Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 năm 2008 - 2009 - Tuần dạy 25

TẬP ĐỌC

TRƯỜNG EM

I - MỤC TIÊU.

HS đọc trơn cả bài “Trường em”phát âm đúng các tiếng từ khó:cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.

Ôn các vần ai, ay .Tìm được tiếng ,nói được câu chứa tiếng chứa vần ai,ay.

 Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

Hiểu được các từ ngữ trong bài.

Nhắc lại được nội dung của bài ,hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn nhỏ .Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường .

Biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của em.

 

doc 24 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 năm 2008 - 2009 - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 20 10 60 
 Gọi HS chữa bài và nx.
2. Bài tập. 
a)Bài 1: Đặt tính rồi tính
Gọi HS nêu yc:
HS làm theo tổ:
Tổ 1:70 -50 80 -40
Tổ 2:60 -30 40 -10
Tổ 3:90 -50 90 -40
Gọi HS chữa bài +nhắc lại cách đặt tính và tính.
HS làm bảng con
Đặt tính rồi tính
HS làm bài (HS nào làm xong trước bài của mình sẽ làm thêm bài của tổ khác).
b)Bài 2:Số? 
Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
Gọi HS chữa bài và giải thích cách làm.
c)Bài 3: Đúng ghi đ,sai ghi s:
Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
Gọi HS chữa bài và giải thích vì sao lại điền đ hoặc s.
d)Bài 4: 
YC HS đọc thầm bài toán
Gọi 2 HS đọc bài toán
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ta làm tính gì?
HD HS đổi 1 chục cái bát = 10 cái bát
Gọi HS chữa bài
e)Bài 5:+,- ? 
Gọi HS chữa bài và giải thích cách làm.
*Củng cố:
Điền số
HS tự làm bài. 
Đúng ghi đ,sai ghi s:
HS làm bài 
Đọc bài toán 
Có 20 cái bát,thêm 1 chục cái bát.
Có tất cả bao nhiêu cái bát?
Tính cộng.
HS tự tóm tắt và giải bài toán. 
HS làm bài. 
___________________________________
tập viết 
tô chữ hoa a, ă, â,B
i - mục tiêu.
HS biết tô chữ A,Ă,Â,B
Viết đúng các vần ai, ay, mái trường, điều hay chữ thường,cỡ vừa đúng mẫu chữ, đưa bút đều nét, đúng quy trình viết, chú ý khoảng cách. 
Rèn viết đúng đẹp. 
Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
ii - đồ dùng: Bảng phụ.
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ. 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài. 
b) Hướng dẫn tô chữ hoa.
*Chữ A:
Cho HS qs chữ A
Gọi HS nx:độ cao,gồm mấy nét?
Gọi HS tô chữ hoa A
GV tô mẫu.
*Chữ Ă,Â,B(HD tương tự).
Quan sát 
Chữ A hoa có 3 nét,cao 5 li.
HS nx qui trình tô chữ A
c)HD viết vần,từ
*Vần ai:
Cho HS qs chữ mẫu
Gọi HS nx :ai được ghi bằng mấy con chữ?Là những con chữ nào?độ cao?
GV viết mẫu:ai
GV nx sửa sai.
*Chữ ay,mái trường,điều hay,ao,au,sao sáng,mai sau(HD tương tự)
d)Hướng dẫn HS tập tô, tập viết.
HS qs và NX chữ mẫu.
ai được ghi bằng 2 con chữ là a,i đều cao 2 li
HS qs viết bảng con.
HS tô chữ hoa A, Ă, Â,B, tập viết các vần ai, ay,ao,au và từ mái trường, điều hay,sao sáng,mai sau ở vở tập viết.
GV quan sát hướng dẫn HS, giúp đỡ HS viết yếu. 
Chấm bài - nhận xét.
*Củng cố:
Chọn một số bài viết đẹp - tuyên dương. 
Nhận xét tiết học.
____________________________________
chính tả
tập chép: trường em 
i - mục tiêu.
HS chép lại chính xác không mắc lỗi chính tả với bài “Trường em” (từ"Trường học là ngôi nhà thứ hai của em"đến"thân thiết như anh em")với tốc độ 2 chữ 1 phút. 
Điền đúng vần ai, ay, chữ k hoặc c vào chỗ chấm. 
Rèn viết đúng, viết đẹp.
Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
ii - hoạt động dạy - học. 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HD tập chép .
GV chép đoạn viết lên bảng.
Gọi 3 HS đọc đoạn viết
Luyện đọc những từ dễ viết sai.
GV chỉ cho HS đọc tiếng hay viết sai: trường, hai ,thân thiết.
HS đọc lại đoạn văn 
Viết tiếng khó vào bảng con.
Hướng dẫn HS cách viết bài chính tả. Đầu câu viết cách lề 1 ô.
HS viết bảng con 
HS chép bài 
Cầm bút chì soát lỗi gạch chân lỗi sai 
*GV chấm 1 số bài
GV gọi một số HS chữa lỗi sai (nếu có), HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. 
3.Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Điền ai hay ay ?
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
*Điền k hoặc c? 
Nhắc lại luật chính tả khi viết k - c 
HS đọc
HS làm bài vào vở bài tập.
HS làm bài
Nhắc lại 
*Củng cố:
Tuyên dương những em viết đẹp.
____________________________________
Đạo đức 
Thực hành kĩ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu:
- Ôn củng cố kiến thức từ đầu học kì 2.
- Thưỡng xuyên thực hiện các hành vi đạo đức đã học.
Có ý thức thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động dạy- học :
1- Kiểm tra bài cũ
Nêu những quy định của người đi bộ ?
Em đã thực hiện đi bộ hằng ngày như thế nào ?
2- Ôn tập :
a- Hoạt động1: cặp đôi
Gọi một số học sinh nêu trước lớp
Nhận xét chốt
b- Hoạt động 2: Cả lớp
em phải cư xử như thế nào với các thày cô giáo ?
Kể những việc làm thực hiện sự lễ phép, vâng lời thày cô giáo?
Khi học, khi chơi em cùng ai?
Kể những việc mình làm, đã học, chơi cùng bạn?
Đi bộ phải đi như thế nào? Em đã thực hiện đi bộ như thế nào?
3-Củng cố dặn dò.
Tổng kết bài
Nhận xét tiết dạy và dặn dò.
-Nêu cho nhau nghe những bài học đạo đức đã được học từ HKII
Lễ phép vâng lời thày cô giáo Em và các bạn...
Lễ phépvâng lời thày cô giáo
Học sinh tự liên hệ và kể.
Cùng bạn
HS tự liên hệ kể.
Đi sát mép đường phải bên tay phải.
Toán bồi dưỡng
ôn tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:Cộng,trừ các số tròn chục.
Giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động dạy- học
Hd HS làm bài tập
1.Bài1:Đặt tính rồi tính.
50-30 40+20 60-60
90-70 30+30 80-60 HS làm bảng con(HS yếu làm 3 phép tính)
Gọi HS chữa bài,nêu cách tính.
2.Bài 2: Tính
15+ 4= 30-10= 40+50=
70-60= 20+30= 60-40= HS là vở ô (HS yếu làm 4 phép tính đầu)
Gọi HS chữa bài,nêu cách tính.
3.Bài 3:Tính
80-60-20= 30+50-60
10+50-40= 90-50-30= HS làm vở ô li(HS yếu làm 2 phép tính)
Gọi HS chữa bài và nêu cách tính.
4.Bài 4:Trong vườn có 20 cây cam và 10 cây bưởi.Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây?
YC HS đọc thầm bài toán HS đọc bài toán
-Bài toán cho biết gì? Có 20 cây cam và 10 cây bưởi.
-Bài toán hỏi gì? Trong vườn có tất cả bao nhiêu cây?
YC HS tự tóm tắt bài toán HS tóm tắt(HS yếu không yc tóm tắt)
 HS tự giải bài toán.
Gọi HS chữa bài
*Củng cố:
Tự học
Hoàn thành bài buổi sáng
I.Mục tiêu:
HS hoàn thành bài buổi sáng.
Rèn ý thức tự học.
II.Các hoạt động dạy học
GV hd HS hoàn thành bài buổi sáng
1.Môn Tập Viết
HD HS hoàn thành bài trong vở tập viết.
*HD luyện viết vở Tập Viết Bài tô chữ A,Ă,Â,B phần b
GV HD HS viết bài
GV qs giúp đỡ HS yếu.
2.Môn Toán
Hd HS làm vở BT Toán(Bài: Luyện tập)
GV HD
HS tự làm bài tập
GV qs ,giúp đỡ HS yếu.
*Củng cố:
Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2008
toán
tiết 98:điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
i - mục tiêu.
Giúp HS nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. 
Củng cố về cộng trừ các số tròn chục và giải toán. 
ii -các hoạt động dạy - học. 
1) Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. 
a)Điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông 
 . A
 . B
Điểm nào ở trong hình vuông ?
Điểm nào ở ngoài hình vuông ?
b) Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.
 . P 
. O
Điểm A
Điểm B
Điểm nào ở trong hình tròn ?
Điểm nào ở ngoài hình tròn ?
c)Giới thiệu thêm điểm ở trong, điểm ở ngoài của hình tam giác, hình chữ nhật 
(Giới thiệu tương tự).
Điểm O ở trong 
Điểm P ở ngoài
2) Thực hành. 
a)Bài 1:Đúng ghi đ,sai ghi s: 
Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
Gọi HS chữa bài và giải thích vì sao lại điền Đ hoặc S.
b)Bài 2: 
Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
Gọi 2 HS lên vẽ điểm.
NX sửa sai. 
c)Bài 3: Tính
 20 + 10 + 10 
 30 + 10 = 40 
Gọi HS chữa bài và giải thích cách tính.
Ghi đúng Đ, sai ghi S
HS tự làm.
HS làm bài
HS lên vẽ 
HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức số có dạng trong bài tập
HS làm bài 
d)Bài 4: 
YC HS đọc thầm bài toán.
Bài toán cho biết gì ? 
Bài toán hỏi gì ? 
Gọi HS chữa bài.
*Củng cố:
HS đọc
Có 10 nhãn vở,thêm 20 nhãn vở.
Có tất cả bao nhiêu nhãn vở?
HS giải bài toán vào vở 
Tập đọc- học thuộc lòng
Tặng cháu 
I.Mục tiêu:
* HS hiểu được:
- Từ ngữ: “nước non, tỏ, gọi là”.
- Thấy được: Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “au”, các từ “nước non, mai sau, mong, giúp”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
 * HS biết:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Biết nhấn giọng ở các từ “tặng cháu, ra cồn, yêu”.
- Toàn bài đọc với giọng tình cảm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
 * HS có Thái độ: 
- Kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng Tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Trường em.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc 
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Luyện đọc tiếng, từ: “nước non, giúp, tặng cháu”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “nước non, tỏ”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “au” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “au, ao” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Tặng cháu.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài 
- GV gọi HS đọc từng khổ thơ một.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK và gọi HS trả lời từng ý của câu hỏi theo khổ thơ đã đọc.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài thơ cho ta thấy tình cảm của Bác Hồ dành cho các em thiếu nhi.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 1 em đọc.
- vài em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ.
3. Hoạt động 3: Luyện nói 
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Thi hát về Bác Hồ
- Tổ chức cho Hs thi hát
- hát theo nhóm, tổ
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò.
- Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài thơ hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Cái nhãn vở.
Tiếng việt (bồi dưỡng)
ôn tập
I.mục tiêu:
Giúp HS ôn tập 1 số vần đã học.
Rèn đọc cho HS.
Luyện chữ viết cho HS ,giúp các em viết đúng,đẹp đảm bảo tốc độ viết.
II.Các hoạt động dạy -học
1.Luyện đọc
GV chép nội dung bài tập đọc lên bảng:
 Bốn mùa hoa thắm
Cây bầu hoa trắng Hoa sen trên nước
Cây mướp hoa vàng Hoa dừa trên mây
Tim tím hoa xoan Đất nước em đây
Đỏ tươi dâm bụt Bốn mùa hoa thắm.
Mào gà đỏ chót 
Hồng ửng hoa đào 
Cao tít hoa cau
Mà thơm ngan ngát
Gọi HS đọc bài (HS khá, giỏi kèm HS yếu)
Luyện đọc từ khó(Từ gạch chân) HS luyện đọc
Luyện đọc dòng thơ HS đọc nối tiếp (Mỗi HS 1 dòng thơ)
Luyện đọc Theo khổ thơ HS đọc nối tiếp
Luyện đọc cả bài
2.Luyện viết
Viết khổ thơ 3
*Hd HS viết bảng từ dễ viết sai:
hoa,nước,đất nước, HS viết bảng con
*HD viết vở
HD HS tập chép khổ thơ 3 vào vở HS tập chép 
Chấm 1 số bài
NX chữ viết của HS.
*Củng cố:
Luyện chữ
Luyện viết bài: trường em 
i - mục tiêu.
HS chép lại chính xác không mắc lỗi chính tả với bài “Trường em” với tốc độ 2 chữ 1 phút. 
Điền đúng vần ai, ay, chữ k hoặc c vào chỗ chấm. 
Rèn viết đúng, viết đẹp.
Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
ii - hoạt động dạy - học. 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HS tập chép ở bảng.
GV chép bài lên bảng:
 Trường em ngói mới đỏ hồng
Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh.
 Gió về đồng lúa reo quanh
Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.
GV chỉ cho HS đọc những tiếng hay viết sai:trường,lúa xanh,reo quanh,nhanh. 
HS đọc bài viết.
HS đọc 
Viết tiếng khó vào bảng con.
Hướng dẫn HS cách viết bài chính tả. Dòng thơ 1,4 viết cách lề 1 ô, dòng thơ 2,4 viết từ lề. 
HS viết bảng con 
HS viết bài 
Cầm bút chì soát lỗi gạch chân lỗi sai 
GV gọi một số HS chữa lỗi sai (nếu có) đổi vở cho nhau. 
Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Điền ai hay ay? 
x...thóc bàn t... hoa m...
*Điền k hoặc c?
con ...iến quả ...am thước ...ẻ
Nhắc lại luật chính tả khi viết k - c 
HS lên bảng làm
ở lớp làm bảng con.
Nhắc lại 
 iv - Củng cố - dặn dò. 
Chấm bài - nhận xét. 
Tuyên dương những em viết đẹp.
Thực hành kiến thức
Thực hành các kiến thức đã học trong tuần
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố các kiến thức đã học trong tuần.
Biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.Các hoạt động dạy học
1.Trò chơi:Ai nhẩm nhanh nhất
 a)Mục tiêu:
Luyện tập làm tính cộng (nhẩm) các số tròn chục.
b)Chuẩn bị:
2 hình vuông giống nhau(Như hình vẽ)
0 30 50 20
40 10 20 0
20 30 10 40
30 10 20 50 
Có 2 đội chơi,có 2 viên sỏi.
c)Cách chơi: Chọn 1 bạn ở đội 1 làm thư ký ghi kết quả của đội 2 và ngược lại.Cả lớp cổ vũ giám sát.Mỗi đội có 5 bạn chơi trực tiếp .Trong 5 phút các bạn ở mỗi đội lần lượt tung đồng thời 2 viên sỏi khi tung phải đứng ở vạch cách hình vuông khoảng 1 m:
-Nếu mỗi viên sỏi trúng 1 ô thì bạn tung mau chóng cộng nhẩm 2 số ở 2 ô đó và đọc to kết quả ,nếu kết quả đúng được 1 điểm,nếu sai được 0 điểm.
-Nếu 2 viên sỏi cùng 1 ô thì lấy số ghi ở ô đó cộng với chính số đó cộng đúng được 1 điểm,sai được 0 điểm.
-Nếu có 1 trong 2 viên sỏi bị chạm vạch hoặc ra ngoài thì không được điểm nào.
Hết thời gian ,hai đội tổng kết ,đội nào có số điểm cao hơn thì đội đó sẽ thắng.
*GV tổ chức cho HS chơi.
Cả lớp cổ vũ,nx.
2.Trò chơi:Hái hoa dân chủ
*Mục tiêu:Củng cố 1 số kiến thức đã học của các môn học.
*Chuẩn bị:Các bông hoa có ghi các câu hỏi
Ví dụ:
Em hãy hát 1 bài hát mà em đã được học .
13 +4=?
Tìm 1 từ có tiếng chứa vần ay.
*Cách chơi:
GV để các bông hoa trên bàn ,gọi HS lần lượt lên hái và làm theo các yc ghi trong bông hoa.Nếu bạn nào không thực hiện được thì sẽ bị phạt theo yc của cả lớp.
*HS chơi
Cả lớp nx 
Tuyên dương bạn thắng cuộc.
*Củng cố:GV nx giờ học.
Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2008
tự nhiên và xã hội 
tiết 25:con cá
i - mục tiêu.
Giúp HS biết:
Kể tên một số loài cá và nơi sống của chúng.
Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá.
Nêu được 1 số cách đánh bắt cá.
 Ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt. 
Cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương.
ii - đồ dùng. 
Tranh minh hoạ.
iii -các hoạt động dạy - học. 
1. KT bài cũ.
Nêu ích lợi của cây gỗ ? 
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài. 
b) Hoạt động 1: Quan sát con cá. 
*Mục tiêu:
HS nhận ra các bộ phận bên ngoài của con cá.
Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào?
*Cách tiến hành:
HS qs và thảo luận theo cặp.
Nêu tên con cá ?
Các bộ phận bên ngoài của con cá?
Cá sống ở đâu ?
Cá bơi bằng bộ phận nào ? 
Cá thở bằng gì ? 
Gọi 1 số cặp lên trình bày.
=> Kết luận: Cá có đầu, mình, đuôi và vây. Cá bơi bằng đuôi, vây và thở bằng mang. 
Hs qs và thảo luận theo cặp.
Cả lớp nx.
 c) Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
*Mục tiêu:
HS biết đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.
Biết 1 số cách đánh bắt cá.
Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ.
*Cách tiến hành:
HS QS tranh và hỏi- đáp theo cặp:
Người ta dùng gì để bắt cá ? 
Em biết những cách đánh bắt cá nào?
Kể tên 1 số loại cá mà em biết?
Em thích ăn những loại cá nào?Tại sao chúng ta phải ăn cá?
Em đã ăn cá bao giờ chưa?Khi ăn cá ta phải lưu ý điều gì? 
Gọi 1 số cặp lên trình bày.
HS quan sát SGK hỏi đáp theo cặp.
Cả lớp nx bổ sung.
=> Kết luận: Có rất nhiều cách bắt cá: Đánh cá bằng lưới hoặc câu,... Ăn cá có rất nhiều ích lợi, rất tốt cho sức khoẻ, giúp cho xương phát triển.Khi ăn cá chúng ta phải cẩn thận không sẽ bị hóc xương.
HS nhắc lại 
 *Củng cố:
Tổ chức trò chơi đi câu cá.
Tuyên dương em câu được nhiều cá.
tập đọc 
cái nhãn vở
i - mục tiêu.
HS đọc trơn toàn bài, phát âm đúng: quyển vở, ngay ngắn, nắn nót,khen. Ôn vần ang, ac,tìm được các tiếng có vần ang,ac.
Hiểu được các từ ngữ trong bài: ngay ngắn, nắn nót.
Biết viết nhãn vở,hiểu tác dụng của nhãn vở.
Tự làm và trang trí được 1 nhãn vở.
ii - đồ dùng. 
Tranh minh hoạ SGK.
iii -các hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ. 
Đọc bài: “Tặng cháu” 
Bác Hồ tặng vở cho ai ? 
Bác mong các cháu điều gì ? 
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài 
b)Luyện đọc
- Đọc mẫu.
Luyện đọc từ:nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn
Giảng từ: nhãn vở, nắn nót, cẩn thận, 
ngay ngắn: Thẳng hàng rất đẹp mắt
Luyện đọc câu: Có mấy câu? 
GV HD đọc câu:
Luyện đọc đoạn - toàn bài 
c)Ôn vần ang,ac.
Gọi HS đọc toàn bài.
Tìm trong bài có vần ang - ac 
Tìm ngoài bài tiếng có vần ang - ac 
HS tìm-GV ghi bảng
Luyện đọc những từ HS vừa tìm.
HS luyện đọc
HS đọc nối câu - có 4 câu 
5 - 10 em đọc 
giang - trang 
cái thang - bác học 
Tiết 2
d) Luyện đọc+tìm hiểu bài. 
Tìm hiểu bài. 
*Gọi HS đọc 3 câu đầu:
Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở ? 
*Gọi HS đọc câu 4:
Bố Giang khen ngợi bạn ấy như thế nào ?
Vì sao ta phải viết nhãn vở?
Nhìn vào nhãn vở ta biết gì ? 
Đọc lại toàn bài. 
*Hướng dẫn HS làm 1 nhãn vở. 
Trên nhãn vở in những gì ? 
HS đọc bài - trả lời câu hỏi. 
Viết tên trường,...
HS đọc
Khen con gái đã tự mình viết được nhãn vở.
Vì...
Đọc cá nhân - đồng thanh 
Quan sát nhãn vở mẫu SGK 
HS làm nhãn vở
*Củng cố:
Về nhà tập làm và trang trí một nhãn vở.
Toán
tiết 99: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về các số tròn trục, điểm ở trong, ở ngoài một hình.
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số tròn chục.
II. Đồ dùng :
- Học sinh : Bộ đồ dùng Toán 1.
III.Hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ .
- Nêu tên các điểm ở trong, ở ngoài hình.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá bạn.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề ?
- Các số tròn chục đều có mấy chữ số ?Và có điểm gì giống nhau ?
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu ? Treo tranh vẽ sẵn các hình.
- Cho HS làm và chữa bài.
- Vì sao em biết 13 < 30?
Chốt bài đúng.
Bài 3:Đặt tính và tính:
 Gọi HS nêu yêu cầu rồi làm, sau đó chữa bài.
- Chốt: Nêu lại cách tính cột dọc, tính nhẩm, và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 4: Gọi HS đọc đề và nêu tóm tắt miệng.
- Cho HS giải vào vở, 1 em chữa bài.
- Gọi em khác nêu câu lời giải khác.
Bài 5: HS nêu yêu cầu sau đó làm bài.
- HS tự đổi bài để kiểm tra.
- Nắm yêu cầu của bài.
- HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa.
- Đều có hai chữ số, chữ số đơn vị đều là 0
- HS tự nêu yêu cầu và đọc các số có trong hình vẽ.
- 13 có 1 chục, 30 có 3 chục, 1 chục < 3 chục.
- làm và chữa bài
- nêu lại cách đặt tính, cách tính nhẩm
- nhận xét bài bạn, có thể nêu câu lời giải khác bạn
- làm và đổi vở chấm cho nhau
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
- Nêu đặc điểm của các số tròn chục ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài kiểm tra.
toán( bd)
ôn tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:Cộng,trừ các số tròn chục.
So sánh các số tròn chục.
Giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động dạy- học
Hd HS làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:	
	 70 - 20 	 50 + 40 	 50 - 10	90 - 50	 60 + 10	10 + 20
- HS nêu yêu cầu và làm bài ra bảng con
- 3 HS lên bảng làm bài.
- nhận xét bổ sung cho bạn.
Chốt: Cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 2: “Lớp 1A có 9 bạn nữ và 25 bạn nam. Hỏi lớp 1A có tất cả bao nhiêu bạn ?”.
- HS nêu đọc đề, tóm tắt miệng và làm bài, sau đó lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
- Gọi HS khá giỏi đặt đề toán khác.
Bài 3 : a) Xếp các số : 40; 50; 10; 60; 90 theo thứ tự từ bé đến lớn.
 b) Xếp các số : 70; 30; 90; 20; 10 theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV gọi HS đọc đề toán, yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- Thi viết phép tính nhanh.
- Nhận xét giờ học. 
 __________________________________________
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày 8-3
I.MụC TIÊU:
HS được tham gia các hoạt động văn nghệ,các bài múa tập thể được hoạt động theo khối lớp,cả trường.Được tham dự buổi mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.
Rèn ý thức tập thể.
II.Tổ chức hoạt động
1.Văn nghệ chào mừng ngày 8-3
HS múa hát ,các bài múa, bài hát chúc mừng các mẹ, các cô nhân ngày 8-3.
2.Đọc ý nghĩa ngày 8-3
3.Thi đọc các bài thơ, kể các câu chuyện, hát các bài hát, múa các bài múa về mẹ,về cô giáo.
Tự học
Hoàn thành bài buổi sáng
I.Mục tiêu:
HS hoàn thành bài buổi sáng.
Rèn ý thức tự học.
II.Các hoạt động dạy học
GV hd HS hoàn thành bài buổi sáng
1.Môn Tập đọc
 HS luyện đọc bài: Cái nhãn vở
- Làm bài trong vở BT TV.
2.Môn Toán
Hd HS làm vở BT Toán(Bài: Luyện tập)
HS tự làm bài tập
GV qs ,giúp đỡ HS yếu.
3. Môn TNXH
*Củng cố:
Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008
Toán 
Tiết 100:kiểm tra định kỳ
Ôn tập
Ôn tập về các số tròn chục, điểm ở trong, ở ngoài một hình
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về so sánh, cộng trừ các số tròn chục.
- Củng cố kĩ năng so sánh, cộng trừ các số tròn chục, nhận biết điểm ở trong, ở ngoài một hình.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Hoạt động 1: Làm bài tập (20’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:	
	 90 - 20 	 30 + 40 	 20 - 10	90 - 30	 40 + 10	60 + 30
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Chốt: Cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 2: Tính nhẩm:
80 - 30 - 40 =	80 - 20 + 20 =
90 - 40 + 20 =	40 + 50 - 70 =
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Chốt: Nêu lại cách tính nhẩm.
Bài 3 : Cho các số sau:20; 10; 70; 40; 30
 a) Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 b) Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
 - GV gọi HS đọc đề toán, yêu cầu HS làm thi theo tổ ở bảng lớp.
- Gọi HS nhạn xét.
Bài 4:Lớp 1B có 18 bạn nữ và 16bạn nam. Hỏi lớp 1 B có tất cả bao nhiêu bạn?.
- HS nêu đọc đề, tóm tắt miệng và làm bài, sau đó lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
- Chốt lại cáh giải bài toán có lời văn.
Bài 5: Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông và 5 điểm ở ngoài hình vuông sau: - HS tự nêu yêu cầu và làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt lại điểm ở trong và điểm ở ngoài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học
chính tả
 Tặng cháu
i - mục tiêu.
HS chép lại chính xác không mắc lỗi chính t

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc