Giáo án Toán lớp 1 học kỳ I

I.MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

_ Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1

_ Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

_ Sách Toán 1

_ Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS

III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 40 trang Người đăng honganh Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh:
_ Có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3 (mỗi số là đại diện cho một lớp các nhóm đối tượng có cùng số lượng
_ Biết đọc, viết các số 1, 2, 3.Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1
_ Nhận biết số lượng các nhóm có 1; 2; 3 đồ vật và thứ tự của các số 1; 2; 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại; chẳng hạn 3 búp bê, 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 hình tròn
 3 tờ bìa, ttrên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1, 2, 3
 3 tờ bìa, trên mõi tờ bìađã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm ttròn, 3 chấm tròn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
10’
14’
5’
2’
1. Giới thiệu từng số 1, 2, 3:
_ Giới thiệu Số 1 theo các bước:
+ Bước 1: GV treo lần lượt từng tranh (1 con chim, 1 bạn gái, 1 chấm tròn, ) và nêu:
-GV chỉ vào tranh và nói: Có 1 bạn gái
+Bước 2: GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có là có số lượng đều bằng 1. GV có thể nói:
1 con chim, 1 bạn gái, 1 chấm tròn, 1 con tínhđều có số lượng bằng 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó, số một viết bằng chữ số 1, viết như sau: GV viết lên bảng
_ Giới thiệu số 2, 3 tương tự như giới thiệu số 1
_ Hướng dẫn HS chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương (hoặc cột vuông) để đếm từ 1 đến 3
 từ 3 đến 1
2. Thực hành:
Bài 1: Thực hành viết số
Bài 2: GV tập cho HS nêu yêu cầu của bài tập (nhìn tranh viết số thích hợp vào ô trống)
_ Nên tập cho các em nhận ra số lượng đối tượng trong mỗi hình vẽ
Bài 3: Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài tập theo từng cụm hình vẽ
3.Trò chơi nhận biết số lượng:
_ Giơ tấm bìa vẽ một (hoặc hai, ba) chấm tròn
5.Nhận xét - Dặn dò:
_ Nhận xét tiết học.
_ Học “Luyện tập
+Quan sát các nhóm chỉ có 1 phần tử 
-HS nhắc lại
+ Quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, và chỉ vào từng chữ số và đọc: “một”
_ Quan sát theo hướng dẫn của của GV và đếm: 
+ Một, hai, ba
+Ba, hai, một
_ Viết một dòng số 1, một dòng số 2, một dòng số 3
_ Làm bài 
_ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
_ HS quan sát hình vẽ và làm bài 
_ Thi đua giơ các số tương ứng: 1 hoặc 2, 3
- Mẫu vật
-Chữ số 1, 2, 3
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
_ Nhận biết số lượng 1, 2, 3
_ Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Sách giáo khoa, vở bài tập toán 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
7’
7’
7’
5’
2’
2’
Bài 1: 
_GV nêu yêu cầu của bài tập 1: nhận biết số lượng rồi viết số thích hợp vào ô trống
_GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả, ai làm đúng cả bài tập 1 được các bạn hoan nghênh. 
_Nêu hướng dẫn cách chữa bài:
 Chẳng hạn đọc: “Có hai hình vuông, viết số 2; có ba hình tam giác, viết số 3; có một cái nhà, viết số 1”, hoặc chỉ đọc hai, ba, một.
 Bài 2:
_ Tương tự bài 1. 
_ Sau khi HS làm bài, GV gọi HS đọc từng dãy số (một, hai, ba; ba, hai, một)
Bài 3:
_ Tương tự bài 1: Tập cho HS nêu yêu cầu của bài tập này
_ Hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài: Một nhóm có hai hình vuông (viết số 2), một nhóm có 1 hình vuông (viết số 1), cả hai nhóm có ba hình vuông (viết số 3).
_ Tập cho HS chỉ vào từng nhóm hình vuông trên hình vẽ và nêu: “hai và một là ba”, “Một và hai là ba”
Bài 4:
_ Hướng dẫn HS viết số theo thứ tự đã có trong bài tập.
_Gọi HS đọc kết quả viết số, chẳng hạn đocï là: “Một, hai, ba; một, hai ba”
Trò chơi:
Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho cả lớp chơi nhận biết số lượng (như tiết học trước)
Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 8 “Các số 1, 2, 3, 4, 5”
_Cho HS đọc thầm nội dung bài tập 1 
_HS làm bài 
_HS đọc kết quả theo hàng, bắt đầu từ hàng trên cùng
_Cho HS nêu yêu cầu của bài tập này
_ HS làm bài tập 2
_HS nêu yêu cầu của bài
_ Làm bài
_Chữa bài
_ Cho HS chỉ vào từng nhóm hình vuông trên hình vẽ và nêu: “hai và một là ba”, “Một và hai là ba”
_ HS viết số theo thứ tự đã có trong bài tập.
_ Hướng dẫn HS viết số theo thứ tự đã có trong bài tập.
_Gọi vài em đọc kết quả
-Vở bài tập toán 1
TIẾT 8: CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Có khái niệm ban đầu về số 4, số 5
_ Biết đọc, viết các số 4, 5.Biết đếm từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1
_ Nhận biết số lượng các nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại.Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 viết trên một tờ bìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
5’
10’
13’
2’
1.Kiểm tra bài cũ:
_ GV nêu các nhóm có từ 1 đến 3 đồ vật.
_ GV giơ một, hai, ba; ba, hai, một ngón tay, 
2. Giới thiệu từng số 4, 5:
_ Giới thiệu Số 4 theo các bước:
+ Bước 1: GV treo lần lượt từng tranh (4 con chim, 4 bạn gái, 4 chấm tròn, ) và nêu:
-GV chỉ vào tranh và nói: Có 4 bạn gái
+Bước 2: GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có là có số lượng đều bằng 4. GV có thể nói:
4 con chim, 4 bạn gái, 4 chấm tròn, 4 con tínhđều có số lượng bằng 4, ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó, số một viết bằng chữ số 4, viết như sau: GV viết lên bảng số 4
+ Hướng dẫn viết số 4
_Tương tự giới thiệu số 5 
_Tiếp đó hướng dẫn HS đếm và xác định thứ tự các số 
* Chú ý: Trước khi làm bài 2, GV giới thiệu “bên trái”, “bên phải”, “từ trái sang phải” để HS làm bài, chữa bài theo cùng một thứ tự.
Chẳng hạn: các bức tranh của bài 2 đã xếp thành hàng ngang. Khi nhìn vào các bức tranh ở hàng trên, bức tranh thứ nhất (vẽ 5 quả táo) ở bên trái, các bức tranh kia (thứ hai, thứ ba) ở bên phải (so với bức tranh thứ nhất). Như thế, nhìn từ bức tranh vẽ 5 quả táo đến bức tranh vẽ 5 ô tô là hình từ trái sang phải
3. Thực hành:
Bài 1: Thực hành viết số, GV hướng dẫn HS viết số
Bài 2: Thực hành nhận biết số lượng
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống 
_Khi gọi HS chữa bài có thể chỉ yêu cầu HS đọc các số trong mỗi dãy, các HS khác tự đánh giá bài làm của mình và sửa chữa (nếu có). GV cũng có thể hỏi HS, chẳng hạn với dãy:
+GV chỉ vào ô trống đầu tiên và hỏi: “Phải viết số mấy?” (số 3)
+Vì sao phải viết số 3 (vì đếm1, 2 rồi đến 3). Cho HS viết 3 vào ô trống rồi làm tương tự với ô trống sau
Bài 4: Nêu thành trò chơi: thi đua nối nhóm có một số đồ vật với nhóm có số chấm tròn tương ứng.
_ GV có thể gọi một HS làm mẫu. Chẳng hạn, HS nối như hình vẽ (trang 33). Rồi hướng dẫn HS nối tương tự như thế ở trong phiếu. Ai làm xong trước được GV và các bạn khen.
_Nếu có điều kiện thì vẽ hình của bài tập 4 lên bảng rồi cho HS chữa bài trên bảng bằng cách thi đua nối đúng, nhanh từng bộ ba như hình mẫu trên.
4.Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: 
+Luyện viết số 4, 5
+Chuẩn bị bài 9: “Luyện tập”
_HS viết số tương ứng lên bảng hoặc vào vở, hoặc vào phiếu. 
_HS nhìn số ngón tay để đọc số (một, hai, ba; ba, hai, một)
+ Quan sát và trả lời câu hỏi
+ Tự rút ra kiến thức
+ Viết trên không, viết vào bảng con
_HS quan sát hình vẽ trong Toán 1 và nêu số ô vuông (trong hình vẽ) lần lượt từ trái sang phải rồi đọc một ô vuông – một; hai ô vuông – hai;  năm ô vuông- năm, 
_Tiếp đó chỉ vào các số viết dưới cột các ô vuông và đọc: một, hai, ba, bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một.
_Cho HS viết số còn thiếu vào các ô trống của hai nhóm ô vuông dòng dưới cùng rồi đọc theo các số ghi trong từng nhóm ô vuông.
_Viết vào vở bài tập
_ Cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài
_Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
_Làm bài và chữa bài.
_Cho HS quan sát hình vẽ của bài 4 rồi tự nêu yêu cầu của bài tập này.
_ Gọi 1 HS làm mẫu
Lớp làm vào vở
_ Thi đua lên bảng làm bài
-Vở bài tập
-4, 5 mẫu vật: con chim, bạn gái, chấm tròn
+Số 4 (5) viết
-Vở bài tập Toán 1
TIẾT 9: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
_ Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi5
_ Đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Sách Toán 1, Vở bài tập 1, bút chì
_ Các tấm bìa có ghi các số 1, 2, 3, 4, 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
10’
6’
6’
5’
2’
Bài 1 và bài 2: Thực hành nhận biết số lượng và đọc, viết số
_ GV hướng dẫn HS đọc thầm bài tập
_Nêu cách làm từng bài tập 
_ Khi chữa bài: Gọi HS đọc kết quả. Chẳng hạn:
+ Bài tập 1 chữa như sau: ở bức tranh thứ nhất (kể từ trái sang phải) viết số 4 (chỉ 4 cái ghế) rồi viết số 5 (chỉ 5 ngôi sao)  Khi HS đọc kết quả, các HS khác theo dõi vào bài làm của mình để chữa bài (nếu cần thiết)
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống 
_Khi chữa bài, có thể gọi HS đọc kết quả (từ hàng trên và từ trái sang phải). Có thể gọi một số HS đọc lại kết quảđể tập đếm theo thứ tự từ 1 đến 5 hoặc ngược lại từ 5 đến 1 để củng cố việc nhận biết thứ tự các số.
Bài 4: GV hướng dẫn HS viết các số 1, 2, 3, 4, 5 như SGK
Trò chơi: Nên dành khoảng 5 phút để tổ chức trò chơi. Chẳng hạn, có thể tổ chức trò chơi: “Thi đua nhận biết thứ tự các số” như sau:
_ GV đặt các bìa, trên mỗi bìa ghi sẵn một số 1, 2, 3, 4, 5, các bìa đặt theo thứ tự tùy ý.
* Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 10 “Bé hơn, dấu <”
_ Đọc thầm bài tập
_Làm bài
_ Gọi HS chữa bài (chữa từng bài hoặc làm xong cả hai bài rồi chữa bài 1, sau đó chữa bài 2)
_Cho HS đọc thầmđề bài 
_Gọi HS nêu cách làm bài
_ Làm bài và chữa bài
_ Viết các số 1, 2, 3, 4, 5 vào Vở bài tập 
_Cho 5 HS lên, mỗi HS lấy 1 tờ bìa đó rồi các em xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (1, 2, 3, 4, 5). Hoặc từ lớn đến bé (5, 4, 3, 2, 1). 
 Các HS khác theo dõi và hoan nghênh các bạn xếp đúng.
-Vở bài tập toán
-Tấm bìa có ghi các số 1, 2, 3, 4, 5
TIẾT 10: BÉ HƠN, DẤU <
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “béhơn”, dấu < khi so sánh các số
_ Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ hơn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Các nhóm đồ vật, mô hình phục vụ cho dạy bài học về quan hệ bé hơn (tương tự các nhóm đồ vật có trong các tranh vẽ của bài học này
_ Các tấm bìa ghi từng số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu <
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
10’
18’
2’
1.Nhận biết quan hệ bé hơn:
_ Hướng dẫn HS quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó
+ Tranh thứ nhất: 
“Bên trái có mấy ô tô?” 
“Bên phải có mấy ô tô?” 
“1 ôtô có ít hơn hai ô tô không?”
+Đối vớihình vẽ ngay dưới tranh ở bên trái: Hỏi tương tự như trên 
_GV giới thiệu: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô; 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. Ta nói: Một bé hơn hai và viết như sau: 
 1 < 2 (viết lên bảng 1 < 2 và giới thiệu dấu < đọc là “Bé hơn”) 
_GV chỉ vào 1 < 2 và gọi HS đọc: “Một bé hơn hai”
_Làm tương tự đối với tranh ở bên phải để cuối cùng HS nhìn vào 2 < 3 đọc được là: “Hai bé hơn ba”
_ GV cóthể viết lên bảng:
 1 < 3; 2 < 5; 3 < 4; 4 < 5 rồi gọi HS đọc: “Một bé hơn ba” 
_GV lưu ý HS: Khi viết dấu < giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
2.Thực hành:
Bài 1: Viết dấu bé hơn
 Giúp HS nêu cách làm bài rồi làm bài GV quan sát và giúp HS trong quá trình tập viết dấu <
Bài 2: Điền số và dấu
_GV hướng dẫn: bên trái có 3 lá cờ, bên phải có 5 lá cờ, ta viết 3 < 5, đọc là “Ba bé hơn năm”
Làm tương tự với các tranh khác
Bài 3: Cho HS làm tương tự như bài 2 
Bài 4: Cho HS làm tương tự như bài 2 rồi gọi (Chú ý giúp HS viết và đọc đúng. Không đọc 3 < 5 là “ba nhỏ hơn năm” mà đọc là “ba bé hơn năm”)
Bài 5: Nêu thành trò chơi “Thi đua nối nhanh”
_GV nêu cách chơi
 Nối mỗi ô vuông vào một hay nhiều số thích hợp. Chẳng hạn, có 1 < 
Thì nối ô vuông với 2, với 3, với 4 và với 5 vì 1 < 2 ; 1 < 3 ;1 < 4 ;1< 5
+ Cho HS nhắc lại cách chơi
+ Cho HS thi đua nối nhanh (tương tự như hướng dẫn ở trên) rồi GV chấm điểm một số HS nối đúng và nhhanh nhất
Chú ý: Nếu không có thời gian thì coi bài 5 là hoạt động nối tiếp. GV hướng dẫn cách làm để HS làm bài khi tự học
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 11: “Lớn hơn, dấu >
_Quan sát trên mô hình và trả lời từng câu hỏi: 
-Có 1 ô tô. 
-Có 2 ô tô
-1 ô tô ít hơn 2 ô tô 
-Vài HS nhìn ttranh và nhắc lại: Một ô tô ít hơn hai ô tô
+HS nhắc lại được:1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông
_HS đọc: Một bé hơn hai
_ HS đọc bảng GV vừa ghi
_Viết dấu < vào vở 
_HS quan sát tranh đầu tiên ở bên trái và nêu cách làm bài 
_HS chữa bài 
_HS chữa bài, đọc kết quả.
-Mô hình
-Vở bài tập toán 1
TIẾT 11: LỚN HƠN, DẤU >
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn”, dấu >, khi so sánh các số
_ Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Các nhóm đồ vật, mô hình phù hợp với tranh vẽ trong SGK của bài học này
_ Các tấm bìa, mỗi bìa ghi một số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu >
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
10’
18’
2’
1.Nhận biết quan hệ lớn hơn:
_ Hướng dẫn HS quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm đối tượng rồi so sánh các số chỉ số lượng đó
_Tranh ở bên trái: 
+“Bên trái có mấy con bướm?” 
+“Bên phải có mấy con bướm?” 
+“2 con bướm có nhiều hơn 1 con bướm không?”
_Đối vớihình vẽ ngay dưới tranh ở bên trái: Hỏi tương tự như trên và cho HS nhắc
_GV giới thiệu: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm; 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn. Ta nói: Hai lớn hơn một và viết như sau: 
 2 > 1 (viết lên bảng 2 > 1 và giới thiệu dấu > đọc là “lớn hơn”) 
_GV chỉ vào 2 > 1 và gọi HS đọc: _Làm tương tự đối với tranh ở bên phải để cuối cùng HS nhìn vào 3 > 2 đọc được là: “Ba lớn hơn hai”
_ GV cóthể viết lên bảng:
3 > 1; 3 > 2; 4 > 2; 5 > 3 rồi gọi HS thực hành đọc: “Ba lớn hơn một”,  
_GV nêu câu hỏi:
+Nhận xét sự khác nhau của dấu 
Lưu ý HS: Khi đặt dấu giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
2.Thực hành:
Bài 1: Viết 1 dòng dấu >
 GV quan sát và giúp HS trong quá trình tập viết dấu >
Bài 2: Điền số và dấu
_GV hướng dẫn: Phải so sánh số quả bóng ở bên trái vớ số quả bóng ở bên phải rồi viết kết quả so sánh: 5 > 3
Yêu cầu HS đọc đọc là “Ba bé hơn năm”
Làm tương tự với các tranh khác
Bài 3: Làm tương tự như bài 2 rồi gọi HS chữa bài
Bài 4: Viết dấu > vào ô trống
Cho HS làm tương tự như bài 2 
Bài 5: 
_Nêu thành trò chơi “Thi đua nối nhanh”
_GV nêu cách chơi
 Nối mỗi ô vuông vào một hay nhiều số thích hợp. Chẳng hạn, có 2 > 
Thì nối ô vuông với 1, vì 2 > 1; 
 _GV chấm điểm một số HS nối đúng và nhanh nhất
Chú ý: Nếu không có thời gian thì coi bài 5 là hoạt động nối tiếp. GV hướng dẫn cách làm để HS làm bài khi tự học
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 12: “Luyện tập”
_Quan sát trên mô hình và trả lời từng câu hỏi: 
+Có 2 con bướm 
+Có 1 con bướm
+2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm 
_Vài HS nhìn ttranh và nhắc lại: Hai con bướm nhiều hơn một con bướm
_HS nhắc lại được:2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm
_HS đọc: hai lớn hơn một.
_ HS đọc bảng GV vừa ghi
+HS trả lời: Khác về tên gọi; khác về cách sử dụng
_Viết dấu > vào vở 
_HS quan sát tranh đầu tiên ở bên trái 
HS đọc: “Năm lớn hơn ba”
_HS chữa bài
_HS chữa bài, đọc kết quả.
_HS nhắc lại cách chơi
_Thi đua nối nhanh
_Mô hình
-Vở bài tập toán 1
TIẾT 12: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh 
_Củng cố về những khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn; về sử dụng các dấu và các từ “bé hơn”, “lớn hơn” khi so sánh hai số
_ Bước đầu biết giới thiệu quan hệ bé hơn và lớn hơn khi so sánh hai số
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Sách Toán 1, Vở bài tập 1, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
8’
8’
12’
2’
Bài 1: Viết dấu > hoặc dấu <
_ GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài
_ Khi chữa bài: Gọi HS đọc kết quả. GV giúp HS nêu nhận xét về kết quả làm bài trong từng cột
 Chẳng hạn: từ 3 3 giúp HS nhận biết: “Có hai số khác nhau thì bao giờ cũng có một số lớn hơn và một số bé hơn nên có hai cách viết khi so sánh số đó
_ GV nêu trên bảng từng cặp 2 số khác nhau, chẳng hạn: 1 và 5; 5 và 3  
Bài 2: Viết 
_GV hướng dẫn HSø nêu cách làm
_Khi chữa bài, Có thể gọi một số 
Bài 3: Nối ô vuông với số thích hợp
_GV hướng dẫn HS nêu cách làm
_ Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số nên GV nhắc HS có thể dùng các bút chì khác màu nhau để nối
VD: Ô thứ nhất có thể nối với 4 số: 2, 3, 4, 5 
 Nếu có điều kiện sau mỗi lần nối nên cho HS viết kết quả nối, VD: 1 < 2; 1 < 3; 1 < 4; 1 < 5 rồi đọc kết quả
_ GV có thể đọc (bằng lời); HS nghe và viết kết quảnối
* Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 13 “Bằng nhau, dấu =”
_ Viết dấu >, < vào chỗ chấm
 _Làm bài
_ Gọi HS chữa bài 
_HS sử dụng lần lượt từng dấu >, < để nối 2 số đó
_ Xem tranh, so sánh số thỏ với số củ cà rốt rồi viết kết quả
_HS đọc kết quả (từ hàng trên và từ trái sang phải).
_ Nêu cách làm
_Làm bài
-Vở bài tập toán
TIẾT 13: BẰNG NHAU, DẤU =
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó
_ Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
10’
18’
2’
1.Nhận biết quan hệ bằng nhau:
a) Hướng dẫn HS nhận biết 3=3
_GV nêu câu hỏi hoặc HS tự nêu, để biết:
+ Có 3 con hươu, có 3 khóm cây, cứ mỗi con hươu lại có một khóm cây (và ngược lại), nên số con hươu (3) bằng số khóm cây (3), ta nói 3 bằng 3
+Có 3 chấm tròn xanh, có 3 chấm tròn trắng, cứ mỗi chấm tròn xanh lại có 1 chấm tròn trắng, nên số chấm tròn xanh (3) bằng số chấm tròn trắng (3), ta có 3 bằng 3
_ GV giới thiệu: “Ba bằng ba” viết như sau:
3 = 3, giải thích: dấu = đọc là dấu bằng
_Cho HS đọc: 3 = 3
b) Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4
_Hướng dẫn lần lượt và tương tự như đối với 3 = 3
_Hoặc nêu vấn đề:
 + Chẳng hạn: ta biết 3 = 3, vậy có thể nêu ngay 4 = 4 hay không?
 + Hướng dẫn HS giải thích 4 = 4 bằng tranh vẽ (hay mô hình) nêu trong bài học tương tự như đối với 3 = 3
c) Cho HS nêu vấn đề tương tự như phần b, chẳng hạn để giải thích 2 = 2. 
 Từ đó khái quát thành:
Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau (đọc , chẳng hạn 3 = 3 từ trái sang phải cũng giống đọc từ phải sanh trái, còn 3 ¸4 chỉ đọc từ trái sang phải (ba bé hơn bốn) vì nếu đọc từ phải sang trái thì phải thay “bé hơn” bởi “ lớn hơn”
2.Thực hành:
Bài 1: Viết dấu =
 GV quan sát và giúp HS trong quá trình tập viết dấu =
Lưu ý khi viết dấu = vào giữa hai số, VD: 5 = 5, nên hướng dẫn HS viết dấu = cân đối ngang giữa hai số, không viết cao quá, cũng không viết thấp quá 
Bài 2: Viết
_GV hướng dẫn HS nêu nhận xét rồi viết kết quả nhận xét bằng kí hiệuvào các ô trống
_Chẳng hạn: ở hình vẽ đầu tiên có 5 hình tròn trắng, 5 hình tròn xanh, ta viết: 5= 5
Làm tương tự với các tranh khác
Bài 3: Viết 
_Gọi HS nêu cách làm bài 
Bài 4: Viết
_Gọi HS nêu cách làm bài
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 15: “Luyện tập chung”
_Quan sát tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan 1 HK I.doc