I. Mục tiêu:
- Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
-Thước có chia các vạch xăngtimet.
-Bộ đồ dùng toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 23 BÀI 89: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC I. Mục tiêu: - Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. Đồ dùng dạy học: -Thước có chia các vạch xăngtimet. -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC: Hỏi tên bài học. Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh làm: Bài 4: 3 em, mỗi em làm 2 phép tính. Nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. Đặt thước có chia vạch lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch số 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4. Dùng bút nối điểm vạch ở 0 với điểm vạch ở 4 theo mép thước thẳng. Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu và B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta đã vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. 4. Học sinh thực hành vẽ đoạn thẳng. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ các đoạn thẳng có độ dài như yêu cầu SGK. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Học sinh tự quan sát hình bài 2 để nêu bài toán. Giáo viên giúp đỡ các em để hoàn thành bài tập của mình. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Hướng dẫn học sinh vẽ theo các cách vẽ khác nhau. 4.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh nêu. 3 học sinh giải bảng Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe hướng dẫn của giáo viên để vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm. Học sinh thực hành vẽ các đoạn thẳng theo quy định. Học sinh nêu đề toán: Đoạn thẳng AB dài 5 cm, đoạn thẳng BC dài 3 cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu cm? Giải Cả hai đoạn thẳng có độ dài là: 5 + 3 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm Học sinh thực hiện vẽ các đoạn thẳng Giáo viên HD để vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm. Học sinh nhắc lại nội dung bài. BÀI 90: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Có kĩ năng đọc, viết, đếm các số đến 20; biết cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 20; biết giải bài toán. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4. II. Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài học. Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh làm: Gọi học sinh nêu cách vẽ đoạn thẳng cho trước. Dãy 1: Đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm. Dãy 2: Đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài 10 cm. Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài, nên viết theo thứ tự từ 1 đến 20. Cho học sinh làm vở và chữa bài trên bảng. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh nêu cách làm dạng toán này. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh đọc đề toán và nêu tóm tắt bài toán. Giáo viên hỏi: Muốn tính tất cả có bao nhiêu cái bút ta làm thế nào? Cho học sinh tự giải và nêu kết quả. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm vở và nêu kết quả. Gọi học sinh khác nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi lại nội dung bài vừa học. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh nêu. 2 học sinh nêu. Học sinh hai dãy thực hiện bài tập theo yêu cầu của giáo viên vẽ đoạn thẳng 6 cm và đoạn thẳng 10 cm Học sinh nhắc tựa. Điền số từ 1 đến 20 và ô trống. Điền số thích hợp vào ô trống Học sinh làm vào tập và nêu kết quả. 2 học sinh đọc đề toán, gọi 1 học sinh nêu tóm tắt bài toán trên bảng. Tóm tắt: Có : 12 bút xanh Có : 3 bút đỏ Có tất cả :? bút xanh và đỏ Ta lấy số bút xanh cộng số bút đỏ. Giải Hộp cái bút có tất cả là: 12 + 3 = 15 (cái bút) Đáp số: 15 cái bút Điền số thích hợp vào ô trống Nhắc lại nội dung bài học. Về nhà thực hành các bài tập. BÀI 91: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Thực hiện được cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước; biết giải bài toán có nội dung hình học. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4. II. Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài học. Gọi học sinh lên bảng làm bài tập số 4. Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Hỏi học sinh về cách thực hiện dạng toán này. Nhận xét về học sinh làm bài tập 1. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Khi làm bài này ta cần chú ý điều gì? Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh đọc đề toán và sơ đồ tóm tắt Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Muốn tìm độ dài đoạn AC ta làm thế nào? 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau. Học sinh nêu. 2 học sinh làm, mỗi em làm 1 cột. Học sinh nhắc tựa. Học sinh nêu: câu a: tính và ghi kết quả sau dấu bằng. Câu b: Thực hiện từ trái sang phải ; lấy 11 cộng 4 bằng 15, 15 cộng 2 bằng 17. Học sinh giải bảng con câu a, giải vào vở câu b. Đọc kết quả. Câu a: Xác định số lớn nhất trong các số đã cho để khoanh tròn. Câu b: Xác định số bé nhất trong các số đã cho để khoanh tròn. Làm vở và nêu kết quả. Nêu lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm. Cả lớp thực hiện ở bảng con. Đọc đề toán và tóm tắt. AB dài 3 cm; BC dài 6 cm. Tính đôï dài đoạn AC. Lấy độ dài đoạn AB cộng độ dài đoạn BC. Giải Độ dài đoạn thẳng AC là: 3 + 6 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm. Học sinh làm vở và nêu kết quả. Học sinh nêu nội dung bài. BÀI 92: CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. Mục tiêu: - Nhận biết các số tròn chục. Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. Đồ dùng dạy học: -9 bó que tính, mỗi bó gồm 1 chục que tính. -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Giới thiệu các số tròn chục: (từ 10 đến 90) Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó (1 chục) que tính và nói “Có 1 chục que tính” Hỏi: 1 chục là bao nhiêu? Giáo viên viết lên bảng số 10. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó (1 chục) que tính và nói “Có 2 chục que tính” Hỏi: 2 chục là bao nhiêu? Giáo viên viết lên bảng số 20. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 3 bó (1 chục) que tính và nói “Có 3 chục que tính” Hỏi: 3 chục là bao nhiêu? Giáo viên viết lên bảng số 30. Hướng dẫn các em viết số 30. Viết 3 rồi viết 0, gọi học sinh đọc. Giáo viên hướng dẫn tương tự để hình thành từ 40 đến 90. Gọi học sinh đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại. Giáo viên giới thiệu: Các số tròn chục từ 10 đến 90 là các số có hai chữ số. 4. Học sinh thực hành luyện tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài rồi cho học sinh làm bài và chữa bài. Bài 2: (bỏ cột 2) Gọi nêu yêu cầu của bài: Học sinh tự quan sát hình bài 2 để nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh viết số vào ô trống và đọc số. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm vở rồi nêu kết quả. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh để các đồ dùng học tập trên bàn để giáo viên kiểm tra. Học sinh nhắc tựa. Học sinh thực hiện theo. Là mười (que tính) Học sinh đọc lại số 10 nhiều em. Học sinh thực hiện theo. Là hai mươi (que tính) Học sinh đọc lại số 20 nhiều em. Học sinh thực hiện theo. Là ba mươi (que tính) Học sinh đọc lại số 30 nhiều em. Viết bảng con số 30 và đọc “ba mươi” Quan sát mô hình SGK, thi đua theo nhóm để hình thành các số tròn chục từ 40 đến 90. Một chục, hai chục, ., chín chục. Chín chục, tám chục, . , một chục. Ví dụ: Số 30 có hai chữ số là 3 và0 Câu b và c học sinh làm vở. Học sinh đọc lại các số tròn chục trên theo thứ tự nhỏ đến lớn và ngược lại. Học sinh làm vở và nêu kết quả. Học sinh nhắc lại nội dung bài.
Tài liệu đính kèm: