Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017

Tiết 5: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.

- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền( Trao lại, để lại cho đời sau) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt) ; làm được BT1, 2, 3.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng nhóm, bút dạ

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ:

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:

*Bài tập 1:

- Cho HS làm việc cá nhân.

- Mời một số học sinh trình bày.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

*Bài tập 2:

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV cho HS làm vào vở.

- Mời một số HS trình bày kết quả.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại lời giải đúng.

*Bài tập 3:

- Cho HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

- Mời một số nhóm trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu yêu cầu.

c) Truyền thống là: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 - 1 HS nêu yêu cầu.

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

b) Truyền có nghĩa là lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.

c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

- Lắng nghe.

 

doc 20 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đề bài : Em hãy lập chương trình hoạt động thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông..
Bài làm ví dụ:
I.Mục đích :
- Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành trật tự, an toàn giao thông.
- Động viên các đội viên tham gia hoạt động tập thể.
- Phát hiện năng khiếu vẽ, làm thơ, viết truyện.
II.Chuẩn bị:
- Phạm vi tổ chức : Nội bộ lớp 5A
- Ban tổ chức : Lớp trưởng, các tổ trưởng.
- Phân công.
III.Chương trình cụ thể
- Tháng 3 : Phát động cuộc thi + thông báo thể lệ cuộc thi + thời hạn nộp bài.
- Tháng 4 : Lập các tiểu ban (nhận bài dự thi + chấm sơ khảo):
+ Tiểu ban tranh : Lớp trưởng + tổ trưởng tổ 1.
+ Tiểu ban thơ : Lớp phó học tập + tổ trưởng tổ 2.
+ Tiểu ban truyện : Lớp phó văn thể + tổ trưởng tổ 3.
- Tháng 5 : chấm tác phẩm dự thi (đầu tháng) ; tổng kết, phát phần thưởng.
4.Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Đạo đức (IG)
Tiết 3: TC toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính thể tích hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
 Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng1,7m, chiều cao 2,2m. Trong bể đang chứa lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
Bài tập2: Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao.
Bài tập 3: 
Thể tích của một hình lập phương là 64cm3. Tìm cạnh của hình đó.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 V = a x b x c
 V = a x a x a
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Thể tích của bể nước là:
 3 x 1,7 x 2,2 = 11,22 (m3)
 = 11220 dm3
Bể đó đang chứa số lít nước là:
 11220 : 1 = 11220 (lít nước)
 Đáp số: 11220 lít nước.
Lời giải:
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
 60 : 4 : 3 = 5 (dm)
 Đáp số: 5 dm
Lời giải:
Vì 64 = 4 x 4 x 4
Vậy cạnh của hình đó là 4 cm
 Đáp số : 4 cm. 
- HS chuẩn bị bài sau.	
Sáng thứ ba ngày 07/03/2017
Tiết 1: Toán
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I/ Mục tiêu: Biết: 
- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. Làm được BT1.
II/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ.
+ Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
b) Ví dụ 2:
- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.
- Cho HS thực hiện vào bảng con.
- Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 3 giờ ra phút.
+ Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?
2.3- Luyện tập: 
*Bài tập 1: 
- Y/c HS lam bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
a) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây
b) 35 giờ 40 phút : 5 = 7 giờ 8 phút
c) 10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 12 phút
d) 18,6 phút : 6 = 3,1 phút
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
+ Ta phải thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
- HS thực hiện:
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 00 
Vậy: 42 giờ 30 phút : 3 = 14giờ10 phút
- HS thực hiện:
7 giờ 40 phút 4
3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20
 0
Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút. 
+ Ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển đổi sang đơn vị hang fnnhỏ hơn liền kề để gộp vào số đơn vị của hàng ấy và tiếp tục chia, cứ làm như thế cho đến hết.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện, sách, báo liên quan.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp).
- Gọi HS đọc gọi ý.
- GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1- 2 đoạn.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
- 1 HS đọc đề.
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK. 
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Đại diện các nhóm lên thi kể.
+ Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn: 
+ Bạn kể chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Địa lý (IG)
Chiều thứ ba ngày 07/03/2017
Tiết 1: TC Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả đồ vật.
II.Chuẩn bị : 
- Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả đồ vật?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập1 : Lập dàn ý cho đề văn: Tả một đồ vật gần gũi với em.
Bài làm
Ví dụ : Tả cái đồng hồ báo thức.
a)Mở bài : Năm học vừa qua chú em đã tặng em chiếc đồng hồ báo thức.
b)Thân bài : 
- Đồng hồ hình tròn màu xanh, đế hình bầu dục, mặt trắng, kim giây màu đỏ, kim phút, kim giờ màu đen, các chữ số to, rõ ràng, dễ đọc,
- Kim giây thật nhanh nhẹn. Mỗi bước đi của cậu ta lại tạo ra âm thanh “tích, tắc, tích, tắc” nghe vui tai.
- Kim phút chậm chạp hơn. Cậu Kim giây đi đúng một vòng thì kim phút bước đi được một bước.
- Kim giờ là chậm chạp nhất, hình như anh ta cứ đứng nguyên chẳng muốn hoạt động chút nào.
- Đến giờ báo thức chuông kêu “Reng!...Reng!...thúc giục em trở dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học.
c)Kết luận : Đồng hồ rất có ích đối với em. Em yêu quý và giữ gìn cẩn thận.
Bài tập 2 : Chọn một phần trong dàn ý ở bài 1 và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài làm
Ví dụ : Chọn đoạn mở bài.
Em đã được thấy rất nhièu đồng hồ báo thức, nhưng chưa thấy cái nào đẹp và đặc biệt như cái đồng hồ chú em tặng em. Cuối năm lớp 4, em đạt danh hiệu học sinh giỏi, chú hứa tặng em một món quà. Thế là vào đầu năm học lớp 5, chú đã mua tặng em chiếc đồng hồ này. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Luyện đọc (IG)
Tiết 3: Âm nhạc (GVC)
Sáng thứ tư ngày 08/03/2017
Tiết 1: Tập đọc
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. Trả lời được các câu hỏi trong bài.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Y/c HS chia đoạn.
* Đọc nối tiếp đoạn:
- Lần 1:
 + Y/c tìm từ khó đọc.
 + Luyện đọc từ khó.
- Lần 2:
 + Giải nghĩa từ.
 + Luyện đọc câu văn dài.
* Luyện đọc trong nhóm:
- Chia nhóm luyện đọc.
- Gọi các nhóm đọc – N.xét.
- GV n.xét.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- HD tìm hiểu bài theo SGV – T.
- ND bài nới lên điều gì?
 *Nội Dung: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. Trả lời được các câu hỏi trong bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc DC.
- Y/c HS luyện đọc.
- Gọi HS đọc – N.xét.
- GV n.xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
- 1 HS đọc.
- Chia đoạn.
- Luyện đọc.
 + Tìm từ khó đọc.
 + Luyện đọc.
- Luyện đọc.
 + Lắng nghe.
 + Luyện đọc.
- Luyện đọc.
- Đọc – N.xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Nêu.
- 2HS đọc.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc.
- Đọc – N.xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I/ Mục đích yêu cầu:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản. 
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy học bài mới
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1: 
*Bài tập 2:
- GV nhắc HS:
+ SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Gọi HS đọc gọi ý.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ phu nhân và người quân hiệu. 
- Gọi các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất viết được những lời đối thoại hợp lí, hay và thú vị nhất.
*Bài tập 3:
- GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc bài 1.
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
- HS nghe.
- Một HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- N.xét – bình chọn.
- Một HS đọc yêu cầu của BT3.
- HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Khoa học (IG)
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
Biết:
- Nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Làm được BT1( c,d) ; BT2(a,b) BT3, BT4.
II/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tính
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
3 giờ 14 phút 3 = 9 giờ 42 phút
36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây
7 phút 12 giây 2 = 14 phút 52 giây
14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút
*Bài tập 2: Tính
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
(3giờ 40phút + 2giờ 25 phút) 3 =18giờ15phút
 3giờ 40phút + 2 giờ 25 phút 3 =10 giờ 55 phút
(5 phút 35giây + 6phút 21giây) : 4 = 2phút 59 giây
 12phút 3giây 2 + 4phút12giây: 4 =25phút 9giây
*Bài tập 3: 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài: Bài giải:
Số sản phẩm được làm trong cả hai lần là:
 7 + 8 = 15 (sản phẩm)
 Thời gian làm 15 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút 15 = 17 giờ
 Đáp số: 17 giờ.
*Bài tập 4: 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
4,5 giờ > 4 giờ 5 phút
8giờ16 phút –1 giờ25 phút = 2 giờ 17 phút 3 
26 giờ 25 phút : 5 < 2giờ 40 phút +2 giờ 45 phút.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Lắng nghe.
Chiều thứ tư ngày 08/03/2017
Tiết 1: TC toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng ghi công thức tính? 
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Tìm thể tích hình hộp chữ nhật biết diện tích xung quanh là 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng là 6cm.
Bài tập 2: Tìm thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216cm2. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
 V = a x b x c
 V = a x a x a
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
 Nửa chu vi đáy là:
 600 : 10 : 2 = 30 (cm)
 Chiều rộng của hình hộp là:
 (30 – 6 ) : 2 = 12 (cm)
 Chiều dài của hình hộp là:
 30 – 12 = 18 (cm)
 Thể tích của hình hộp là:
 18 x 12 x 10 = 2160 (cm3)
Lời giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
 216 : 6 = 36 (cm2)
Ta thấy: 36 = 6 x 6
 Vậy cạnh của hình lập phương là 6 cm.
 Thể tích hình lập phương là:
 6 x 6 x 6 = 216 (cm3)
 Đáp số: 216 cm3))
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Mỹ thuật (GVC)
Tiết 3: PĐ – BD Tiếng Việt 
CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về kiểu câu ghép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện 
Bài 1. Phân tích cấu tạo của câu ghép trong các ví dụ sau :
a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.
b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài 3. 
a) Đặt câu có cặp quan hệ từ ...chẳng những... mà...:
...................................................................................
...................................................................................
b) Đặt câu có cặp quan hệ từ tại ... nên .....
...................................................................................
...................................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc
Đáp án
a) Chủ ngữ ở vế 1: Bạn Lan; vị ngữ ở vế1: học giỏi tiếng Việt. Chủ ngữ ở vế 2: bạn; vị ngữ ở vế 2: giỏi cả toán nữa.
b) Chủ ngữ ở vế 1: Cây tre; vị ngữ ở vế 1: được dùng làm đồ dùng. Chủ ngữ ở vế 2: cây tre; vị ngữ ở vế2: tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Đáp án
a) Chẳng những bạn Liêm học giỏi mà bạn Liêm còn nấu ăn ngon.
b) Tại xe đạp hỏng giữa đường nên em đến trường muộn.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe.
Sáng thứ năm ngày 09/03/2017
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán thực tiễn. Làm được các bài tập 1; 2(a); 3; 4(dòng1,2)
II/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tính
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
17giờ 53phút + 4giờ15phút = 22 giờ 8 phút
45ngày 23giờ - 24ngày 17giờ = 21 ngày 6 giờ
6 giờ 15 phút 6 = 37 giờ 30 phút
21 phút 15 giây : 5 = 4 phút 15 giây
*Bài tập 2: Tính
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
a, (2giờ 30phút +3giờ15phút) 3=17 giờ 15 phút 
 2giờ 30phút + 3giờ 15phút 3 = 12 giờ 15 phút
b, (5giờ 20phút +7giờ 40phút) : 2 = 6 giờ 30 phút 5giờ 20phút + 7giờ 40phút : 2 = 3 giờ 50 phút
*Bài tập 3: 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Khoanh vào B, vì:
10giờ 40phút - 10giờ 20phút + 15phút = 35phút
*Bài tập 4: 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Thời gian đi từ HN đến Hải Phòng là:
 8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
Thời gian đi từ HN đến Lào Cai là:
 (24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo YC BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài tập 1:
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+ Xác định những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn.
+ Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3:
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những đoạn viết tốt.
3- Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
- HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại đoạn văn.
- HS trao đổi nhóm 2.
- Học sinh trình bày.
+ Những từ ngữ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, Tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
+ Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế: Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn
Câu 3: Nàng bắn cung rất giỏi
Câu 4: Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo
Câu 6: Người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt
Câu 7: Tấm gương anh dũng của Bà sáng mãi
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Một số HS giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai.
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn và nói rõ những từ em thay thế các em sử dụng để liên kết câu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Kỹ thuật (IG)
Chiều thứ năm ngày 09/03/2017
Tiết 1: PĐ – BD Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về cách tính diện tích và thể tích của các hình đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc 
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện
Bài 1. Cho một hình lập phương cạnh là 4cm. Tính thể tích.
Giải
Thể tích của hình lập phương đó là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3 )
Đáp số: 64cm3
Bài 3. Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
Giải
Chiều cao của HHCN đó là:
60 : (4 x 3) = 5 (dm)
Đáp số: 5 dm
c. Hoạt động 3: Sửa bài 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Củng cố lại bài
- Nhận xét tiết học.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe.
Tiết 2: HĐNGLL (IG)
Tiết 3: Luyện toán (IG)
Sáng thứ sáu ngày 10/03/2017
Tiết 1: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục đích yêu cầu:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ. Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, d

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 26.doc