I. Mục đich yêu cầu:
- Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11 (12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời.
-Bộ đồ dùng toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 19 BÀI 73: MƯỜI MỘT – MƯỜI HAI I. Mục đich yêu cầu: - Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11 (12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời. -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Giáo viên nêu câu hỏi: 10 đơn vị bằng mấy chục? 1 chục bằng mấy đơn vị? Gọi học sinh bài bài tập số 2 trên bảng lớp. Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Giới thiệu số 11 Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính? Giáo viên ghi bảng: 11 Đọc là: Mười một Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau. 4. Giới thiệu số 12 Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính? Giáo viên ghi bảng: 12 Đọc là: Mười hai. Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải. 5. Họïc sinh thực hành: (Luyện tập) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh đếm số ngôi sao và điền số vào ô trống. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu và nêu “Vẽ thêm 1 (hoặc 2) chấm tròn vào ô trống có ghi 1 (hoặc 2) đơn vị”. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh đếm số hình tam giác và hình vuông rồi tô màu theo yêu cầu của bài. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hành ở bảng từ. 6. Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Học sinh nêu lại nội dung bài học. 10 đơn vị bằng 1 chục. 1 chục bằng 10 đơn vị. Học sinh làm ở bảng lớp. Học sinh nhắc tựa. Có 11 que tính. Học sinh đọc. Học sinh nhắc lại cấu tạo số 11. Có 12 que tính. Học sinh đọc. Học sinh nhắc lại cấu tạo số 12. Học sinh làm vở. Học sinh thực hiện vở và nêu kết quả. Học sinh tô màu theo yêu cầu và tập. Học sinh thực hành ở bảng từ và đọc lại các số có trên tia số. (Từ số 0 đến số 12). Học sinh nêu tên bài và cấu tạo số 11 và số 12. BÀI 74: MƯỜI BA – MƯỜI BỐN – MƯỜI LĂM I. Mục đich yêu cầu: - Nhận biết mỗi số 13, 14, 15 gồm 1 chục và một số đơn vị (3, 4, 5); biết đọc, viết các số đó. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời. -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Giáo viên nêu câu hỏi: Số 11 gồm mấy chục, mấy đơn vị? Số 12 gồm mấy chục, mấy đơn vị? Gọi học sinh lên bảng viết số 11, số 12. Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. a. Giới thiệu số 13 Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính? Giáo viên ghi bảng: 13 Đọc là: Mười ba Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 có 2 chữ số là 1 và 3 viết liền nhau từ trái sang phải. b. Giới thiệu số 14 Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 4 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính? Giáo viên ghi bảng: 14 Đọc là: Mười bốn. Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy: Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có 2 chữ số là 1 và 4 viết liền nhau từ trái sang phải. c. Giới thiệu số 15 tương tự như giới thiệu số 13 và 14. 3. Họïc sinh thực hành: (Luyện tập) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. Viết số theo thứ tự vào ô trống tăng dần, giảm dần. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đếm số ngôi sao và điền số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ rồi nối với số theo yêu cầu của bài. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hành ở bảng từ. 5.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Học sinh nêu lại nội dung bài học. Số 11 gồm 1 chục, 1 đơn vị? Số 12 gồm 1 chục, 2 đơn vị? Học sinh viết: 11 , 12 Học sinh nhắc tựa. Có 13 que tính. Học sinh đọc. Học sinh nhắc lại cấu tạo số 13. Có 14 que tính. Học sinh đọc. Học sinh nhắc lại cấu tạo số 14. Học sinh làm vở. 10, 11, 12, 13, 14, 15 10, 11, 12, 13, 14, 15 15, 14, 13, 12, 11, 10 Học sinh thực hiện vở và nêu kết quả. Học sinh nối theo yêu cầu và tập. Học sinh thực hành ở bảng từ và đọc lại các số có trên tia số. (Từ số 0 đến số 15). Học sinh nêu tên bài và cấu tạo số 13, 14 và số 15. BÀI 75: MƯỜI SÁU – MƯỜI BẢY– MƯỜI TÁM – MƯỜI CHÍN I. Mục đich yêu cầu: - Nhận biết mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9); biết đọc, viết các số đó; điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời. -Bộ đồ dùng toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Giáo viên nêu câu hỏi: Các số 13, 14, 15 gồm mấy chục, mấy đơn vị? Gọi học sinh lên bảng viết số 13, 14, 15 và cho biết số em viết có mấy chữ số, đọc số vừa viết. Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. a. Giới thiệu số 16 Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 6 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính? Giáo viên ghi bảng: 16 Đọc là: Mười sáu Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy: Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có 2 chữ số là 1 và 6 viết liền nhau từ trái sang phải. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị. b. Giới thiệu từng số 17, 18 và 19 tương tự như giới thiệu số 16. Cần tập trung cho học sinh nhận biết đó là những số có 2 chữ số. 3. Họïc sinh thực hành: (Luyện tập) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. a.Học sinh viết các số từ 11 đến 19. b.Cho học sinh viết số thích hợp vào ô trống. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đếm số cây nấm và điền số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ rồi nối với số theo yêu cầu của bài. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hành ở bảng từ. 5.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Học sinh nêu lại nội dung bài học. Số 13, 14, 15 gồm 1 chục và (3, 4, 5) đơn vị? Học sinh viết: 13 , 14, 15 và nêu theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh nhắc tựa. Có 16 que tính. Học sinh đọc. Học sinh nhắc lại cấu tạo số 16. Học sinh nhắc lại cấu tạo các số 17, 18, 19 và nêu được đó là các số có 2 chữ số.. Học sinh làm vở. 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Học sinh thực hiện vở và nêu kết quả. Học sinh nối theo yêu cầu và tập. Học sinh thực hành ở bảng từ và đọc lại các số có trên tia số. (Từ số 10 đến số 19). Học sinh nêu tên bài và cấu tạo số 16, 17 18 và số 19. BÀI 76: HAI MƯƠI – HAI CHỤC I. Mục đich yêu cầu: - Nhận biết được số hai mươi gồm 2 chục; biết đọc, viết số 20; phân biệt số chục, số đơn vị. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh vẽ, các bó chục que tính, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra: Giáo viên nêu câu hỏi: Các số 16, 17, 18 và 19 gồm mấy chục, mấy đơn vị? Gọi học sinh lên bảng viết số 16, 17, 18, 19 và cho biết số em viết có mấy chữ số, đọc số vừa viết. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới: GT bài, ghi tựa. Giới thiệu số 20. Giáo viên đính mô hình que tính như tranh SGK lên bảng, cho học sinh lấy 1 bó chục que tính, rồi lấy thêm 1 bó chục que tính nữa. Hỏi học sinh được tất cả mấy que tính? Giáo viên nêu: Hai mươi còn gọi là 2 chục. Giáo viên cho học sinh viết số 20 vào bảng con (viết chữ số 2 rồi viết chữ số 0 vào bên phải chữ số 2) Giáo viên giúp học sinh nhận thấy số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Số 20 là số có 2 chữ số. Số 2 là hai chục, số 0 là 0 đơn vị. Học sinh thực hành: Bài 1: Cho học sinh viết vào tập các số từ 10 đến 20, viết ngược lại từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh viết theo mẫu: Mẫu: số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Rồi gọi học sinh đọc các số đã viết. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh viết số vào vạch tia số rồi đọc các số trên tia số. 10 19 Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh viết theo mẫu: Mẫu: Số liền sau số 15 là 16. Rồi gọi học sinh đọc các số đã viết. 5.Củng cố dặn dò: Hỏi tên bài. GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học. Nhận xét, tuyên dương. Làm lại các bài tập trong vở. Học sinh nêu: các số 16, 17, 18, 19 gồm: 1 chục và (6, 7, 8, 9) đơn vị Học sinh viết các số đó. Các số đó đều là số có 2 chữ số. Vài HS nhắc lại. Học sinh đếm và nêu: Có 20 que tính Học sinh nhắc lại Học sinh viết số 20 vào bảng con. Cho học sinh nhắc lại số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Học sinh viết: 10, 11, ..20 20, 19, 10 Gọi học sinh nhận xét mẫu. Học sinh viết: Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị. Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Học sinh viết và đọc các số trên tia số. Học sinh viết theo mẫu: Số liền sau số 10 là 11 Số liền sau số 19 là 20 Học sinh nêu tên bài học. Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị, số 20 là số có 2 chữ số.
Tài liệu đính kèm: