Giáo án Toán lớp 3 năm 2006

I. Mục tiêu

 Giúp HS: Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

· Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập.

2. Bài mới

 

doc 339 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị viết là 1423.
- Gv hỏi : Bạn nào có thể đọc được số này ?
- Gv hỏi : Số một nghìn bốn trăm hai mươi ba gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Gv làm tương tự với số 4231.
b) Tìm hình biểu diễn cho số
- Gv đọc các số 1523 và 2561 cho Hs lấy hình biểu diễn tương ứng với mỗi số
Kết luận : Khi đọc số có bốn chữ số chúng ta đọc từ hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục, cuối cùng đọc hàng đơn vị.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (12’)
Mục tiêu :
 - Nhận biết được các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0) 
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị. 
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số.
- Bước đầu nhận ra thứ tự các số có bốn chữ số. 
Cách tiến hành :
* Bài 1
 - Gv gắn vào bảng 1 các thẻ ghi số để biểu diễn số 3442 như phần b) bài tập 1 và yêu cầu Hs đọc, viết số này.
- Gv hỏi : Số ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai gồm 
mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
Lưu ý : Gv có thể gắn thêm vài ssố khác , yêu cầu Hs viết, đọc số này.
* Bài 2
- Gv treo bảng phụ đã kể sẵn noọi dung bài tập 2 và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Gv yêu cầu Hs quan sát số mẫu và hỏi : Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? 
- Em hãy đọc và viết số này.
- Yêu cầu Hs tự làm tiếp bài.
- Gv chữa bài và cho điểm Hs.
- Gv lưu ý Hs cách đọc các số có hàng chục là 1, hàng đơn vị là 4, 5. Ví dụ : đọc số 4174 là chín nghìn một trăm bảy mươi tư (không đọc là bảy mươi bốn) ; đọc số 2414 đọc là hai nghìn bốn trăm mười bốn ; đọc số 2145 là hai nghìn một trăm mười lăm
* Bài 3
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm điền số còn thiếu vào a, b, c của bài.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đổi vở để kiểm tra bài nhau (nhóm b kiểm tra nhóm a, nhóm c kiểm tra nhóm b, nhóm a kiểm tra nhóm c)
- Gv cho Hs đọc các dãy số của bài.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Gv : Qua bài học bạn nào cho biết khi đọc số có bốn chữ số chúng ta đọc từ đâu đến đâu ?
- Nhận xét tiết học
- HS nghe GV giảng và theo dõi thao tác của GV.
- HS viết lại số 1423.
- Một số HS đọc trước lớp, sau đó HS cả lớp đọc : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba. 
- Gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị 
- HS rút ra cách đọc, viết số có 4 nghìn, 2 trăm, 3 chục, 1 đơn vị là : Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt, 4231
- 2 HS lên bảng đọc và viết số : ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai, 3442.
- Gồm 3 nghìn, 4 trăm, 4 chục, 2 đơn vị.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc ấ«ù và viết sốù theo yêu cầu.
- Số này gồm 8 nghìn, 5 trăm, 6 chục, 3 đơn vị.
- HS đọc và viết số : Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba, 8563.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm 3 ý, HS lớp làm bài vào vở. 
- Kiểm tra bài bạn, sau đó tổng kết mỗi nhóm có bao nhiêu bạn làm đúng, bao nhiêu bạn làm sai.
- Một số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp cùng đồng thanh đọc.
- Đọc từ hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục, cuối cùng đọc hàng đơn vị.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 19
Tiết: 92 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
 Giúp hs :
- Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số (các chữ số đều khác 0).
- Thứ tự số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
- Làm quen với các số tròn nghìn.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng viết nội dung bài tập 3, 4.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2/97 VBT
- Nhận xét chữa bài và cho điểm hs 
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số. Nhận ra thứ tự số trong một nhóm các số có 4 chữ số.
* Hoạt động 1: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu :
- Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số (các chữ số đều khác 0).
- Thứ tự số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
- Làm quen với các số tròn nghìn.
Cách tiến hành : 
*Bài 1
- 1 HS nêu y/c của bài tập 1.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Chữa bài và cho điểm hs.
- Chỉ các số trong bài tập, yêu cầu HS đọc.
*Bài 2
Tiến hành tương tự như bài 1
* Bài 3
- Hỏi HS: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài.
- Hỏi HS làm phần a: Vì sao em điền 8653 vào sau 8652?
- Hỏi tương tự với HS làm phần b, c.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các dãy số trên.
* Bài 4
- Y/c hs tự làm bài 
- Chữa bài và yêu cầu HS đọc các số trong dãy.
- Hỏi: Các số trong dãy có điểm gì giống nhau?
- Giới thiệu: Các số này gọi là các số tròn nghìn.
- Y/C HS đọc các số tròn nghìn vừa học.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
 - Nhận xét tiết học
 - Nghe GV giới thiệu bài.
- Nêu : Viết số.
- 2 HS lên viết các số trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào VBT.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc theo tay chỉ của GV
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c.
- HS cả lớp làm bài vào vở BT.
- Vì dãy số này bắt đầu từ 8650, tiếp sau đó là 8651, tiếp sau là 8652. đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 8650, vậy sau 8652 ta phải điền 8653.
 - HS lần lượt đọc từng dãy số.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở BT.
- HS đọc: 0, 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 800, 9000.
- Các số này hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0
- 2 HS nêu trước lớp. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 19
Tiết: 93 CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ ( tiếp theo)
I.Mục tiêu 
 Giúp hs :
- Nhận biết đực các sốù có bốn chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng trăm , chục, đơn vị là 0)
- Nắm được cấu tạo thập phân của các sốù có bốn chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- Biết đọc, viết các số có 4 chữ số có dạng nói trên.
- Biết thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng kẻ sẵn nội dung phần bài học như SGK.
- Các dãy số trong bài tập 3, mỗi dãy số viết vào 1 băng giấy. 
III.Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3/99 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs 
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục học cách đọc, viết các số có 4 chữ số. Nhận ra thứ tự số trong một nhóm các số có 4 chữ số.
* Hoạt động 1 : Nhận biết đực các sốù có bốn chữ số (Trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
Mục tiêu :
Nhận biết đực các sốù có bốn chữ số (Trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu HS đọc phần bài học, sau đó chỉ vào dòng của số 2000 và hỏi : Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Vậy ta viết số này như thế nào ?
- GV nhận xét đúng (sai) và nêu : Số có 2 nghìn nên viết 2 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị, Vậy số này viết là 2000.
- Số này đọc như thế nào ?
GV tiến hành tương tự đẻ HS nêu cách viết , cách đọc các số 2700, 2750, 2020, 2402, 2005 và hoàn thành bảng như sau :
 - Nghe GV giới thiệu bài.
- Số gồm 2 nghìn, o trăm, o chục, 0 đơn vị.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.
- Đọc là : Hai nghìn
 Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
Hai nghìn
2
7
0
0
2700
Hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
Hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
Hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
Hai nghìn bốn trăm linh hai
2
2
0
5
2005
Hai nghìn không trăm linh năm
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành ( 13’)
Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo thập phân của các sốù có bốn chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- Biết đọc, viết các số có 4 chữ số có dạng nói trên.
- Biết thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số. 
Cách tiến hành : 
*Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chỉ số trên bảng yêu cầu HS đọc số.
- GV hướng dẫn 2 HS ngồi cạnh nhau thi đọc số.
- GV cho một số cặp HS thực hành trước lớp
- Y/c hs tự làm bài
- GV nhận xét, tuyên dương những cặp HS thực hành đúng, nhanh.
*Bài 2
- GV chia HS thành 3 nhóm theo các phần a, b, c. Yêu cầu mỗi nhóm điền số còn thiếu vào các phần.
- GV yêu cầu 3 HS đã làm bài vào băng giấy dán bài làm của mình lên bảng, yêu cầu cả lớp nhận xét.
- GV chữa bài , sau đó yêu cầu các nhóm HS đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nghe HS báo cáo kết quả kiểm tra bài của bạn, sau đó tuyên dương nhóm nào có nhiều HS làm bài đúng nhất.
*Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc thầm các dãy số trong bài, sau đó hỏi :
+ Dãy a : Các số trong dãy số a là các số như thế nào ?
+ Dãy b : Trong dãy số b, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu ?
+ Dãy c : Trong dãy số c, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu ?
 - GV yêu cầøu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : 
+ Các số trong dãy số b có điểm gì giống nhau ?
+ Các số này được gọi là các số tròn trăm.
+ Các số trong dãy số c có điểm gì giống nhau ?
+ Các số này được gọi là các số tròn chục.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các số có bốn chữ số nhưng là số tròn trăm, tròn chục.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì?
- Nhận xét tiết học
- HS đọc theo tay chỉ của GV.
- 1 HS viết 5 số bất kì, 1 HS đọc các số bạn đã viết, sau đó đổi vai.
- 2 đến 3 cặp HS thực hành đọc , viết số trước lớp.
- Mỗi nhóm cử 1 HS làm bài vào băng giấy GV đã chuẩn bị sẵn, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Cả lớp nhận xét đúng/ sai.
- Các nhóm đổi chéo bài nhau để kiểm tra và tổng kết bài bạn.
- HS đọc dãy số và trả lời :
+ Là cá số tròn nghìn
+ Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 100.
+ Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 10.
- 3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào VBT.
- Theo dõi bài chữa của GV và trả lời :
+ Các số này đều có hàng trăm và hàng đơn vị là 0.
+ Các số này đều có hàng đơn vị là 0.
- Một số HS trả lời trước lớp.
Ví dụ : 4200, 5400, 3500, ; 4560, 3540,
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 19
Tiết 94 CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tiếp theo)
I.Mục tiêu 
 Giúp hs:
- Nhận biết cấu tạo thập phân của các sốù có bốn chữ sốø (gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị).
- Biết viết các số có bốn chữ sốù thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng viết nội dung phần bài học như SGK. 
III.Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2, 4/ 101 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới:
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách phân tích các số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 * Hoạt động 1 : Hướng dẫn phân tích số theo cấu tạo thập phân.
 Mục tiêu:
 - Nhận biết cấu tạo thập phân của các sốù có bốn chữ số (ø gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị)
Cách tiến hành: 
- Gv viết lên bảng số 5427và yêu cầu HS đọc số.
- GV hỏi : Số 5427 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Bạn nào có thể viết số 5427 thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- GV nhận xét và nêu cách viết đúng : 
5427 = 5000 + 400 + 20 + 7
- GV viết tiếp số 3095, yêu cầu HS đọc số và nêu rõ số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Hãy viết số này thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- GV hỏi : Một số bất kì cộng với 0 sẽ cho kết quả là ao nhiêu ?
- Vậy số 0 trong tổng 3000 + 0 + 90 + 5 không ảnh hưởng đến giá trị của số này, vì thế ta có thể viết thành 3000 + 90 + 5
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau lên bảng đọc, phân tích viết các số trong phần bài học thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị để có bảng như sau :
 - Nghe GV giới thiệu bài.
- Năm nghìn bốn trăm hai mươi bảy.
- Số 5427 gồm 5 nghìn, 4 trăm, 22 chục, 7 đơn vị.
- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- Ba nghìn không trăm chín mươi lăm. Số gồm 3 nghìn, 0 trăm, 9 chục, 5 đơn vị.
- 3000 + 0 + 90 + 5
- Là chính số đó.
- HS nghe giảng.
- 6 HS nối tiếp nhau lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp viết vào nháp, sau đó nhận xét về phần bài làm của các bạn trên bảng. 
 Viết số thành tổng
5247 = 5000 + 200 +40 +7
9683 = 9000 + 600 + 80 + 3
3095 = 3000 + 0 + 90 + 5 = 3000 + 90 + 5
7070 = 7000 + 70
8102 = 8000 + 100 + 2
6790 = 6000 + 700 + 90
4400 = 4000 +400 
2005 = 2000 + 5
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (25’)
 Mục tiêu:
 - Biết viết các số có bốn chữ sốù thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. 
Cách tiến hành: 
* Bài 1
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài , sau đó đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- GV kiểm tra bài của một số HS
* Bài 2
 - GV hỏi : Bài tập cho gì và yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng tổng :
4000 + 500 + 60 + 7
- GV hỏi : Bạn nào có thể viết tổng trên thành số có bốn chữ số ?
- GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích cách viết.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Yêu cấu HS nhận xét bài bạn.
- GV chữa bài và yêu cầu HS đọc bài. 
* Bài 3
 - Yêu cầu HS tự làm bài, sauđó đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV kiểm tra vở của một số HS.
 * Bài 4
 - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào ?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và viết tất cả các số có bốn chữ số mà các chữ số của mỗi số đều giống nhau.
- GV chữa bài và nêu tình huống có bạn viết là 0000, số này có phải là số có bốn chữ số mà các chữ số của nó đều giống nhau không ?
- Số này bằng số nào ?
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về nhà làm bài 1, 2/102VBT
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết số thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài nhau.
- Bài tập cho các tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và yêu cầu chúng ta viết các tổng này thành số có bốn chữ số.
- 2 HS cùng lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp 4567.
- Có 4 nghìn nên viết 4 ở hàng nghìn, có 5 trăm nên viết 5 ở hàng trăm, có 6 chục nên viết 6 ở hàng chục, có 7đơn vị nên viết 7 ở hàng đơn vị, 
- 5 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn và sửa sai.
- HS lần lượt đọc các tổng trong bài.
- HS viết các số : a) 8555 ; b) 8550 ; c) 8500
- Viết các số có bốn chữ só mà các chũ số đề giống nhau.
- HS viết số, 3 HS lên bảng làm bài : 1111, 2222, 3333, 4444, 5555, 6666, 7777, 8888, 9999.
- Số này không phải là số có bốn chữ số mà các chữ số của nó đều giống nhau.
- Số này bằng 0. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 19
Tiết 95 SỐ 10000 - LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
- Nhận biết số 10 000 (mười nghìn – một vạn)
-
 Củng cố về số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
- Củng cố về các số có bốn chữ số.
II.Đồ dùng dạy học 
- Các thẻ ghi số 1 000 (đủ dùng cho cả HS và GV)
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2, 4/ 101 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới:
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
* Giới thiệu bài 
- GV hỏi: Số lớn nhất có bốn chữ số là số nào ?
- GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ cho các em biết số đứng liền sau số 9 999 là số nào ?
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu số 10 000
 Mục tiêu:
- Nhận biết số 10 000 (mười nghìn – một vạn)
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 1 000, mỗi thẻ biểu diễn 1 000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế.
- GV hỏi : Có mấy nghìn ?
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ có ghi số 1 000 nữa đặt vào cạnh 8 thẻ ghi số lúc trước, đồng thời cũng gắn thêm 1 thẻ số lên bảng.
- GV hỏi :Tám nghìn thêm một nghìn nữa là mấy nghìn ?
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ có ghi số 1 000 nữa đặt vào cạnh 9 thẻ ghi số lúc trước, đồng thời cũng gắn thêm 1 thẻ số lên bảng.
- GV hỏi:Chín nghìn thêm một nghìn nữa là mấy nghìn ?
- Chín nghìn thêm một nghìn nữa là mười nghìn. Để biểu diễn số mười ta viết số 10 000 (GV viết lên bảng).
- GV hỏi : Số mười nghìn gồm mấy chữ số ? Là những chữ số nào ?
Kết luận: Mười nghìn còn được gọi là một vạn.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (13’)
 Mục tiêu:
- Nhận biết số 10 000 (mười nghìn – một vạn)
- Củng cố về số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
- Củng cố về các số có bốn chữ số.
Cách tiến hành: 
* Bài 1
-1 hs nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài.
- YC HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài sau đó hỏi : Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn nghìn này ?
- Em hiểu thế nào là các số tròn nghìn ?
- YC hs đọc các số vừa viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- 9 999 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Hs thực hện thao tác theo yêu cầu.
- Có tám nghìn.
- HS thực hiện thao tác.
- Là chín nghìn.
- HS thực hiện thao tác.
- Là mười nghìn.
- Nhìn bảng đọc số 10 000.
- Số mười nghìn gồm năm chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 4 chữ số 0 đứng tiếp sau.
- Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000.
- 2HS lên bảng viết số, HS cả lớp làm bài vào VBT : 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000, 10 000.
- Nhận xét bài làm trên bảng và HS đổi vở để kiểm tra bài.
- Các chữ số này đều có 3 chữ số 0 ở tận cùng, riêng xố 10 000 có bốn chữ số 0 ở tận cùng.
- Các số tròn nghìn là các số có tận cùng là 3 chữ số 0 (hoặc là các số có 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị). 
- HS đọc đồng thanh.
 * Bài 2
- BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài sau đó hỏi : Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn trăm này ?
- YC hs đọc các số vừa viết.
- YC hs suy nghĩ và tự lấy 2 ví dụ về các số tròn trăm.
- Gv nhận xét. 
* Bài 3
- GV tiến hành tương tự như BT 1, 2.
 * Bài 4
-1 hs đọc đề bài.
- Y/c hs tự làm bài.
- Chữa bài, sau đó nêu tình huống: Một bạn Hs khi làm BT trên đã viết là 9995,9997, 9998, 10 000. Vậy bạn đó viết đúng hay sai ? Vì sao? 
- Gv nhận xét. 
* Bài 5
- BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào ?
- Y/c Hs làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm hs. Y/ c Hs đọc các cum số 3 số tự nhiên liên tiếp trong bài.
* Bài 6
- Gv Y/c Hs quan sát hình SGK và vẽ tia số vào VBT.
- Tia số này bắt đầu từ đâu đến đâu ?
- Các số được biểu diễn trong tia số này là những số như thế nào ?
- Y/c HS viết các số còn thiếu vào chỗ trống trên tia số.
- Y/c HS đọc các số trên tia số.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về nhà làm bài 1, 2/102VBT
- BT Y/c chúng ta viết các số từ 9300 đến 9900.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT : 9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800, 9900.
- Các số này đều có tận cùng là 2 chữ số 0 (hoặc : đều có 0 chục và 0 đơn vị).
- HS cả lớp đọc số.
- HS viết số sau đó 5 hS tiếp nối nhau đọc số của mình trước lớp.
- HS làm bài và rút ra kết luận: Các số tròn chục là các số có tận cùng là 0 (hoặc có hàng đơn vị là 0).
- Viết các số từ 9995 đến 10 000.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp àm bài vào VBT : 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10 000.
- Bạn đó viết sai vì đã bỏ cách qua các số 9996, 9999. Bài tập Y/c viết các số từ 9995 đến 10 000 là chúng ta phải viết các số liêntiếp không được bỏ qua số nào.
- Bài tập Y/c chúng ta viết số liền trước và liền sau của các số .
- Ta lấy số đó trừ đi 1 thì được sốù liền trước nó.
- Ta lấy số đó cộng thêm 1 thì được sốù liền sau nó.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 3 da sua.doc