Giáo án Toán học 1 - Tuần 15

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Vận dụng các kiến thức và các kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng : 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số.

- Thực hiện tính trừ dạng “100 trừ đi một số”(Trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi số tròn chục). Tính viết và giải bài toán.

B. Hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán(71) : 	100 trừ đi một số
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Vận dụng các kiến thức và các kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng : 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số.
- Thực hiện tính trừ dạng “100 trừ đi một số”(Trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi số tròn chục). Tính viết và giải bài toán.
B. Hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ
-Đặt tính rồi tính: 27-9; 93-58.
-Tìm x: x+34=81 x-62=38.
-Nhận xét, ghi điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu: 100 trừ đi một số.
2.Dạy bài mới:
*Hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 - 36; 100 - 5
a. Dạng 100 - 5
- GV viết phép trừ lên bảng
- GV đặt phép tính như SGK rồi tính
 * 0 trừ 5 không được lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 
5 nhớ 1, 0 trừ 1 không được, lấy10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1.1trừ 1 bằng 0, viết 0.
b.Dạng 100-36:
- GV viết phép trừ lên bảng
- Yêu cầu HS làm và nêu cách tính
* GV lưu ý : Khi viết phép tính theo hàng ngang thì không cần nêu(viết) chữ số 0 ở bên trái kết quả tính
- Chẳng hạn không viết: 100-36 = 064; mà viết 100-36 =64
2. Thực hành
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài
Nhận xét
Bài 2 : Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV HD mẫu : 100-20 =?
100 =10 chục.10 chục – 2 chục = 8 chục
8 chục là 80
- Yêu cầu HS tự nhẩm miệng
* GV nhận xét
Bài 3 : 1 HS đọc đề; 1 HS tóm tắt; 1 HS giải
-Nhận xét, chữa bài.
III. Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Bài sau : Tìm số trừ
2 hs làm bài tập.
-Nhận xét.
- HS lắng nghe và nêu lại cách tính như SGK
-1HS lên bảng làm, nêu cách đặt tính và cách tính như SGK
-
- HS tự làm và chữa bài
- HS nêu phép tính và kết quả
 Giải:
Số hộp sữa bán buổi chiều là :
 100-24 = 76 (Hộp sữa)
 ĐS: 76 hộp sữa
THứ BA NGàY THáNG12 NĂM 200
Toán(72):	Tìm số trừ
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu
- Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại
- Vận dụng cách tìm số trừ vào giải bài toán
B.Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
-Đặt tính rồi tính: 100- 56; 100 – 28.
-Tính nhẩm: 100 –80, 100-30, 100-60, 100-10
* GV nhận xét, ghi điểm
II. Bài mới
1. Giới thiệu : Tìm số trừ
2.Dạy bài mới:
* Hướng dẫn tìm số trừ khi biết số bị trừ, hiệu
- Giới thiệu hình vẽ, HS quan sát, rồi nêu bài toán. “Có 10 ô vuông sau khi lấy đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hãy tìm số ô vuông bị lấy đi”
-Nêu : Số ô vuông lấy đi là số chưa biết, ta gọi số đó là x. Có 10 ô vuông(viết lên bảng số 10) lấy đi số ô vuông chưa biết(viết tiếp dấu trừ và chữ x vào bên phải số 10) còn lại 6 ô vuông( viết tiếp :=6 vào dòng đang viết để thành 10-x=6)
- Ghi tên từng thành phần của phép trừ yêu cầu HS gọi tên 
-Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? 
 10- x = 6
 x = 10 - 6
 x = 4
- GV cho HS học thuộc qui tắc
3. Thực hành:
*Bài 1:
* Lưu ý HS cách trình bày
* GV nhận xét ,tuyên dương.
* Bài 2 : 
- Yêu cầu Hs tự làm bài vào SGK rồi chữa bài
* Gv nhân xét.
*Bài 3 : 
-Bài toán cho biết gì ?. Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Yêu cầu 1HS lên bảng tóm tắt, 1HS lên giải, cả lớp làm vào vở 3.
III. Củng cố –dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Bài sau : Đường thẳng
-2 HS Làm bài
-Nhận xét.
- 1HS nêu lại bài toán
- HS đọc:Mười trừ x bằng sáu
-HS nhắc lại : 10là số trừ, 6 là hiệu, x là số trừ
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
- HS nhắc lại
-Đọc lại bài làm trên bảng.
-Luyệ học thuộc quy tắc.
-3HS lần lượt lên bảng, lớp làm vào bảng con.
- 15 - x = 10
 x = 15-10
 x = 5
 - 15-x = 8
 x = 15-8
 x = 7
 - 42-x = 5
 x = 42-5
 x = 37
-Nhận xét, chữa bài.
-Nêu yêu cầu
-HS tự làm bài, rồi chữa bài
-Đọc đề bài
-HS trả lời
Tóm tắt:
Có : 35 ô tô
Rời bến :...ô tô?
Còn :10 ô tô
Giải:
Số ô tô đã rời bến là:
 35-10 =25 (ô tô)
 ĐS :25 ô tô
Toán(73):	đường thẳng
A. Mục tiêu: Giúp HS:
-Có biểu tượng về đường thẳng, nhận biết được 3 điểm thẳng hàng
-Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm
B.Đồ dùng dạy học: Thước kẻ dài, bảng phụ ghi bài tập.
 C.Hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ:
Muốn tìm số trừ ta phải làm như thế nào?
- Tìm x: x –28 = 47 100 – x = 53
* GV nhận xét
II. Bài mới
1. Giới thiệu: Đường thẳng
2.Dạy bài mới:
* Giới thiệu về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng
a. Giới thiệu về đường thẳng AB
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng AB
- GV vẽ trên bảng, HS vẽ vở nháp
 A B
- Lưu ý kí hiệu tên điểm phải ghi bằng chữ cái in hoa, viết tên đoạn thẳng AB cũng chữ in hoa AB.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ
-Hướng dẫn HS nhận xét biết ban đầu về đường thẳng. Dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB .
-Viết là “ Đường thẳng AB”
b. Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng
Giới thiệu : GV chấm sẵn 3 điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói A, B, C thẳng hàng. GV có thể chấm 1 điểm D ở ngoài đường thẳng vừa vẽ và giúp HS nêu nhận xét : “Ba điểm A, B, D không thẳng hàng”
3. Thực hành
*Bài 1 : Hướng dẫn HS tự làm lần lượt từng phần a, b, c rồi chữa bài
*Bài 2 : Hướng dẫn HS dùng thước thẳng để kiểm tra xem ba điểm nào thẳng hàng 
*Ba điểm O, M, N thẳng hàng
- Ba điểm O, Q, P thẳng hàng
*Ba điểm B, O, D thẳng hàng
- Ba điểm A, O, P thẳng hàng
* GV nhận xét
III. Củng cố – dặn dò 
- GV nhận xét tiét học
-Bài sau : Luyện tập
-2 HS trả bài
-Nhận xét.
- HS vẽ đoạn thảng AB
- Có 2 điểm A và B dùng thước thẳng nối điểm A với điểm B ta được đoạn thẳng AB
-HS nhắc lại: Kéo dài mỗi đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB
-HS tự làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
-HS vẽ vào SGK
-Nêu miệng 3 điểm nào thẳng hàng.
-Nhận xét.
 Thứ ngày thỏng năm 2008
Toán(74):	Luyện tập
A. Mục tiêu : Giúp HS:
-Củng cố kỹ năng trừ nhẩm, cách thực hiện phép trừ có nhớ, tìm thành phần chưa biết trong phép trừ, cách vẻ đường thẳng( qua 2 điểm, 1điểm)
B. Hoạt động dạy học
I.Kiểm tra bài cũ
Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?
Hãy vẽ 2 đường thẳng AB và CD đi qua 1 điểm o.
 *Nhận xét -ghi điểm
II. Bài mới
1. Giới thiệu :Luyện tập
2.Hướng dẫn làm bài
*Bài 1: GV cho HS tự nêu kết quả tính nhẩm
Nhận xét
*Bài 2: Yêu cầu HS làm vở 2b
* Bài 3:Tìm x
-Yêu cầu HS tự làm
-Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?
-Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
-Nhận xét
* Bài 4 : Vẽ đường thẳng
a)Đi qua 2 điểm M, N
b)Đi qua điểm O
c)Đi qua 2 trong 3 điểm A, B,C
-Nhận xét.
III. Củng cố –dặn dò 
-Nhận xét tiết học
-Bài sau : Luyện tập chung
-2 hs trả bài.
-Nhận xét.
-HS làm SGK, rồi chữa bài
-HS làm vở 2b rồi chữa bài
-
-
-
-Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
-Ta lấy hiệu cộng đi số trừ
-HS làm bài
 32-x =18 20-x =2
 x =32-18 x =20-2
 x = 14 x =18
 x-17 =25
 x =25-17
 x =8
-Lần lượt 3 hs lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở 3.
-Nhận xét, chữa bài.
Thứ sáu ngày tháng 12 năm 200
TOáN(75):	Luyện tập chung
A.Mục tiêu : Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm, kĩ năng thực hiện phép có nhớ(tính viết)
- Củng cố cách thực hiện cộng, trừ liên tiếp
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ, củng cố giải bài toán bằng phép trừ với quan hệ “ ngắn hơn”
B.Đồ dùng dạy học: B ảng phụ ghi nội dung bài tập
C.Hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ:
-Tìm y: y+34=76 y-48=19
 y-63=27 40-y=22
* GV nhận xét, ghi điểm
II. Bài mới
1. Giới thiệu: Luyện tập chung.
2. Hướng dẫn bài mới:
*Bài 1: 
* GV nhận xét
*Bài 2: Tính
- Yêu cầu 2 HS lên bảng- cả lớp tự làm vở
-Yêu cầu hs làm 2 bước.
-Ví dụ: 42-12-8=30-8=22
* GV nhận xét
*Bài 3: Tìm x 
* GV nhận xét
*Bài 5: 
-Yêu cầu hs tóm tắt và giải.
* GV nhận xét
III. Củng cố - dặn dò 
* GV nhận xét tiết học
 Bài sau : Ngày, giờ
-2 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét.
-Nêu yêu cầu bài tập.
 HS tự làm và chữa bài
- 3 HS lên bảng
- Cả lớp làm vở 
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp làm vở
 -Nhận xét, chữa bài. 
-HS tự làm bài
-Nhận xét, chữa bài
-HS đọc đề bài
- Cả lớp đọc thầm
Tóm tắt
Màu đỏ dài : 65 cm 
Màuxanh ngắn hơn: 17 cm
Màu xanh dài : ...cm?
Giải:
Băng giấy màu xanh dài là:
65 – 17 = 48 (cm)
ĐS: 48 cm

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN.doc