Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Tuần 4 - Lê Võ Trúc Đào

ĐẠO ĐỨC

BÀI 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (TIẾT 2 )

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu

- Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

- Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

- Biết phân biệt giữa gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ

2. Kỹ năng- HCM-2, BVMT-2:

- HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ

3. Thái độ:

- HS có ý thức giữ vệ sinh

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh các bài tập .

- HS: Vở bài tập, bài hát “ Rửa mặt như mèo ”

 

doc 39 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Tuần 4 - Lê Võ Trúc Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 
- HS đọc cá nhân theo dãy, đồng thanh 
- thỏ
- th đứng trước, o đứng sau, thanh hỏi trên o 
- Viết trên không 
- Viết bảng con
- Nêu các tiếng vừa tìm được 
- 3 HS đọc từ ứng dụng 
- Đọc cá nhân theo thứ tư, không thứ tự 
-Hs trả lời
- Hs chia 2 đôïi thi đua 
Tiếng Việt
Bài 15 : t – th ( tiết 2 ) 
Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Bài mới (32’)
*Hoạt động 1: Luyện đọc ( tranh minh họa, pp trực quan, luyện tập, đàm thoại ) 
Mục tiêu : HS đọc được các tiếng từ, câu ứng dụng 
- Đọc mẫu trang bên trái 
- Đọc tựa bài và từ dưới tranh 
- Giới thiệu câu ứng dụng 
- Tranh vẽ gì ? 
à Rút câu ứng dụng: 
bố thả cá mè, bé thả cá cờ
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- Yêu cầu hs tìm tiếng có âm vừa học trong câu ứng dụng 
*Hoạt động 2: Luyện viết (sử dụng băng giấy, pp trực quan, luyện tập) 
- Giới thiệu nội dung viết : t, th, tổ, thỏ 
- Yêu cầu HS nhắc tư thế ngồi viết 
- Gắn chữ mẫu: t, th, nhắc lại quy trình viết, viết mẫu.
*Chữ tổ: Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ t nối liền với con chữ o ĐKT nằm dưới đường kẻ thứ 3. Lia bút lên dòng kẻ thứ 3 viết dầu mũ con chữ ô và dấu hỏi trên ô.
*Chữ thỏ: Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ t nối liền với con chữ h. ĐKT nằm ở đường kẻ thứ 2. Lia bút lên dòng kẻ thứ 3 viết nét ngang của con chữ t và dấu hỏi trên o.
- Khoảng cách giữa các chữ: 1 đường kẻ dọc
- Chấm 1 số vở. Nhận xét phần luyện viết 
+ Thư giãn
*Hoạt động 3-BVMT
BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật, không nghịch phá ngôi nhà của chúng.
 Luyện nói ( sử dụng tranh vẽ, pp trực quan, thảo luận, luyện tập ) 
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề 
- Treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì ?
à Rút chủ đề luyện nói : ổ, tổ 
- yêu cầu hs luyện nói theo câu hỏi gợi ý:
- Con gì có ổ ?ø 
- Con gì có tổ ?
- Các con vật có ổ, tổ, người ta có gì để ở ? 
- Em có nên phá ổ, tổ của các con vật không ? Vì sao ?
- Giáo dục tư tưởng: Không nên phá tổ chim, ong, gà cần bảo vệ chúng vì nó đem lại lợi ích cho con người
- Nên phá tổ mối vì chúng có hại
2. Củng cố: (5’)
 -Trò chơi “Hái táo”
Gắn cây táo có sẵn các trái táo. Trên các trái táo có chứa các tiếng mang âm đã học và chưa học. Yêu cầu hs chọn những trái táo chứa tiếng mang âm t, th
3. Dặn dò (1’) 
-Đọc lại bài
- Xem bài 16 
- Đọc trang bên trái theo từng phần của cô.
- Đọc cá nhân, nhóm, dãy, bàn .
- HS trả lời 
- HS đọc cá nhân, dãy, đồng thanh 
- thả
- HS nêu 
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs viết vào vở
- Mỗi chữ 1 dòng
- HS thảo luận các tranh trong sách, trả lời 
- 1 hs nhắc lại
- HS luyện nói theo chủ đề 
- Gà
- Chim
- Nhà
- HS nêu ý kiến 
-Hs chú ý lắng nghe
- Cả lớp tham gia
Tiếng Việt
Bài 16: Ôn tập ( tiết 1 ) 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ học trong tuần : i, a, n, m, d, đ, t, th 
- Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng . 
2.Kỹ năng: Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên 1 số tình tiết quan trọng trong truyện kể : cò đi lò dò 
- Học sinh khá, giỏi kể được 2,3 đoạn truyện theo tranh.
 - Rèn viết đúng, đều, khoảng cách giữa chữ và chữ 
3.Thái độ: Yêu thích môn học.Tự tin trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng ôn, tranh minh họa câu ứng dụng. Tranh minh họa chuyện kể: cò đi lò dò .
HS: Vở bài tập, tập viết, SGK, bút chì, bảng, phấn, khăn .
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (5’)
- GV viết lên bảng : ti vi, thợ mỏ, bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
-Hỏi; Tìm tiếng có âm th trong câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS viết.
 Nhận xét. 
3. Bài mới (32’)
- Giới thiệu bài : 
- Treo tranh: Tranh vẽ gì ? 
- Gv rút ra tiếng đa
- Yêu cầu hs đọc 
- Yêu cầu hs phân tích tiếng đa
- Ghi bảng:
a
đ
 đa
-Gọi hs đọc
- Tuần qua các con đã học âm gì ? 
- GV ghi bảng: ôn tập 
*Hoạt động 1: Ghép vần chữ đã học ( sử dụng bảng ôn, pp trực quan, đàm thoại ) 
Mục tiêu: HS đọc, viết được các âm và chữ đã học trong tuần 
- Ghép âm n với âm ô, ơ được tiếng gì ? 
- Thay thế âm ơ = âm i, ta được tiếng mới ? 
+ Tương tự: với các âm m, d, đ, t, th ghép với âm ô, ơ, i, a 
- Nói các thanh đã học?
- Cô viết tiếng gì? 
- Nhận xét vị trí dấu thanh ? 
*Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng (sử dụng giấy kẻ ô li, pp trực quan, luyện tập) 
- Gv dùng tranh, vật thật hoặc giảng giải để giới thiệu các từ 
tổ cò da thỏ
lá mạ thợ nề
- GV chỉnh sửa phát âm . 
+Giải nghĩa :
- Lá mạ: mạ là cây lúa non trước lúc cấy
- Thợ nề: Người thợ làm công việc xây nhà
*Hoạt động 3: Luyện viết từ ứng dụng ( pp quan sát, thực hành)
-Yêu cầu hs lấy bảng con 
-Gv gắn chữ mẫu, nêu quy trình viết từ tổ cò, lá mạ 
- Lưu ý: Khoảng cách giữa các chữ tronh từ: 1 con chữ o
* Hát múa chuyển tiết.
- Hát
- 3 HS 
- 1 hs tìm
t, th, thỏ, tổ 
- Vẽ cây đa, nhà, thuyền 
- 2- 3 hs đọc
- Hs phân tích
- hs đọc cn- đt
- HS kể: ô, ơ, i, a, n, m, d, đ, t, th 
- nô, nơ 
- HS dùng bộ thực hành 
ni, na 
- HS dùng bộ thực hành ghép âm với chữ đã học để được tiếng mới 
- HS đọc theo thứ tự, không thứ tự . 
- 6 thanh : Ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng
- mơ mờ mớ mở mỡ mợ 
 ta tà tá tả tã tạ 
- Dấu ø ù û õ . nằm lên trên con chữ, Dấu . nằm dưới con chữ. 
- HS đọc bảng ôn 
-HS đọc cá nhân, dãy, lớp 
-Hs lấy bảng con 
- hs viết bảng con
Tiếng Việt
Bài 16 : Ôn tập ( tiết 2 ) 
Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài mới (32’)
*Hoạt động 1: Luyện đọc ( sử dụng tranh, pp trực quan, đàm thoại, luyện tập ) 
Mục tiêu : HS đọc được từ ngữ , câu ứng dụng 
- GV sửa phát âm 
- GV giới thiệu câu ứng dụng. 
- Tranh vẽ gì? 
. Cò bố, mẹ đang làm gì? 
. Cò bố, mẹ làm gì? 
- GV ghi câu ứng dụng . Đọc câu ứng dụng 
 - GV đọc mẫu trang 1 và bài ứng dụng 
*Hoạt động 2: Luyện viết ( sử dụng giấy kẻ ô li , pp trực quan, luyện tập, thực hành ) 
Mục tiêu: HS viết đúng, đều nét, khoảng cách giữa chữ với chữ 
- Đính chữ mẫu: tổ cò 
- Từ tổ cò có mấy tiếng? 
- Chữ nào cao 2 thân rưỡi, chữ nào cao 1,5 ô? 
-Gv viết mẫu, nêu quy trình viết :Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ t, rê bút viết con chữ o. ĐKT nằm dưới đường kẻ thứ 3.Lia bút lên dòng kẻ thứ 3 viết dấu mũ của con chữ ô và dấu hỏi trên ô, Cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết con chữ c, rê bút viết con chữ o .ĐKt nằm dưới đường kẻ thứ 3. Lia bút lên dòng kẻ thứ 3 viết dấu huyền trên o.
+ Từ lá mạ: thực hiện tương tự
Lưu ý : khoảng cách giữa các chữ trong từ:1 con chữ o 
- Khoảng cách giữa các từ:1 đường kẻ dọc
- Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi viết 
+ Thư giãn
*Hoạt động 3: Kể chuyện : “ Cò đi lò dò ” ( sử dụng tranh, PP trực quan, thảo luận, luyện tập )
Mục tiêu: Nghe, hiểu và kể lại được 1 số tình tiết quan trọng truyện kể: Cò đi lò dò 
- Treo tranh: Giới thiệu câu chuyện 
- Kể chuyện lần 1 
- Kể lại lần 2 có kèm theo tranh minh họa 
- Gọi HS nhắc lại nội dung từng tranh 
- Trò chơi: Thi đua kể chuyện . Mỗi tổ cử 1 HS lên kể từng tranh 
- Qua câu chuyện ta thấy tình cảm của con cò và anh nông dân như thế nào ?
-Gv rút ra ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành, đáng quý giữa con cò và anh nông dân 
2 . Củng cố : (5’)
- Gọi HS đọc lại bảng ôn 
- Trò chơi: thi đua tìm tiếng trong văn bản 
3 . Dặn dò (1’)
- Về đọc lại SGK 
- Tập kể lại câu chuyện cho gia đình nghe
- Xem trước bài 17
- HS đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, bàn, cá nhân. 
- Cò bố, cò mẹ 
. Cò bố đang miệt mài làm việc 
. Cò bố mò cá, cò mẹ tha cá 
- HS đọc nhóm, cả lớp, cá nhân .
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp 
- HS quan sát 
- 2 tiếng 
- HS nêu ý kiến 
- HS chú ý theo dõi
- HS nêu 
- HS viết vở 
- Mỗi từ 1 dòng
- 4em / nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
* Tranh 1: Anh nông dân đem con cò về chạy chữa và nôi nấng
* Tranh 2: Con cò trông nhà
* Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ
* Tranh 4: Mỗi khi có dịp, đàn cò kéo tới thăm anh nông dân
- Hs thực hiện
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện
Hs trả lời 
- Tự thực hiện
SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 4
I- Mục tiêu:
1- kiến thức: Tổ chức tiết sinh họat vui, có ý nghĩa qua đó tự rút ra được các ưu khuyết điểm về các mặt hoạt động của tuần 4
2- Kĩ năng: Rèn cho hs nề nếp tự quản.
3- Thái độ: Giáo dục hs tính trung thực, thẳng thắng, mạnh dạn góp ý để tập thể cùng tiến bộ.
II- Chuẩn bị:
1- Gv: Các hình thức sinh hoạt tập thể 
2- Hs: Báo cáo của ban cán sự lớp
III- Các hoạt động:
1-Khởi động ( 1 phút)
2-Giới thiệu nội dung công việc:(1 phút)
 -Nêu ưu khuyết điểm về các mặt hoạt động tuần 4
 -Đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới
3- Phát triển các hoạt động: 
Hoạt dộng của thầy
Hoạt dộng của trò
HĐ1: Cán sự lớp làm việc (pp trình bày, trò chơi)
-Gv yêu cầu: 
- Gv ghi điểm từng mặt vào bảng tổng kết
-Gv ghi tên tổ, CN xuất sắc được bình bầu 
-Gv tuyên dương tổ, CN xuất sắc, tiến bộ
-Gv cùng tham gia
HĐ2: Gv nhận xét chung( pp giảng giải, thảo luận)
 -Gv nhận xét ưu khuyết điểm của lớp về các mặt
...............
..
..
..
..
..
..
..
..
- Gv yêu cầu :
-Gv cùng tham gia
HĐ3: Phổ biế công tác tới ( pp trình bày )
-Gv lần lượt nêu công tác mới
- Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường : Đi học đúng giờ , tập trung nhanh
-Đem sách vở đúng thời khóa biểu
-Thực hiện tốt An toàn giao thông
- Hưởng ứng các hoạt động góp phần thực hiện tốt chủ đề năm học
+Dặn dò: 
Nhắc nhở tập thể, CN thực hiện tốt công tác.
-Lớp trưởng điều khiển
+ Từng tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, chuyên cần, kỷ luật, phong trào của tổ.
+ Lớp phó báo cáo
Lớp trưởng tổng kết, đề nghị tuyên dương tổ, cá nhân xuất sắc và tiến bộ
-Lớp biểu quyết, bình bầu
-Lớp phó văn nghệ lên điều khiển lớp chơi trò chơi. Đố vui, hát múa tập thể
HĐ lớp, nhóm
Hs chú ý lắng nghe
-Hs thảo luận, nêu biện pháp khắc phục khuyết điểm và hướng phấn đấu trong tuần tới
- Lớp phó văn nghệ cho lớp chơi trò chơi
-Hs chú ý lắng nghe
2 -3hs nhắc lại, nêu biện pháp thực hiện
-Có mặt đúng giờ, nghe tiếng trống tạp trung vào hàng ngay.
-Không mua quà bánh trước cổng trường
- 2-3 hs nhắc lại
TẬP VIẾT
Bài: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve 
 I. Mục tiêu
Kiến thức: HS đọc, viết được lễ, cọ, bờ, hổ 
- Hs ká, giỏi viết đủ số dòng quy định 
Kỹ năng: HS viết đẹp, đều, đúng. Viết được bài ở vở tập viết in sẵn.
Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì . 
 II. Đồ dùng dạy học : 
 -GV: bài soạn, mẫu chữ.
 -HS: Vở tập viết, bút chì. 
 III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1 .Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ:(5’) 
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng : 
 bò bê có cỏ, bò bê no nê 
- Yêu cầu HS đọc và viết 
 Nhận xét 
3. Bài mới (28’)
* Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tập viết ( sử dụng giấy kẻ ô li, pp trực quan, đàm thoại, luyện tập ) 
- Gắn chữ mẫu: lễ 
- Nêu độ cao con chữ 
-GV viết mẫu, nêu quy trình: Đặt phấn ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ l nối liền với con chữ ê. ĐKT nằm giữa dòng kẻ thứ 1. Lia phấn lên dòng kẻ thứ 3 viết dấu mũ con chữ ê. Lia phấn lên dòng kẻ thứ 4 viết dấu ngã trên ê. Lưu ý nét nối giữa l và ê.
-Tương tự: cọ, bờ, hổ 
- Lưu ý: cách nét nối giữa 2 con chữ, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa chữ và chữ 
+ Thư giãn 
* Hoạt động 2: Tập viết vào vở ( pp trực quan, luyện tập ) 
- Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi viết 
- Giới thiệu nội dung bài viết 
- GV viết mẫu từng dòng 
- Lưu ý: khoảng cách giữa các chữ : 1 đường kẻ dọc
4. Củng cố (5’) 
-Chấm 1 số vở. Nhận xét. Sửa 1 số nét sai
5. Dặn dò (1’)
- Viết hết trang thật đẹp 
- Hát-múa 
- Viết bảng: n, m, nơ, me 
- HS nêu : con chữ l cao 2,5 đơn vi. Con chữ ê cao 1 đơn vị 
- Viết chữ lễvào bảng con
- HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút để vở 
- HS viết vở . 
- Mỗi chữ 1 dòng 
TOÁN
BẰNG NHAU. DẤU = 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số = chính số đó 
2Kỹ năng: Sử dụng dấu bằng để so sánh số 
3.Thái độ: GD hs tính chính xác. Yêu thích môn toán . 
II. Đồ dùng dạy học 
GV: mẫu vật, SGK 
HS: SGK, bút chì, bộ số, bài tập 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ : (5’)
- Gọi 4 HS sửa bài tập 1/21 
- Viết dấu >, < 
 Nhận xét. Tuyên dương 
3. Bài mới (28’)
*Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bằng nhau ( sử dụng tranh, pp trực quan, đàm thoại, giảng giải ) 
Mục tiêu: HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng 
+ Tranh 1: Có mấy con hươu?
- Có mấy khóm cây ? 
-> Cứ mỗi con hươu lại có duy nhất 1 khóm cây và ngược lại nên có số cây bằng số hươu ta có 3 = 3 
+ Tương tự : Chấm tròn xanh , chấm tròn trắng 
- GV giới thiệu : 3 = 3 
3 = 3 ( dấu = đọc là dấu bằng ) 
- Tương tự : 4 = 4 
4 = 4 ( dấu = đọc là dấu bằng ) 
- > Mỗi số = chính là số đó và ngược lại nên chúng = 
*Hoạt động 2: Thực hành ( sử dụng băng giấy, PP luyện tập, trực quan , thực hành ) 
Mục tiêu : Giúp HS sử dụng dấu = để so sánh số 
- Mở SGK trang 22 
- GV đọc mẫu 
- Hướng dẫn viết dấu = : gồm 2 nét gạch ( không viết cao, không viết thấp ) 
- Bài 2: Gvyêu cầu hs đọc đề
Gắn mẫu vật lên bảng, hỏi:
- Có mấy chấm tròn trắng?
- Có mấy chấm tròn xanh?
-Vậy số chấm tròn như thế nào với nhau?
- Ta có 5 = 5
-Gv yêu cầu hs tự làm các mẫu vật còn lại
- Sửa bài: đổi vở cho nhau
- Bài 3: Nêu yêu cầu, viết dấu vào ô trống
- Yêu cầu hs làm cột 1 và 2 
+ Sửa bài: Gv treo bảng phụ, tổ chức trò chơi“ Ai nhanh hơn”
-Bài 4:
- Hướng dẫn:Nhìn tranh, viết số và dấu thích hợp ( cho hs về nhà làm )
4. Củng cố (5’)
Chấm 1 số vở. Nhận xét 
- Trò chơi: Nối nhanh: Gv bảng bài tập 4 ( Vở bài tập)
-Yêu cầu hs: so sánh số chấm tròn ở hình bên trái với hình bên phải 
-So sánh ngược lại ta thấy thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương 
5. Dặn dò: (1’)
Làm bài tập 3( cột 3) và bài 4-SGK
- Hát
- HS sửa bài. Cả lớp theo dõi 
- HS viết bảng con 
- 3 con hươu 
- 3 khóm cây 
- HS đọc: 3 = 3 
- HS đặt câu hỏi: bạn trả lời 
HS đọc: 4 = 4 
- HS đọc cá nhân khung thứ 1 có 3 con hươu bên trái, có 3 con hươu bên phải, đọc là: 3 = 3 
- Tương tự: chấm tròn khung 2 
- HS đọc đồng thanh . 
- HS viết dấu = ngón trỏ. 
- HS viết vở 1 dòng dấu = 
- 1 hs đọc : Viết (theo mẫu )
- 5 chấm tròn trắng
- 5 chấm tròn xanh
- = nhau
- 3 hs đọc kết quả
- Hs nêu cách làm
+ So sánh từng cặp số
+Ghi dấu >,< , = thích hợp
-Hs chia 2 đội thi đua lên điền dấu
1hs đọc yêu cầu: Viết ( theo mẫu)
-Hs chọn 3 bạn lên thi đua
-4>3
3<4
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về kháiniệm ban đầu về bằng nhau, dấu = . 
2.Kỹ năng: So sánh các số trong phạm vi 5 
3.Thái độ: yêu thích môn toán . 
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Mẫu vật , tranh , SGK 
HS: vở bài tập , bộ số , bút chì . 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp : (1’)
2. Bài cũ: (5’)
- Gọi 2 HS sửa bài 
- Gv đọc : 4 lớn hơn 1 , 3 bằng 3 , 4 bé hơn 4 .
- Nhận xét . 
3. Bài mới (28’)
*Hoạt động 1: So sánh các số phạm vi 5 ( pp trực quan , luyện tập ) 
Mục tiêu : Giúp HS biết so sánh số lượng và sử dụng dấu , = khi so sánh các số 
-Gọi HS nêu cách làm bài1: . 
-Gv chỉ bảng cột 3 : 2< 3 , 3< 5 , 2<5
- Các số có gì giống nhau 
- Kết quả thế nào?
- Gv nêu : Vì 2<3 , 3<5 nên 2< 5
- Yêu cầu hs quan sát tương tự cột 4 và nêu kết luận
+ Thư giãn
*Hoạt động 2: Nhận biết số lượng ,so sánh (ppthực hành) 
Mục tiêu : củng cố cho HS biết nhận biết số lượng . 
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu hs:
+ Quan sát tranh 1
Hỏi : Có mấy con bướm?
-Mấy bông hoa?
3 so với 2 thì thế nào?
2 so với 3 thì sao?
+ Hãy so sánh các mẫu vật theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên 
+ Sửa bài: Gv treo tranh và gắn các ô điền số thích hợp , yêu cầu 
Bài 3 :Làm cho bằng nhau 
-Hướng dẫn cách làm 
 Lựa chọn để thêm 1 số hình vuông màu trắng , màu xanh , sao cho sau khi thêm , ta được số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng 
+ Sửa bài : Gọi hs làm nhanh lên bảng sửa
- gv nhận xét chung 
4.Củng cố : (5’)
- Chấm 1 số vở . 
- Tổ chức trò chơi “ Đi tìm ẩn số “
- Gv lần lượt nêu :
+ Số 1 bé hơn những số nào ?
+ nhưngõ số nào lớn hơn số 3 ?
+ Những số nào bé hơn số 5?
+ Số 4 lớn hơn số mấy ?
- Gv tuyên dãy có nhiều hs tìm được nhiều số gắn lên bảng cài
5.Dặn dò (1’)
- Xem các bài tập đã làm 
- Chuẩn bị : Luyện tập chung 
- Hát – múa 
4 c 5 1 c 2 
4 c 4 3 c 2 
- Hs giơ thẻ Đ,S
Học sinh nêu : Viết dấu ( , = ) vào chỗ chấm thích hợp
- HS làm bài rồi đọc kết quả theo từng cột 
- 3 HS lên bảng chữa bài 
- Đều so sánh với 3
- 2 < 3 , 3< 5
- Vài hs nhắc lại
- Hs thực hiện
- Hs nêu : Viết( theo mẫu)
+ Hs quan sát tranh 
3 con bướm
2 bông hoa
3> 2
2< 3
- Hs làm vào vở 
- HS nêu kết quả 
- Đại diện 4 dãy thi đua điền kết quả thích hợp
- Hs làm vào vở 
-3 hs làm nhanh lên bảng sửa
- Vài hs giải thích vì sao chọn cách nối như vậy
-Hs lấy bảng cài và các số từ 1 -> 5
- Hs lắng nghe, nhanh tay chọn các số đúng gắn lên bảng cài
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về: “ lớn hơn ”, “ bé hơn ”, “ bằng nhau ”. So sánh các số trong phạm vi 5 ( với việc sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn, bằng và các dấu , = 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm toán 
3.Thái độ: Gd hs tính chính xác
 -HS tích cực tham gia giờ học 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Các bài tập 
HS: SGK, Vở bài tập 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (5’)
- Gọi 2 hs lên bảng làm 
-Gv đọc: 3 bé hơn 5 
 5 lớn hơn 2
 1 lớn hơn 3
- Nhận xét 
3. Bài mới (28’)
- Bài 1: Hướng dẫn HS cách làm bài ( pp thực hành, trò chơi ) 
a. Sau khi cho HS nhận xét số hoa ở 2 bình không, giúp HS nêu cách làm bài : vẽ thêm 1 bông hoa vào hình bên phải 
b. Làm cho số kiến ở 2 tranh vẽ bằng nhau bằng cách gạch bớt 1 con kiến ở tranh bên trái 
c. Khuyến khích HS làm bài bằng 2 cách khác nhau 
-Bài 2: Gv nêu yêu cầu: Nối với số thích hợp
- Hỏi: Có thể nối mỗi ô trống với 1 hay nhiều số?
-Vì thế mỗi lần nối các số với 1 ô trống. Các em hãy thay đổi màu bút chì để dễ nhìn kết quả
Nên nhắc HS dùng bút chì cùng màu để nối mỗi ô vuông với các số thích hợp
- Gắn bài 2 lên bảng- Gọi hs lên sửa
- Hỏi: Mũi nhọn của dấu bé luôn quay về số nào? 
- Bài 3: Gv nêu yêu cầu: Nối với số thích hợp 
- Tương tự bài 2, ta có thể nối thế nào?
-Gv viết sẵn bài 3 vào tấm bìa, yêu cầu hs làm nhanh nhất lên thực hiện
- Gv nhận xét
- Hỏi: Mũi nhọn của dấu lớn hơn như thế nào?
- Gv chốt: Mũi nhọn của dấu > và dấu < luôn quay về số bé 
4. Củng cố (5’) 
- Trò chơi “Xây nhà”
-Gv giao cho mỗi tổ 1 ngôi nhà có những viên gạch còn để trống, yêu cầu hs chọn số thích hợp và điền vào các viên gạch còn trống
- Nhận xét, tuyên dương
5. Dặn dò:(1’)
 Làm BT3/13 
- Về làm bài tập 3 
- Nhận xét tiết học
- Hát
3 . 5 2> ..
4> .. 3. 3
- Hs giơ bảng Đ,S
- Hs thực hiện
- hs thực hiện
-HS đọc kết quả: Muốn cho số vịtcả 2 bên bằng nhau ta vẽ thêm 1 con ở nhóm bên trái hoặc bỏ bớt 1 con ở nhóm bên phải
 Hs chú ý lắng nghe
.. nhiều số
 Hs làm bài
-Lớp chia thành 2 đội thi đua
- Số bé
- Hs chú ý theo dõi
-Có thể nối 1 ô trống với nhiều số
- 4 hs làm nhanh nhất lên sửa bài 
-lớp chia 2 đội thi đua
- hình thức: tiếp sức
TOÁN
SỐ 6 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
- Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 6 
- Biết đọc viết số 6 , đếm và so sánh số trong phạm vi 6 
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 6 
- Vị trí số 6 t

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4L1Truc Dao.doc