Giáo án Toán Lớp 1- Từ Tiết 81 đến Tiết 100

1.Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

- Biết làm tính trừ (không nhớ) bằng cách đặt tính rồi tính,

- Tập trừ nhẩm.

2. Đồ dùng dạy học :

 Bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 44 trang Người đăng honganh Lượt xem 1879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1- Từ Tiết 81 đến Tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng tự như bài 1, bài 2.
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Nhận xét bài giải của bạn.
An có : 4 quả bóng
Bình có: 3 quả bóng
Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng?
 Bài giải:
Số quả bóng 2 bạn có là:
4 + 3 = 7 (quả)
Đáp số: 7 quả bóng.
Tự giải, viết bài giải.
Trao đổi, nêu câu lời giải khác của bạn.
Sgk
4’
3. Củng cố
- Để giải 1 bài toán có lời văn phải qua những bước nào?
- Thi giải nhanh bài toán. 
Bình nuôi được 3 con cá cảnh. Minh cũng nuôi được số con cá bằng của Bình. Hỏi hai bạn nuôi được tất cả bao nhiêu con cá?
2 học sinh 
2 học sinh đua nhau giải nhanh trên bảng.
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà giải thêm 1 số bài toán.
- Xem trước bài: xăng ti mét - đo độ dài.
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : Xăng ti mét - đo độ dài. 
Môn : Toán
Tiết số : 86
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng ti mét (cm).
	- Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là cm trong các trường hợp đơn giản.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Thước có vạch cm (từ 0 à 20 cm)
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh lên bảng giải:
a. Có: 6 quả cầu đỏ
Có 3 quả cầu xanh.
Tất cả có bao nhiêu quả cầu.
b. Có: 5 bạn nam
Có: 3 bạn nữ.
Tất cả có bao nhiêu bạn?
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn à đánh giá cho điểm..
Học sinh 1: làm phần a
Học sinh 2: làm phần b
Bảng phụ
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài
2. Giới thiệu các thao tác đo độ dài.
Mục tiêu: nhận biết độ dàI, tên gọi , kí hiệu cm, dụng cụ đo cm
- Giơ thước có vạch cm. 
Hỏi vạch đầu tiên là số mấy?
- Độ dài từ 0 à 1 là 1 cm.
- Độ dài từ vạch 1 à vạch 2 là 1 cm.
- Xăng ti mét viết tắt là cm (viết lên bảng). Gọi học sinh đọc cm.
Mục tiêu: Hs biết đo độ dài bằng cm với các trường hợp đơn giản.
Hướng dẫn học sinh đo độ dài theo 3 bước.
- Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
- Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị (cm).
- Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp)
Lấy thước có vạch cm, 
+ Vạch đầu tiên là số 0
+ Dùng chì di trên thước từ vạch 0 à 1 nói: 1cm.
_ Thực hành theo yêu cầu của giáo viên
Thước có chia cm
Thực hành 
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở SGK.
Bài 1 : Viết 
Làm vào vở 
Hướng dẫn viết kí hiệu của xăng ti mét (cm). Giúp học sinh viết đúng mẫu.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đó . 
Làm vào SGK 
Để học sinh tự đọc “lệnh” rồi làm bài và chữa bài.
Bài 3 : Đặt thước đúng ghi đ , sai ghi s .
Làm vào SGK 
Hướng dẫn học sinh giải thích được.
Trường hợp thứ nhất ghi S vào ô trống vì vạch 0 của thước không đặt trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng
Bài 4 : Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo 
Hướng dẫn tự do đo độ dài các đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu.
Viết theo mẫu: cm
Viết 1 dòng.
Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đó.
4
3
 cm ; cm
54
 cm.
Làm bài rồi chữa bài.
Dùng thước đo từng đoạn thẳng và ghi số đó dưới đoạn thẳng.
Sgk
Vở
Sgk
3. Củng cố
Thi đo đúng, nhanh.
Phát cho mỗi học sinh 1 chiếc que tính có độ dài khác nhau. Dùng thước vạch cm của mình để đo và nói nhanh kết quả.
4 học sinh thi đua nhau.
4. Dặn dò
Về nhà vẽ rồi đo độ dài cảu đoạn thẳng ấy.
Bài sau: Luyện tập
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : luyện tập 
Môn : Toán
Tiết số : 87- Tuần 22
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
Vẽ lên bảng 2 đoạn thẳng dài khoảng gần 20 cm (một đoạn 15cm, đoạn 2 dài 17 cm)
- Gọi học sinh nêu lại cách đo từng đoạn thẳng.
- Đọc cho học sinh dưới lớp viết:
5 cm, 10 cm, 4 cm, 9 cm, 14 cm.
- Nhận xét, cho điểm.
2 học sinh mang thước lên đo, điền độ dài dưới đoạn thẳng.
Viết vào bảng con.
Bảng
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Hs được củng cố, rèn kĩ năng giảI toán có lời văn thông qua làm các bài tập.
Bài 1 : Giải toán 
Làm vào vở 
- Gọi học sinh đọc bài toán, quan sát hình vẽ.
+ Gọi học sinh nêu lại tóm tắt.
+ Phân tích đề bài.
- Cho học sinh giải vào vở li, 1 học sinh lên bảng giải.
- Chữa bài. Ai có câu lời giải khác, phép tính khác?
Bài 2 : Giải toán 
 Làm vào vở 
Hướng dẫn tương tự như bài 1, để có bài giải:
Số bức tranh trên tường có tất cả là:
14 + 2 = 16 (bức tranh)
 Đáp số: 16 bức tranh
Gọi học sinh tìm ra câu lời giải và phép tính khác.
Bài 3 : Giải toán 
Làm vào vở 
Hướng dẫn tương tự như bài 1 và 2, để có bài giải.
Số hình vuông và hình tròn có tất cả là:
5 + 4 = 9 (hình)
 Đáp số: 9 hình
Nêu tóm tắt, điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- 3 học sinh.
- 2 học sinh.
Viết bài giải vào vở li.
 Bài giải:
Có tất cả số cây chuối là:
12 + 3 = 15 (cây)
 Đáp số: 15 cây
Số cây chuối có tất cả là:
3 + 12 = 15 (cây)
Viết bài giải vào vở li
Phát biểu
Tự viết bài giải vào vở, chữa bài, tìm ra câu lời giải, phép tính khác của bạn.
Sgk
Vở
4’
3. Củng cố 
Giải nhanh bài tập sau (thời gian 1 phút)
Tí đi câu được 1 chục con cá. Sửu đi câu được 7 con cá. Hỏi cả 2 bạn câu được bao nhiêu con cá?
- Tổng kết, cho điểm.
- Đọc thầm bài toán.
- Viết phép tính của bài toán vào bảng con.
- 5 học sinh giải phép tính xong sớm nhất chạy lên đứng trước lớp để các bạn nhận xét.
Bảng con
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Luyện tập.
Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
 Tên bài dạy : luyện tập 
Môn : Toán
Tiết số : 88- Tuần 22
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh: 
	- Rèn luyện kĩ năng giải và trình bày giải của bài toán có lời văn.
	- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với đơn vị đo cm.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu. 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh lên giải toán theo tóm tắt:
a. Dưới ao: 14 con vịt
Trên bờ: 5 con vịt
Tất cả có bao nhiêu con vịt?
b. Trâu: 12 con
Bò: 6 con
Tất cả có bao nhiêu con trâu và bò?
- Chữa bài của bạn à giáo viên nhận xét, cho điểm
Học sinh 1: làm phần a
Học sinh 2: làm phần b
Bảng
30’
2. Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
Bài 1 : Giải toán 
Làm vào vở - Học sinh đọc to bài toán.
- Gọi học sinh đọc lại tóm tắt.
- Phân tích đề toán.
- Giải bài toán vào vở li, 1 học sinh lên bảng giải.
- Chữa bài. Ai có câu lời giải và phép tính khác.
Bài 2 : Giải toán 
 Làm vào vở 
Hướng dẫn tương tự bài 1 để học sinh viết được tóm tắt và bài giải của bài toán.
Bài 3 : Giải toán 
Đọc tóm tắt
- Phân tích đề bài.
Giải vào vở li, 1 học sinh lên giải ở bảng.
Chữa bài. Ai có câu lời giải và phép tính khác?
Bài 4 : Tính ( Theo mẫu ) Làm vở 2 PT cuối phần a , b .
Hướng dẫn cách cộng (trừ) hai số đo độ dài rồi thực hành cộng trừ theo mẫu SGK.
- Chữa bài.
1 học sinh.
- Tự nêu tóm tắt, điền số thích hợp vào chỗ chấm.
2 học sinh
Viết bài giải.
Có tất cả số quả bóng là:
 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
Số quả bóng có: 
5 + 4 = 9 (quả bóng)
- Thực hành tương tự
Tóm tắt
Nam: 5 bạn
Nữ: 5 bạn
Có tất cả bao nhiêu bạn?
2 học sinh. 
2 học sinh.
Viết bài giải vào vở
- Đọc mẫu trên bảng.
- Tự tính nối theo mẫu.
Đổi chéo vở, tự kiểm tra lẫn nhau.
Sgk
Vở
4’
3. Củng cố 
Tính nhanh:
10 cm – 5 cm + 5 cm = 
10 cm + 5 cm – 5 cm =
11 cm + 6 cm + 2 cm =
12 cm + 2 cm – 10 cm =
- 2 học sinh lên thi đua tính nhanh ( thời gian 1 phút)
- Học sinh mỗi tổ làm 1 phần vào bảng con.
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài
- Bài sau: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : vẽ Đoạn thẳng 
có độ dài cho trước 
Môn : Toán
Tiết số : 89 –Tuần 23
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
2. Đồ dùng dạy học :
	Thước kẻ có vạch chia thành từng cm, phấn màu. 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên bảng tính:
a. 10 cm + 3 cm =
 15 cm – 2 cm =
b. 11 cm + 5 cm 
 19 cm – 7 cm = 
- Đưa ra 1 tóm tắt bài toán.
Có: 5 con trâu.
Và: 12 con bò.
Tất cả: có bao nhiêu con trâu và bò?
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
2 học sinh
Học sinh 1: làm phần a
Học sinh 2: làm phần b
Bảng
30’
2. Bài mới 
Hướng dẫn học sinh các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
VD vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm thì ta làm như sau:
+ Đặt thước có chia vạch cm lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 4.
+ Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước. 
+ Nhấc thước ra, viết A trên điểm đầu, B trên điểm cuối của đoạn thẳng.
=> Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
Lấy giấy nháp, bút thước theo dõi và làm theo mẫu cô hướng dẫn.
Sgk
Giấy nháp, bút thước
 Thực hành 
Mục tiêu: Hs thực hành vẽ đoạn thẳng với độ dài cho trước thông qua làm bài tập.
Bài 1 : Vẽ đoạn thẳng có độ dài : 5cm , 7 cm , 2 cm , 9 cm . 
: Hướng dẫn để học sinh vẽ được các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm.
- Bao quát, giúp đỡ những em lúng túng.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt:
- Gọi học sinh đọc tóm tắt
- Phân tích đề bài.
- Muốn tìm được độ dài của 2 đoạn thẳng phải chọn tính gì?
- Cho học sinh giải vào vở li, 1 học sinh lên bảng giải.
- Chữa bài.
- Ai có cách giải khác?
Bài 3 : Vẽ các đoạn thẳng AB , BC có độ dài nêu trong bài 2 . 
Làm vở 
Gọi 1 em đọc yêu cầu.
Có thể có các hình vẽ khác nhau.
Vẽ vào vở li các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm.
3 học sinh.
2 học sinh.
Muốn tìm được độ dài 2 đoạn ta làm tính cộng.
 Bài giải:
Cả 2 đoạn thẳng dài là:
5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm
- Nhận xét bài của bạn.
Vẽ các đoạn thẳng có độ dài nêu ở bài 2.
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm, BC dài 3 cm.
A 5 cm B 3 cm C 
 A 5 cm B C
 3 cm
A 5 cm B
 3 cm C
Sgk
Vở
3. Củng cố
Thi vẽ nhanh đoạn thẳng có độ dài
MN = 10 cm ; IK = 13 cm; CD = 15 cm
3 học sinh thi đua vẽ mỗi em 1 đoạn thẳng.
4. Dặn dò
- Về nhà tập vẽ thêm các đoạn thẳng có độ dài khác nhau.
- Bài sau: Luyện tập chung.
Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : luyện tập chung 
Môn : Toán
Tiết số : 90 - Tuần 23
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh củng cố về: 
	- Đọc, viết, đếm các số đến 20.
	- Phép cộng trong phạm vi các số đến 20.
	- Giải bài toán.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu. 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
Đọc số đo các đoạn thẳng:
AB: 6 cm ; MN: 15 cm ; CD: 20 cm.
- Thu bài của 5 học sinh chấm.
- Nhận xét.
Vẽ các đoạn thẳng có số đo cô đưa ra vào giấy.
Bảng
30’
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Hs được củng cố các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20, giảI bài toán có lời văn thông qua làm các bài tập.
Bài 1
Học sinh tự nêu nhiệm vụ rồi làm bài.
Khuyến khích học sinh viết theo thứ tự từ 1 à 20 và viết theo thứ tự mà học sinh cho là hợp lý nhất.
- Khi chữa bài cho học sinh đọc các số theo thứ tự từ 1 à 20.
Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh tự nêu yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh lên bảng điền.
- Chữa bài, đọc cách tính theo chiều mũi tên
Bài 3: Giải toán
Cho học sinh nêu bài toán, tóm tắt.
Bài 4: 
- Gọi học sinh phân tích đề bài.
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Chữa bài.
Cho học sinh tự giải thích mẫu.
VD: 13 + 1 = 14, viết 14 vào ô trống
Viết các số từ 1 à 20
Cách 1:
1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
11 12 13 14 15
16 17 18 19 20
Cách 2:
1 2 3 4 5
10 9 8 7 6
11 12 13 14 15
20 19 18 17 16
- Điền số thích hợp vào ô trống.
2 học sinh.
 Tóm tắt
Có: 12 bút xanh
Có: 3 bút đỏ.
Tất cả có bao nhiêu cái bút?
2 học sinh.
- Tự viết bài giải.
- Nhận xét bài của bạn.
- Làm bài rồi chữa bài.
sgk
4’
3. Củng cố 
Cho học sinh nối kết quả với phép tính:
 14 – 4 
 17 – 4 
13
10
11
12
19 – 6 
18 – 7 
- 2 học sinh lên bảng thi đua nối.
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Luyện tập chung.
Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : luyện tập chung 
Môn : Toán
Tiết số : 91- Tuần 23
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh củng cố: 
- Kĩ năng cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Giải bài toán có lời văn, có nội dung hình học.
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính:
10 + 6 – 3 = 19 – 2 – 5 =
15 – 3 + 4 = 12 + 3 – 4 = 
- Đọc cho học sinh dưới lớp giải bài toán: 
Có 12 cây táo và 6 cây cam. Hỏi tất cả có bao nhiêu cây táo và cây cam?
- Chữa bài, nhận xét.
- Mỗi học sinh làm 1 phần
- Viết phép tính thích hợp vào bảng con.
Bảng
30’
2. Luyện tập
Mục tiêu; học sinh được củng cố các kiến thức về cộng trừ nhẩm trong phạm vi 20 qua làm các bài tập.
* Bài 1 : Tính
Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài. học sinh đọc các phép tính và kết quả tính. 
VD: 11 + 4 + 2 = 17
*Bài 2:+ Khoanh vào số lớn nhất.
 + Khoanh vào số bé nhất.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài rồi làm bài.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm
- Chữa bài. Gọi học sinh giải thích cách tìm số lớn nhất, bé nhất.
* Bài 3: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm.
- Học sinh nêu yêu cầu rồi vẽ đoạn thẳng.
- Chữa bài.
Bài 4:
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Vì bài toán có độ dài của đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB và BC.
- Tính lần lượt phép tính từ trái sang phải.
11 + 4 = 15 ; 15 + 2 = 17
- Làm bài, khoanh vào số lớn nhất.
- Khoanh vào số bé nhất.
a.Vì 18 > 15 > 14 > 11 
=> 18 lớn nhất
b. Vì 10 < 13 < 17 < 19
=> 10 bé nhất.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm. 
- Đổi vở kiểm tra xem bạn vẽ có chính xác không?
- Đọc bài toán, phân tích đề bài, giải vào vở li.
 Bài giải:
Độ dài đoạn thẳng AC là:
3 + 6 = 9 (cm)
 Đáp số: 9 cm
sgk
4’
3. Củng cố 
- Cho học sinh đặt đề toán có phép tính:
10 + 3 = 13 ( quả)
16 – 4 = 12 (quyển)
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Các số tròn chục.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : các số tròn chục 
Môn : Toán
Tiết số : 92
1.Mục tiêu:
	Bước đầu giúp học sinh: 
	- Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số tròn chục (từ 10 à 90)
	- Biết so sánh các số tròn chục
2. Đồ dùng dạy học : 
	9 bó, mỗi bó 1 chục que tính hoặc 9 thẻ 1 chục que tính.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh lên bảng làm tính:
10 + 4 – 2 = 15 – 3 + 7 =
18 – 5 – 1 = 17 + 2 – 5 =
- Đọc cho học sinh dưới lớp bài toán.
Giấy đỏ: 7 cm
Giấy xanh: 10 cm.
Tất cả có bao nhiêu cm giấy?
- Chữa bài. nhận xét, cho điểm học sinh.
Mỗi học sinh làm 1 cột
Giải vào bảng con (viết phép tính)
Nhận xét bài làm của bạn.
Bảng
30’
2. Bài mới 
* Giới thiệu các số tròn chục từ 10 à 90
* Mục tiêu: hs nhận biết số lượng các số tròn chục từ 10 90
- Hướng dẫn học sinh lấy 1 bó (1 chục) que tính và nói: “Có 1 chục que tính”. Hỏi : + 1 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ Viết số 10 lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: “Có 2 chục que tính”. Hỏi: 
+ 2 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ Viết số 20 lên bảng?
- Hướng dẫn học sinh lấy 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: “Có 3 chục que tính”. Hỏi :
+ 3 chục hay còn gọi là bao nhiêu?
Ba mươi viết như sau. Viết 3 rồi viết 0. Gọi học sinh đọc số 30.
- Hướng dẫn tương tự như trên để học sinh tự nhận ra số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 40 à 90.
1 chục còn gọi là 10
2 chục còn gọi là 20
3 chục còn gọi là 30
- 5 học sinh.
- Đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại.
- Đọc các số từ 10 à 90 ; 90 à 10
Que tính
 * Thực hành 
*Mục tiêu: học sinh thực hành làm các bài tập về các số tròn chục , so sánh số tròn chục 
Bài 1: Viết( theo mẫu):
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài, đọc mẫu rồi làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài.
Bài 2:Số tròn chục?
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài, gọi học sinh đọc kết quả bài làm kết hợp giữa “đọc số” và “viết số”.
- Cho học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài.
- Chữa bài (yêu cầu học sinh đọc)
+ Lưu ý 1 số trường hợp.
 40 60 
 80 > 40 60 < 90
2 học sinh. 
- Làm bài.
- 3 học sinh mỗi học sinh làm 1 phần.
- Số tròn chục?
- Viết số tròn chục vào ô trống.
- Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm.
- Đọc kết quả bài làm của mình theo từng cột.
sgk
4’
3. Củng cố
- Cho học sinh nối ô trống với số thích hợp:
 < 20 ; < 50 ; 60 <
10
70
40
30
- 2 học sinh thi đua nối
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : luyện tập 
Môn : Toán
Tiết số : 93
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
	- Bước đầu nhận ra cấu tạo của các số tròn chục từ 10 à 90. 
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu, các bó 1 chục que tính.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
2 học sinh lên bảng làm bài tập.
a. Điền dấu > , < , =
20 . 40 40 . 70
70 . 50 90 . 80
b. Số tròn chục?
10 , ., . , . , 50 , . ,.,80 , .
- Gọi học sinh đọc các số tròn chục có 2 chữ số (từ bé đén lớn, lớn đến bé)
- Chữa bài, nhận xét. 
- 1 học sinh
- 1 học sinh
- 5 học sinh.
Bảng 
30’
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh được củng cố về cách đọc, viết , cấu tạo các số tròn chục thông qua làm các bài thực hành.
Bài 1: Nối( theo mẫu):
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài
- Chữa bài.
Bài 2: Viết( theo mẫu):
- Gọi học sinh đọc mẫu phần a.
- Dựa vào mẫu để học sinh tự làm bài. Hoặc dùng các bó chục que tính để phân tích cấu tạo số của các số tròn chục từ 10 à 90.
- Chữa bài.
Bài 3 : :a. Khoanh vào số bé nhất.
 b. Khoanh vào số lớn nhất.
- Để học sinh tự tìm số lớn nhất, bé nhất ở mỗi phần rồi khoanh.
- Chữa bài, nêu cách tìm số bé nhất, lớn nhất.
Bài 4:
Hướng dẫn nêu cách làm bài.
Viết số bé nhất vào ô trống đầu tiên.
Viết số lớn nhất vào ô trống đầu tiên.
- Chữa bài.
- Thi đua nối nhanh, đúng.
- 1 học sinh đọc số, 1 học sinh đọc viết số.
- Ví dụ: chín mươi nối với số 90.
- Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
- Đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- Làm bài.
a.Vì 20 < 30 < 40 < 50 < 70
=> 20 là số bé nhất.
b. Vì 90 > 80> 70 > 10 
=> 90 là số lớn nhất.
- Làm bài.
- 2 học sinh lên bảng viết số.
- Nhận xét bài của bạn.
sgk
4’
3. Củng cố 
*Cho thi viết nhanh số:
- Số 20 gồm  chục  đơn vị.
- Số  gồm 6 chục và 0 đơn vị.
- Số  gồm 9 chục và 0 đơn vị.
- 2 học sinh lên thi viết nhanh, đúng số.
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Cộng các số tròn chục.
* Rút kinh nghiệm:
 Tên bài dạy : Cộng các số tròn chục 
Môn : Toán
Tiết số : 94
1. Mục tiêu:
	Bước đầu giúp học sinh: 
- Biết cộng 1 số tròn chục với 1 số tròn chục trong phạm vi 100 (đặt tính, thực hiện phép tính)
	-Tập cộng nhẩm 1 số tròn chục với 1 số tròn chục (trong phạm vi 100)
2. Đồ dùng dạy học : 
	Các bó chục que tính (hoặc thẻ 1 chục que tính)
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
* Gọi 2 học sinh lên bảng:
- Số . gồm 4 chục và 0 đơn vị.
- Số 70 gồm . chục và . đơn vị.
- Số 50 gồm . chục và . đơn vị.
- Số . gồm 8 chục và 0 đơn vị.
* Cho học sinh dưới lớp làm vào bảng con.
 < 80 < 
- Chữa bài, nhận xét.
- Mỗi học sinh làm 2 dòng.
-Viết số thích hợp vào ô trống.
Bảng
30’
2. Bài mới 
a. Giới thiệu cách cộng các số tròn chục (theo cột dọc)
* Mục tiêu: Hs biết thực hiện phép cộng với các số tròn chục trong phạm vi 100 qua các bước
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính. Hướng dẫn lấy 3 bó chục que tính hoặc 3 thẻ 10. Hỏi: 30 gồm mấy chục, mấy đơn vị? Viết bảng:
Chục
 3
 + 2
Đơn vị
 0 
 + 0
 5
 0
- Yêu cầu lấy tiếp 20 que tính (2 bó hoặc 2 thẻ) xếp dưới 3 bó que tính trên. hỏi 20 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- Gộp lại, ta được 5 bó và 0 que tính rời, viết 5 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị dưới vạch ngang.
- Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính.
- Viết 30 rồi viết 20 sao cho thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
- Viết dấu + 30
- Kẻ vạch ngang + 20 
- Tính từ phải sang trái 50
Gọi học sinh tính.
=> 30 + 20 = 50
- Gọi 3 học sinh nêu lại cách cộng.
- Lấy 30 que tính (3 bó) đặt lên mặt bàn.
..
- Lấy 20 que tính xếp dưới 30 que tính.
- nghe
0 + 0 = 0 viết 0
2 + 2 = 5 viết 5
Que tính
 b.Thực hành 
*Mục tiêu: học sinh thực hành cộng có đặt tính và nhẩm kết quả với các số tròn chục thông qua làm các bài tập.
Bài 1 : Tính 
Làm vào vở 4 PT đầu 
- Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
- Gọi 1 số học sinh nêu cách cộng:
 50 60
 + 40 + 20
Bài 2 : Tính nhẩm 
Làm miệng 
Hướng dẫn cách cộng nhẩm các số tròn chục. Ví dụ: 20 + 30 = 
Nhẩm 2 chục + 3 chục = 5 chục.
Vậy: 20 + 30 = 50
Bài 3 : Giải toán 
Làm vở 
- Cho học sinh tự đọc đề toán, giải vào vở li. Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Làm bài xong, đổi chéo vở chữa.
- Làm bài rồi chữa bài.
- 1 số học sinh đọc kết quả theo cột.
- Đọc đề toán, 1 số em phân tích đề.
- Giải vào vở li
Chữa bài, đọc bài giải.
sgk
4’
3. Củng cố
* Tính nhẩm nhanh:
10 + 20 + 30 = 60 + 20 + 10 =
30 + 20 + 10 = 50 + 10 + 30 =
Chữa bài, tổng kết cuộc thi
- 2 học sinh thi đua nhẩm nhanh kết quả.
Bảng phụ
1’
4. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tên bài dạy : luyện tập 
Môn : Toán
Tiết số : 95
1.Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố về làm tính cộng (đặt tính) 
- Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng (qua các ví dụ cụ thể).
- Củng cố về giải toán. 	
2. Đồ dùng dạy học : 
	Phấn màu.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pt
5’
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng:
- Đặt tính, tính:
20 + 50 50 + 20
30 + 20 10 + 40
- Làm bảng con
20 + 20 = 10 + 80 =
20 + 50 = 60 + 20 =
- Tính nhẩm.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docToan - lop 1 - tiet 81-100.doc