Giáo án Toán Lớp 4 - Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân

I . Kiểm tra bài cũ( 5’ ):

- Ghi phép tính lên bảng lớp và nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.

 a) 341231 2 b) 410536 x 3

- 2 phép tính có gì giống và khác nhau?

- GV nhận xét

II. Bài mới( 25’):

1. Giới thiệu bài( 1’): Hôm nay cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu về: tính chất giao hoán của phép nhân nhé!

- GV yêu cầu hs nhắc lại tên bài

- GV ghi bảng

2. Hình thành kiến thức mới ( 15’): Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.

- GV Ghi bảng:

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 7 x 5 và 5 x 7

-GV nêu: Các con hãy tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức.?

 7 x 5 bằng bao nhiêu?

5 x 7 bằng bao nhiêu?

- GV Ghi bảng:

 Ta có: 7 x 5 = 35

 5 x 7 = 35

-Gv: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này?

- Ghi bảng:

 Vậy 7 x 5 = 5 x 7

-GV nêu câu hỏi: Các con hãy quan sát, nhận xét về các thừa số trong phép nhân?

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN LỚP 4
BÀI : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN 
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1. Kiến thức
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. 
2. Kỹ năng
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm bài tập 1; 2 ( a ; b).
3. Thái độ
- Có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG: 
Giáo viên : 
- Sách giáo khoa Toán lớp 4 ;
- Bảng phụ kẻ bảng nội dung phần b ( phần hình thành kiến thức mới) :
a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
	- Bảng phụ bài 1; Bút dạ; Phiếu học tập.
	2. Học sinh:
	- Sách giáo khoa Toán lớp 4; Vở ghi bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN( GV)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH( HS)
I . Kiểm tra bài cũ( 5’ ): 
- Ghi phép tính lên bảng lớp và nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 a) 341231 2 b) 410536 x 3
- 2 phép tính có gì giống và khác nhau?
- GV nhận xét
II. Bài mới( 25’): 
1. Giới thiệu bài( 1’): Hôm nay cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu về: tính chất giao hoán của phép nhân nhé!
- GV yêu cầu hs nhắc lại tên bài
- GV ghi bảng
2. Hình thành kiến thức mới ( 15’): Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV Ghi bảng: 
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 7 x 5 và 5 x 7
-GV nêu: Các con hãy tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức.?
 7 x 5 bằng bao nhiêu?
 x 7 bằng bao nhiêu?
- GV Ghi bảng:
 Ta có: 7 x 5 = 35
 5 x 7 = 35
-Gv: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này?
- Ghi bảng:
 Vậy 7 x 5 = 5 x 7
-GV nêu câu hỏi: Các con hãy quan sát, nhận xét về các thừa số trong phép nhân?
 + Dựa vào cách viết trên, hãy lấy ví dụ giống như ví dụ trên?
 + 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì sẽ có kết quả như thế nào?
=> GV chốt: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
- Cô có biểu thức a x b và b x a, theo con, giá trị của 2 biểu thức này như thế nào với nhau? Để biết được giá trị của 2 biểu thức đó cô cùng các con sẽ tìm hiểu tiếp phần b.
- GV treo bảng phụ:
b) So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
- GV giới thiệu về bảng và giải thích 4 cột.
- GV hỏi: a có những giá trị nào?
 b có những giá trị nào?
 Ta cần phải tính giá trị của những biểu thức nào?
-GV hỏi: Với a = 4; b = 8 thì a x b bằng bao nhiêu?
 + Vẫn với a = 4; b = 8 thì b x a bằng bao nhiêu?
 + Các con hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi:
 a = 4; b = 8? 
- Gv hỏi: với a = 6; b = 7, giá trị biểu thức a x b và b x a như thế nào? 
- GV nhận xét.
- Gv hỏi: Với a = 5 và b = 4, tính giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a.
-GV hỏi: Giá trị của biểu thức a x b và của b x a luôn luôn như thế nào?
- Ghi bảng:
+ Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a x b = b x a
- GV hỏi:
 + Nhìn vào 2 biểu thức a x b và b x a em có nhận xét gì về các thừa số?
 + Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
 + Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
 + Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào?
- Ghi nhớ: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 9’):
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các con hãy làm việc cá nhân với thời gian 3 phút.
- Yêu cầu HS giải thích biểu thức 1 phần a và biểu thức 2 phần b.
- Con dựa vào đâu mà con điền được số 9.
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 2( a, b): Tính.
- Ghi bảng: 
a) 1357 x 5 b) 40263 x 7
 7 x 853 5 x 1326
- Để thực hiện phép tính 1357 x 5, ta làm như thế nào? 
- Với phép tính 7 x 853, con sẽ làm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để đặt tính và thực hiện.
- GV nhận xét vở.
- Củng cố cách đặt tính và tính của phép tính: 5 x 1326.
- Khi thực hiện phép nhân với số có một chữ số, ta làm như thế nào?
- Trong phạm vi tiết học này, với phần c bài 2 và bài 3; 4 chúng ta sẽ hoàn thành ở buổi học thứ 2 nhé.
III. Củng cố dặn dò ( 5’):
- Các con học bài gì?
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- Lớp lắng nghe.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
- 2 HS nhận xét kết quả và nêu cách thực hiện.
- 1 HS trả lời ( giống nhau: đều là phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số; khác nhau: phần a là phép nhân không nhớ; phần b là phép nhân có nhớ).
- HS lắng nghe
-Hs nhắc lại tên bài
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- 1 HS nêu 7 x 5 = 35.
- 1 HS nêu 5 x 7 = 35. 
- 1 HS trả lời ( Nhận xét: 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.)
- 2 HS trả lời( Nhận xét: Có 2 thừa số giống nhau là 5 và 7.)
- 2 HS lấy VD: 3 x 4 = 4 x 3; 
 2 x 6 = 6 x 2
- 2 HS trả lời- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: a là 4, 6, 5
 b là 8, 7, 4
-ta cần phải tính giá trị của biểu thức a x b và b x a
- Hs trả lời: 32
- HS trả lời
-2 HS trả lời( Nhận xét: a x b và b x a bằng nhau và đều bằng 42.)
- hs lắng nghe
- 2 HS trả lời- Nhận xét: a x b và b x a bằng nhau và đều bằng 20
- HS trả lời
-Hs trả lời
-HS lắng nghe
-HS trả lời
- 1 HS lên bảng làm- lớp quan sát, nhận xét.
-Hs trả lời
-hs lắng nghe
- 2 HS trả lời- nhận xét.
- hs trả lời
-hs lắng nghe
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời: Tính chất giao hoán của phép nhân
-Hs nêu
- Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTinh_chat_giao_hoan_cua_phep_nhan.doc