Giáo án Toán Lớp 5: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân

I. Mục tiêu.

- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

II. Đồ dùng:

- HS: SGK, vở ghi, vở nháp.

- GV: Nội dung bài dạy. Máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Giáo viên chiếu nội dung kiểm tra - Gọi 1 HS đọc yêu cầu

 Đặt tính và tính: a. 6,75 : 3 b. 12,4 : 5

- GV chia mỗi dãy làm 1 phép tính - Gọi 2 HS lên bảng.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - Đọc bài làm của mình.

- GV khảng định kết quả đúng.

?. Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào.

- GV nx và ghi điểm.

 

doc 3 trang Người đăng honganh Lượt xem 2885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Toán - Lớp 5
Người soạn: Hoàng Thị Hải Yến
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Phú Sơn - Nho Quan - Ninh Bình
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu.
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: 
- HS: SGK, vở ghi, vở nháp.
- GV: Nội dung bài dạy. Máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Giáo viên chiếu nội dung kiểm tra - Gọi 1 HS đọc yêu cầu
 Đặt tính và tính: a. 6,75 : 3 b. 12,4 : 5
- GV chia mỗi dãy làm 1 phép tính - Gọi 2 HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - Đọc bài làm của mình.
- GV khảng định kết quả đúng.
?. Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào.
- GV nx và ghi điểm.
3. Bài mới: (32’)
a) Giới thiệu bài : (1’)
- Ghi tên bài - Gọi HS nhắc lại và cho ghi bài vào vở.
b) Nội dung bài giảng.
*. Hoạt động 1: (8’) GV chiếu VD1 
- Gọi 2 HS đọc - Lớp theo dõi.
?. Muốn tính cạnh cái sân hình vuông ta làm thế nào?
- HS nêu phép tính - Gọi HS nx - GV ghi bảng 27 : 4 = ? (m)
?. Em có nhận xét gì về số bị chia và số chia?
- GV: Các em hãy đặt tính và tính vào vở nháp
- Gọi 1 HS lên bảng.
?. Tính đến đây, em đã tìm được cạnh cái sân hình vuông chưa?
- GV: Các em suy nghĩ để chia tiếp.
- Gọi 1 HS lên bảng - Lớp thực hiện vào vở nháp.
- GV khảng định cách làm của HS - Yêu cầu HS đó thực hiện lại cho cả lớp cùng nghe.
- GV giảng: Vì 27 = 27,0 khi chia 27 : 4 = 6 (dư 3) được hiểu là phần nguyên không đủ chia nữa; khi thêm 0 vào bên phải số dư 3 chính là lấy đến chữ số đầu 
tiên của phần thập phân của số bị chia nên phải đánh dấu phẩy ở thương)
- GV lưu ý thêm HS: Phải đánh dấu phẩy ở thương trước khi thêm 0 vào bên phải số dư để chia tiếp.
- GV: Cách mà bạn vừa thực hiện chính là cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư.
- Gọi 1 HS thực hiện miệng lại phép tính - Kết hợp GV chiếu trên màn hình.
?. Vậy 27 : 4 bằng bao nhiêu - HS nêu: 27 : 4 = 6,75 
?. Cạnh cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét? - HS nêu - GV ghi bảng
?. Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?
- Gọi 3 HS nêu.
- GV lưu ý HS cáchâ trình bày: Vì khi chia còn dư ta thêm 0 để chia tiếp nên số bị chia và dấu phép tính cách nhau một khoảng để viết được 2, 3 chữ số.(hoặc 1 ô vuông).
- GV tiểu kết - chuyển hoạt động 2.
*. Hoạt động 2: (8’) Ví dụ 2 
- GV ghi bảng phép tính: 43 : 52 = ?
- Gọi 2 HS đọc.
?. Em có nhận xét gì về số bị chia và số chia?
?. Để thực hiện phép tính này, theo em nên làm như thế nào?
- HS nêu.
?. Phép chi trở về dạng nào mà các em đã học?
- GV: Các em hãy làm bài vào vở nháp - Gọi 1 HS lên bảng.
- Gọi HS thực hiện miệng bài của mình - Gọi HS khác nx bài của bạn.
- GV khảng định kết quả đúng
- GV: Phép chia này còn dư ta có thể tiếp tục thêm 0 vào số dư rồi chia tiếp. Tuỳ theo yêu cầu của đề bài ở thương lấy đến bao nhiêu chữ số ở phần thập phân. Thông thường người ta lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân.
?. Em nào giỏi hãy xác định số dư trong phép chia này?
GV: Cô và các em vừa thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ở 2 trường hợp: còn dư và số bị chia nhỏ hơn số chia.
?. Khi chia một số tự nhiên cho một số tự mà còn dư ta làm thế nào?
- 3HS nêu - Gọi HS khá nhận xét và bổ sung.
- GV chiếu ghi nhớ - Gọi 2 HS đọc - Lớp theo dõi đọc thầm.
- HS mở SGK đọc ghi nhớ.
- GV tiểu kết chuyển hoạt động.
*. Hoạt động 3: Thực hành (15’)
?. Bài học hôm nay có mấy bài tập?
- GV: Giờ học hôm nay, các em hoàn thành BT1a, BT2. Nếu còn thời gian làm tiếp các BT còn lại.
+ Bài 1: GV chiếu - HS đọc thầm và nêu yêu cầu của BT.
- GV: Các em làm BT vào vở (Thời gian 5’).
- Gọi 2 HS lên bảng - GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- GV HD HS chữa lần lượt từng phép tính.
- Gọi HS NX - Nêu kết quả bài làm của mình.
- GV khảng định kết quả đúng.
- Gọi HS thực hiện miệng phép tính 2 và pháp tính 3.
- Gọi 1 HS đọc lại phép tính và kết quả của 3 phép tính.
- Cho HS đổi vở kiểm tra kết quả theo cặp. 
- GV kiểm tra một số cặp.
?. Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư.
- GV tiểu kết chuyển BT2.
+ Bài 2: GV chiếu. 
- Gọi 2 HS đọc - Lớp đọc thầm.
?. Bài toán hỏi gì?
- GV: Để biết may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải - Các em hãy suy nghĩ và giải bài toán này vào vở (Thời gian làm bài 4 phút) 
- HS làm bài - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- GV chọn 2 bài chiếu trên màn hình để HS NX.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình - Gọi HS khác NX
- Gọi HS NX bài trên màn hình - GV khảng định bài làm đúng.
May 1 bộ quần áo hết số vải là:
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số vải là:
2,8 6 = 16,8(m)
 Đáp số: 16,8 m
?. Theo em bài của bạn được mấy điểm?
?. Bạn nào có câu lời giải khác. - HS nêu (nếu có)
4. Củng cố: (2’)
?. Bài học hôm nay, các em cần ghi nhớ đơn vị kiến thức nào?
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập. 
__________________________________________________________________
	NGƯỜI SOẠN
 Hoàng Thị Hải Yến

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án - Toán.doc