I .Mục tiêu:
-Nhận biết Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30,
36 – 4.
-Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30, 36 – 4.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV:Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời. Bảng phụ ghi các
bàitập theo SGK
-HS: Bộ đồ dùng toán 1,SGK toán
Ngày dạy: Tuần:30 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (trừ không nhớ) I .Mục tiêu: -Nhận biết Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30, 36 – 4. -Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30, 36 – 4. II. Đồ dùng dạy học: -GV:Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời. Bảng phụ ghi các bàitập theo SGK -HS: Bộ đồ dùng toán 1,SGK toán III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng lơp làm bài tập a)Tính: - 88 - 47 - 79 - 68 67 25 36 44 b)Đặt tính rồi tính: 68 -32 , 99 -83 -Nhận xét- ghi điểm -3 HS lên bảng làm bài -Cả lớp theo dõi 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài - Học sinh nhắc tựa bài - Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) a. Trường hợp phép trừ có dạng 65 – 30 Bước 1: GV hướng dẫn các em thao tác trên que tính. - Hướng dẫn HS lấy 65 que tính (gồm 6 chục và 5 que tính rời), xếp 6 bó que tính bên trái, các que tính rời bên phải. - Cho nói và viết vào bảng con: Có 6 bó, viết 6 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị. - HS lấy 65 que tính, thao tác xếp vào từng cột, viết số 65 vào bảng con và nêu: - Có 6 bó, viết 6 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị. - Tách ra 3 bó, khi tách cũng xếp 3 bó về bên trái phía dưới các bó đã xếp trước. GV vừa nói vừa điền vào bảng: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị. Còn lại 3 bó và 5 que tính rời thì viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào dòng cuối bảng - Học sinh lấy 65 que tính tách ra 3 bó và nêu: - Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị. - Học sinh đếm số que tính còn lại và nêu: - Còn lại 3 bó và 5 que tính rời thì viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào dòng cuối bảng. Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ dạng 65 – 30. Đặt tính: Viết 65 rồi viết 30, sao cho các số chục thẳng cột nhau, các số đơn vị thẳng cột nhau, viết dấu - , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái. 65 30 35 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 Như vậy: 65 – 30 = 35 Gọi vài học sinh nhắc lại cách trừ. -HS nhắc lại cách trừ. -Đọc: 65 – 30 = 35 b. Trường hợp phép trừ có dạng 36 – 4 - Khi đặt tính phải đặt 4 thẳng cột với 6 ở cột đơn vị. Khi tính từ phải sang trái có nêu “Hạ 3, viết 3” để thay cho nêu “3 trừ 0 bằng 3, viết 3”. - 36 4 32 6 trừ 4 bằng 2, viết 2 hạ 3, viết 3 Như vậy: 36 – 4 = 32 - Gọi vài học sinh nhắc lại cách trừ Nghỉ giữa tiết -Nhắc lại cách trừ -Đọc: 36 – 4 = 32 Bài 1:T ính :a) - 82 - 72 - 48 - 69 - 98 - 55 50 40 20 50 30 55 b) - 68 - 32 - 88 - 33 - 79 - 54 4 2 7 3 0 4 Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS tự làm rồi chữa bài, Lưu ý: Cần kiểm tra kĩ năng thực hiện tính trừ của HS và các trường hợp xuất hiện số 0, chẳng hạn: 55 – 55 , 33 – 3 , 79 – 0, và viết các số thật thẳng cột. - Học sinh thực hành ở bảng con. Bài 2: - 57 - 57 - 57 - 57 5 5 5 5 50 52 07 52 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài. -Gọi HS đọc kết quả bài làm - Học sinh làm bài tập SGK -HS đọc kết quả bài làm Bài 3: Tính nhẩm: 66 - 60 = 72 - 70 = 78 - 50 = 43 - 20 = 58 - 4 = 99- 1 = 58 - 8 = 99 - 9 = -Gọi HS nêu yêu cầu của bài. -Gọi HS đọc kết quả bài làm -Học sinh làm SGK -yêu cầu các em nêu cách tính nêu kết quả Bài 3: Tính nhẩm (Dành choHS khá,giỏi) 98 - 90 = 59 - 30 = 67 - 7 = 67 - 5 = -GV nhận xét sữa bài -HS xung phong làm bảng lớp 4.Củng cố, dặn dò:- Hỏi tên bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau - Nêu tên bài và các bước thực hiện phép trừ (đặt tính, viết dấu trừ, gạch ngang, trừ từ phải sang trái). Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần:30 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu -Nhận biết đặt tính , làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ). - Biết đặt tính , làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ). II. Đồ dùng dạy học: -GV:Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK. -HS:Bộ đồ dùng toán 1 ,S.GK toán III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm bài cũ: Hỏi tên bài cũ. - Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 48 – 4 ,79 – 9 ,86 -30 - Nhận xét bài cũ - Học sinh làm bảng con (ù đặt tính và tính) 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.bài -Học sinh nhắc lại tựa bài Bài 1:Đặt tính rồi tính: 43- 23 57- 31 72 -60 70- 40 66- 25 -Học sinh nêu yêu cầu của bài. -GV nhận xét sữa sa -Đặt tính rồi tính Ø- Làm bảng con Bài 2:Tính nhẩm: 65 - 5 = 65 - 60 = 65 -65 = 70 – 30 = 94 - 3 = 33 -30 = 21 - 1 = 21 - 21 = 3 2 - 10 = -Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV gọi học sinh nêu cách trừ nhẩm rồi nhẩm và nêu kết quả. Nghỉ giữa tiết - Học sinh nêu cách trừ nhẩm nêu kết quả của từng bài tập. Bài 3:>;<;= 35 -5..35 - 4 43 +3.43 -3 30 -20..40 30 31 +42.41 + 32 -Gọi Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV chốt: thực hiện tính trừ ở vế trái sau đó ở vế phải rồi so sánh kết quả hai bên điền dấu thích hợp vào ô trống. -HS nêu -HS làm SGK rồi đọc kết quả bài làm Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Tổ chức thành trò chơi thi đua giữa các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5em làm toán tiếp sức. 76 - 5 40 + 14 68 - 4 11 + 21 5 60 + 11 42 - 12 54 71 32 Bài 4: (Dành cho HS khá ,giỏi) -Học sinh nêu yêu cầu của bài. -GV yêu cầu HS nêu TT bài toán, tự giải và nêu kết quả. Tóm tắt: Có tất cả : 35 bạn Có : 20 bạn nữ Có :? bạn nam Giải: Số bạn nam có là: 35 – 20 = 15 (bạn nam) Đáp số: 15 bạn nam 4.Củng cố, dặn dò:- Hỏi tên bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. - Nhắc lại tên bài học. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần: 30 CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ I. Mục tiêu: - Nhạn biết tuần lễ có 7 ngày; biết tên các ngày trong tuần. -Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: -GV:1 cuốn lịch bóc hàng ngày và 1 bảng thời khoá biểu của lớp. -HS:Bộ đồ dùng toán 1 ,S.GK toán III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài cũ. -Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 55 – 24 ; 78 – 25 ; 98 -72 - Nhận xét chung - Học sinh đặt tính và tính kết quả. Ghi vào bảng con. 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa.bà - Học sinh nhắc tựa bài Hoạt động1: GV giới thiệu cho học sinh quyển lịch bóc hằng ngày (treo quyển lịch trên bảng), chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: - Hôm nay là thứ mấy? - Gọi vài HS nhắc lại - HS theo dõi các tờ lịch trên bảng lớp để trả lời câu hỏi của giáo viên: - GV cho HS nhìn tranh các tờ lịch trong SGK và giới thiệu cho HS biết các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ bảy - Hôm nay là thứ mấy? - Gọi vài HS nhắc lại. - GV cho HS nhìn tranh các tờ lịch trong SGK và giới thiệu cho HS biết các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ bảy - HS nêu theo ngày hiện tại. - Nhắc lại. - Nhắc lại: Một tuần lễ có 7 ngày là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ bảy. Chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu? - Cho HS nhìn tờ lịch và trả lời câu hỏi - Gọi vài HS nhắc lại Nghỉ giữa tiết - HS nêu theo ngày hiện tại. -Nhắc lại. Hoạt động 2: HS thưc hành: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS trả lời được: trong 1 tuần lễ em đi học những ngày nào? Em nghỉ học những ngày nào? -HS trả lời Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: - GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp - HS đọc và viết: Ví dụ: - Hôm nay là thứ năm ,ngày 8 tháng tư. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: - GV cho HS chép thời khoá biểu của lớp vào tập và đọc lại. - Học sinh tự chép thời khoá biểu của lớp mình và đọc cho cả lớp cùng nghe. 4.Củng cố, dặn dò: -Hỏi tên bài. - Nhắc lại các ngày trong tuần, nêu những ngày đi học, những ngày nghỉ học. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. -HS nêu - Em đi học vào các ngày: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. - Em nghỉ học vào các ngày: thứ bảy, chủ nhật. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần: 30 CỘNG – TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 I. Mục tiêu: -Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Biết cộng, trừ các số có hai chữ số (không nhớ); cộng trừ nhẩm giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học. II. Đồ dùng dạy học: -GV:Các bó mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời. Các tranh vẽ trong SGK. -HS: Bộ đồ dùng toán 1,SGK toán III..Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài cũ. - Gọi học sinh nêu các ngày trong 1 tuần? - Những ngày nào đi học, những ngày nào nghỉ học? - Nhận xét –ghi điểm - 2 HS nêu các ngày trong tuần là: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. - Các ngày đi học là: Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. Các ngày nghỉ học là: Thứ bảy, chủ nhật. 2.Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa bài. - Nhắc lại tựa bài. Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1:Tính nhẩm: 80 + 10 = 30 + 40 = 80 + 5 = 90 – 80 = 70 – 30 = 85 – 5 = 90 -10 = 70 – 40 = 85 – 80 = -Học sinh nêu yêu cầu của bài Tính nhẩm và nêu kết quả (Làm SGK) Bài 2:Đặt tính rồi tính: 36 + 12 65 + 22 48 - 36 87 - 65 48 – 12 87 - 22 -Học sinh nêu yêu cầu của bài: . -Nhận xét sửa sai Lưu ý: Cần đặt các số cùng hàng thẳng cột với nhau và kiểm tra kĩ thuật tính đối với học sinh. Qua ví dụ cụ thể: 36 + 12 = 48 48 – 36 = 12 48 – 12 = 36 -Cho HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Nghỉ giữa tiết -HS làm bảng con Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: - Cho học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài toán. Giải vào vở và nêu kết quả Giải Hai bạn có tất cả là: 35 + 43 = 78 (que tính) Đáp số: 78 que tính Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài: -HS tự đọc đề và nêu tóm tắt bài toán. -Chấm bài nhận xét - HS tự giải vào vở. Giải Lan hái được là: 68 – 34 = 34 (bông hoa) Đáp số: 34 bông hoa. -1HS lên bảng sữa bài .Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. -Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập - Nhắc lại tên bài học. - Nêu lại kĩ thuật làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100. Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần :31 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ. - Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. II. Đồ dùng dạy học:; -GV: Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK. -HS: Bộ đồ dùng toán 1,SGK toán III. Các hoạt động dạy học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: -Gọi học sinh lên bảng làm bài tập Đặt tính rồi tính: 38 +11 ; 67 -24 49 -35 ; 89 -63 Tính nhẩm: 90 -30 = 75 – 5 = -Nhận xét ghi điểm -3 HS làm bài tập -Cả lớp theo dõi nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa. -Học sinh nhắc tựa tựa bài Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. 34 + 42 76 - 42 52 +47 42+ 34 76 – 34 47 +52 -GV nhận xét sửa sai -GVcho HS so sánh các số để bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và trừ. -Làm bảng con Bài 2 :Viết phép tính thích hợp + = + = - = - = Gọi nêu yêu cầu của bài: -Yêu cầu HS nhìn vào mô hình lập phép tính . Cho HS nêu mối quan hệ giữa phép cộng và trừ. Nghỉ giữa tiết -HS làm SGK 1 HS chữa bài trên bảng lớp Bài 3:>;<;= 30 + 6 .. 6 + 30 45 + 2 3 + 45 55 50 + 4 -Gọi nêu yêu cầu của bài: -GV cùng HS nhận xét -HS thực hiện SGK(1HS làm bảng lớp) Bài 4:Đúng ghi đ sai ghi s (theo mẫu) (Dành cho HS khá,giỏi) Gọi nêu yêu cầu của bài: -Tổ chức cho các em thi đua theo hai nhóm tiếp sức, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh. -Tuyên dương nhóm thắng cuộc. -HS thực hiện trò chơi 4.Củng cố, dặn dò:Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. -Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần:31 ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN I. Mục tiêu: -Làm quen với mặt đồng hồ,có biểu tượng ban đầu về thời gian. -Biết xem giờ đúng. II. Đồ dùng dạy học: -GV:Đồng hồ để bàn loại có 1 kim ngắn và 1 kim dài. -HS: bộ đồ dùng học toán,SGK toán III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài cũ. - Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 35 + 43 , 78 – 45 46 + 33 , -Nhận xét chung -Cả lớp làm bảng con.(làm theo dãy bàn) 2.Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa bài - Học sinh nhắc tựa Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ. - Cho HS xem đồng hồ đêû bàn và hỏi + Mặt đồng hồ có những gì? - GV giới thiệu: Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. Khi kim dài chỉ đúng số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số nào đó; chẳng hạn: chỉ vào số 9 thì 9 giờ. - Cho HS xem mặt đồng hồ và đọc “chín giờ - Có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12. Cho HS thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau dựa theo nội dung các bức tranh trong SGK. - Lúc giờ sáng kim ngắn chỉ số mấy? (số 5), kim dài chỉ số mấy? (số 12), lúc 5 giờ sáng em bé làm gì? (đang ngủ) Nghỉ giữa tiết -Quan sat1 trả lời Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. - Đặt tên cho từng đồng hồ, ví dụ: - Đồng hồ chỉ 8 giờ là A Đồng hồ chỉ 9 giờ là B, . Gọi HS nêu tên và đọc các giờ đúng trên các đồng hồ còn lại. -Lắng nghe Đọc: 8 giờ, 2 giờ, 10 giờ, 11 giờ .Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Tổ chức cho các em chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” bằng cách GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào các giờ đúng và hỏi học sinh là mấy giờ? - Ai nói đúng và nhanh là thắng cuộc. -Nhắc lại tên bài học. -HS thực hành theo hướng dẫn của giáo viên trên mặt đồng hồ. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. - Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần:31 THỰC HÀNH I. Mục tiêu: - Biết đọc giờ đúng, -Vẽõ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. II. Đồ dùng dạy học: -GV: mặt đồng hồà. -HS: bộ đồ dùng học toán,SGK toán III. Các hoạt động dạy học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài cũ. -GV quay kim trên mặt đồng hồ và hỏi HS về một số giờ đúng: 12 giờ, 9 giờ, . - Nhận xét chung -HS trả lời theo hướng dẫn của GV trên mặt đồng hồ. 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. - Học sinh nhắc tựa tựa bài Hoạt động :Hướng dẫn HS thưc hành: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS trả lời được: Lúc 3 giờ kim dài chỉ số mấy? Kim ngắn chỉ số mấy? và ghi theo mẫu bài tập 1 - Lúc 3 giờ kim dài chỉ số 3, kim ngắn chỉ số 12, và ghi “3 giờ”, Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: - GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp Nghỉ giữa tiết - Làm SGK (vẽ các kim chỉ giờ) 1 giờ: Kim ngắn chỉ số 1; 2 giờ: Kim ngắn chỉ số 2; Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nối các tranh vẽ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng - HS nối tranh “buổi sáng học ở trường” với mặt đồng hồ chỉ 8 giờ, “buổi trưa ăn cơm” với mặt đồng hồ chỉ 11 giờ, “buổi chiều học nhóm” với mặt đồng hồ chỉ 3 giờ, “buổi tối nghỉ ở nhà” với mặt đồng hồ chỉ 10 giờ. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: - Hướng dẫn HS dựa vào tranh vẽ để làm bài tập (vẽ kim ngắn chỉ gìơ thích hợp đồng hồ vẽ tranh trong SGK) - Lúc đi vào buổi sáng có thể là 6,7 hay 8 giờ (có mặt trời mọc) Lúc đến nhà có thể là trưa 11 giờ hay 12 giờ (tuỳ theo phương tiện để đi). 4.Củng cố, dặn dò:- Hỏi tên bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau - Nhắc lại tên bài học. - Thực hành ở nhà. Ngày dạy: Tuần:31 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. - Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; II. Đồ dùng dạy học: . -GV: mặt đồng hồà. -HS: bộ đồ dùng học toán,SGK toán III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài cũ. - Gọi HS lên bảng quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng. - Nhận xét bài cũ - 5 HS quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng - HS khác nhận xét bạn thực hành. 2.Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa - Nhắc tựa bài Hoạt động 2:hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu của bài rồi thực hành. - Học sinh nối theo mô hình bài tập trong SGK và nêu kết quả. 9 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 2 giờ. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài 2: - Cho HS thực hành trên mặt đồng hồ và nêu các giờ tương ứng. Nghỉ giữa tiết - Học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ đúng: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài 3: - Cho HS thực hành vào SGK và chữa bài trên bảng lớp. -GV nhận xét - Học sinh nối và nêu: - Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng nối đồng hồ chỉ 6 giờ sáng. Em đi học lúc 7 giờ nối đồng hồ chỉ 7 giờ, .. 4.Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Nêu lại các hoạt động trong ngày của em ứng với các giờ tương ứng trong ngày -Nhận xét tiết học, tuyên dương. - Nhắc lại tên bài học. -HS nêu Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. - Thực hành ở nhà.
Tài liệu đính kèm: