Giáo án Toán lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 23

I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh :

 -So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

-Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

Đồ dùng dạy học:

-5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa .

-3 lọ hoa, 4 bông hoa.

-Vẽ hình chai và nút chai, hình vung nồi và nồi trong SGK trên khổ giấy to (hoặc bảng phụ)

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC:

GV cho học sinh cầm một số dụng cụ học tập và tự giới thiệu tên và công dụng của chúng.

Nhận xét KTBC.

2.Bài mới:

Giới thiệu bài và ghi tựa.

Hoạt động 1: So sánh số lượng cốc và thìa:

GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn (giữa lớp) và nói “Cô có một số cốc”. Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói “Cô có một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau”.

GV gọi một học sinh lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp “Còn chiếc cốc nào không có thìa không?”.

GV nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”. GV yêu cầu và học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”.

GV nêu tiếp “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc”. GV cho một vài em nhắc lại “Số thìa ít hơn số cốc”.

Hoạt động 2: So sánh số chai và số nút chai :

GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 nút chai rồi nói: trên bảng cô có một số nút chai và một số cái chai bây giờ các em so sánh cho cô số nút chai và số cái chai bằng cách nối 1 nút chai và 1 cái chai.

Các em có nhận xét gì?

Hoạt động 3: So sánh số thỏ và số cà rốt:

GV đính tranh 3 con thỏ và 2 củ cà rốt lên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát rồi nêu nhận xét.

Hoạt động 4: So sánh số nồi và số vung:

Tương tự như so sánh số thỏ và số cà rốt.

4.Củng cố – dặn dò:

Hỏi tên bài.

Nêu trò chơi : Tiếp sức.

Chuẩn bị 2 bảng phụ làm sẵn như hình 5 SGK (phíc cắm và ổ cắm).

Cách chơi: Mỗi nhóm đại diện 4 em lên nối số phíc cắm và số ổ cắm.

Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.

So sánh số học sinh nam với số học sinh nữ trong lớp ta.

Nhận xét, tuyên dương

5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.

5 học sinh thực hiện và giới thiệu.

Nhắc lại

Học sinh quan sát.

Học sinh thực hiện và trả lời “Còn” và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa.

Nhắc lại.

Số cốc nhiều hơn số thìa.

Nhắc lại

Số thìa ít hơn số cốc.

Học sinh thực hiện và nêu kết quả:

 

doc 120 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1030Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làm miệng và nêu kết qủa:
4 + 2 = 6 , 5 + 1 = 6 , 5 + 0 = 5
2 + 4 = 6 , 1 + 5 = 6 , 0 + 5 = 5
học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
Học sinh làm phiếu học tập.
Học sinh khác nhận xét bạn làm.
a) Có 4 con chim đang đậu, thêm 2 con chim bay tới. Hỏi trên cành có mấy con chim?
b) Ở bãi xe có 3 chiếc xe đang đậu, thêm 3 chiếc nữa đến đậu. Hỏi bãi xe có mấy chiếc xe?
Học sinh làm bảng con:
4 + 2 = 6 (con chim)
3 + 3 = 6 (chiếc xe)
Học sinh nêu tên bài
Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
Học sinh lắng nghe.
Môn : Toán
BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6.
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh :
	-Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm về phép trừ.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6
-Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 6.
-Tập biểu thị tranh bằng phép trừ thích hợp.
Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 6.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nộp vở.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Gọi học sinh nêu bảng cộng trong phạm vi 6.
Làm bảng con : 4 + 2 = (dãy 1)
3 + 3 = (dãy 2)
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 6 – 1 = 5 và 6 – 5 = 1 
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình rồi nêu bài toán:
Trên bảng cô đính bao nhiêu tam giác?
Gọi đếm. GV thao tác bớt đi 1 và hỏi:
Cô bớt mấy tam giác?
6 hình tam giác bớt 1 tam giác còn lại mấy tam giác?
Gọi cả lớp cài phép tính.
GV nhận xét bảng cài của học sinh.
Gọi nêu phép tính.
GV ghi ở nhận xét: 6 – 1 = 5.
Vậy 6 tam giác bớt 5 tam giác còn mấy tam giác?
Gọi nêu phép tính cô ghi bảng.
GV ghi phép tính ở phần nhận xét.
Cho đọc lại công thức : 6 – 1 = 5 và 
6 – 5 = 1
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 
6 – 2 = 4
6 – 4 = 2
6 – 3 = 3
tương tự như bước 1.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 và cho học sinh đọc lại bảng trừ.
Cho học sinh quan sát SGK.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 6 để tìm ra kết qủa của phép tính. 
Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột.
Cho lớp làm VBT sau đó gọi các em đọc kết qủa, gọi học sinh khác nhận xét.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
Cho học sinh tìm kết qủa của phép tính (tính nhẩm), rồi đọc kết qủa bài làm của mình theo từng cột.
GV lưu ý củng cố cho học sinh về mối quan hệ giưa phép cộnh và phép trừ thông qua ví dụ cụ thể, (phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng)
Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.
GV cho học sinh nhắc lại cách tính gía trị của biểu thức số có dạng như trong bài tập: 6 - 4 - 2 thì phải lấy 6 - 4 trước, được bao nhiêu trừ tiếp đi 2.
Cho học sinh làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4:
Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
GV nêu câu hỏi :
Nêu trò chơi : Tiếp sức.
Chuẩn bị 2 bảng giấy ghi các phép tính và kết qủa, 2 bút màu.
Cách chơi: Phân 2 dãy bàn trong lớp học, một dãy bàn là 1 đội. GV treo sẵn 2 băng giấy lên bảng. Sau khi nghe hiệu lệnh của người quản trò chơi, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng bút nối kết qủa với phép tính. Từng người nối xong sẽ chuyền bút cho người khác nối tiếp.
Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Trong 5 phút đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.
Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu: Phép cộng trong phạm vi 6.
Tổ 3 nộp vở.
5 – 1 + 2 , 3 – 3 + 6 
4 – 2 + 4 , 2 – 1 + 5
HS nhắc tựa.
Học sinh QS trả lời câu hỏi.
6 tam giác.
1 tam giác.
6 tam giác bớt 1 tam giác còn lại 5 tam giác
6 – 1 = 5 
6 trừ 1 bằng 5, cá nhân 4 em.
Học sinh nêu: 6 hình tam giác bớt 5 hình tam giác còn 1 hình tam giác.
6 – 5 = 1.
Vài học sinh đọc công thức.
Học sinh nêu như bước 1.
Học sinh đọc công thức:
6 – 1 = 5 (cá nhân 6 em, lớp đồng thanh)
6 – 5 = 1 
6 – 2 = 4
6 – 4 = 2
6 – 3 = 3
Nghỉ giữa tiết
Tất cả học sinh mở SGK quan sát tranh và trả lời câu hỏi của cô.
Học sinh làm và đọc kết qủa.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh làm và đọc kết qủa.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh nêu:
6 – 4 = 2 , 2 – 2 = 0
vậy: 6 – 4 – 2 = 0
học sinh sửa bài tập ở bảng lớp.
a) Có 6 con vịt bơi dưới ao, 1 con vịt đã lên bờ. Hỏi dưới ao còn mấy con vịt?
b) Có 6 con chim đang đậu, 2 con chim bay đi. Hỏi còn mấy con chim đang đậu?
Học sinh làm bảng con:
6 – 1 = 5 (con vịt)
6 – 2 = 4 (con chim)
Học sinh nêu tên bài
Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
Học sinh lắng nghe.
Môn : Toán
BÀI : LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu :
 	-Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép cộng và trừ trong phạm vi đã học.
-Quan hệ thứ tự giữa các số.
 	-Quan sát tranh nêu bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.
-Bộ đồ dùng toán 1
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Hỏi tên bài, gọi nộp vở.
Gọi vài học sinh lên bảng để kiểm tra về bảng cộng và trừ trong phạm vi đã học.
Gọi 4 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính: 6 – 2 – 3 , 6 – 4 – 2
 6 – 5 + 1 , 6 – 3 + 1
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu:
Giáo viên hỏi: Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần chú ý điều gì?
Cho học sinh làm VBT.
GV gọi học sinh chữa bài.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh nêu cách tính của dạng toán này.
Bài 3: Học sinh nêu cầu của bài:
Học sinh nêu lại cách thực hiện bài này.
Cô phát phiếu bài tập 2 và 3 cho học sinh làm.
Gọi học sinh nêu kết qủa. 
Bài 4: Học sinh nêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bảng tính cộng đã học để làm.
Gọi học sinh làm bảng con.
Hỏi học sinh tại sao con điền được số vào chỗ chấm?
Bài 5: Học sinh nêu cầu của bài:
Cô treo tranh tranh, gọi nêu bài toán.
Gọi lớp làm phép tính ở bảng con.
Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng.
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 6, hỏi miệng 1 số phép tính để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
5.Nhận xét – tuyên dương – dặn dò :
1 em nêu “ Phép trừ trong phạm vi 6”
Vài em lên bảng đọc các công thức cộng và trừ trong phạm vi 6.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Học sinh nêu: viết các số thẳng cột với nhau.
Học sinh lần lượt làm các cột bài tập 1.
Học sinh chữa bài.
Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Học sinh làm phiếu học tập.
Thực hiện ở vế trái trước sau đó so sánh kết quả với vế phải và chọn dấu thích hợp điền vào.
Học sinh làm phiếu học tập.
Học sinh nêu kết qủa gọi học sinh khác nhận xét.
Học sinh sẽ điền số thích hợp vào chỗ trống:
Vì 3 + 2 = 5, vì 1 + 5 = 6 v/v
Có 6 con vịt, 2 con vịt đang chạy đi nơi khác. Hỏi còn lại mấy con vịt? 
6 – 2 = 4 (con vịt)
Học sinh có thể nêu nhiều bài toán tương tự.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh đọc bảng cộng và trừ PV6
Tuần 13
Môn : Toán 
BÀI : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7.
I.Mục tiêu : Học sinh được:
	-Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm về phép cộng.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7
-Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 7.
-Tập biểu thị tranh bằng phép trừ thích hợp.
Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép cộng trong phạm vi 7.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nộp vở.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Làm bảng con : 5 -  = 3 (dãy 1)
  - 2 = 4 (dãy 2)
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7
Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên đính lên bảng 6 tam giác và hỏi:
Có mấy tam giác trên bảng?
Có 6 tam giác thêm 1 tam giác nữa là mấy tam giác?
Làm thế nào để biết là 7 tam giác?
Cho cài phép tính 6 +1 = 7
Giáo viên nhận xét toàn lớp.
GV viết công thức : 6 + 1 = 7 trên bảng và cho học sinh đọc.
Giúp học sinh quan sát hình để rút ra nhận xét: 6 hình tam giác và 1 hình tam giác cũng như 1 hình tam giác và 6 hình tam giác. Do đó 6 + 1 = 1 + 6
GV viết công thức lên bảng: 1 + 6 = 7 rồi gọi học sinh đọc.
Sau đó cho học sinh đọc lại 2 công thức:
6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 5 + 2 = 2 + 5 = 7; 4 + 3 = 3 + 4 = 7 tương tự như trên.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 và cho học sinh đọc lại bảng cộng.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 7 để tìm ra kết qủa của phép tính. 
Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
Cho học sinh tìm kết qủa của phép tính (tính nhẩm), rồi đọc kết qủa bài làm của mình theo từng cột (cặp phép tính).
GV lưu ý củng cố cho học sinh về TC giao hoán của phép cộng thông qua ví dụ cụ thể. Ví dụ: Khi đã biết 5 + 2 = 7 thì viết được ngay 2 + 5 = 7.
Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.
GV cho Học sinh nhắc lại cách tính gía trị của biểu thức số có dạng như trong bài tập như: 5 + 1 + 1 thì phải lấy 5 + 1 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 1.
Cho học sinh làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4:
Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
GV nêu câu hỏi :
Nêu trò chơi : Tiếp sức.
Chuẩn bị 2 bảng giấy ghi các phép tính và kết qủa, 2 bút màu.
Cách chơi: Phân 2 dãy bàn trong lớp học, một dãy bàn là 1 đội. GV treo sẵn 2 băng giấy lên bảng. Sau khi nghe hiệu lệnh của người quản trò chơi, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng bút nối kết qủa với phép tính. Từng người nối xong sẽ chuyền bút cho người khác nối tiếp.
Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Trong 5 phút đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.
Gọi học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Tổ 4 nộp vở.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
4 +  = 6 , 4 +  = 5
 + 2 = 4 , 5 -  = 3
 + 6 = 6 ,  - 2 = 4
HS nhắc tựa.
Học sinh QS trả lời câu hỏi.
6 tam giác.
Học sinh nêu: 6 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 7 hình tam giác.
Làm tính cộng, lấy 6 cộng 1 bằng bảy.
6 + 1 = 7.
Vài học sinh đọc lại 6 + 1 = 7.
Học sinh quan sát và nêu:
6 + 1 = 1 + 6 = 7
Vài em đọc lại công thức.
 6 + 1 = 7
 1 + 6 = 7, gọi vài em đọc lại, nhóm đồng thanh.
Học sinh nêu: 5 + 2 = 7
2 + 5 = 7 
3 + 4 = 7
4 + 3 = 7
học sinh đọc lại bảng cộng vài em, nhóm.
Học sinh thực hiện theo cột dọc ở VBT và nêu kết qủa.
Học sinh làm miệng và nêu kết qủa:
7 + 0 = 7 , 6 + 1 = 7 , 3 + 4 = 7
0 + 7 = 7 , 1 + 6 = 7 , 4 + 3 = 7
học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
Học sinh làm phiếu học tập.
Học sinh khác nhận xét bạn làm.
Học sinh chữa bài trên bảng lớp.
a) Có 6 con bướm, thêm 1 con bướm nữa. Hỏi có mấy con bướm?
Có 4 con chim, thêm 3 con chim nữa. Hỏi có mấy con chim?
Học sinh làm bảng con:
6 + 1 = 7 (con bướm)
4 + 3 = 7 (con chim)
Học sinh nêu tên bài
Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
Học sinh xung phong đọc.
Học sinh lắng nghe.
Môn : Toán 
BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7.
I.Mục tiêu : Học sinh được:
	-Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm về phép trừ.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
-Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 7.
-Tập biểu thị tranh bằng phép trừ thích hợp.
Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép cộng trong phạm vi 7.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nộp vở.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Gọi học sinh nêu bảng cộng trong phạm vi 7.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 7 – 1 = 6 và 7 – 6 = 1
Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên đính lên bảng 6 tam giác và hỏi:
Có mấy tam giác trên bảng?
Có 7 tam giác, bớt đi 1 tam giác. Còn mấy tam giác?
Làm thế nào để biết còn 6 tam giác?
Cho cài phép tính 7 – 1 = 6.
Giáo viên nhận xét toàn lớp.
GV viết công thức : 7 – 1 = 6 trên bảng và cho học sinh đọc.
Cho học sinh thực hiện mô hình que tính trên bảng cài để rút ra nhận xét: 7 que tính bớt 6 que tính còn 1 que tính. Cho học sinh cài bản cài 7 – 6 = 1
GV viết công thức lên bảng: 7 – 6 = 1
rồi gọi học sinh đọc.
Sau đó cho học sinh đọc lại 2 công thức:
7 – 1 = 6 và 7 – 6 = 1
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 7 – 2 = 5 ; 7 – 5 = 2 ; 7 – 3 = 4 ; 7 – 4 = 3 tương tự như trên.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 và cho học sinh đọc lại bảng trừ.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 7 để tìm ra kết qủa của phép tính. 
Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
Cho học sinh tìm kết qủa của phép tính (tính nhẩm), rồi đọc kết qủa bài làm của mình theo từng cột.
Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.
GV cho Học sinh nhắc lại cách tính gía trị của biểu thức số có dạng trong bài tập như: 7 – 3 - 2 thì phải lấy 7 - 3 trước, được bao nhiêu trừ tiếp đi 2.
Cho học sinh làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4:
Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi đặt đề toán tương ứng.
Cho học sinh giải vào tập.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nêu trò chơi : Tiếp sức.
Mục đích: Giúp học sinh nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
Rèn luyện tính nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội.
Chuẩn bị 2 bảng giấy ghi các phép tính và 2 bút màu.
Cách chơi: Phân 2 dãy bàn trong lớp học, một dãy bàn là 1 đội. GV treo sẵn 2 băng giấy lên bảng. Sau khi nghe hiệu lệnh của người quản trò chơi, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng bút ghi kết qủa của phép tính. Từng người ghi xong sẽ chuyền bút cho người khác ghi tiếp.
Luật chơi: Mỗi người chỉ ghi kết quả của 1 phép tính. Đội nào ghi nhanh và đúng sẽ thắng.
Giáo viên nhận xét trò chơi.
Gọi học sinh xung phong đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 7.
Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu: Phép cộng trong phạm vi 7.
Tổ 4 nộp vở.
Tính:
5 + 1 + 1 = , 3 + 3 + 1 =
4 + 2 + 1 = , 3 + 2 + 2 =
HS nhắc tựa.
Học sinh QS trả lời câu hỏi.
7 tam giác.
Học sinh nêu: 7 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 6 hình tam giác.
Làm tính trừ, lấy bảy trừ một bằng sáu.
7 – 1 = 6.
Vài học sinh đọc lại 7 – 1 = 6.
Học sinh thực hiện bảng cài của mình trên que tính và rút ra:
7 – 6 = 1
Vài em đọc lại công thức.
 7 – 1 = 6
 7 – 6 = 1, gọi vài em đọc lại, nhóm đồng thanh.
Học sinh nêu: 
7 – 1 = 6 , 7 – 6 = 1
7 – 2 = 5 , 7 – 5 = 2
7 – 3 = 4 , 7 – 4 = 3
Học sinh đọc lại bảng trừ vài em, nhóm.
Học sinh thực hiện theo cột dọc ở VBT và nêu kết qủa.
Học sinh làm miệng và nêu kết qủa:
Học sinh khác nhận xét.
7 – 3 – 2 = 2, 7 – 6 – 1 = 0, 7 – 4 – 2 = 1
7 – 5 – 1 = 1, 7 – 2 – 3 = 2, 7 – 4 – 3 = 0
Học sinh làm phiếu học tập.
Học sinh chữa bài trên bảng lớp.
Học sinh khác nhận xét bạn làm.
a) Có 7 quả cam, bé lấy 2 quả. Hỏi còn mấy quả cam?
b) Có 7 bong bóng, thả bay 3 bong bóng. Hỏi còn mấy bong bóng?
Học sinh giải:
7 – 2 = 5 (quả cam)
7 – 3 = 4 (bong bóng)
Học sinh nêu tên bài
Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
Các bạn khác vỗ tay cổ vũ cho nhóm mình.
Học sinh xung phong đọc.
Học sinh lắng nghe.
Môn : Toán
BÀI : LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu :
 	-Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép cộng và trừ trong phạm vi 7.
-Quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 7.
 	-Quan sát tranh nêu bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.
-Bộ đồ dùng toán 1
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Hỏi tên bài, gọi nộp vở.
Gọi vài học sinh lên bảng để kiểm tra về bảng trừ trong phạm vi 7.
Gọi 4 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính: 7 – 2 – 3 , 7 – 4 – 2
 7 – 5 – 1 , 7 – 3 – 4
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu:
Giáo viên hỏi: Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần chú ý điều gì?
Cho học sinh làm VBT.
GV gọi học sinh chữa bài.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh theo bàn đứng dậy mỗi em nêu 1 phép tính và kết quả của phép tính đó lần lượt từ bàn này đến bàn khác.
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Học sinh nêu cầu của bài:
Học sinh nêu lại cách thực hiện bài này.
Bài 4: Học sinh nêu cầu của bài:
Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào?
GV phát phiếu bài tập 3 và 4 cho học sinh làm.
Gọi học sinh chữa bài ở bảng lớp.
Bài 5: Học sinh nêu cầu của bài:
Cô treo tranh tranh, gọi nêu bài toán.
Gọi lớp làm phép tính ở bảng con.
Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng.
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 7, hỏi miệng 1 số phép tính để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Trò chơi: Tiếp sức.
Điền số thích hợp theo mẫu.
Tổ chức theo 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em chỉ điền vào một số thích hợp trong hình tròn sao cho tổng bằng 7.
Nhận xét trò chơi.
5. Dặn dò: Tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới.
1 em nêu “ Phép trừ trong phạm vi 7”
Vài em lên bảng đọc các công thức trừ trong phạm vi 7.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Học sinh nêu: viết các số thẳng cột với nhau.
Học sinh lần lượt làm các cột bài tập 1.
Học sinh chữa bài.
Học sinh thực theo yêu cầu của Giáo viên
6 + 1 = 7 , 5 + 2 = 7 , 4 + 3 = 7 
1 + 6 = 7 , 2 + 5 = 7 , 3 + 4 = 7 
7 – 6 = 1 , 7 – 5 = 2 , 7 – 4 = 3
7 – 1 = 6 , 7 – 2 = 5 , 7 – 3 = 4 
Điền số thích hợp vào chố chấm.
Điền dấu thích hợp vào chố chấm.
Học sinh làm phiếu học tập.
Yêu cầu: Học sinh viết được các phép tính như sau:
3 + 4 = 7 , 4 + 3 = 7 , 7 – 3 = 4 , 7 – 4 = 3
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh đọc bảng cộng và trừ PV7
5
2
7
Môn : Toán
BÀI : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8.
I.Mục tiêu : Học sinh được:
	-Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm về phép cộng.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8
-Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 8.
-Tập biểu thị tranh bằng phép trừ thích hợp.
Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép cộng trong phạm vi 7.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nộp vở.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Làm bảng con : 7 -  = 3 (dãy 1)
 + 2 = 7 (dãy 2)
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8
Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên đính lên bảng 7 tam giác và hỏi:
Có mấy tam giác trên bảng?
Có 7 tam giác thêm 1 tam giác nữa là mấy tam giác?
Làm thế nào để biết là 8 tam giác?
Cho cài phép tính 7 +1 = 8
Giáo viên nhận xét toàn lớp.
GV viết công thức : 7 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan lop1, tuan1 - 23.doc