Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ phổ biến giữa 1 số đơn vị đo thời gian thông dụng.

+Quan hệ giữa các thế kỉ và năm, năm và tháng,năm và ngày, số ngày trong tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.

-Kĩ năng: đổi được các đơn vị đo thời gian

- Thái độ: yêu thích môn toán

 

docx 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
Tiết: 122
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ phổ biến giữa 1 số đơn vị đo thời gian thông dụng.
+Quan hệ giữa các thế kỉ và năm, năm và tháng,năm và ngày, số ngày trong tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
-Kĩ năng: đổi được các đơn vị đo thời gian
- Thái độ: yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: SGK, bảng phụ
-HS: SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Đàm thoại
- Nêu lại công thức tính hình hộp chữ nhật?
- Nêu lại công thức tính thể tích hình lập phương?
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Mục tiêu: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Cách tiến hành:
- Ở lớp dưới, các em đã được học các đơn vị đo thời gian thông dụng. Vậy, bạn nào giỏi có thể đứng lên kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã được học giúp cô nào?
+ 1 tuần lễ = ngày?
 1 ngày = ngày?
 1 giờ = ngày?
 1 phút = ngày?
- Treo bảng phụ cho học sinh quan sát, một học sinh đọc.
+ 1 thế kỉ = 100 năm
 1 năm = 12 tháng
 1 năm = 365 ngày
 1 năm nhuận= 366 ngày
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
-GV: 1 năm thường có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, sau 3 năm thường thì có 1 năm nhuận.
- GV:+ Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?
+ Em có nhận xét gì về chỉ số các năm nhuận, chúng đều chia hết cho mấy?
-GV nhận xét, tuyên dương.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc lại.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV cho HS thảo luận nhóm, treo bảng phụ cho HS làm.
-HS điền vào chỗ trống, mỗi câu đúng, yêu cầu HS nêu lại cách tính.
+ 1 năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
( Lấy số tháng 1 năm x số năm)
+ 2/3 giờ = 60 phút x 2/3= 40 phút
( Lấy số phút của 1 giờ x số giờ)
+ 216 phút là bao nhiêu giờ? 
216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ
( Lấy 216 : 60, thương là số giờ, số dư là số phút hoặc thực hiện phép chia ra số đo là số thập phân)
- GV: Khi chuyển đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ, ta làm như thế nào? Và ngược lại?
( Khi chuyển đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ, ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ)/ Khi chuyển đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số)
- GV chốt: Các em đã tìm hiểu cách đổi số đo thời gian, dựa vào các đơn vị đo thời gian đã học. chúng ta sẽ qua phần luyện tập
3. Hoạt động 3: Luyện tập
-Mục tiêu: củng cố mối quan hệ giữa thế kỉ - năm, năm - tháng, năm - ngày, số ngày trong các tháng, ngày - giờ, giờ - phút, phút- giây.
-Cách tiến hành:
BT1
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-HS trả lời miệng.
- GV: Để xác định thế kỉ nhanh nhất, ta phải làm như thế nào?
( Ta chỉ việc bỏ đi 2 chữ số cuối cùng của số chỉ năm, cộng thêm 1 vào số còn lại nếu 2 số cuối bằng 1 hoặc lớn hơn 1, ta được số chỉ thế kỉ của năm đó.)
- Qua bt1, chúng ta vừa được củng cố lại mối quan hệ giữa thế kỉ và năm. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục qua bài tập 2
BT2
- Mời HS đứng lân đọc yêu cầu
- Câu a: cho HS làm xen kẽ cá nhân, tập thể.
-Câu b: cho HS làm vào vở.
- GV quan sát, nhận xét một số vở.
BT3: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, làm bảng phụ. Mỗi dãy lấy 1 bảng đại diện lên trình bày
- Treo bảng phụ cho HS quan sát, nhận xét.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Các em vừa được ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ phổ biến giữa 1 số đơn vị đo thời gian thông dụng.Quan hệ giữa các thế kỉ và năm, năm và tháng,năm và ngày, số ngày trong tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
4.Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
-Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò
-Cách tiến hành: 
+ Nhận xét tiết học
+Dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài mới “ Cộng số đo thời gian” SGK.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- 1 HS đọc
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm: 
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxBang_don_vi_do_thoi_gian.docx