Giáo Án Toán Lớp 1 - Bài 100: Các Số Tròn Chục - Hoàng Thanh Tâm

I, Mục đích -Yêu cầu:

- HS nhận biết về số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 10 - 90

- HS biết thứ tự các số tròn chục từ 10 -90

- HS biết so sánh các số tròn chục

II, Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án điện tử

- Sách giáo khoa Toán

- Hoa có gắn các chữ số để HS chơi trò chơi

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

 

doc 9 trang Người đăng honganh Lượt xem 5775Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Toán Lớp 1 - Bài 100: Các Số Tròn Chục - Hoàng Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Phân môn: Toán
Bài 100: Các số tròn chục
Lớp : 1E
Giáo viên hướng dẫn:cô Trần Minh Châu
Sinh viên: Hoàng Thanh Tâm
I, Mục đích -Yêu cầu:
- HS nhận biết về số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 10 - 90
- HS biết thứ tự các số tròn chục từ 10 -90
- HS biết so sánh các số tròn chục
II, Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án điện tử
- Sách giáo khoa Toán
- Hoa có gắn các chữ số để HS chơi trò chơi
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa 
- Bộ đồ dùng học Toán
III, Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY (GV)
HOẠT ĐỘNG HỌC (HS)
PT
I, Ổn định tổ chức:
1 phút
I, Ổn định tổ chức:
- GV: yêu cầu HS hát 1 bài.
- Cả lớp hát.
II, Kiểm tra bài cũ:
5 phút
II, Kiểm tra bài cũ: 
- GV: Trước khi vào bài mới, cô sẽ kiểm tra bài cũ.
- GV: Tổ 1, tô2 vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm
Tổ 3 tổ 4 vẽ đoạn thẳng CD dài 15 cm
- GV: Gọi HS lên kiểm tra bài của bạn
- GV nhận xét, cho điểm
- GV: Qua phần kiểm tra bài cũ vừa rồi, cô thấy lớp mình đã học bài rất tốt. Cô khen lớp mình nào!
- HS lắng nghe
- HS vẽ vào bảng/ nháp
- 1HS mang thước lên kiểm tra
- HS lắng nghe
-> Slide 2
III, Dạy bài mới:
1. Hình thành kiến thức
2. Nghỉ giữa giờ
3. Luyện tập
Bài 1 (Viết) :
- Bài 3 : Điền dấu
25 phút
10 phút
1-2 phút
10 phút
III, Dạy bài mới: 
1.Hình thành kiến thức
- GV: Bây giờ, cô và các con cùng chuyển sang bài học mới
- Các con lấy 1 bó que tính. Cô có 1 bó que tính. Cô có mấy chục que tính?
- GV: 1 chục còn có cách gọi nào khác?
- GV: Cô có số 10
- GV: 10 đọc như thế nào?
- GV: Lấy 2 bó que tính. Có mấy chục que tính?
- GV: 2 chục còn có cách gọi nào khác?
- GV: Cô viết chữ số 2, sau đó viết tiếp chữ số 0. Cô được số 20. 1 bạn đọc cho cô số cô vừa viết.
- GV: Lấy 3 bó que tính. Con có mấy chục que tính?
- GV: 3 chục còn gọi là bao nhiêu?
- GV: Để viết số 30. Cô viết chữ số 3 rồi viết tiếp chữ số 0. Số cô vừa viết đọc như thế nào?
- GV: Tiếp tục lấy 4 bó que tính. Có mấy chục que tính?
- GV: 4 chục còn có cách gọi nào khác?
- GV: Cô viết chữ số 4, viết tiếp chữ số 0. Cô được số 40. 1 bạn đọc số.
- GV: Thảo luận nhóm đôi trong 1 phút. Tìm số chục, cách đọc và cách viết của 5 bó que tính.
- GV: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV cho nhóm khác nhận xét.
- GV: chốt lại
- GV: Mở sách giáo khoa trang 126, hoàn thành bảng
- GV: 1 bạn đọc bài làm trong sách giáo khoa
- GV: 1bạn nhận xét
- GV: So sánh với kết quả trên bảng
- GV: 1bạn đọc số chục.
- GV: 1bạn đọc các số từ 10 đến 90
- GV: Nhận xét số các con vừa lập được
- GV chốt lại.
- GV: Nói cách khác, các số vừa lập chính là Các số tròn chục. Đó cũng là tên bài học của chúng ta ngày hôm nay.
- GV: 5HS nhắc lại đề bài
- GV Cho HS đọc xuôi từ 10-90.
- GV cho HS đọc ngược từ 90-10.
- GV: 1bạn đọc xuôi từ 1 chục đến 9 chục
- GV: Đọc ngược từ 9 chục dến 1 chục
- GV: Chúng ta sẽ có 1 phần thi nho nhỏ. Tổ 1 và tổ 2 sẽ đọc các số chục. Tổ 3 và tổ 4 đọc các số viết.
- GV: Trong các số tròn chục từ 10 đến 90, số nào là số lớn nhất?
- GV: Số 90 lớn hơn những số tròn chục nào?
- GV: Trong các số tròn chục, số nào là số bé nhất?
- GV: 10 bé hơn những số tròn chục nào?
- GV cho HS đọc xuôi, đọc ngược các số tròn chục.
2.Nghỉ giữa giờ:
- GV: Lớp mình vừa học rất tốt. Cả lớp cùng cô chơi trò chơi “Những ngón tay xinh” nào (dựa vào trò chơi Một ngón tay nhúc nhích)
3. Luyện tập
- GV: Chúng mình đã biết thế nào là các số tròn chục. Bây giờ, cô và các con cùng làm bài tập để khắc sâu hơn.
- GV : Bạn Nô-bi-ta đố chúng mình 1 bài toán. Cả lớp hãy theo dõi xem bạn có yêu cầu gì nhé !
- GV : Bài toán có 2 yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất là đọc số. Yêu cầu thứ hai là viết số.
- GV : Bạn Nô-bi-ta có 1 gợi ý đầu tiên. Các con chú ý theo dõi.
- GV : Các con làm bài vào trong SGK trong vòng 2 phút.
- GV : 1 bạn đọc bài làm câu a của mình
- GV : Nhận xét bài bạn
- GV : Theo dõi lời giải của bạn Nô-bi-ta
- GV cho 4HS làm câu b, c vào bảng phụ.
- GV lần lượt chữa câu b, c trên bảng phụ
- GV : Cô đố các con. Muốn so sánh các số tròn chục ta làm thế nào ?
- GV : Chúng mình cùng bước sang bài tập 3 để nắm rõ hơn cách so sánh các số tròn chục nhé !
- GV : 1 bạn đọc yêu cầu bài tập 3
- GV : 2 chục như thế nào với 1 chục ?
- GV : 2 chục lớn hơn 1 chục. Vậy, 20 như thế nào với 10 ?
- GV : Vậy ta điền dấu gì ?
- GV : Các con hoàn thành bài trong SGK
- GV  gọi HS chữa bài theo dãy, lần lượt từng HS 
- 2 bạn ngồi cạnh đổi sách, soát lỗi cho nhau
- GV : Nhận xét 2 phép tính sau : 40 < 80
 80 < 40
- GV nhận xét, chốt lại
- HS lắng nghe.
- HS: Cô có 1 chục que tính.
- HS: 1 chục còn gọi là 10
- HS theo dõi
- HS: mười
- HS: Có 2 chục que tính
- HS: 2 chục còn gọi là 20
- HS: hai mươi
- HS: Có 3 chục que tính.
- HS: 3 chục còn gọi là 30
- HS: ba mươi
- HS: 4 chục que tính
- HS: 4 chục còn gọi là 40
- HS : bốn mươi
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS làm bài vào SGK
- 1HS đọc
- 1HS nhận xét
- HS chữa lại bài
- 1HS đọc
- 1HS đọc
- HS: Số vừa lập được là số có hai chữ số, chữ số hàng đơn vị luôn là chữ số 0 và chữ số hàng chục tăng dần từ 1-9
- HS lắng nghe
- 5HS nhắc lại đề bài
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh
- 1 HS đọc
- 1HS đọc
- HS thi giữa các tổ
- HS: Số 90 là số lớn nhất.
- HS: Số 90 lớn hơn 10, 20.80
- HS: Số 10 là số bé nhất.
- HS: 10 bé hơn 20, 3090
- HS đọc 	
- HS tham gia chơi
-HS lắng nghe
- 1HS đọc đề bài 
- HS lắng nghe
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- HS làm bài vào SGK
- 1 HS đọc
- 1HS nhận xét
- HS theo dõi, chữa bài
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS chữa bài
- HS: Muốn so sánh các số tròn chục ta chỉ cần so sánh số chục với nhau.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu
- 2 chục lớn hơn 1 chục.
- HS: 20 lớn hơn 10
- HS điền dấu lớn
- HS làm bài
- HS chữa bài theo dãy
- HS đổi sách
- HS 2 phép tính đều so sánh 40 và 80. Hai số đổi chỗ cho nhau nên ta phải đổi dấu ngược lại
-> Slide3
-> Slide 4
-> Slide 5
-> Slde 6
-> Slide 7
-> Slide 8
IV, Củng cố, dặn dò
1, Củng cố
2, Dặn dò
7 phút
5 phút
1 phút
IV, Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố:
 - GV: Bạn nào cho cô biết hôm nay chúng ta vừa học bài gì?
- GV: Thế nào là số tròn chục?
- GV: Lớp mình đã học rất tốt. Cô thưởng cho lớp mình 1 trò chơi. Trò chơi mang tên: Vườn hoa tươi thắm.
Luật chơi: Cô cần 2 đội. Mỗi đội 4 người. Chơi làm 2 lượt. 1 bạn lên lấy hoa gắn số tròn chục để gắn vào vườn hoa của đội mình sau đó quay về đập tay vào người tiếp theo thì người đó mới được tiếp tục.
Trò chơi kết thúc khi có 1 đội hoàn thành phần chơi của mình.
Đội chiến thắng là đội ghép nhanh và đúng nhiều nhất.
- GV hỏi thêm HS về dãy hoa mà mình vừa ghép.
- GV nhận xét, khen thưởng
2. Dặn dò: (1phút)
- GV: Tiết học hôm nay các con học rất tốt. Dựa vào trò chơi chúng mình vừa chơi, các con hãy hoàn thành bài tập 2 vào trong sách giáo khoa. Về nhà, cả lớp nhớ ôn lại cách đọc và cách viết các số tròn chục.
- HS: Chúng ta vừa học bài Các số tròn chục
- HS: Số tròn chục là số có 2 chữ số. Chữ số hàng đơn vị luôn bằng 0. Chữ số hàng chục tăng dần từ 1 đến 9
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.	
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-> Slide 10
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
	Trần Thị Minh Châu

Tài liệu đính kèm:

  • docCac so tron chuc.doc