Giáo án Toán lớp 1 - Bài: Xăngtimét – đo độ dài

 I . Mục tiêu:

 + Biết Xăng ti mét là đơn vị đo độ dài , biết xăng – ti – mét viết tắt là cm.

 + Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng.

 + + BT cần lm: Bi 1; Bi 2; Bi 3; Bi 4.

 II . Chuẩn bị:

 1/ GV: ĐDDH, mô hình, vật thật.

 2/ HS: ĐDHT, SGK.

 III . Các hoạt động dạy – học:

 

doc 2 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Bài: Xăngtimét – đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 30 tháng 01 năm 2013
Môn: TOÁN 
BÀI: XĂNGTIMÉT – ĐO ĐỘ DÀI
 I . Mục tiêu:
 + Biết Xăng ti mét là đơn vị đo độ dài , biết xăng – ti – mét viết tắt là cm.
 + Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng. 
	+ + BT cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
 II . Chuẩn bị:
 1/ GV: ĐDDH, mô hình, vật thật.
 2/ HS: ĐDHT, SGK.
 III . Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1 . Khởi động:(1’) Hát
 2 . Bài cũ: Giải toán có lời văn ( 5’)
- HS sửa bài tập 3:
 Số con vịt có tất cả là:
 5 + 4 = 9 ( con vịt )
 Đáp số: 9 con vịt
- GV nhận xét.
3 . Bài mới:(1’)
- Tiết này các em học bài Xăngtimét – Đo độ dài.
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài ( cm) và dụng cụ đo độ dài. ( 5’)
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
* Giơ thước đo – hỏi: Đây là cái gì?
* Trên thước đo các con nhìn thấy gì? 
- GV nêu : Đây là thước thẳng trên thước có chia vạch thành từng xăng ti mét và có các số đo. Thước này dùng để đo độ dài các đoạn thẳng.
- Xăng ti mét là đơn vị đo độ dài. Vạch chia đầu tiên của thước là vạch 0. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăng ti mét, .. 
- Chú ý: Đầu thước có dư 1 đoạn nhỏ trước vạch 0. Vì vậy khi đo nên tránh đầu của thước.
- GV hướng dẫn HS quan sát cái thước đo độ dài và giới thiệu xăng ti mét ( cm). 
- GV ghi bảng: xăngtimét – viết tắt là cm.
- Cho HS đọc.
b/ Hoạt động 2: Giới thiệu thao tác đo độ dài ( 7’)
- Phương pháp: Trực quan, thực hành.
- GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước:
+ Bước 1: Đặt vạch 0 trùng với 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo ( xăng timét)
+ Bước 3:Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.
- GV cho HS thực hành.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
HS chữa bài 3 ( HS làm vào nháp, 1 HS chữa trên bảng lớp).
+ Lắng nghe. 
+ HS quan sát: Đây là thước kẻ.
+ Vạch chia và các số ghi.
Viết bảng con: cm
HS đọc.
HS quan sát và lắng nghe.
HS nhắc lại cách đo.
HS thực hành
c/ Hoạt động 3: Thực hành ( 19’)
- Phương pháp: Thực hành, luyện tập.
+ Bài 1: GV cho HS viết cm vào vở.
 Kí hiệu của cm khi đọc và viết như thế nào?
 Hướng dẫn HS cách viết kí hiệu cm: cao 2 ô li và rộng 1 ô. Hãy nhìn chữ mẫu và viết.
+ Bài 2: GV làm mẫu 1 bài.
Yêu cầu HS đọc kết quả đo dựa trên vạch thước .
- GV nhận xét.
+ Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS đo mẫu 1 bài.
- Yêu cầu HS đo và nêu kết quả đo.
- GV nhận xét.
HS viết vào vở bài 1.
BaØi 2: HS đo và đọc: 6 cm, 3 cm, 2 cm .
HS khác nhận xét.
Bài 3: HS nêu – Đặt thước đúng ghi đ và sai ghi s.
HS làm vào SGK.
HS sửa bài và giải thích: 
+ Trường hợp 1 là sai. Vì vạch 0 của thước không đặt trùng vào một đầu của đoạn thẳng.
+ Trường hợp 2 là sai: Vì mép thước không đặt trùng với đoạn thẳng.
+ Trường hợp 3 là đúng: Vạch 0 trùng với một đầu của đoạn thẳng và mép thước trùng với đoạn thẳng.
 4 . Củng cố ( 4’)
 - GV tổ chức cho HS sửa bài tập 4 qua hình thức thi đua.
- GV cho các nhóm thảo luận nêu cách đo nhanh nhất.
- GV nhận xét – tuyên dương.
 5/ Tổng kết – dặn dò: ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
HS thảo luận – đại diện trình bày.
+ Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docXANGTIMET - D Đ DÀI.doc