I.Mục đích, yêu cầu:
-Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của cm.
-Bước đầu vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là cm trong các trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
-Sách bài tập toán, thước có vạch chia từ 0- 20 cm, giấy nháp, bút chì.
III. Các hoạt động dạy và học:
TUẦN: Thứ , ngày tháng năm Môn: Toán Bài 83: XĂNG- TI- MÉT. ĐO ĐỘ DÀI I.Mục đích, yêu cầu: -Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của cm. -Bước đầu vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là cm trong các trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: -Sách bài tập toán, thước có vạch chia từ 0- 20 cm, giấy nháp, bút chì. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: GV treo tranh -HS đọc đề toán -HS viết tóm tắt và bài giải ra giấy nháp -GV nhận xét 2/ Bài mới: a/Giới thiệu bài: -Đây là cái gì? Trên thước nhìn thấy gì?(Thước kẻ, trên có vạch chia và ghi các số) -Trên thước có vạch chia thành từng cm và số đo. Vậy cm là gì? b/Giới thiệu đơn vị độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia thành từng cm) -Cho HS quan sát thước thẳng có vạch chia- GV giới thiệu thước -Cho HS dùng đầu bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút đến vạch 1 thì nói: “1 cm” -Lưu ý: Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là 1 cm, từ vạch 2 đến vạch 3 cũng là 1 cm. Cần đề phòng vị trí của vạch trùng với đều của thước. Xăngtimet viết tắt là cm -GV ghi bảng “cm”, gọi HS đọc. +Giới thiệu thao tác đo độ dài: -Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. -Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng , đọc kèm theo đơn vị đo (cm). Chẳng hẹ, trên hình vẽ, ta có đoạn thẳng AB dài 1 cm, đoạn thẳng MN dài 3 cm -Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp). Chẳng hạn, viết 1 cm ở ngay dưới đoạn thẳng AB +Cho HS thực hành vào nháp 3/ Thực hành +Bài 1: Viết -Bài yêu cầu gì? +Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc số đó -Bài yêu cầu gì? +Bài 3: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết các số đo -Bài yêu cầu gì? +Bài 4: Em chỉ có đoạn thước dài 3 cm. Làm thế nào để đo độ dài các đoạn thẳng dưới đây? Đo rồi viết các số đo -Làm nháp- đọc -Thước kẻ, trên có vạch chia và ghi các số. -HS thực hành -Cá nhân- nhóm- lớp -HS vẽ vào nháp -Viết “cm” -Viết số -Dùng thước đo và ghi số đo IV. Củng cố, dặn dò: -Xem bài mới: Luyện tập
Tài liệu đính kèm: