Giáo án Toán Lớp 1

I- Mục tiêu:

- So sánh số lợng của hai nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lợng của hai nhóm đồ vật.

II- Tài liệu và phơng tiện:

- 5 chiếc cốc, 4 chiều thìa, 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

III- Các hoạt động dạy - học:

HĐ1: So sánh số lợng cốc và thìa.

- GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn và nói "Cô có một số cốc". Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói "Cô có một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau".

- GV gọi 1 HS lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp "Còn chiếc cốc nào không có thìa không?". HS trả lời "Còn" và chỉ vào chiếc cốc cha có thìa.

HĐ2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa.

- GV đa ra 3 loạ hoa và 4 bông hoa rồi nêu yêu cầu:

- Cô có một số lọ hoa và một số bông hoa, tong tự nh cách so sánh cốc và thìa, cô mời một bạn so sánh số lọ hoa và số bông hoa".

- HS lên bảng, cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa.

- GV cho một vài em nêu lại kết quả của phép so sánh trên.

HĐ3: So sánh số chai và số nút chai.

- GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 chiếc nút chai lên bảng và nói: Trên bảng cô có vẽ một số nút chai và một số chai.

- GV nêu: Nối một chiếc chai với một chiếc nút.

- GV cho HS làm bài trong SGK rồi yêu cầu một vài em nhắc lại kết quả.

HĐ4: So sánh số thỏ và số cà rốt.

 

doc 159 trang Người đăng honganh Lượt xem 1262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 .... năm 200...
Toán: (Tiết 57): Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Phép cộng trong phạm vi 10.
- Viết phép tính thích hợp với tình huống.
- Cấu tạo số 10.
II- Tài liệu và phơng tiện: 
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 10.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Hớng dẫn làm các bài tập.
Bài 1: Tính.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho cả lớp làm bài, sau đó gọi lần lợt từng HS đứng lên đọc lại kết quả, cả lớp nhận xét. 
- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính ở từng cột.
Bài 2: Tính.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập. HS thực hiện phép tính theo cột dọc.
- GV cho cả lớp làm bài và cũng gọi lần lợt từng HS đứng lên đọc.
Bài 3: - GV chuẩn bị sẵn bảng giấy đã ghi nội dung của bài tập.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm. GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV gọi HS xung phong lên bảng làm, các HS dới lớp làm vào SGK.
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn. 
Bài 4: GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho cả lớp làm bài sau đó tổ chức chữa bài.
Bài 5: GV cho HS quan sát rồi đặt đề toán và viết phép tính tơng ứng.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 58): Phép trừ trong phạm vi 10
I- Mục tiêu: 
- Khắc sâu đợc khái niệm.
- Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
- Thực hành đúng phép trừ trong phạm vi 10.
- Củng cố cấu tạo số 10 và so sánh số trong phạm vi 10.
II- Tài liệu và phơng tiện: 
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau:
7 - 2 + 5 = 	2 + 8 - 9 = 	5 + 5 - 1	4 - 2 + 8 = 
HĐ2: Dạy học bài mới.
* Giới thiệu bài: Thuyết trình.
HĐ3: Thực hành.
Bài 1: Tính.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện phép tính theo cột dọc.
- GV gọi 3 HS xung phong lên bảng làm.
- Các HS ở dới làm vào SGK.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu bài.
- HS điền số thích hợp vào ô trống.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV gọi HS lên bảng làm vào bảng phụ GV đã chuẩn bị.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- HS điền dấu thích hợ vào ô trống.
- GV hớng dẫn HS cách làm.
- GV cho HS làm bài sau đó gọi HS chữa bài.
Bài 4: GV cho HS quan sát tranh, sau đó yêu cầu cả lớp đặt đề toán.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 59): Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Phép trừ trong phạm vi 10 cũng nh các bảng tính đã học.
- Viết phép tính tơng ứng với tình huống.
II- Tài liệu và phơng tiện: 
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Hớng dẫn làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: Tính.
- GV cho cả lớp làm bài sau đó gọi lần lợt từng HS đọc kết quả.
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 3 HS xung phong lên bảng làm, các HS khác làm vào SGK.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Số.
- GV cho HS quan sát bài rồi nêu cách làm.
- HS đièn số thoả mãn với từng phép tính.
- GV cho cả lớp làm bài và chữa bài.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- GV cho HS quan sát tranh sau đó đặt đề toán và viết phép tính tơng ứng
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 60): Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
I- Mục tiêu: 
- Củng cố ghi sâu bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 và vận dụng 2 bảng tính này để làm tính.
- Khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Nắm vững cấu tạo của các số (7, 8, 9, 10).
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng xem tranh vẽ, đọc đề bài và ghi phép tính tơng ứng.
II- Tài liệu và phơng tiện: 
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Dạy học bài mới.
- GV treo tranh trong SGK.
- GV chia lớp ra thành 2 đội, sau đó tổ chức cho 2 đội thi tiếp sức để lập lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 tơng ứng tranh vẽ.
HĐ3: Thực hành.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập sau đó cho cả lớp làm bài, gọi lần lợt từng HS đứng lên đọc kết quả.
Bài 2: Số.
- GV cho HS quan sát đề toán và hỏi HS có biết cách làm không. Nếu HS chữa rõ GV hớng dẫn cách làm.
Bài 3: GV cho HS quan sát tranh sau đó nêu miệng bài toán theo tranh và viết phép tính tơng ứng vào SGK.
- GV cho HS đọc bài toán và nêu bài toán sau đó cho cả lớp viết phép tính tơng ứng.
- GV gọi HS xung phong đứng lên đọc phép tính, cả lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200...
Toán: (Tiết 61): Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
- Củng cố các kĩ năng về so sánh số.
- Rèn luyện kĩ năng ban đầu của việc giải bài toán có lời văn.
II- Tài liệu và phơng tiện: 
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng tính.
3 + 4 = 	9 - 5 = 	8 - 2 = 	5 + 4 = 
3 + 6 = 	6 + 2 = 	5 + 3 = 	4 + 4 = 
- Sau khi 2 HS làm xong trên bảng. GV cho HS dới lớp nhận xét.
- GV nhận xét cho điểm.
HĐ2: Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Hớng dẫn HS lần lợt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán. HS đọc: Tính.
- GV yêu cầu HS làm bài trong SGK của mình.
- Trong khi HS làm bài GV viết phần cuối lên bảng.
- Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2: - GV cho HS nêu yêu cầu của đầu bài.
- HS: Số.
- GV cho các em làm bài. GV gọi 2 HS lên bảng điền số.
- 2 HS lên bảng còn các HS khác theo dõi kết quả của bạn, so sánh với kết quả của mình và rút ra nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán. HS làm bài.
- GV yêu cầu 2 bạn ngồi bên cạnh đổi vở cho nhau và kiểm tra kết quả.
- Một số HS đọc bài của bạn lên và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán. HS viết phép tính thích hợp.
- HS làm bài. Chữa bài.
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa. HS dới lớp nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 62): Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết số lợng trong phạm vi 10.
- Cách viết, đếm các số trong phạm vi 10.
- Kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Các kỹ năng ban đầu của việc chuẩn bị giải toán có lời văn.
II- Đồ dùng:
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 
5 + 3 = 	10 + 0 = 
9 - 6 = 	8 + 2 = 
10 - 1 = 	0 + 10 = 
- 2 HS lên bảng điền. GV nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hớng dẫn HS lần lợt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS đọc: "Viết số thích hợp (theo mẫu)"
- HS làm bài.
Chữa bài: GV cho 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của bạn. Nếu bài nào HS phát hiện ra chỗ sai của bạn thì giơ tay chỉ ra chỗ sai cho GV và các bạn biết.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS: "Đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 về 0".
Chữa bài: 
- GV gọi 1 số HS đứng dậy học, các HS khác nghe và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: - GV yêu cầu H đọc đề bài.
- HS "Tính".
- HS làm bài vào vở.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 63): Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
- Viết các số trong phạm vi 10 theo thứ tự đã biết.
- Tự nêu bài toán và biết giải pháp tính bài toán.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
a) 5 + c = 8	b) 9 + c = 10
- Gọi HS nhận xét bài các bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hớng dẫn HS lần lợt làm các bài tập trong SGK: 
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu.
- HS "Số".
- GV nêu câu hỏi gợi ý câu hỏi trớc làm bài.
- HS làm bài.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đầu bài.
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề toán.
- HS viết phép tính thích hợp.
- GV tóm tắt bài toán lên bảg.
- HS nêu toàn văn bài toán.
- HS giải bài toán.
Chữa bài: 
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài. 1 HS khác đọc bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. Các HS khác ở dới lớp nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 64): Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Kỹ năng thực hiện phép tính cộng trừ và so sánh các số trong phạm vi 10
- Xem tranh, nêu đề toán và phép tính để giải.
- Nhận biết ra thứ tự của các hình.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- HS dới lớp làm ra nháp.
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hớng dẫn HS lần lợt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài toán.
- HS "Nối các dấu chấm theo thứ tự".
- HS làm bài.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề.
- HS "Tính".
- HS điền dấu >, , <, = vào chỗ chấm)
- HS làm bài.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
Bài 4: GV gọi HS đọc đầu bài.
- HS "Viết phép tính thích hợp".
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 65): Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Cộng trừ và các số cấu tạo trong phạm vi 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Nhìn vào tóm tắt nêu bài toán và viết phép tính để giải bài toán.
- Nhận dạng hình tam giác.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
Bài 1: Điền >, <, = vào chỗ chấm.
5 ....... 4 + 2 	8 + 1 ....... 3 + 6
6 + 1 ..... 7	4 - 2 ........ 8 - 3
2- Dạy - học bài mới:
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hớng dẫn HS lần lợt giải các bài tập trong SGK.
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu.
- HS "Tính".
- HS làm bài.
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu càu bài toán.
- HS điền số vào chỗ chấm.
- GV nêu gợi ý. HS làm bài.
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV ra câu hỏi gợi ý.
- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ chữa miệng. HS khác và nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: HS đọc đề bài.
- GV viết tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nhìn vào tóm tắt nêu toàn văn bài toán.
- HS làm bài.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: Đề kiểm tra cuối học kỳ
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 66): Điểm - Đoạn thẳng
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết đợc "điểm" và "đoạn thẳng"/
- Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm.
- Biết đọc tên các đoạn thẳng.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Giới thiệu điểm và đoạn thẳng.
- GV giới thiệu điểm. Đặt tên cho điểm bằng các chữ cái khác nhau, HS viết.
- HS đọc tên các điểm (CN - ĐT).
* Nối 2 điểm lại để đợc 1 đoạn thẳng, HS đọc đoạn thẳng.
- Cứ 2 điểm ta nối đợc 1 đoạn thẳng.
- GV hớng dẫn đọc tên 1 vài đoạn thẳng.
* Cách vẽ đoạn thẳng.
* HS vẽ đoạn thẳng trên bảng con, giấy nháp. HS đọc tên các đoạn thẳng đó.
2- Luyện tập: 
Bài 1: Đọc tên các điểm rồi nối các điểm để có đoạn thẳng.
* HS nêu yêu cầu bài 1.
- Nêu miệng tên các điểm.
- HS tự nối các đoạn thẳng.
- HS đọc tên từng đoạn thẳng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Dùng thớc thẳng và bút để nối thành: 
a- 3 đoạn thẳng.	b- 4 đoạn thẳng	c- 6 đoạn thẳng.
* HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của bạn, nhận xét.
a- 3 đoạn thẳng	b- 4 đoạn thẳng
c- 6 đoạn thẳng	d- 7 đoạn thẳng.
Bài 3: Mỗi hình vẽ dới đây có bao nhiêu đoạn thẳng.
* HS nêu yêu cầu bài. Cả lớp làm bài.
- Nêu kết quả, có thể đặt tên các điểm sau đó đọc tên đoạn thẳg.
- HS khác nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 67): Độ dài đoạn thẳng
I- Mục tiêu: 
- Có biểu tợng dài hơn, ngắn hơn. Qua đó hình thành biểu tợng về độ dài đoạn thẳng.
- Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian.
II- Đồ dùng: Thớc kẻ, bút chì màu.
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 
- 2 HS lên bảng điền. GV nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Dạy biểu tợng "dài hơn, ngắn hơn" và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng.
- GV cầm 2 thớc kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi "Làm thế nào để biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn?".
- HS trả lời: Muốn biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn thì ta đo hoặc nhìn...
c- So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
- GV cầm 2 cái thớc dài to (có độ dài ngắn khác nhau, có thể cả màu sắc khác nhau), cái thớc nào ngắn hơn ta làm thế nào? 
- HS: Ta đo nh cách 1.
3- GV hớng dẫn HS thực hành qua các bài tập: 
Bài 1: GV gọi HS đọc đầu bài.
- HS: Đoạn thăng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
- GV hớng dẫn HS so sánh từng cặp đoạn thẳng trong bài.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc đầu bài. GV hớng dẫn các em đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tơng ứng.
- HS làm bài. GV gọi HS chữa bài.
- HS đọc lần lợt các số mình điền. Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 68): Thực hiện đo độ dài
I- Mục tiêu: 
- Biết cách và sử dụng đơn vị đo "cha chuẩn" nh: Gang tay, bớc chân thớc kẻ HS, que tinh... để so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc nh: bảng đen, quyển vở, bàn HS, chiều dài, chiều dọc của lớp học.
- Nhận biết đợc rằng gang tay, bớc chân, của những ngời khác nhau thì có độ dài ngắn khác nhau.
- Bớc đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo "chuẩn" để đo độ dài.
II- Đồ dùng: Thớc kẻ, que tính.
III- Các hoạt động dạy - học.
1- Bài cũ: Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào?.
- 2 HS trả lời, GV nhận xét.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- GV hớng dẫn HS cách đo độ dài bằng "gang tay", "bớc chân".
Bớc 1: GV giới thiệu độ dài "gang tay".
Bớc 2: Hớng dẫn cách đo độ dài bằng "gang tay".
Bớc 3: HS thực hiện đo cạnh bàn tay của mình.
c- Hớng dẫn HS cách đo độ dài bằng "bớc chân".
B1: GV giới thiệu độ dài bằng "bớc chân".
B2: GV làm mẫu.
- GV kết luận: Mỗi ngời có một độ dài bằng "bớc chân" khác nhau. Cũng nh đơn vị độ dài bằng "gang tay", đơn vị đo bằng "bớc chân" và một số đơn vị đo khác nh: sải tay, thớc của từng bạn... là khác nhau. Đây là các đơn vị đo "cha chuẩn". Nghĩa là không thể đo đợc chính xác độ dài cảu các vật.
3- Thực hành: 
- GV cho HS thực hàh đo 1 số khung tranh, ảnh, bảng mêka... bằng gang tay và nói kết quả với nhau.
- GV cho HS thực hành và đo chiều dài, chiều rộng của lớp học bằng bớc chân.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 69): Một chục, tia số
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết đợc 10 đơn vị hay còn gọi là 1 chục.
- Biết đợc tia số, đọc và ghi số trên tia số.
II- Đồ dùng: Tranh vẽ cây trong SGK, que tính, các con vật.
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu "một chục".
- GV cho HS xem tranh, đếm số lợng quả trên cây.
- GV hỏi: Trên cây có mấy quả? (10 quả).
- GV nêu: 10 quả hay còn gọi là một chục.
b- Giới thiệu "tia số".
- GV vẽ tia số rồi giới thiệu: Đây là tia số. Trên tia số có một điểm gốc là 0 (đợc ghi bằng số 0).
3- Thực hành luyện tập: 
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.
- GV yêu cầu HS trớc khi vẽ phải đêm trong mỗi ô có bao nhiêu chấm tròn rồi, còn thiếu bao nhiêu chấm tròn nữa thì vẽ vào cho đủ 1 chục.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài. GV cho 2 em ngồi cạnh đổi vở cho nhau và kiểm tra bài làm của bạn.
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu đầu bài.
- HS đọc đầu bài. GV hỏi: Các em phải viết số theo thứ tự nh thế nào? 
- HS: Viết số theo thứ tự tăng dần. HS làm bài.
Chữa bài: 
- GV gọi 1 HS lên bảng viết vào dới mỗi vạch tia số mà GV kẻ sẵn.
- HS dới lớp nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 70): Mời một, mời hai
I- Mục tiêu: 
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Đọc, viêt các số đó. Bớc đầu nhận biết cấu tạo các số có hai chữ số.
II- Đồ dùng: Que tính, bút màu...
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Điền số vào vạch của tia số? 
- 2 HS lên bảng điền.
- HS đọc các số trên tia số. GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Giới thiệu số 11: Có 10 que tính thêm 1 que tính là mấy que tính.
* GV thao tác trên que tính.
- HS trả lời, nhiều HS nhắc lại (10 thêm 1 đợc 11).
- 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
- HS ghép số 11.
- Viết số 11. GV ghi bảng, hớng dẫn HS cách viết số 11.
- HS đọc (CN - N - L).
c- Giới thiệu số 12: 
* Qui trình dạy tơng tự nh số 11.
Luyện tập: 
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống.
* HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS tự làm bài sau đó đứng tại chỗ nêu kết quả nối tiếp.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Làm theo mẫu.
* Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hớng dẫn học sinh làm bài.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: Tô màu.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 71): Mời ba, mời bốn, mời lăm
I- Mục tiêu: 
- HS nhận biết mỗi số (13, 14, 15) gồm một chục và 1 số đơn vị (3, 4, 5) 
- Nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số.
- Đọc và viết đợc các số 13, 14, 15.
II- Đồ dùng:
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Điền số vào vạch của tia số?
- 2 HS lên bảng điền. HS đọc các số trên tia số (từ 0 đến 12). 
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Giới thiệu số 13.
* GV thao tác trên que tính.
Mời que tính thêm ba que tính nữa là mấy que tính?.
- HS trả lời, nhiều HS nhắc lại (10 thêm 3 đợc 13).
Đọc: Mời ba.
- Mời ba gồm một chục và ba đơn vị. HS ghép số 13.
Viết số: 13.
- GV ghi bảng, hớng dẫn HS cách viết số 13. HS đọc (CN - N - L).
c- Giới thiệu số 14, 15.
* Qui trình dạy tơng tự nh số 13.
3- Luyện tập:
Bài 1: Viết số.( củng cố thứ tự các số từ 10 đến 15).
* HS nêu yêu cầu bài 1, GV hớng dẫn cách làm.
- HS tự làm bài 2 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.( củng cố các số 13,14,15).
* HS nêu yêu cầu bài.
- GV hớng dẫn HS đếm ngôi sao. HS làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: Viết theo mẫu.(củng cố phân tích số).
-HS nêu yêu cầu bài. GV hớng dẫn cách làm.
 -M. Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
- HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra. GV chấm một số bài, NX.
 3. Củng cố - dặn dò.GV gọi 2 HS nêu cấu tạo số 13,14,15.
 -GV nhận xét tiết học.
Thứ ..... ngày .... tháng ...... năm 2007
Toán: (Tiết 72): Mời sáu, mời bảy, mời tám, mời chín
I- Mục tiêu: 
- HS nhận biết mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và 1 số đơn vị (6, 7, 8, 9)
- Nhận xét mỗi số trên có 2 chữ số, đọc và viết đợc các số đã học.
II- Đồ dùng:
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Điền số vào vạch của tia số? 
- 2 HS lên bảng điền. HS đọ các số trên tia số. (Từ 0 đến 15).
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Giới thiệu số 16.
* GV thao tác trên que tính.
Mời que tính thêm 6 que tính nữa là mấy que tinh? 
- HS trả lời, nhiều HS nhắc lại (10 thêm 6 đợc 16).
Đọc: Mời sáu.
- Mời sáu gồm một chục và sáu đơn vị. HS ghép số 16.
Viết số: 16.
- GV ghi bảng, hớng dẫn HS cách viết số 16. HS đọc (CN - N - L).
c- Giới thiệu số 17, 18 , 19.
* Qui trình dạy tơng tự nh số 16.
3- Luyện tập: 
Bài 1: Viết số từ 11 đến 19.
* HS nêu yêu cầu bài 1, GV hớng dẫn cách làm.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.(củng cố nhận biết số lợng).
* HS nêu yêu cầu bài.
- GV hớng dẫn học sinh đếm ngôi sao. HS làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: Tô màu 18 quả táo ,19 hình tam giác. HS nêu yêu cầu bài.
HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra, GV chấm và nhận xét.
Bài 4:Viết theo mẫu.HS làm bài cá nhân,gọi HS nêu miệng,GV nhận xét.
 4 . Củng cố - dặn dò.Gv hệ thống bài học ,nhận xét tiết học.
 Toán: (Tiết 73): Hai mơi, hai chục
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết số lợng 20, 20 còn gọi là hai chục.
- Đọc và viết đợc số 20.Tìm đợc số liền trớc,liền sau của các số.
II- Đồ dùng: GV- HS có các thẻ que tính .
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ: Viết số: Từ 0 đến 10, từ 11 đến 19.
- 2 HS lên bảng làm bài tập. GV kiểm tra phần đọc số và phân tích số với HS dới lớp. GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Giới thiệu số 20: 
* GV lấy 1 bó 1 chục que tính sau đó thêm 1 chục que nữa hỏi có bao nhiêu que tính? Vì sao?.
- Hớng dẫn HS rút ra kết luận. Hớng dẫn HS viết số, đọc số CN - ĐT.
3- Luyện tập: 
Bài 1: Viết số (theo mẫu).
* HS nêu yêu cầu: 2 HS lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở. HS khác nhận xét bài của bạn. GV chữa bài.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
* HS đọc yêu cầu, gọi lần lợt HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Viết theo mẫu: M. Số liền sau của 10 là : 11
HS làm bài vào vở bài tập. GV chấm một số bài.
- Nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
Bài 4: Điền số theo thứ tự từ bé đến lớn vào ô trống.
* HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có).
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Gv hệ t

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan lop 1.doc