Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tập đọc - Kể chuyện: Nắng phương Nam

I. Mục tiêu:

1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đoc đúng từ, tiếng khó: đông nghịt , ríu rít, lòng vòng, xoắn xuýt, sửng sốt, sững lại.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy bài được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhận vật.

2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài : đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : câu chuyện cho thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam – Bắc.

GD KNS + BVMT : bảo vệ môi trường sống.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tập đọc - Kể chuyện: Nắng phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt lớp 3
Phân môn : Tập đọc – Kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
I.	Mục tiêu:
1.	Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:
-	Đoc đúng từ, tiếng khó: đông nghịt , ríu rít, lòng vòng, xoắn xuýt, sửng sốt, sững lại.
-	Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
-	Đọc trôi chảy bài được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhận vật. 
2.	Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu:
-	Hiểu nghĩa các từ trong bài : đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
-	Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện : câu chuyện cho thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam – Bắc.
GD KNS + BVMT : bảo vệ môi trường sống.
II.	Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh họa 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc.
 HS : - Sách giáo khoa, bảng con.
III.	Các hoạt động dạy học:
1.	Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”.
Mục tiêu : Ôn lại kiến thức bài cũ.
Cách tiến hành: 
-	Khởi động : hát
HS1 : Đọc thuộc lòng hai khổ 2, 3 của bài thơ Vẽ quê hương.
HS2: Cảnh vật trong bài được miêu tả bằng nhiều màu sắc. Em hãy kể tên các màu sắc đó (Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm,Mặt Trời đỏ chót.)
HS3: Các bạn lấy bảng con và làm với mình. Chọn ý đúng nhất ghi vào bảng con.
Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ?
a)	Vì quê hương rất đẹp.
b)	Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất đẹp.
c)	Vì bạn nhỏ yêu quê hương. * 
-	Nhận xét phần KTBC
Giới thiệu bài mới :
-	Giới thiệu chủ điểm. ( nhìn tranh giới thiệu chủ điểm )
-	Giới thiệu bài mới ( xem tranh để dẫn vào bài )
2.	Hoạt động 2: Luyện đọc
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc được các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ đúng ở câu dài.
Cách tiến hành : 
-	Mở sách trang 94
-	GV đọc mẫu.
-	Hướng dẫn HS luyện đọc với giọng vui tươi, sôi nổi, diễn tả được lời nói của nhân vật.
-	GV mời HS đọc từng câu. Bài có.câu. Các em đọc lần lượt tới hết bài. ( đọc 1 lần theo hàng ngang, sửa phát âm. )
-	Hỏi HS có bao nhiêu đoạn rồi cho HS đọc từng đoạn .( 2 lần, sửa phát âm ) 
•	Chú ý cách đọc đoạn văn sau :
+ Hà Nội đang rạo rực / trong những ngày giáp Tết.// Trời cuối đông lạnh buốt.// Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xóa.//
-	Yêu cầu HS đọc từng đoạn và tìm nghĩa các từ khó có trong đoạn đó : 
+ Đường Nguyễn Huệ : một đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh ( lồng ghép GDMT )
+ Sắp nhỏ : bọn nhỏ ( tiếng Nam Bộ ) 
+ Lòng vòng : vòng vèo, loanh quanh ( tiếng Nam Bộ ) 
+ Dân ca : bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.
+ Xoắn xuýt : quấn lấy , bám chặt như không muốn rời.
+ Sửng sốt : ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra . 
-	GV giải thích thêm về hoa mai, hoa đào : ( cho HS xem tranh ) 
+ Hoa mai : là loài hoa đặc trưng cho tết ở miền Nam, 
+ Hoa đào : là loài hoa đặc trưng cho tết ở miền Bắc,  
-	 Thi đua đọc giữa các nhóm ( 2 nhóm thi đọc với nhau ) 
3.	Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu được nội dung bài
Cách tiến hành :
-	Mời một HS đọc lại bài trước lớp:
+ Truyện có những nhân vật nào ? ( Huê, Phương, Uyên và một số bạn ở thành phố HCM)
-	Một HS đọc đoạn 1:
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào ? ( Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết ).
-	 GV mời 1 HS đọc đoạn 2 :
+Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? (Để chọn quà gửi cho Vân)
+ Vân là ai ? Ở đâu ? ( Vân là bạn của Phương, Huê, Uyên, ở tận ngoài Bắc ).
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước điều gì ? ( Các bạn ước có thể gửi cho Vân một ít nắng phương Nam ) 
-	GV mời HS đọc đoạn 3:
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? ( Phương nghĩ ra sáng kiến gửi cho Vân một cành mai ).
-	GV cho HS thảo luận nhóm đôi 
+ Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ? (Vì cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân. Ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Cành mai ở ngoài Bắc không có nên rất quý ./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Nam). 
-	Thảo luận nhóm đôi để tìm tên khác cho câu chuyện : Câu chuyện cuối năm,Tình bạn, Cành mai Tết và giải thích tại sao em chọn tên đó.
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì chuyện xảy ra vào cuối năm.
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn miền Nam và các bạn miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn quyết định gửi ra Bắc một cành mai cho Vân, đặc trưng cho tết phương Nam.
-	Nội dung bài : câu chuyện cho ta thấy tình bạn thân thiết, đẹp đẽ của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc
4.	Hoạt động 4 : Luyện đọc, củng cố
Mục tiêu : Giúp HS đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật.
Cách thực hiện : Cuộc thi tìm kiếm giọng đọc hay nhất cho chương trình : Phát thanh măng non của lớp 31 
-	GV chia lớp thành 2 dãy A, B.
-	Mỗi dãy cử 3 bạn lên đọc trước lớp.
-	GV nhận xét, tuyên dương
-	GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_12_Nang_phuong_Nam.docx