tranh
+ Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng , gọi học sinh đọc lại ,
- GV cho tìm tiếng có vần vừa học 
- GV nhận xét và chỉnh sửa
* Luyện viết 
 uynh , phụ huynh 
 uych , ngã huỵch
- Gv cho Hs viết vào vở tập viết : 
- Gv theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
* Luyện nói theo chủ đề : 
- Gọi Hs đọc câu chủ đề. 
- Gv gợi ý bằng câu hỏi cho Hs thi nhau luyện nói:
+ Hãy lên bảng chỉ từng loại đèn cho cô.
+Đèn nào dùng điện để thắp sáng, đèn nào dùng dầu để thắp sáng?
4. Củng cố , dặn dò :
- Gv cho hs đọc SGK. 
- Tổ chức trò chơi: Tìm tiếng chứa vần mới học
+ Gv hướng dẫn luật chơi cho Hs thực hiện
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài và xem trước bài 103
1’
4’
 1’
20’
9’
 6’
 7’
 8’
 9’
 5’
- Hát
- Hs 2 lên bảng viết
- 2 Hs đọc bài.
+ Cả lớp chú ý 
- HS nhắc lại : uynh, uych
-2HS
- Lớp ghép : uynh
- Cả lớp đọc đồng thanh uynh
- HS theo dõi.
- HS phát âm: uynh
- Hs nhắc lại uynh
- u – y – nhờ - uynh
- Thêm âm h đứng trước vần uynh đứng sau 
- Hs ghép : huynh
- Âm x đứng trước, vần uât đứng sau
- hờ – uynh – huynh
- ( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần đọc trơn lầøn lượt )
- Tranh vẽ cảnh người bố đang chỉ con học
- Còn gọi là phụ huynh
- uynh – huynh – phụ huynh 
 - Hs lần lượt đọc: cá nhân, tổ, lớp
- Lớp theo dõi . Viết trên không để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ Hs nhận xét bài viết . 
- HS đọc và nêu tiếng có vần uynh, uych
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Cá nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- Hs đọc cá nhân, nhóm.
- Hs lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ đoạn văn ứng dụng trả lời. 
- Tranh vẽ các bạn đang trồng cây
- HS đọc Cá nhân, nhóm, tập thể
- Hs đọc lại câu thơ ứng dụng lần lượt
- HS tìm nêu
- Hs viết vào vở.
- Hs đọc chủ đề luyện nói : 
+Đèn dầu, đèn điện , đèn huỳnh quang
- Hs thi nhau luyện nói.
- 2 HS lên chỉ
- Đèn điên, đèn huỳnh quang dùng điện để thắp sáng.
- Đèn dầu dùng dầu để thắp sáng
- 10 hs đọc, đồng thanh.
- Hs chia ra 2 nhóm và thực hiện trò chơi
Rút kinh nghiệm :
.
 Môn: Toán 
	Bài : Cộng các số tròn chục(tr.129)
I-MỤC TIÊU 
 - Học sinh biết đặt tính,làm tính cộng các số tròn chục ,cộng nhẩm các số tròn chục 
 Trong phạm vi 90; giải được bài toán có phép cộng .
 - HS làm được các bài toán : Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Sách GK , Vở BT 
III-CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS Viết các số thích hợp vào chỗå chấm
+Số 30 gồm ...chục ..đơn vị .
+Số 90 gồm  chục .dơn vị
-Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
 70, 10, 20, 80, 50.
- Gv nhận xét -ghi điểm
 3.Bài mới :
a-Giới thiệu bài :
 Cộng các số tròn chục
b-Giới thiệu phép cộng 30+20
- Cho HS lấy 3 chục que tính và gài vào bảng cài .:
+Hỏi : Em đã lấy bao nhiêu que tính ?
- Bây giờ em lấy thêm 20 que tính . Vậy em đã lấy thêm bao nhiêu que tính ?
- Cả hai lần em lấy bao nhiêu que tính?
- Làm thế nào em biết cả 2 lần lấy 50 que tính 
-Em hãy làm phép tính đó .
- Gv ghi 3 ở cột chục , 0 ở cột đợn vị .
Ghi số 30 và dấu cộng ở ngoài bảng kẻ
- Số 20 gồm mấy chục , mấy đơn vị ?
- Viết số hai mươi vào phép cộng như thế nào 
- Đặt như vậy nghĩa là như thế nào ?
- Để tính đúng chúng ta cần bắt đầu cộng từ hàng đơn vị .
+ Gọi HS lên thực hiện phép tính ; nêu cách cộng ?
- Gọi HS nêu cách tính cộng của phép cộng trên.
 Luyện tập :
* Bài 1 : Tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Khi thực hiện phép tính ta cần chú ý điều gì 
- Cho HS tự làm bài nêu kết quả để lớp nhận xét .
+ GV nhận xét sửa chữa .
* Bài 2 : Tính nhẩm
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- Hướng dẫn nhẩm các số tròn chục .
Chẳng hạn : 40 + 10
Nhẩm 4 chục + 1 chục bằng 5chục .
Vậy 40 + 10 = ?
GV ghi bảng : 40 + 10 = 50 .
- Cho HS tự liên hệ và giải bài tập và nêu kết quả .
- GV nhận xét ghi điểm
* Bài 3 : Bài toán
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- Cho HS làm bài và chữa bài .
 * Bài 4: Về nhà làm
4-Củng cố ,dặn dò:
- GV nêu cho học sinh tính nhẩm các số trong chục trong pham vi 100
 10+50=.. 60+30= 
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt ,
- Về nhà xem trước bài Luyện tập .
1’
5’
 1’
10’
14’
 4’
- Hát
HS viết
- 30 que .
- 20 que .
- 50 que tính
- Cộng số30và 20 bằng 50que
- 30+20 (hoặc) 3 chục cộng 2 chục
+
 30
 20
- 20: gồm 2 chục 0 đơn vị
- Hai số 0 thẳng hàng , số 2 và số 3 cũng thẳng hàng .
- Nghĩa là : Đặt hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị , hàng chục thẳng hàng chục .
- Tính từ phải sang trái
 0 + 0 = 0 , viết 0
 3 + 2 = 5 , viết 5
 Vậy : 30 +20 = 50 .
- Tính .
- Viết kết quả thẳng hàng với số trong phép tính .
+ HS tự giải , đọc kết quả .
- Nhẩm nêu kết quả
- HS chú ý quan sát theo hướng dẫn của GV .
- 40 + 10 = 50 .
HS giải :
50 + 10 = 60 ; 30 + 40 = 70
20 + 20 = 40 ; 60 + 20 = 80
30 + 50 = 80 ; 10 + 80 = 90
- 1 HS đọc đề toán 
HS giải :
 Bài giải 
 Số gói bánh cả hai thùng đựng làø:
 20 + 30 = 50 (gói)
 Đáp số : 50 gói
- 2 HS trả lời
Rút kinh nghiệm 
 Môn :Thủ công 
	Bài :	Cắt, dán hình chữ nhật (tiết1)
I-MỤC TIÊU :
	- Biết cách kẻ, cắt,dán hình chữ nhật.
	- Kẻ, cắt , dán được hình chữ nhật .Có thể kẻ ,cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản . Đường cắt tương đối thẳng . Hình dán tương đối phẳng .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- GV chuẩn bị một hình chữ nhật ( mẫu ) .
	- HS giấy màu , kéo , hồ dán 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức
 2-Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 3-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài cắt dán hình chữ nhật . 
b-Tiến hành bài dạy :
*Hướng dẫn học sinh quan sát hình chữ nhật :
- Hình chữ nhật có mấy đoạn thẳng ghép lại 
Hai đoạn thẳng dài mấy ô vở ? 
Hai đoạn thẳng đó mấy ô vở ? 
* Kết luận : Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau , 2 cạnh ngắn bằng nhau .
* Hướng dẫn mẫu :
- Ghim tờ giấy màu lên bảng mặt kẻ ra ngoài . 
 Lấy điểm A , từ A ta đếm xuống 5 ô theo đường kẻ dọc ta được điểm D . 
Từ A và D ta kẻ sang phải 7 ô ta được điểm B , C . Nói lần lượt các điểm A, B ,C, D lại với nhau. 
 - Dùng kéo cắt theo đường kẻ ta được hình chữ nhật rời khỏi tờ giấy . 
c.Thực hành
- Cho HS thực hành kẻ , cắt hình chữ nhật trên tờ giấy ô ly . 
 4. Củng cố ,dặn dò
- Cho HS nhắc lại cách vẽ và cắt hình chữ nhật
- Nhận xét về thái độ học tập , tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em quên đem đồ dùng 
- Chuẩn bị hôm sau học cắt dán , hình chữ nhật trên giấy màu
1’
3’
12’
10’
3’
1’
-Hát 
- HS trình bày đồ dùng học tập 
- HS theo dõi 
- 4 đoạn thẳng ghép lại 
- 7 ô vở 
- 5 ô vở
HS quan sát . 
HS thực hành 
- 2 hs nhắc lại.
HS theo dõi
Rút kinh nghiệm: 
.
 Môn :Học vần
	 Bài 103: Ôn tập
I-MỤC TIÊU : 
	- Hs đọc được các vần,từ ngứ ,câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.
 - Viết được các vần,từ ngứ ứng dụng từ bài 98 đến bài 103
	- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Truyện kể mãi không hết .
 - HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Sách tiếng việt 1, tập 2 .
III- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi HS đọc bài 102 trong SGK
- Gv nhận xét , ghi điểm . 
 3.Bài mới : 
a-Giới thiệu : Hôm nay các em sẽ ôn lại các vần đã học qua bài ôn tập 
- Gọi học sinh nhắc lại 
b- Hướng dẫn HS ôn tập : 
 * Đọc vần : 
-Cho học sinh đọc vần trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự .
-Gọi HS lên bảng chỉ vần theo lời đọc của GV 
 Ghép vần :
- Gọi HS đọc âm đầu trong hệ thống vần đang ôn.
- Hãy đọc cho cô các âm ở cột thứ hai?
-Hãy ghép thêm âm u vào trước các vần vừa học và đọc tên các vần tạo thành ?
- Gọi HS đọc lại các vần vừa ghép 
* Đọc từ ứng dụng :
- Bạn nào có thể nhìn sách đọc từ ứng dụng 
-Gọi HS đọc lại , lớp đồng thanh 
-Tìm tiếng có vần vừa ôn trong từ ứng dụng 
- GV giải thích từ ứng dụng 
* Hướng dẫn viết 
-Viết vần : Hoà thuận, luyện tập
- GV viết mẫu trên bảng kẻ khung ô ly , vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết . 
- Cho HS viết vào bảng con
- Gv hướng dẫn và chỉnh sửa
* Lưu ý : Vị trí nét nối dấu thanh 
 TIẾT 2
 Luyện tập :
*Đọc bài ở tiết 1 :
- Gv chỉnh sửa phát âm .
- Đọc từ ứng dụng 
* Đọc đoạn thơ ứng dụng 
-GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi :
- Tranh vẽ gì ?
- Gọi HS đọc .
* Trò chơi : Tìm từ chứa vần đã học
- GV hướng dẫn cách chơi 
- GV nhận xét 
*Luyện viết :
- Cho học sinh viết vào vở tập viết 
- Cho HS viết bài vào vở , 
- GV theo dõi sửa sai 
* Kể chuyện : 
 Truyện kể mãøi mà không hết 
 -Gv kể toàn bộ câu chuyện 
- Gv kể lần 2 kể riêng từng đoạn và kết hợp hỏi 
+ Đoạn 1 : Nhà vua ra lệnh cho những người kể chuyện, kể những câu chuyện như thế nào?
+ Đoạn 2 : Những người kể câu chuyện cho nhà vua nghe đã bị nhà vua làm gì ? Vì sao họ bị đối xử như vậy ?
+ Đoạn 3 : Em hãy kể câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho nhà vua nghe ? Câu chuyện em kể đã hết chưa ?
+ Đoạn 4 : Vì sao anh nông dân được thưởng ? 
- Cho HS kể lại câu chuyện 
- GV nhắc khi HS còn lúng túng 
 4. Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại vần vừa ôn 
-Yêu cầu HS tìm vần vừa học trong một đoạn văn bất kỳ 
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt .
 Về nhà học bài , tìm những tiếng chưá chữ âm học .
Xem trước bài : Trường em 
1’
4’
1’
14’
10’
5’
5’
8’
8’
10’
 4’
- Hát 
- 2 HS đọc 
- Ôn tập 
-HS chỉ vần theo lời đọc của GV 
- Âm u 
-ê, ơ, y, yên , ya , ân , yêt , ynh, ych 
-uê , uơ, uy, uyên, uya, uân, uyêt, uynh, uych
- HS đọc
- Uỷ ban , hoà thuận , luyện tập 
- Thuận , luyện 
 - HS tự giải thích 
- HS quan sát viết trên không để định hình và tập viết lên bảng con 
- HS viết vào bảng con 
-HS đọc ( Cá nhân , nhóm . lớp đồng thanh )
-Tranh vẽ cảnh kéo cá trên biển 
- HS đọc 
 Sóng nâng thuyền 
 Lao hối hả .
 Lưới tung tròn 
 Khoang đầy cá 
 Gió lên rồi 
 Cánh buồm ơi 
- HS thực hiện trò chơi
- HS viết bài vào vở
- HS theo dõi và trả lời câu hỏi 
-Những người kể chuyện phải kể mãi , không có kết thúc câu chuyện. 
-Bị tống vào ngục .
-Vì câu chuyện dẫu có hay rồi cũng có kết thúc 
-Một con chuột bò từ trong hang vào kho lương . Nó đào xuyên qua tường vào kho chuột liền tha thóc về hang và từ hang đến kho và lại .
- Câu chuyện chưa hết 
- HS nhắc lại 
-HS kể 
- HS tự nhắc lại
- HS tự tìm
HS theo dõi 
Rút kinh nghiệm :
.
Tiết 3:	 THỂ DỤC
Bài 24: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI.
I. MỤC TIÊU:
- Học động tác điều hòa.Yêu cầu thực hiện được ở mức độ cơ bản đúng.
 - Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc lớp.Yêu cầu điểm số đúng số, rõ ràng
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 
 - Trên sân trường.Dọn vệ sinh nơi tập.
 - GV chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG: 
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
Tg
SL
A. Phần mở đầu:
1. Ổn định:
2. Khởi động:
5’
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
Hàng ngang
B. Phần cơ bản
 1.Học:
2. Ôn
3.Trò chơi
20’
a) Học động tác điều hòa:
* GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác cho HS tập bắt chước theo. 
 + Lần 1-2: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
 + Lần 3-4: Chỉ hô nhịp không làm mẫu 
Xen kẽ giữa các lần HS tập, GV nhận xét, uốn nắn động tác.
* Cách thực hiện: 
 - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai bàn tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
 - Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
 - Nhịp 3: Đưa hai tay về trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay. 
 - Nhịp 4: Về TTCB.
 - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
* Chú ý: Động tác điều hòa cần thực hiện với nhịp hô hơi chậm, cổ tay, bàn tay và các ngón tay lắc thả lỏng hết sức.
 b) Ôn toàn bài thể dục đã học:
GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập theo.
- Vươn thở.
- Tay.
- Chân.
- Vặn mình.
- Bụng. 
- Phối hợp.
- Điều hòa.
* Chú ý: Nêu tên động tác trước khi hô nhịp và nhắc HS thở sâu ở động tác vươn thở.
c) Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số:
 Điểm số theo tổ hoặc thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong lớp.
 - Lần 1: GV điều khiển.
 - Lần 2: Giúp cán sự điều khiển.
d) Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh” 
- Cách chơi:
 + GV nêu tên trò chơi.
 + Giải thích cách nhảy cho HS. 
 + Tiếp theo cho từng em vào nhảy thử.
 + Trong quá trình đó, GV tiếp tục giải thích c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 24.doc