Giáo án Toán + Tiếng Việt - Tuần học 25

Luyện tập

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.

 - Biết giải toán có phép cộng.

 2. Kĩ năng:

 - Học sinh vận dụng đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.

 - Biết giải toán có phép cộng.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài

doc 23 trang Người đăng hong87 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt - Tuần học 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối giữa các con chữ. 
 - Yêu cầu HS viết bảng con theo nhóm..
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Một vài em đọc vần và từ ngữ trên bảng phụ.
- HS tập viết vào bảng con: ai, ay/ ao, au/ mái trường, điều hay/ sao sáng, mai sau.
 3.4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở :
 - GV gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng
 - Yêu cầu HS viết vào vở tập viết theo mẫu.
- HS viết bài trong vở tập viết trang 22, 23.
 - Nhắc nhở những HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
 - Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi 
 - Thu vở chấm và chữa một số bài, nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ
 4. Củng cố:
 - Nhận xét chung giờ học, Khen những HS đã tiến bộ và viết đẹp.
 5. Dặn dò: 
 - Dặn HS tập viết chữ hoa: A, Ă, A, B. 
- HS nghe và ghi nhớ
Chính tả:
Trường em
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “trường học là... anh em”: 26 chữ trong khoảng 15 phút .
 2. Kĩ năng:
 - Điền đúng vần ai hay ay; chữ c hay k vào chỗ trống.
 - Làm được bài tập 2, bài tập 3 (SGK).
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn viết đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và bài tập 2, bài tập 3.
 * Học sinh:
 - Vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Mở đầu: 
 - Từ tuần này chúng ta sẽ viết chính tả các bài tập đọc.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS tập chép:
 - GV gắn bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn cần chép.
- Cả lớp hát một bài.
- 5 HS đọc đoạn văn trên bảng phụ
 + Hãy tìm tiếng khó viết?
- HS tìm: trường, ngôi, nhiều, giáo, thiết, 
 - Yêu cầu HS phân tích tiếng khó và viết bảng.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con: trường, nhiều, giáo, thiết, 
 - Cho HS chép bài chính tả vào vở 
- Cả lớp chép bài vào vở.
 - GV quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh.
 Lưu ý: Nhắc HS viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
 - Soát lỗi: GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- HS đổi vở soát lỗi
 - GV đọc đoạn văn cho HS soát lỗi, đánh vần những từ khó viết
- HS theo dõi và ghi lỗi ra lề.
- HS nhận lại vở, xem các lỗi, ghi tổng số lỗi ra vở.
 - GV thu vở chấm một số bài, nhận xét.
 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
* Bài 2 Điền vần: ai hoặc ay?
 - Cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi
 + Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ gà mái, máy ảnh
 - Yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào SGK.
 - Cho HS gắn bảng phụ chữa bài.
- Chữa bài.
 gà mái máy ảnh
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
* Bài 3 Điền chữ: c hoặc k?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS làm vào vở.
 - Gọi HS chữa bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
 - Cho HS kiểm tra theo cặp.
 cá vàng thước kẻ lá cọ
 4. Củng cố:
 - Khen những HS viết đẹp, có tiến bộ.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS chữa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. 
 - Chuẩn bị bài: Tặng cháu.
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Tập đọc:
Tặng cháu
i. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu , gọi là, nước non.. 
 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
 2. Kĩ năng:
 - Trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
 - Học thuộc lòng cả bài thơ.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS kính yêu, biết ơn Bác Hồ.
ii. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:	
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên màn hình.
 - Nội dung bài tập đọc trên màn hình.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
iii. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc bài : Trường em.
 + Trong bài, trường học được gọi là gì ?
 + Trường học là ngôi nhà thứ hai của em .Vì sao?
 - GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
+ Trong bài, trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em.
+ ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em...
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: 
 + Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác hồ?
 - Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ (MH) và giới thiệu bài (SGV) 
 3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, GV đọc mẫu lần 1:
 - Chú ý: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- HS chú ý nghe
 b, Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: vở, tỏ, gọi là, non nước, mai sau.
 - GV gạch chân các từ trên màn hình và gọi HS đọc bài.
 - Cho HS phân tích và ghép từ: tặng, lòng, nước.
- HS tiếp nối đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
+ Tiếng tặng có âm t đứng trước, vần ăng đứng sau, dấu nặng dưới ă. 
+ tiếng lòng có âm l đứng trước, vần ong đứng sau, dấu huyền trên o. 
 - GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ:
- Sử dụng bộ đồ dùng để gài: tặng, lòng, nước.
 * Luyện đọc câu:( MH)
 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
 - Gọi HS đọc câu
 * Luyện đọc đoạn, bài:(MH)
- Cả lớp đọc thầm từng dòng thơ.
- HS tiếp nối đọc trơn từng dòng thơ trong bài.
 - Cho 2 HS nối tiếp đọc bài theo nhóm.
- HS đọc bài theo nhóm 2, mỗi HS đọc 2 dòng thơ.
 - Thi đọc trơn bài trước lớp..
 - Cho HS đọc đồng thanh.
- Các nhóm thi đọc bài trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc thi toàn bài trước lớp.
 3.3. Ôn các vần ao, au:(MH)
 a, Tìm tiếng trong bài có vần au:
 - Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần au.
 - Gọi HS đọc và phân tích các tiếng có vần trên.
+ Tiếng trong bài có vần au là: cháu, sau
+ cháu( có âm ch đứng trước, vần au đứng sau, dấu sắc trên a).
 sau ( có âm s đứng trước, vần au đứng sau).
 b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au:
 - Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK.
 - GV chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận: 
 + Tìm tiếng có vần ao, au.
- 2 HS đọc: chim chào mào, cây cau
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu và cử đại diện nêu.
VD: con dao, đạo đức, khô ráo, sáo sậu, báu vật, màu mỡ, trắng phau, rau cải... 
- Các nhóm khác nghe, bổ sung
 - GV ghi nhanh các từ HS nêu lên bảng .
- HS tiếp nối đọc. Cả lớp đọc đồng thanh.
 c, Nói câu có tiếng chứa vần ao, au:
 - GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK- đọc câu mẫu. 
- HS quan sát hai bức tranh trong SGK, đọc câu mẫu :
M: Sao sáng trên bầu trời.
 Các bạn học sinh rủ nhau đi học.
 - Yêu cầu HS dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu.
 - GV cho một bên nói câu chứa vần ai, một bên nói câu chứa vần ay; chỉ liên tục (nếu bên nào chưa nói được trừ 10 điểm). Trong 3 phút đội nào nói được nhiều sẽ thắng.
 - GV nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
- HS thi nói trước lớp.
VD: Bố em vừa mua con dao.
 Nhà em nuôi một con sáo.
 Em có cái áo trắng phau. 
 Màu sắc bức tranh thật rực rỡ.
 Tiết 2
 3.4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
 a, Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc:
 - GV đọc mẫu toàn bài lần 2 rồi yêu cầu HS đọc bài .
 + Bác Hồ tặng vở cho ai?
 + Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
 * Giáo viên kết luận: 
- 2 HS đọc 2 dòng thơ đầu và trả lời. 
+ Bác Hồ tặng vở cho bạn học sinh.
- 2 HS đọc 2 dòng thơ còn lại.
+ Bác mong bạn nhỏ ra công mà học tập sau này giúp nước nhà...
* Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến, sự quan tâm của Bác Hồ đối với các bạn học sinh. Bác mong bạn nhỏ chăm học để trở thành người có ích.
 - Gọi HS đọc toàn bài, nhận xét và cho điểm.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 b, Học thuộc lòng bài thơ: 
 - Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ theo cách xóa dần bảng. 
 - Cho HS đọc thi trước lớp.
 - GV nhận xét cho điểm.
- HS đọc bài theo dãy bàn, cả lớp.
- HS thi đọc toàn bài trước lớp. .
 c, Hát các bài hát về Bác Hồ:
 - Cho HS trao đổi theo nhóm
 - Gọi các nhóm thi xem nhóm nào tìm được nhiều các bài hát về Bác Hồ và hát đúng , hát hay.
 - GV nhận xét, khen ngợi HS hát đúng, hát hay. 
- HS trao đổi theo nhóm 4, tìm các bài hát về Bác Hồ.
- Thi Hát trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 - GV gọi 1 HS đọc toàn bài. 
 - Yêu cầu cả lớp hát chung một bài.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS đọc lại bài trong SGK.
 - Chuẩn bị trước bài: Cái nhãn vở. 
- 1 HS đọc bài.
- Cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
- HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 98: 
 Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
i. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình. Biết cộng, trừ các số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cộng, trừ các số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập. 
ii. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ vẽ các hình vuông, hình tròn, hình tam giác như SGK.
 - Bảng phụ bài 1,bài 2, bài 3, (133, 134)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
iii. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- Cả lớp hát một bài.
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 2 phép tính.
 50 + 30 = 80 60 - 30 = 30
 70 - 20 = 50 50 + 40 = 90
 - Yêu cầu HS nhẩm miệng kết quả
- HS nhẩm và nêu miệng kết quả.
 30 + 60 =90 70 + 10 = 80
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình:
 a, Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình vuông:
 * Bước 1: 
 - GV gắn hình vuông lên bảng, hỏi :
 + Cô có hình gì đây ?
. A
+ Hình vuông
 - GV vẽ điểm A ( trong hình vuông), điểm N ( ngoài hình vuông).
 . A . N
 - GV chỉ và nói: “Điểm A ở trong hình vuông. Điểm N ở ngoài hình vuông”. 
- HS nhắc lại.
 * Bước 2: 
 - GV gắn hình tròn lên bảng, hỏi :
 + Đây hình gì ?
 . o
+ Hình tròn
 - GV vẽ điểm O ( trong hình tròn), điểm P 
( ở ngoài hình tròn).
 . P
 - GV chỉ và nói: “Điểm Ô ở trong hình tròn. Điểm P ở ngoài hình tròn”. 
- HS nhắc lại.
 * GV vẽ hình tam giác , yêu cầu HS quan sát hình và nói vị trí của từng điểm.
 . B . C
+ Điểm B ở trong hình tam giác. 
+ Điểm C ở ngoài hình tam giác.
 3.3. Luyện tập:
 + Bài yêu cầu gì ?
 - GV treo bảng phụ hướng dẫn các em chú ý quan sát kỹ vị trí các điểm sau đó đọc từng dòng xem đúng hay sai rồi mới điền đ, s vào chỗ trống.
 - Gắn bài- nhận xét.
* Bài 1( 133) Đúng ghi đ, sai ghi s:
.B
 .
. A 
 . I
- HS làm trong SGK - 1 HS làm vào bảng phụ.
 - Yêu cầu HS nêu tất cả các điểm nằm trong hình tam giác.
 - Yêu cầu HS nêu các điểm nằm ngoài hình tam giác.
 . C . E
 . D
 - GV nhận xét, cho điểm.
Điểm A ở trong hình tam giác đ 
Điểm B ở ngoài hình tam giác S 
Điểm E ở ngoài hình tam giác đ 
Điểm C ở ngoài hình tam giác đ 
Điểm I ở ngoài hình tam giác S 
Điểm D ở ngoài hình tam giác đ
* Bài 2( 134): 
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 - GV gắn hình vuông , hình tròn lên bảng. 
 - Yêu cầu cả lớp làm bài vào SGK.
 - Cho 2 HS làm bài trên bảng phụ.
 - Hướng dẫn HS vẽ chính xác theo yêu 
 cầu của bài.
a, Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông; 4 điểm ở ngoài hình vuông.
b, Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn, 2 điểm ở ngoài hình tròn ?
- HS làm bài SGK, 2 HS làm bài trên bảng phụ.
 - Yêu cầu HS đổi bài kiểm tra theo cặp
 X 
. H 
 . Q
 . N
. A
 . M
a, b, . 
 . I
 . K
 . E
 . B . P
 - GV nhận xét, cho điểm.
 + Bài yêu cầu gì ?
* Bài 3( 134) Tính:
 - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
 - Gọi HS đọc kết quả, nêu cách thực hiện dãy hai phép tính.
- Tính theo thứ tự từ trái sang phải. 
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
20 + 10 + 10 = 40 60 – 10 – 20 = 30
30 + 10 + 20 = 60 60 - 20 – 10 = 30
30 + 20 + 10 = 60 70 + 10 - 20 = 60
* Bài 4( 134):
 - Cho HS đọc đề toán và tự nêu tóm tắt. 
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 3 HS đọc bài toán
- HS làm bài trong vở, 1 HS làm bảng phụ.
 - Thu chấm một số bài.
 - Cho HS gắn bài , nhận xét.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
Tóm tắt:
Hoa có : 10 nhãn vở
Thêm : 20 nhãn vở
Hoa có tất cả:... nhãn vở ?
Bài giải
 Hoa có tất cả số nhãn vở là:
 10 + 20 = 30 (nhãn vở)
 Đáp số: 30 nhãn vở
 4. Củng cố:
 - Trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay 
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS xem lại bài tập. 
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- HS chơi thi theo tổ
- HS nghe và ghi nhớ
Thủ công: 
Tiết 25:
Cắt, dán hình chữ nhật
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - HS biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật 
 - Kẻ , cắt, dán được hình chữ nhật . Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối phẳng. Hình cắt tương đối phẳng.
 2. Kĩ năng:
 - Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Đường cắt tương đối phẳng. Hình cắt tương đối phẳng.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, khéo léo.
II. Đồ dùng dạy – học:
 * Giáo viên:
 - Hình chữ nhật bằng giấy màu dán trên nền giấy trắng, giấy màu có kẻ ô kéo,hồ dán.
 * Học sinh:
 - Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát một bài.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra HS cắt hình chữ nhật. 
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS kẻ, cắt , dán hình chữ nhật:
- HS Quan sát- trả lời câu hỏi
 - Yêu cầu HS nêu cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật:
 + Em hãy nêu cách kẻ hình chữ nhật đã học ở tiết 1?
+ Gắn tờ giấy kẻ ô lên bảng
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ ta được điểm D .Từ A và D đếm sang 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C
+ Nối lần lượt các điểm A đến B; B đến C; C đến D; D đến A ta được hình chữ nhật ABCD.
 + Em hãy nêu cách kẻ hình chữ nhật đơn giản nhất?
+ Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm hai cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước. Ta chỉ cần cắt hai cạnh còn lại .
 Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy một cạnh 7 ô và một cạnh 5 ô ta được cạnh AB và CD, nối các điểm ta được hình chữ nhật hình chữ nhật ABCD 
 + Em hãy trình bày lại cách cắt, dán hình chữ nhật đã học tiết 1?
 3.3. Thực hành:
 - Cho HS thực hành kẻ, cắt, dán hình 
chữ nhật theo mẫu trên giấy thủ công.
 - GV quan sát giúp đỡ.
 3.4. Trình bày sản phẩm:
 - Yêu cầu HS trình bày sản phẩm trước 
tổ. Chọn sản phẩm đẹp trình bày trước
lớp.
+ Cách cắt rời hình chữ nhật và dán.
Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA ta được hình chữ nhật ABCD. Bôi một lớp hồ mỏng dán cân đối, phẳng.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo mẫu trên giấy thủ công.
- HS trình bày sản phẩm trước tổ.
- Mỗi tổ chọn 3 sản phẩm trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
- Cả lớp nhận xét.
 4. Củng cố: 
 - GV nhận xét tiết học: sự chuẩn bị, kĩ năng thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật của HS .
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật.
 - Chuẩn bị tiết 26: Kẻ cắt, dán hình vuông.
- HS thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật.
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Toán:
Tiết 99:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 1. kiến thức: 
 - Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng trừ số tròn chục.
 - Biết giải toán có một phép tính.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng cộng trừ số tròn chục và giải toán có một phép tính.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết bài 4, bài 5 (135)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS làm bài trên bảng.
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS Tính:
 60 – 20 – 10 = 30 70 + 10 – 20 = 60
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiêu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
* Bài 1(135) Viết ( theo mẫu):
 - Yêu cầu HS đọc mẫu, làm bài, tiếp nối đọc kết quả.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
- HS làm bài SGK, đọc kết quả. 
 Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị
 Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị
 Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị
 Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị
 + Bài toán yêu cầu gì?
 - Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
 - Cho 2 HS chữa bài trên bảng phụ, nêu cách so sánh.
 - Gọi HS đọc dãy số vừa điền.
* Bài 2(135):
 a, Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
9
13
30
50
b, Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
 - GV nhận xét.
80
40
17
8
* Bài 3( 135):
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 a, Đặt tính rồi tính:
 - Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con.
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả , nêu cách tính.
 70 + 20 80 - 30 10 + 60 
+ 
-
+
 70 80 10 
 20 30 60 
 90 50 70 
 - Cho HS khác nhận xét.
 20 + 70 80 - 50 90 - 40 
+
-
-
 20 80 90 
 70 50 40 
 90 30 50 
 - Yêu cầu HS làm tính nhẩm
 b, Tính nhẩm:
 - Đọc kết quả, nêu cách nhẩm.
- HS làm bài , chữa bài, kiểm tra theo cặp.
 - Cho HS nhận xét từng cột tính.
 - GV nhận xét bài làm của HS. 
50 + 20 = 70 60 cm + 10 cm =70 cm
70 – 50 = 20 30 cm + 20 cm = 50 cm
70 – 20 = 50 40 cm – 20 cm = 20 cm 
* Bài 4(135):
 - Gọi HS đọc bài toán.
- 3 HS đọc bài toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Em hãy nêu tóm tắt bài toán?
- HS tự phân tích và nêu tóm tắt bài toán.
Tóm tắt:
Lớp 1A vẽ : 20 bức tranh
Lớp 1B vẽ : 30 bức tranh
Cả hai lớp vẽ : ... bức tranh?
 - Yêu cầu HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ
 - Thu chấm một số bài.
 - Gắn bảng phụ chữa bài.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài giải
 Cả hai lớp vẽ số bức tranh là:
 20 + 30 = 50 ( bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh
 4. Củng cố:
 + Tiết học hôm nay các em luyện tập các kĩ năng gì?
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- Dặn HS làm bài tập 5(135).
 - chuẩn bị tiết : Các số có hai chữ số.
+ Phân tích, so sánh số, cộng trừ các số tròn chục, giải bài toán có một phép tính.
- 
Chính tả:
Tặng cháu
i. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 phút đến 17 phút .
 2. Kĩ năng:
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu, trình bày cân đối.
 - Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng bài tập (2) a hoặc b.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ chép sẵn bốn câu thơ và bài tập 2.
 * Học sinh:
 - Vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát một bài.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở viết, bút mực
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. Hướng dẫn HS tập chép:
 - GV gắn bảng phụ và yêu cầu HS đọc bốn câu thơ cần chép.
- 5 HS đọc bài trên bảng phụ
 + Hãy tìm tiếng khó viết.?
- HS tìm: cháu, gọi là, ra, mai sau, giúp, nước non, 
 - Yêu cầu HS phân tích tiếng khó và viết bảng.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con: cháu, gọi là, ra, giúp, nước non, 
 - Cho HS chép bài chính tả vào vở 
- Cả lớp chép bài vào vở.
 - GV quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh.
 Lưu ý: Nhắc HS viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu dòng thơ viết hoa, viết lùi vào 2 ô.
 - Soát lỗi: GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- HS đổi vở soát lỗi
 - GV đọc đoạn văn cho HS soát lỗi, đánh vần những từ khó viết
- HS theo dõi và ghi lỗi ra lề.
- HS nhận lại vở, xem các lỗi, ghi tổng số lỗi ra vở.
 - GV thu vở chấm một số bài, nhận xét.
 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 - Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài 
*Bài 2: 
a, Điền chữ : n hay l?
 - Cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi
 + Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ nụ hoa, con cò.
 - Yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào SGK.
 - Cho HS gắn bảng phụ chữa bài.
- Chữa bài.
 nụ hoa Con cò bay lả bay la
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
b, Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in nghiêng?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở
- HS làm vào vở.
 - Gọi HS chữa bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
 - Cho HS kiểm tra theo cặp..
 quyển vở chõ xôi tổ chim
 4. Củng cố:
 - Khen những HS viết đẹp, có tiến bộ.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS chữa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. 
 - Chuẩn bị bài: Bàn tay mẹ.
- HS nghe và ghi nhớ
Kể chuyện:
Rùa và Thỏ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan , kiêu ngạo.
 2. Kĩ năng:
 - HS kể được câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS làm bất kì việc gì không nên chủ quan và không nên kiêu ngạo.
II. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh họa câu chuyện, bảng phụ viết nội dung câu chuyện.
 - Mặt nạ Rùa, Thỏ.
 * Học sinh:
 - SGK, xem tranh 
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Mở đầu: 
 - GV nói về cách học các tiết kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 1 , tập hai. Các tiết kể chuyện ở học kì II có yêu cầu cao hơn với học kì I ...
 3. Bài mới: 
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 3.2. GV kể chuyện:
 - GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm
- HS chú ý lắng nghe kết hợp quan sát tranh 
 + Lần 1 để HS biết câu chuyện.
 + Lần 2, 3 kể kết hợp với tranh minh họa.
SGK.
 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
 - Yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK đọc câu hỏi rồi trả lời câu hỏi theo nhóm.
- HS kể từng đoạn theo tranh vẽ trong nhóm 4.
 + Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa? 
+ Rùa tập chạy, Thỏ mỉa mai , coi thường Rùa. 
 + Rùa trả lời Thỏ ra sao?
+ Rùa đáp: Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
 + Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy?
 + Cuối cùng ai Thắng cuộc?
+ Thỏ nhởn nhơ chơi khi Rùa cố sức chạy.
+ Cuối cùng Rùa thắng cuộc.
 - Gọi HS thi kể trước lớp theo tranh.
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp theo tranh. Các nhóm khác nhận xét.
 3.4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn chuyện:
 - Yêu cầu HS kể toàn câu chuyện theo nhóm. 
 - Tổ chức các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo cách phân vai.
 - GV nhận xét, khen ngợi , động viên.
 3.5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
 + Vì sao Thỏ thua Rùa?
 + Câu chuyện này khuyên em điều gì? 
- HS kể phân vai theo nhóm 3.
- Các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
+ Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo.
+ Chớ chủ quan kiêu ngạo coi thường người khác như Thỏ sẽ thất bại. Học tập Rùa kiên trì, nhẫn nại...
 4. Củng cố:
 - Nhận xét, tổng kết tiết học.
 5. Dặn dò:
 - Yêu cầu HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Cô bé trùm khăn đỏ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tập đọc:
Cái nhãn vở 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS đọc trơn được cả bài

Tài liệu đính kèm:

  • docToan Tieng Viet(2).doc