Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Trần Huệ Hân

• Kiến thức :

 Qua tiết học này giúp HS:

- Nhớ lại cơ sở phép cộng các số có ba chữ số không nhớ đã học.

- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).

- Hiểu được quy tắc cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).

- So sánh được sự khác nhau giữa cộng các số có ba chữ số không nhớ và có nhớ một lần.

• Kĩ năng :

- Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc.

- Biết tính đơn vị tiền Việt Nam (đồng).

- Rèn luyện kỷ năng trình bày phép toán, đặt tính rồi tính ngay hàng thẳng cột cho học sinh.

- Nhận xét được các phép toán, bài toán trên lớp.

- Áp dụng được các phép tính cộng các số có ba chữ số vào giải bài toán.

• Thái độ :

- Giáo dục học sinh về tính chính xác, tính cẩn thận khi thực hiện các phép toán cộng.

- Tự giác làm bài tập được giao.

- Hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi.

- Nghiêm túc thực hiện những yêu cầu của giáo viên đề ra.

 

docx 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Trần Huệ Hân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3	Môn: TOÁN
 Tiết 4: Bài: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
Người soạn: Trần Huệ Huân 
Lớp : 	 D16TH03
MSSV : 	 1621402020093
I. Mục tiêu:
Kiến thức :
 Qua tiết học này giúp HS:
Nhớ lại cơ sở phép cộng các số có ba chữ số không nhớ đã học.
Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
Hiểu được quy tắc cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
So sánh được sự khác nhau giữa cộng các số có ba chữ số không nhớ và có nhớ một lần.
Kĩ năng :
Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc.
Biết tính đơn vị tiền Việt Nam (đồng).
Rèn luyện kỷ năng trình bày phép toán, đặt tính rồi tính ngay hàng thẳng cột cho học sinh.
Nhận xét được các phép toán, bài toán trên lớp.
Áp dụng được các phép tính cộng các số có ba chữ số vào giải bài toán.
Thái độ :
Giáo dục học sinh về tính chính xác, tính cẩn thận khi thực hiện các phép toán cộng.
Tự giác làm bài tập được giao.
Hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi.
Nghiêm túc thực hiện những yêu cầu của giáo viên đề ra.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
Bảng phụ
Phấn trắng, phấn màu
Thước kẻ
Phiếu bài tập
Học sinh:
Sách giáo khoa, sách bài tập
Vở ghi
Thước kẻ, bút, gôm
Bảng con
III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp dạy học
Thời gian
Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
“ Cô chào các em! Hôm nay lớp chúng ta có đi học đầy đủ không?
Cô mời lớp trưởng báo cáo cho cô sĩ số lớp ”
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát: 
“ Trước khi bắt đầu tiết học hôm nay thì lớp chúng ta cùng hát một bài nha các em.” 
Tích cực hóa kiến thức cũ:
-GV hỏi: “ Một bạn đứng lên cho cô biết tiết toán vừa qua lớp chúng ta đã học bài gì? ”
-GV trả lời: “ Bạn đã trả lời đúng rồi. Cô cảm ơn bạn. Bây giờ chúng ta cùng làm một số bài tập để ôn lại bài cũ nha”
-GV tiến hành viết lên bảng:
Bài 1: 254 + 135 =
Bài 2: Tìm x 
 x + 125 = 266
-GV yêu cầu HS đọc đề: “Em nào xung phong đọc đề bài 1 và đề bài 2 giúp cô nè”.
-GV hỏi lại kiến thức với HS: 
“Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào các em?”
-GV gọi 2 em HS lên bảng làm bài và các bạn còn lại thì làm vào bảng con : “ Có bạn nào xung phong lên làm cho cô 2 bài trên bảng không? Cô mời em.... và em...Những bạn còn lại trong lớp hãy làm bài vào bảng con nha.”
Đáp án : 
Bài 1: 254 + 135 = 389
Bài 2: x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 x = 141
- GV yêu cầu HS dừng làm bài:
“ Đã hết giờ làm bài cô mời cả lớp bỏ phấn xuống. Cô mời 2 em trên bảng về chỗ”
- Nhận xét và đánh giá:
+ GV gọi một số em nhận xét về bài làm của 2 bạn trên bảng là đúng hay sai: “ Các em thấy bạn này làm đúng không nè...?Lý do em cho rằng bạn làm đúng/chưa đúng là gì? Cô mời bạn ...”
 GV nhận xét bài làm của HS:
“ Các em đã nhận xét đúng rồi. Bạn này đã làm chính xác/ chưa chính xác .”
-GV yêu cầu HS giơ bảng lên : “Các em còn lại trong lớp chúng ta có làm đúng như thế không nào? Bây giờ, cô mời các em giơ đáp án để cô xem nào ”
- GV khen thưởng HS làm bài đúng và nhắc nhở lại kiến thức cho các bạn HS làm bài chưa đúng.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào vở : “Các em hãy chép đáp án đúng vào vở nha.”
- GV chốt lại:“ Như vậy qua phần kiểm tra bài cũ hôm nay, lớp của chúng ta có nhiều bạn đã làm bài đúng và nắm được nội dung của bài học tiết trước rồi. Cô rất vui và giành lời khen cho sự nỗ lực của cả lớp chúng ta. Chúng ta hãy giành tràng vỗ tay cho cả lớp nào.”
Bài mới:
Giới thiệu bài học mới:
-GV giới thiệu: “Giờ trước cô trò ta vừa luyện tập xong dạng toán cộng, trừ các số có ba chữ số không nhớ. Vậy các em hãy áp dụng dạng toán vừa học được trong tiết học trước vào giải bài toán cô cho xem được không?Bạn Nga có 126 cây viết, bạn Nga mua thêm 234 cây viết. Hỏi bạn Nga có tất cả bao nhiêu cây viết? Các em có phải không thể thực hiện phép tính 126 + 234 vì ta cộng ở hàng đơn vị 6+4 được 10. Với kết quả bằng 10 thì ta làm tiếp như thế nào?Đối với các số có ba chữ số khi cộng ở từng hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm cho kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta làm sao thực hiện được phép tính? Giữa cộng các số có ba chữ số không nhớ và có nhớ một lần thì có sự khác nhau gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách tính cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần ở hàng đơn vị, hàng chục,hàng trăm và vận dụng vào giải toán có lời văn bằng phép tính cộng các số có nhớ một lần. Chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần nha các em.Sau khi kết thúc tiết học hôm nay thì các em sẽ giải được những câu hỏi và bài toán cô vừa đặt ra ”
-GV hỏi: “Bạn nào nhắc lại cho cô tiết học hôm nay chúng ta sẽ học bài gì nào ?”
-GV ghi trên bảng tựa bài môn học bằng phấn màu.
GV hướng dẫn HS cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần):
-GV viết ví dụ trong sách giáo khoa lên bảng trình bày trực quan hướng dẫn cho HS cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
a) 435 + 127 = ?
-GV gọi HS đọc ví dụ: “ Cô mời em ... đọc phép tính trên bảng”
-Để thực hiện phép toán cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần một cách chính xác thì các em và cô cùng theo dõi cách thực hiện tính ví dụ 435 + 127 như sau:
Đầu tiên ta viết số 435 trước sau đó viết số 127 dưới số 435 sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.Ta viết dấu cộng ở khoảng giữa số 435 và 127 kẻ gạch ngang bằng thước dưới số 127. Ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái, từ hàng đơn vị sang hàng đơn vị, 5 cộng 7 bằng 12, 12 lớn hơn 10 nên ta viết 2 ngay hàng đơn vị , nhớ 1 ở hàng chục. ta lấy hàng chục cộng hàng chục, 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6. Ta lấy hàng trăm cộng hàng trăm, 4 cộng 1 bằng 5 viết 5. Ta được kết quả cuối cùng là 435 + 127 = 562.Như vậy, để thực hiện phép tóan cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần thì ta cần trải qua 3 bước như trên.
-GV chỉ và phép toán và hỏi : “ các em có nhận xét gì về bài toán 435 + 127 = 562 không? Cô mời em”
-GV: “ Bạn ...đã trả lời đúng rồi. Cô có lời khen cho bạn.”
-GV chuyển ý : “ Chúng ta cùng chuyển sang ví dụ b nhé!”
-GV viết bảng: 
b) 256 + 162 = ?
- GV gọi HS : “Bạn nào có thể đọc cho cô ví dụ b) không? Cô mời bạn ...”
- GV gọi HS: “Em nào có thể xung phong lên thực hiện phép tính này được không? Cô mời...”
-GV gọi HS khác nhận xét: “Các em thấy bạn ... làm có đúng không?”
-GV hỏi : “ Em hãy giải thích cho cô tại sao bạn làm đúng nào”
- GV nhận xét: “Bạn ... đã nêu cách tính đúng rồi. Bây giờ, cô sẽ trình bày lại rõ hơn cho các bạn cách tính của phép toán này nha.”
GV giảng lại và kết hợp ghi bảng: “Trong ví dụ b, ta cũng nhân lần lượt từ phải sang trái”.
- Cả lớp hãy cho cô biết chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào ?
-Chúng ta hãy thực hiện cộng các đơn vị với nhau nha.Chúng ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị.6 cộng 2 bằng 8.
- Vậy ta viết 8 vào hàng đơn vị và chúng ta hãy tiếp tục thực hiện cộng các chục với nhau nào.
 -5 cộng 6 bằng 11.
-GV hỏi: “ 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?”
- Vậy ta viết 1 vào hàng chục và nhớ 1 chục sang hàng trăm.
- Chúng ta tiếp tục thực hiện cộng các các số có ba chữ số theo hàng trăm với nhau nào.2 cộng 1 bằng 3.
-Vậy khi 3 trăm thêm 1 trăm là mấy trăm?
-Vậy ta viết 4 vào hàng trăm.
Ta được kết quả cuối cùng là 256 + 162 = 418.
-GV hỏi tiếp tục: “ Các em có nhận xét gì về phép cộng 256 + 162 = 418 không ?”
-GV yêu cầu HS : “Các em hãy áp dụng những kiến thức vừa học tính cho cô kết quả của phép tính 256 + 125 = ?”
-GV hỏi câu khó hơn: “Có bạn nào hãy so sánh cho cô điểm khác nhau của phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) và không nhớ?. Cô mời em ...”
-GV yêu cầu HS“Em nào có thể cho cô một vài ví dụ tương tự về cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) hay không?”
- GV nhận xét: “Đây là một câu hỏi khó nhưng em đã quan sát và trả lời đúng rồi. Cô giành lời khen cho em. Cả lớp hãy giành tràng vỗ tay cho bạn nào”
-GV chốt lại: “ Thông qua những gì chúng ta vừa tìm hiểu được cô có một số nhận xét và lưu ý giành cho các em để các em làm bài tốt hơn. Các em hãy nhớ thực hiện phép cộng từ phải sang trái, từ hàng đơn vị đến hàng trăm và đặt tính rồi tính phải thẳng hàng. Khi thực hiện phép tính các em nhớ phải kẻ ngang khi thực hiện phép tính bằng thước kẻ nha.”
-GV chuyển ý: “ Các em đã nắm được cách tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) rồi. Bây giờ chúng ta đi vào phần thực hành để làm thành thạo các phép toán hơn nào”.
Bài tập thực hành :
-GV ghi lên bảng bài tập SGK/55
-GV yêu cầu HS sử dụng SGK/55
Bài 1: 
-GV gọi HS nêu yêu cầu bài 1: 
“ Bây giờ có bạn nào xung phong đọc cho cô biết yêu cầu đề bài của bài 1 không? ”
-GV đưa ra yêu cầu HS làm bài : “ Các em hãy thực hiện các phép tính vào SGK nha. Sau đó cô sẽ mời 5 bạn lên bảng thực hiện 5 phép tính này”
-GV nhắc nhở HS trước khi làm: “Các em hãy nhớ thực hiện phép tính từ phải sang trái, từ hàng đơn vị sang hàng trăm nha. Và phải đặt thẳng hàng và cộng có nhớ sang hàng khác. Cô sẽ gọi một bạn bất kì nên các em phải cẩn thận trước khi làm và tốt nhất là làm ra nháp trước rồi hãy ghi kết quả vào nha”
-GV : “ Cô mời 5 bạn lên bảng làm 5 phép tính”
 256 417 555 146 227
 125 168 209 214 337
 381 585 764 360 564
- GV yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình: “ Các em giải thích cho cô phép tính trên được thực hiện như thế nào?”
HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn: “Bạn đặt tính rồi tính đã đúng hàng và cột chưa? Bạn thực hiện phép cộng đúng thứ tự từ phải sang trái chưa?”
-GV hỏi : “ Các em thấy bạn ... nêu cách tính và làm đúng không?”
-GV nhận xét : “ Cô đồng ý/ không đồng ý với ý kiến của bạn. Bạn ... đã làm đúng/ không đúng (Nếu làm không đúng thì sửa lại)”
-GV yêu cầu HS sửa bài vào vở.
Bài 2: 
-GV Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: “Bây giờ có bạn nào xung phong đứng lên đọc yêu cầu đề bài 2 cho cô không nào?”
-GV kết hợp ghi bảng
-GV tiếp tục: “Cô trò ta sẽ làm câu a bài này.”
- GV viết lên bảng câu a) 
 256
 +182
-GV yêu cầu HS lấy bảng con ra làm bài.
-GV nhắc nhở học sinh: “Khi chúng ta đặt tính rồi tính phải đặt chính xác, hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục,
hàng trăm theo hàng trăm, cộng lần lượt từ phải sang trái, có nhớ, phía dưới nhớ phải kẻ gạch ngang bằng thước”.
-GV hỏi HS: “ Bạn nào có thể lên làm câu a) trên bảng không? Cô mời bạn ...”
- GV lấy 1 số bảng và nhận xét, đánh giá: “Em nào cho cô biết bạn đặt tính rồi tính đúng quy tắc chưa? Kết quả của bạn đã đúng chưa?”
-GV nhận xét : “ Bạn ... đã làm đúng rồi. Cả lớp cho bạn tràng vỗ tay nào”(Nếu sai thì sửa bài cho HS)
-GV yêu cầu HS về nhà vận dụng những kiến thức đã học và tự làm 4 phép tính còn lại của bài 2 vào vở. Tiết sau GV sẽ sửa bài.
Bài 3: 
- GV Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: “Bây giờ có bạn nào xung phong đứng lên đọc yêu cầu đề bài 3 cho cô không nào?”
- GV viết lên bảng câu a) 
 235 + 417
 256 + 70
- “ Cần chú ý điều gì khi đặt tính”
-“ Thực hiện tính từ đâu đến đâu”
-GV hỏi HS: “ Bạn nào có thể lên làm câu a) trên bảng không? Cô mời bạn ...”
-GV gọi HS nhận xét bài của bạn, nhận xét về cả cách đặt tính và kết quả tính.
-GV yêu cầu HS về nhà vận dụng những kiến thức đã học và tự làm phép tính còn lại của bài 3 vào vở. Tiết sau GV sẽ sửa bài.
Bài 4:
- GV Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: “Bây giờ có bạn nào xung phong đứng lên đọc yêu cầu đề bài 4 cho cô không nào?”
- Đường gấp khúc ABC gồm những đoạn thẳng nào tạo thành?
- Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn thẳng
-GV hỏi: “ Bài 4 yêu cầu chúng ta tính độ dài đường gấp khúc ABC. Vậy bạn nào có thể cho cô biết chúng ta làm sao để tính độ dài này?Cô mời bạn ...”
-GV nói: “ Bạn ... trả lời đúng.”
-GV: “Vậy các em làm bài vào vở cho cô nha đồng thời cô cần 1 bạn lên trên đây làm vào bảng phụ giúp cô!”
-GV nhắc nhở HS: “Khi làm một bài toán đố ta phải làm đầy đủ 3 bước: đặt lời giải, phép tính và cuối cùng là đáp số nha!”
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
126 + 137 = 263 (cm)
 Đáp số: 263 cm.
-GV đợi HS làm bảng phụ xong, treo bảng lên lớp gọi HS nhận xét: “Các em thấy bạn ... làm chính xác chưa?”
-GV hỏi: “Ở lớp mình ai làm giống như bạn thì giơ tay xem nào?”
-GV chốt: Bạn... làm chính xác/chưa chính xác. (Nếu làm sai thì tiến hành sửa cho HS, nhận xét thêm về cách trình bày bài toán có lời văn của các em).
-GV yêu cầu HS chép bài vào vở
-GV yêu cầu HS: “ các em hãy về nhà đặt cho cô một bài toán có thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) nào?”
Bài 5:
-GV Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: “Bây giờ có bạn nào xung phong đứng lên đọc yêu cầu đề bài 5 cho cô không nào?”
-GV phát phiếu bài tập cho HS.
-GV yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào chỗ chấm trong phiếu bài tập. “Bài 5 này ta làm vào phiếu bài tập nhé”
-GV yêu cầu HS sau khi làm xong, GV tiến hành thu vài phiếu để nhận xét.
-GV dán những phiếu học tập lên bảng ,gọi HS nhận xét: “Các em thấy bạn ... làm chính xác chưa?”
- GV trực tiếp nhận xét từng bài của HS: “Bài này em ... làm đúng / chưa đúng? (Nếu sai thì sửa bài và nhắc nhở HS)
-Treo bảng phụ đã có đáp án để sửa bài.
Đáp án đúng là: 
500 đồng = 200 đồng + 300 đồng
500 đồng = 400 đồng + 100 đồng
500 đồng = 0 đồng + 500 đồng
Củng cố:
-GV nhắc nhở HS những lưu ý khi làm bài cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) 
-GV hỏi: “ Muốn cộng các số có ba chữ số thì ta cần lưu ý những điều gì?”
-GV yêu cầu HS : “ Từ đầu tiết học tới giờ chúng ta đã làm nhiều bài tập dạng toán cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) nên giờ cô muốn một bạn tính nhanh kết quả bài toán mà đầu tiết cô đã giao là bạn Nga có 126 cây viết, bạn Nga mua thêm 234 cây viết. Hỏi bạn Nga có tất cả bao nhiêu cây viết? được không nào? Cô mời bạn ... hãy đọc kết quả bài toán bạn Nga có tất cả bao nhiêu cây bút nào...” 
-Bạn... đã cho kết quả đúng rồi. GV chốt ý“Như vậy là qua bài toán cô và các câu hỏi cô vừa hỏi các em đã cho ra kết quả một cách nhanh nhất thì cô có nhận xét là lớp chúng ta hôm nay đã hiểu bài rồi. Cô rất mừng. Bây giờ cô sẽ dặn dò một số điều mà các em cần về nhà làm cho cô. Tiết sau cô sẽ kiểm tra bạn nào làm được đầy đủ những yêu cầu cô giao về nhà sẽ được thưởng nha.”
Dặn dò:
-Xem lại những bài tập đã làm, về nhà làm 4 phép tính của bài 2 và câu b) của bài 3 trang 55 sách giáo khoa. Xem trước các bài tập trong tiết luyện tập sau.Về nhà đặt một bài toán có thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
-Nhận xét tiết học: “Qua tiết học hôm nay, cô thấy các em đã có thái độ học tập tích cực , hăng hái phát biểu ý kiến, nghiêm túc thực hiện những yêu cầu cô đã giao. Cả lớp hãy tự khen thưởng cho mình bằng một tràng vỗ tay tuyên dương đi. Cô mong các tiết học sau các em cũng sẽ cố gắng hơn nữa.”
-GV kết thúc buổi học: “ Giờ học đến đây là kết thúc. Cô chúc các em có một ngày học vui vẻ. Cô chào các em”.
- Lớp trưởng báo cáo.
-HS hát bài: “ Lớp chúng ta đoàn kết ”
-HS trả lời: “ Dạ thưa cô, tiết toán vừa qua lớp chúng ta đã học bài luyện tập ạ!”
-Thưa cô, đề bài 1 yêu cầu là đặt tính rồi tính và yêu cầu đề bài 2 là tìm x
-HS : “ muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết”
-2 HS lên bảng làm bài và các bạn HS còn lại làm bài vào bảng con.
Bài 1: 254 + 135 = 389
Bài 2: x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 x = 141
-HS bỏ phấn xuống và dừng làm bài.
-HS trả lời: “ Thưa cô, bạn ... làm đúng/chưa đúng ạ! ”
-HS giơ bảng lên cho cô giáo xem đáp án.
-HS chép đáp án đúng vào vở.
-Cả lớp vỗ tay.
-HS nghe GV giới thiệu .
-Vài bạn HS trả lời: “ Dạ thưa cô, tiết học hôm nay chúng ta sẽ học bài cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) ạ!” 
-HS ghi tựa bài vào vở bằng bút tím.
-HS nhìn lên bảng
-HS trả lời: Thưa cô em đọc “ Câu a, bốn trăm ba mươi lăm cộng một trăm hai mươi bảy bằng chấm hỏi ?”
-Cả lớp cùng nghe GV hướng dẫn
-HS trả lời: “ Thưa cô, đây là bài toán có phép cộng khác với phép cộng đã học là có nhớ một lần từ hàng đơn vị sang hàng chục”
-HS trả lời: Thưa cô em đọc
“Câu b, hai trăm năm mươi sáu cộng một trăm sáu mươi hai bằng chấm hỏi.”
-HS thực hiện: 
 256
 162
 418
-1 HS trả lời: “Dạ thưa cô bạn làm đúng ạ!”
-HS trả lời: “ Thưa cô vì bạn đã thực hiện phép toán như sau: Bạn thực hiện phép toán từ phải sang trái 
* Bạn lấy 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.
* 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
* 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. 
* Vậy ta được kết quả là 256 + 162 = 418.”
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị.
-11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
-3 trăm thêm 1 trăm bằng 4 trăm.
-HS trả lời: “ Thưa cô, đây là phép cộng có nhớ một lần từ hàng chục sang hàng trăm ạ!”
-HS trả lời: “ Thưa cô, kết quả của phép tính 256 + 125 = 381
-HS trả lời: “ Thưa cô, ở phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) thì ta phải lưu ý cộng thêm số vào hàng tiếp theo còn cộng các số có ba chữ số không nhớ thì không cần”.
-HS cho ví dụ.
-Cả lớp vỗ tay.
-HS nghe GV nói.
-HS sử dụng sách SGK/55
-HS trả lời: “ Thưa cô bài 1 yêu cầu chúng ta là Tính”
-Cả lớp cùng làm vào SGK và có 5 bạn lên bảng làm 5 phép tính của bài 1.
-HS nghe GV
-5 bạn lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-HS 1:
 256 *6 cộng 5 bằng 11, viết 
 125 1 nhớ 1.
 381 *5 cộng 2 bằng 7, thêm 
 1 bằng 8, viết 8.
 *2 cộng 1 bằng 3, viết 3.
-HS trả lời: “Dạ thưa cô bạn...” 
-HS trả lời: “ Bạn làm đúng/ chưa đúng”
-HS sửa bài vào vở.
-HS trả lời: “ Thưa cô, yêu cầu đề bài 2 là Tính”
-1 bạn HS lên bảng làm:
 256
 +182
 438
-HS trả lời: “Dạ thưa cô bạn làm đúng/chưa đúng quy tắc. Kết quả của bạn đã đúng/chưa đúng ạ!”
-Cả lớp vỗ tay
-HS làm bài vào vở.
- HS trả lời: “ Thưa cô, yêu cầu đề bài 3 là Đặt tính rồi tính”
-Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục, trăm thẳng hàng trăm.
-Thực hiện từ phải sang trái.
-2 bạn HS lên bảng làm và HS cả lớp làm bài vào vở.
 235 256
 + 256 + 70
 491 326
-HS nhận xét
- HS trả lời: “ Thưa cô bài 4 yêu cầu chúng ta là tính độ dài đường gấp khúc ABC”
-Đường gấp khúc ABC gồm 2 đoạn thẳng tạo thành đó là đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC.
-Đoạn thẳng AB dài 126 cm, đoạn thẳng BC dài 137 cm.
-HS trả lời: “ Thưa cô, chúng ta làm phép tính cộng độ dài đoạn AB và độ dài đoạn BC với nhau thì sẽ cho ra độ dài đường gấp khúc ABC”
-1 bạn HS lên bảng làm và cả lớp làm vào vở.
-HS trả lời: “Dạ thưa cô bạn ... làm chính xác/ chưa chính xác ạ!”
-HS làm giống bạn thì giơ tay.
-HS chép vào vở.
-HS sáng tạo bài toán
- HS trả lời: “ Thưa cô, yêu cầu đề bài 5 là tìm số”
-HS tự nhẩm làm bài
-1 vài bạn HS nộp phiếu bài tập.
-HS trả lời: “Dạ thưa cô bạn ... làm chính xác/ chưa chính xác ạ!”
-HS sửa bài vào vở.
-HS trả lời: “ Cần tính từ phải sang trái, từ hàng đơn vị đến hàng trăm. Khi gặp phép toán cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần) thì cần nhớ sang hàng khác.”
-HS trả lời : “ Thưa cô, bạn Nga có tất cả 360 cây viết ạ!”
-Cả lớp vỗ tay.
-HS : “ Chúng em kính chào cô ạ!”
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (đánh giá)
-Phương pháp dạy học nêu vấn đề
-Phương pháp dạy học trực quan
-Thuyết trình (giảng giải)
-Vấn đáp (hiểu)
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (đánh giá)
-Vấn đáp (hiểu)
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (hiểu)
-Vấn đáp (áp dụng)
-Vấn đáp (phân tích)
-Vấn đáp (Sáng tạo)
-Phương pháp sử dụng sách giáo khoa
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (hiểu)
 -Vấn đáp (đánh giá)
-Vấn đáp (đánh giá)
-Vấn đáp (đánh giá)
-Vấn đáp (hiểu)
-Vấn đáp (hiểu)
-Vấn đáp (đánh giá)
-Vấn đáp (biết)
-Vấn đáp (hiểu)
-Vấn đáp (phân tích)
-Vấn đáp (áp dụng – đánh giá)
-Vấn đáp (Sáng tạo)
-Vấn đáp (phân tích –đánh giá)
Vấn đáp ( hiểu)
1 phút
4 phút
1 phút
8 phút
19 phút
5 phút
2 phút
4 phút
5 phút
4 phút
3 phút
1 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docxCong_cac_so_co_ba_chu_so_co_nho_mot_lan.docx