Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015

TOÁN

BÀI: BẢNG NHÂN 7

I. MUÏC TIEÂU.

- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.

- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

- Bài tập cần làm :Bài 1,2,3.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Các tấm bìa có 7 chấm tròn

III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kieåm tra baøi cuõ:

2. Baøi môùi:

Hoaït ñoäng 1: HD thaønh laäp baûng nhaân

+ Gaén 1 taám bìa coù 7 chaám troøn leân baûng vaø hoûi: Coù maáy hình troøn?

+ 7 hình troøn ñöôïc laáy maáy laàn?

+ 7 ñöôïc laáy maáy laàn?

+ 7 ñöôïc laáy 1 laàn neân ta laäp ñöôïc pheùp nhaân: 7 x 1 = 7 (giaùo vieân ghi leân baûng)

+ Höôùng daãn hoïc sinh laäp pheùp nhaân 7 x 2, töông töï nhö pheùp nhaân 7 x 1

+ Y/c hs caû lôùp tìm keát quaû cuûa caùc pheùp tính coøn laïi trong baûng nhaân 7 vaøo vôû nhaùp

+ Y/c hoïc sinh ñoïc baûng nhaân 7 sau ñoù cho hoïc sinh hoïc thuoäc baûng nhaân

+ Xoùa daàn baûng cho hoïc sinh ñoïc thuoäc

+ Toå chöùc hoïc sinh thi ñoïc thuoäc

Hoaït ñoäng 2: Luyeän taäp-thöïc haønh

* Baøi1:+ Baøi taäp yeâu caàu chuùng ta laøm gì?

+ Y/c hoïc sinh töï laøm baøi

+ Hoïc sinh ñoåi cheùo vôû ñeå kieåm tra

* Baøi 2:+ Goïi 1 hoïc sinh ñoïc ñeà baøi

+ Moãi tuaàn leã coù bao nhieâu ngaøy?

+ Baøi toaùn yeâu caàu tìm gì?

+ Yeâu caàu caû lôùp laøm baøi vaøo vôû?

 Toùm taét

 1 tuaàn leã: 7 ngaøy

 4 tuaàn leã: ? ngaøy

+ Chöõa baøi, nhaän xeùt

* Baøi 3:+ Baøi toaùn y/c chuùng ta laøm gì?

+ Y/c hoïc sinh töï laøm baøi

+ Nhaän xeùt vaø chöõa baøi

+ Quan saùt hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân.

+ 7 hình troøn

+ 7 hình troøn ñöôïc laáy 1 laàn

+ 7 ñöôïc laáy 1 laàn

+ Hoïc sinh ñoïc pheùp nhaân

+ 7 hoïc sinh laàn löôït leân baûng vieát keát quaû caùc pheùp nhaân coøn laïi trong baûng nhaân 7

+ Caû lôùp ñoïc ñoàng thanh, sau ñoù töï hoïc thuoäc

+ Ñoïc baûng nhaân

+ Tính nhaåm

+ Laøm baøi vaø kieåm tra baøi cuûa baïn

+ 1 hoïc sinh ñoïc ñeà baøi

+ 7 ngaøy

+ Soá ngaøy cuûa 4 tuaàn leã

+ 1 hs leân baûng laøm baøi, lôùp laøm vaøo vôû

 Giaûi:

 Caû 4 tuaàn leã coù soá ngaøy laø:

 7 x 4 = 28 (ngaøy)

 Ñaùp soá: 28 ngaøy

-Ñeám theâm 7 roài vieát vaøo oâ troáng:

 7 14 21 28 35

 42 49 56 63 70

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
 Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2014
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN.(T19,20)
 BÀI: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG 
I. Mục tiêu.
A - Tập đọc : 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện :Không được chơi bóng dưới lòng đường vì như thế dễ gây ra tai nạn giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng .(trả lời câu hỏi trong sgk) 
- MTR: Học sinh yếu đánh vần, đọc trơn đoạn 1
-TCTV: Nghĩa của các từ : cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.
- KNS: Kiểm soát cảm xúc, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
B - Kể chuyện : HS yếu đọc được câu gợi ý.HSKG bước đầu kể lại được 1đoạn theo lời nh/vật
- Kể lại được một đọan của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học. 
- GV: tranh minh họa các đoạn truyện. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Hoạt động dạy học.
TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)- GV gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời các câu hỏi. GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới 
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
Giới thiệu bài :(1’)
Hoạt động 1(22’)Luyện đọc 
- Đọc mẫu : Chú ý thể hiện d/biến ND c/chuyện
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. 
- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
Hoạt động 2(13’)Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
- Câu hỏi SGK trang 55.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (9’)
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 của bài. 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. 
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Mỗi HS đọc 1 lần, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.)
- HS luyện đọc từ khó.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy. (HS đọc còn yếu luyện đánh vần,đọc trơn từ câu). 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lược từng em đọc một đoạn trong nhóm. 
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối. 
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. 
- Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường. 
- Vì bạn Long.. suýt nữa tông.. 
- Quang sút bóng .. cụ già đang đi 
- HS ph/biểu ý kiến theo suy nghĩ từng em.
- Theo dõi bài đọc mẫu. 
- 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài. HS yếu luyện đọc trơn. HS yeuus luyện đọc trơn.
KỂ CHUYỆN (15’)
Hoạt động 4(6’)Xác đinh yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 55, SGK.
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện? 
- GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhận vật mà mình sẽ đóng vai để kể.
- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô? 
Hoạt động 5(9’)Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện. 
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện. 
- Tuyên dương HS kể tốt. 
Hoạt động 6(5’)Củng cố
- Nhắc lai nội dung câu chuyện
- HS đọc nội dung y/c. 
- Các nhận vật: Quang, Vũ, Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô. 
- Đoạn 1 có 3 nhận vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy. 
- Đoạn 2 có 5 nhận vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già. 
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi. 
- 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. HSKG bước đầu kể lại được 1đoạn theo lời nh/vật
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau. 
- 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện. 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay. 
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
3 . Dặn dò:(2’) - Dặn dò HS về luyện đọc và tập kể chuyện
 - Nhận xét tiết học
*****************************************************
TOÁN
BÀI: BẢNG NHÂN 7
I. MUÏC TIEÂU.
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
- Bài tập cần làm :Bài 1,2,3.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm bìa có 7 chấm tròn
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kieåm tra baøi cuõ:
2. Baøi môùi:
Hoaït ñoäng 1: HD thaønh laäp baûng nhaân
+ Gaén 1 taám bìa coù 7 chaám troøn leân baûng vaø hoûi: Coù maáy hình troøn?
+ 7 hình troøn ñöôïc laáy maáy laàn?
+ 7 ñöôïc laáy maáy laàn?
+ 7 ñöôïc laáy 1 laàn neân ta laäp ñöôïc pheùp nhaân: 7 x 1 = 7 (giaùo vieân ghi leân baûng)
+ Höôùng daãn hoïc sinh laäp pheùp nhaân 7 x 2, töông töï nhö pheùp nhaân 7 x 1
+ Y/c hs caû lôùp tìm keát quaû cuûa caùc pheùp tính coøn laïi trong baûng nhaân 7 vaøo vôû nhaùp
+ Y/c hoïc sinh ñoïc baûng nhaân 7 sau ñoù cho hoïc sinh hoïc thuoäc baûng nhaân
+ Xoùa daàn baûng cho hoïc sinh ñoïc thuoäc
+ Toå chöùc hoïc sinh thi ñoïc thuoäc
Hoaït ñoäng 2: Luyeän taäp-thöïc haønh
* Baøi1:+ Baøi taäp yeâu caàu chuùng ta laøm gì?
+ Y/c hoïc sinh töï laøm baøi
+ Hoïc sinh ñoåi cheùo vôû ñeå kieåm tra
* Baøi 2:+ Goïi 1 hoïc sinh ñoïc ñeà baøi
+ Moãi tuaàn leã coù bao nhieâu ngaøy?
+ Baøi toaùn yeâu caàu tìm gì?
+ Yeâu caàu caû lôùp laøm baøi vaøo vôû?
 Toùm taét
 1 tuaàn leã: 7 ngaøy
 4 tuaàn leã: ? ngaøy
+ Chöõa baøi, nhaän xeùt 
* Baøi 3:+ Baøi toaùn y/c chuùng ta laøm gì?
+ Y/c hoïc sinh töï laøm baøi
+ Nhaän xeùt vaø chöõa baøi
+ Quan saùt hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân.
+ 7 hình troøn
+ 7 hình troøn ñöôïc laáy 1 laàn
+ 7 ñöôïc laáy 1 laàn
+ Hoïc sinh ñoïc pheùp nhaân
+ 7 hoïc sinh laàn löôït leân baûng vieát keát quaû caùc pheùp nhaân coøn laïi trong baûng nhaân 7
+ Caû lôùp ñoïc ñoàng thanh, sau ñoù töï hoïc thuoäc
+ Ñoïc baûng nhaân
+ Tính nhaåm
+ Laøm baøi vaø kieåm tra baøi cuûa baïn
+ 1 hoïc sinh ñoïc ñeà baøi
+ 7 ngaøy
+ Soá ngaøy cuûa 4 tuaàn leã
+ 1 hs leân baûng laøm baøi, lôùp laøm vaøo vôû
 Giaûi:
 Caû 4 tuaàn leã coù soá ngaøy laø:
 7 x 4 = 28 (ngaøy)
 Ñaùp soá: 28 ngaøy
-Ñeám theâm 7 roài vieát vaøo oâ troáng:
 7
 14
 21
 28
 35
 42
 49 
 56
 63
 70
3.Cuûng coá, daën doø:
+ Y/c 1 soá hs ñoïc thuoäc baûng nhaân 7
+ Nhaän xeùt tieát hoïc
**************************************************
TẬP VIẾT:(T7)
BÀI: ÔN CHỮ E, Ê
I. Mục tiêu: 
 - Viết đúng chữ hoa E, Ê(1dòng) viết đúng tên riêng Ê-đê(1dòng) và câu ứng dụng" Em thuận anh hoà là nhà có phúc" bằng chữ cở nhỏ .
- Áp dụng kiến thức trên để viết đúng tên riêng, dòng câu ứng dụng bằng chữ cở nhỏ, chữ viết rõ ràng tương đương đều nét và thẳng hàng
- Giáo dục Hs tính cẩn thận.
 HSKG :Viết đúng và đủ các dòng trong vở tập viết. HSY đánh vần, đọc trơn tên riêng và câu ứng dụng 
* TCTV: Hỗ trợ nghĩa của câu ứng dụng"Em thuận anh hoà là nhà có phúc."
II. Đồ dùng dạy- học: 
 GV: Mẫu chữ hoa E, Ê viết trên bảng phụ.
 HS: VTV, bảng con...
III. Hoạt động dạy học. 
1.Kiểm tra bài cũ.(5’)
- GV gọi 2 HS lên bảng viết các từ Kim Đồng, Dao. Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới(30’)
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
Giới thiệu bài:(1’)
Hoạt động 1(10’)Hướng dẫn HS viết 
+ HD HS QS và nêu quy trình viết chữ E, Ê hoa.
- Trong t/riêng và câu ứ/dụng có những chữ hoa nào?
- Gắn các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu cho HS QS,vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
+ Viết bảng các chữ.
+ Giới thiệu từ ứng dụng. Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải thích ý nghĩa của từ ứng dụng Ê-Đê.
- Từ ứng dụng gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
- GV gọi HS đọc câu ứng dụng :
- TCTV :GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. Anh em thương yêu nhau, sống hòa thuận là hạnh phúc lớn của gia đình.
- HS QS và nhận xét câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
Hoạt động 2(15’)HD HS viết vào vở 
- Chỉnh sửa cho HS. Thu bài chấm 5-7 vở.
Hoạt động 3(5’)Củng cố 
- Giáo dục HS trong gia đình mọi người phải thương yêu nhau, sống hạnh phúc .
- Nhận xét chữ viết của hs.
HSY đánh vần, đọc trơn tên riêng và câu ứng dụng 
- Có các chữ hoa E, Ê
- Cả lớp quan sát, một số hs nêu quy trình viết .
- HS theo dõi.
- 3HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con 
- 1hs đọc
- Cụm từ có 2 chữ Ê-Đê.
- 3HS lên bảng viết 
HSY nhắc lại ý nghĩa câu tục ngữ
- HS nhận xét.
- HSKG viết đúng và đủ các dòng trong vở tập viết
- HS viết bài vào vở.
- Liên hệ bản thân.
3 . Dặn dò:(1’) - Về luyện viết tiếpở nhà trang sau.
 - Nhận xét tiết học
*******************************************
CHÍNH TẢ (TC)(T13)
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác và trình bày đúng bài chính tả .Củng cố cách viết câu đối thoại. Làm đúng bài tập 2a, 3.
 *MTR: Học sinh yếu không đổi vở sóat bài cho bạn. Đánh vần, đọc trơn nội dung bài tập làm được
 *KNS: Kĩ năng hợp tác
*Trò chơi:ai nhanh hơn
II. Đồ dùng dạy- học: 
 GV: Bảng ghi sẵn đoạn văn. Bảng lớp viết BT2a, 3 trên bảng .
 HS: Vở BT, SGK...
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.(5’)
 - Gv gọi 2 HS lên bảng viết các từ: ngoằn ngoèo, xào rau, GV nhận xét.
2. Bài mới.(30’) 
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
Giới thiệu bài :(1’)
Hoạt động 1(6’)Hướng dẫn HS viết chính tả
- Y/C 1 HS đọc lại.
- Vì sao Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra ?
- Đọc các từ khó cho HS viết : xích lô, dìu, quá quắt,...
Hoạt động 2(12’) Viết chính tả.
- y/c HS viết bài. 
- Thu 7-10 bài chấm và NX
Hoạt động 2(8’)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2a : Hoạt động cá nhân
Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
- Y/C HS tự làm bài 
- Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
- Kết luận và cho điểm HS.
Bài 3 : Hoạt động nhóm
-Gv tổ chức trò chơi “ai nhanh hơn”
- Phát giấy chép sẵn bài và bút cho các nhóm .
-Y/C HS tự làm bài sau đó đội nào nhanh hơn là đội đó thắng cuộc.
- GV chữa bài sau đó HS làm vào vở
Hoạt động 3: Củng cố: (3’)
- Nhận xét chữ viết của hs.
- HD kĩ thuật những lỗi hs viết sai.
-1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
- Vì cậu nhìn thấy cái lưng.... giống ông nội mình.
- Cả lớp viết bảng con, 3HS viết bảng lớn: xích lô, dìu, quá quắt,...
- Học sinh yếu không đổi vở sóat lỗi cho bạn - Cả lớp chép bài vào vở.
 ( Kèm cho Luôm, Lép, Diếu...) 
- Đổi vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
- HSY Đánh vần, đọc trơn nội dung bài tập 
- 1HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS làm vào VBT cả lớp theo dõi và nhận xét và tự sửa lỗi của mình.
- 1HS đọc Y/C của bài 
- Làm theo nhóm
3. Dặn dò:(2’) – HS viết xấu về viết lại bài.
 - Nhận xét tiết học. 
**********************************************
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014
TẬP ĐỌC(T21)
BÀI: BẬN
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bận rộn để làm những công việc có ích cho đời, đem những niềm vui nhỏ góp vào niềm vui chung của cuộc sống(trả lời câu hỏi 1,2,3).
 - Giáo dục HS yêu mọi vật, mọi người vì nó đem lại những điều có ích và niềm vui. 
 * MTR: H/S yếu đọc đánh vần, đọc trơn được từ , câu, 1 đoạn trong bài
 * TCTV: Nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
 * KNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy – học:
 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn bài thơ HTL
 HS: SGK 
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ (5’)- GV gọi 3 HS lần lượt kể 3 đoạn trong bài Trận bóng dười lòng đường.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
Giới thiệu bài:(1’) 
 Hoạt động 1(12’)Luyện đọc 
- Đọc mẫu: với giọng vui tươi, khẩn trương.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: tính , ánh sáng...
- Hd HS đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- Giải nghĩa từ khó: sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- Y/c 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ,mỗi HS đọc 1 khổ thơ
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2(7’)Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu hỏi SGK trang 60
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ(9’)
- Y/cầu HS học thuộc bài thơ. GV xóa dần
- Tổ chức cho một số HS thi đọc thuộc lòng một đoạn bất kì trong bài thơ.
Hoạt đông 3(3’)Củng cố
- KNS: Em đã làm được những việc gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống?
H/S yếu đọc đánh vần, đọc trơn được từ khó, câu, đoạn trong bài
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. HSY đọc từ khó: tính , ánh sáng...
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hd của gv.
- Mỗi HS đọc 1 khổ thơ trước lớp. 
+ Khổ thơ cuối nghỉ ở cuối mỗi dòng thơ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một khổ trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
-Mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý: Trời thu bận xanh/ Sông Hồng / bận chảy;
- HS tự do phát biểu ý kiến: Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, bận tập khóc cười, bận nhìn ánh sáng.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng một đoạn bất kì trong bài thơ.
- 2 đến 3 HS trả lời.
3 . Dặn dò:(2’) 
- Về luyện đọc và học thuộc lòng.
***************************************************
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014
CHÍNH TẢ (NV)(T14)
BÀI: BẬN
I. Mục tiêu: 
 - Nghe và viết đúng bài CT trình bày đúng các dòng thơ ,khổ thơ 4 chữ . Làm đúng bài tập chính tả : Phân biệt en / oen ; tr / ch ; iên / iêng .
 - Vận dụng kiến thức trên để trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ, phân biệt en / oen ; tr / ch ; iên / iêng ghi đúng vào bài tập. 
* MTR: HS YĐánh vần, đọc trơn nội dung bài tập làm được. Học sinh yếu nhìn chép bài chính tả, không đổi vở sóat bài cho bạn.
* TCTV: Nghĩa 1 số từ HS tìm được ở BT3B.
* KNS: Hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: Bảng lớp viết BT2,3
HS: Vở ch/tả, VBT
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.(4’)
- GV gọi 2 HS lên bảng lần lượt viết các từ: tròn trĩnh, giò chả, khiêng, trôi nổi. 
 Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.(30’)
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1(4’)Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc mẫu bài thơ 
- Y/C 1 HS đọc lại.
- HD tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- Bé bận gì ? 
- Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui ? 
- Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó 
Hoạt động 2(16’) HS viết chính tả .
- Đọc cho HS viết theo đúng Y/C 
- Đọc HS soát lỗi. GV thu 7-10 bài chấm và NX
Hoạt động 3(6’) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 2: Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
- Y/C HS tự làm bài 
- Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 3 b: Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
- Y/C HS tự làm bài.
- Y/C Đại diên 2 nhóm lên trình bày kết quả bài làm. GV chữa bài sau đó HS làm vào vở
Hoạt động 4(3’)Củng cố 
- Nhận xét chữ viết của hs: Chọn em viết chữ đẹp.
- HD lại kĩ thuật nếu hs viết sai.
- 1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
- Bé bận bú, bận chơi, bận... 
- Vì mỗi việc ...chung vui hơn 
- Đoạn thơ viết theo thể thơ 4 chữ
- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con: Thổi nấu, ánh sáng .
- Nghe đọc viết lại bài thơ .( HS yếu chép lại)
- Đổi vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
1HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài , lớp làm vào VBT
- 1HS đọc 
- Làm bài theo nhóm.
- Cả lớp theo dõi.
3. Dặn dò:(2’) - Về luyện viết lại bài và HSKG làm B3b vào vở .Nhận xét tiết học 
*****************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU(T7)
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI, SO SÁNH
I. Mục tiêu
- Biết được kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người(.BT1). Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6.(BT2) 
 - Vận dụng kến thức trên tìm đúng các hình ảnh so sánh sự vật với con người và các từ chỉ hoạt động, trạng thái 
*Kĩ năng sống: Chuyên cần, chăm chỉ học tập .
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Viết sẵn các câu thơ trong bài tập 1 lên bảng. 2 bảng phụ. Bảng lớp chia thành 2 cột và ghi: từ chỉ hoạt động/ từ chỉ trạng thái.
HS: SGK, VBT
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ. (5’). 
- GV gọi 2 HS lên bảng viết 2 câu theo mẫu Ai là gì? GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới(30’)
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1(25’) Tìm các từ so sánh, từ chỉ hoạt động trạng thái. 
Bài 1: (13)
- GV hướng dẫn cách làm lên bảng gạch chân câu có hình ảnh so sánh.
- GV gọi 2 HS làm bảng phụ.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào VBT.
Bài 2:(15) Hoạt động nhóm.
- GV hướng dẫn cách làm, lớp chia 4 nhóm 
- Muốn tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn 1 đoạn 2 của bài. Để tìm được các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già chúng ta cần đọc kĩ đoạn 3 của bài.
TCTV: Nhắc lại nội dung bài tập 
Hoạt động 2(3’)Củng cố . 
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c) Cây pơ-mu im như người lính canh.
d) Bà như quả ngọt chín rồi.
 - 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm theo.
 - 1 HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài Trận bóng dưới lòng đường. 
- Các từ chỉ hoạt động chơi bóng là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chơi bóng... 
- Các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái người.
- HSY nhắc lại nội dung bài tập 2.
- Cả lớp theo dõi
3 . Dặn dò:(2’) – Về tìm các hình ảnh so sánh.
 - Nhận xét tiết học.
******************************************************
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014
TẬP LÀM VĂN (T7)
 BÀI: NGHE KỂ KHÔNG NỠ NHÌN 
I. Mục tiêu: Giảm tải B2
 - Nghe - Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện "Không nỡ nhìn".(BT1)
 - H/S có ý thức khi làm bài 
- KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
II. Đồ dùng dạy - học:Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài viết kể về buổi đầu đi học của mình. Gv nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới. (30’)
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
Giới thiệu bài:(1’)
- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
H/động 1(7) Hướng dẫn kể
Kể lại c/chuyện “Không nỡ nhìn”
- GV kể câu chuyện lần 1
- Nêu từng c/hỏi về n/dung truyện cho HS tr/lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
H/động 2: (18)
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Y/c HS khá trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết.
Hoạt động 3(3’)Củng cố
 - Qua câu chuyện trên chúng ta cần xử sự ntn đối với người lớn tuổi?
- Nhận xét tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung chuyện và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- Nhiều HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
 - HS trả lời 
 3 . Dặn dò:(1’) - Về kể lại câu chuyện cho bạn bè, ...nghe.
 - Nhận xét tiết học
**************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_7_theo_cktkn.doc