Giáo Án Tiếng Việt Lớp 2 Học Kỳ I

I. MỤC TIÊU

1. Đọc

• Học sinh đọc trơn được cả bài.

• Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.

• Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

• Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.

2. Hiểu

• Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.

• Hiểu nghĩa câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim.

• Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

• Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 424 trang Người đăng honganh Lượt xem 1861Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Tiếng Việt Lớp 2 Học Kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác đoạn 1, 2, 3.
Đoạn 1: Có cậu học trò  đường khấp khểnh.
Đoạn 2: Tới sân trường  dễ chịu.
Đoạn 3: Cậu bé  chiếc thấp, chiếc cao.
HS trả lời.
Các chi tiết buồn cười trong truyện là:
+ Cậu bé đi nhầm giày nhưng không hề biết mình đã đi nhầm giày nên đã có ý nghĩ hết sức buồn cười đoa là chân đi một bên ngắn, một bên dài, đường khấp khểnh.
+ Cậu bé không biết sắp xếp lại 4 chiếc giày thế nào cho cùng đôi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ.ngàytháng..năm
Chính tả
BÀN TAY DỊU DÀNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Thầy giáo bước vào lớp  thương yêu trong bài Bàn tay dịu dàng.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au; r/d/gi; uôn/uông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng ghi các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc cho HS viết các từ khó, các từ dễ lẫn của tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn trích.
- GV đọc đoạn trích.
- Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
- An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?
- Lúc đó thầy có thái độ như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Tìm những chữ phải viết hoa trong bài.
- An là gì trong câu?
- Các chữ còn lại thì sao?
- Những chữ nào thì phải viết hoa?
- Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn sau đó cho viết bảng con.
d) Viết chính tả – soát lỗi
- GV đọc – HS viết.
e) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi chính tả trong bài, ghi nhớ các từ ngữ cần phân biệt đã học.
Viết các từ: xấu hổ, đau chân, trèo cao, con dao, tiếng rao, giao bài tập về nhà, muộn, muông thú,..
1 HS đọc bài.
Bài Bàn tay dịu dàng.
An buồn bã nói: Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An mà không trách gì em.
Đó là: An, Thầy, Thưa, Bàn.
An là tên riêng của bạn HS.
Là các chữ đầu câu.
Chữ cái đầu câu và tên riêng.
Viết hoa và lùi vào một ô li.
- Viết các từ ngữ: vào lớp, làm bài, chưa làm, thì thào, xoa đầu, yêu thương  (MB)  (MN, MT) kiểm tra, buồn bã, trìu mến
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	Thứ.ngàytháng..năm
Tập làm văn
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU
Biết nói những câu mời, đề nghị, nhờ, yêu cầu bạn phù hợp với tình huống giao tiếp.
Làm quen với bài tập làm văn trả lời câu hỏi.
Dựa vào các câu hỏi, trả lời và viết được một bài văn ngắn khoảng 4, 5 câu nói về thầy giáo cũ (lớp 1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng ghi sẵn các câu hỏi bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng, yêu cầu đọc thời khoá biểu ngày hôm sau (Bài tập 2 tiết Tập làm văn, tuần 7).
- Hỏi: Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết gì? Con cần mang những quyển sách gì đến trường.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc tình huống a.
Yêu cầu HS suy nghĩ và nói lời mời (cho nhiều HS phát biểu).
Nêu: Khi đón bạn đến nhà các em cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
Yêu cầu: Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bạn đến chơi và một bạn là chủ nhà.
Nhận xét và cho điểm HS.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho HS trả lời. Mỗi câu hỏi cho càng nhiều HS trả lời càng tốt.
- Yêu cầu trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS. Khuyến khích các em nói nhiều, chân thực về cô giáo.
Bài 3
- Yêu cầu HS viết các câu trả lời bài 3 vào vở. Chú ý viết liền mạch.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS khi nói lời chào, mời , đề nghị ... phải chân thành và lịch sự.
Đọc yêu cầu.
Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi.
Chào bạn! Mời bạn vào nhà tớ chơi!
A, Ngọc à, cậu vào đi
- HS đóng cặp đôi với bạn bên cạnh, sau đó một số nhóm lên trình bày. Ví dụ:
a) HS 1: Chào cậu! Tớ đến nhà cậu chơi đây.
HS 2: Ôi, chào cậu! Cậu vào nhà đi!
b) HS 1: Hà ơi, tớ rất thích bài hát Cậu có thể chép nó hộ tớ không?
HS 2: Ngọc có thể chép giúp mình bài hát Chú chim nhỏ dễ thương được không, mình rất muốn có nó! 
c) Nam ơi, cô giáo đang giảng bài, bạn đừng nói chuyện nữa để mọi người còn nghe cô giảng./ Nam à, trong lớp phải giữ trật tự để nghe cô giảng bài./ Đề nghị bạn giữ trật tự trong lớp 
Trả lời câu hỏi.
Nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi trong bài.
Thực hành trả lời cả 4 câu hỏi (miệng).
Viết bài sau đó 5 đến 7 em đọc bài trước lớp cho cả lớp nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 ThứNgàythángnăm 201
Tuần 9
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU 
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng..
HS đọc đúng, nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 45, 50 chữ/ phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc..
Học thuộc bảng chữ cái.
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi Bài tập 3, 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. GIỚI THIỆU BÀI 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc..
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc..
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi .
- Theo dõi và nhận xét.
3. ĐỌC THUỘC LÒNG BẢNG CHỮ CÁI 
- Gọi 1HS khá đọc thuộc.
- Cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.
- Gọi 2HS đọc lại.
- Đọc bảng chữ cái, cả lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng chữ cái.
- 2 HS đọc.
4. ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ NGƯỜI, CHỈ VẬT, CHỈ CÂY CỐI, CHỈ CON VẬT
Bài 3
-Gọi 1 HS đọcyêu cầu.
-Gọi 4 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm giấy nháp.
- Chữa bài, nhẫn xét cho điểm.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm.
- Gọi từng nhóm đọc nội dung từng cột trong bảng từ sau khi đã làm bài xong.
-Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Đọc yêu cầu.
- 4 nhóm cùng hoạt động, tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối vào đúng cột.
- 1 nhóm đọc bài làm của nhóm, các nhóm khác bổ sung những từ khác từ của nhóm bạn.
 Chỉ con vật.
 Chỉ cây cối
Thỏ, mèo,chó, lợn, gà
 Chuối, soài, na, mít, nhãn.. 
 IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc Tuần 7 và Tuần 8, trả lời các câu hỏi cuối bài.
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU
Ôn luyên tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) là gì?
Ôn cách xếp tiên riêng theo đúng thứ tự chữ cái.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
Bảng phụ kẻ sẵnbảng ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. GIỚI THIỆU BÀI 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
Tiến hành tương tự tiết 1.
3. ÔN LUYỆN ĐẶT CÂU THEO MẪU AI (CÁI GÌ, CON GÌ )LÀ GÌ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Treo bảng phụ ghi sẵn BT 2.
- Gọi 2HS khá đặt câu theo mẫu.
- Gọi 5 đến 7 HS dưới lớp nói câu mình. Chỉnh sửa cho các em.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Đặt 2 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?
- Đọc bảng phụ.
Đọc bài: Bạn Lan là học sinh giỏi.
- Thực hiện yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
4. ÔN LUYỆN VỀ XẾP TÊN NGƯỜI THEO BẢNG CHỮ CÁI
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu nhóm 1 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc của tuần 7, nhóm 2 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc của tuần 8.
- Yêu cầu từng nhóm đọc tên các nhân vật vừa tìm được, khi các nhóm đọc, GV ghi lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đáp án.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
- Nhóm 1: Dũng, Khánh.
- Nhóm 2: Minh, Nam, An.
- Hai nhóm thi đua với nhau, sau 3 phút GV và các thư kí thu kết quả, nhóm nào có nhiều bạn làm đúng hơn là nhóm thắng cuộc.
- An- Dũng- Khánh- Minh- Nam.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ThứNgàythángnăm 201
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật.
Ôn luyện về đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vât, cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc Làm việt thật là vui.
Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
 Tiến hành như tiết 1.
3. ÔN LUYỆN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VÀ VẬT 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu Bài 3.
- Treo bảng phụ có chép sẵn bài 
 Làm việt thật là vui.
- Yêu cầu HS làm bài trong vở bài tập.
- Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài làm việc thật là vui.
- 2 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
Từ ngữ chỉ vật, chỉ người
 Từ ngữ chỉ hoạt động 
đồng hồ 
gà trống
tu hú
chim 
cành đào
bé
 báo phút, báo giờ
gáy vang ò . . . ó. . . o,báo trời sáng 
kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín 
bắt sâu, bảo vệ mùa màng 
nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ
đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ 
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét bài trên bảng, đối chiếu với bài làm của mình.
4. ÔN TẬP VỀ ĐẶT CÂU KỂ VỀ MỘT CON VẬT, ĐỒ VẬT, CÂY CỐI 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu Bài 3.
- Yêu cầu HS độc lập làm bài.
- Gọi HS lần lượt nói câu của mình. HS nối tiếp nhau trình bày bài làm.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Ví dụ: HS 1: Con chó nhà em trông nhà rất tốt./ HS 2: Bóng đèn chiếu sáng suót đêm./ HS 3: Cây mít đang nở hoa./ Bông hoa cúc bắt đầu tàn./
5. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt nói tốt, đoc tốt .
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị tiết 4
 Rút kinh nghiệm:
TIẾT 4
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Rèn kĩ năng nghe-viết chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
Bảng phụ chép sẵn doạn văn Cân voi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
 1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng
 2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HOC THUỘC LÒNG.
 - Tiến hành như tiết 1.
 3. RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
a) Ghi nhớ nội dung
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần chép và yêu cầu HS đọc.
- Đoạn văn kể về ai?
- Lương Thế Vinh đã làm gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những từ nào được viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi HS tìm từ khó viết và yêu cầu các em viết các từ nầy
- Gọi HS lên bảng viết 
d) Viết chính tả
e) Soát lổi 
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị Tiết 5
- 3 HS đọc đoạn văn.
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để cân voi.
- 4 câu.
- Các từ: Một, Sau, Khi viết hoa vì là chữ đầu câu. Lương Thế Vinh, Trung Hoa viết hoa vì là tên riêng.
- Đọc và viết các từ: Trung Hoa, Lương, xuống thuyền nặng, mức
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
RÚT KINH NGHỆM
 ThứNgàythángnăm 201
TIẾT 5
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện kỷ năng kể chuyện theo tranh.
Biết nhận xét lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên các bài tâp đoc.
Tranh minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu tiết họcvà ghi tên bài lên bảng
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG.
 - Tiến hành tương tự tiết 1.
3. KỂ CHUYỆN THEO TRANH
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo 4 bức tranh có ghi gợi ý.
- Để làm tốt bài này các em cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
Gọi HS nhận xét bạn. GV chỉnh sửa cho các em.
-Cho điểm các em viếtau tốt.
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài 
- Dựa theo tranh trả lời câu hỏi.
- HS quan sát.
- Quan sát kỹ từng bức tranh, đọc câu hỏi và trả lời. Các câu trả lời phải tạo thành một câu chuyện.
- HS tự làm vào Vở bài tập.
- Đọc bài làm của mình.
- Ví dụ: Hằng ngày, mẹ vẫn đưa Tuấn đi học. Hôm nay, chẳng may mẹ bị ốm phải nằm ở nhà. Tuấn rót nước mẹ uống. Tuấn tự đi bộ đến trường.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 6
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện cách nói lời cảm ơn
Ôn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng.
Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG.
 - Tiến hành tương tự tiết 1.
3. ÔN LUYỆN CÁCH NÓI LỜI CẢM ƠN, XIN LỖI
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 73 và đọc yêu cầu bài 3.
- Cho HS suy nghĩ và làm việc theo nhóm, 2 HS thành 1 nhóm.
- Chú ý: Gọi nhiều cặp HS nói.
- Cho điểm từng cặp HS.
- GV ghi các câu hay lên bảng
- Mở sách và đọc yêu cầu.
-HS 1: Cậu sẽ nói gì khi bạn hướng dẫn cậu gấp thuyền?
- HS 2: Tớ sẽ nói:Cảm ơn cậu đã giúp mình biết gấp thuyền.
- HS 2: Cậu sẽ nói gì khi cậu làm rơi chiếc bút của bạn?
- HS 1: Tớ sẽ nói: Xin lỗi cậu tớ vô 
ý
- HS luyện nói theo cặp. Chú ý HS sau không nói giống HS trước.
-Cả lớp đọc đồng thanh các câu hay.
4. ÔN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG DẤU CHẤM VÀ DẤU PHẨY
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Kết luận về lời giải đúng. 
- Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi chỗ trống dưới đây.
- Đọc bài trên bảng phụ.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
- Nhận xét bạn.
 Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không, hở mẹ?
 Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã dặn.
RÚT KINH NGHIỆM
ThứNgàythángnăm 201
TIẾT 7
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Ôn luyện cách tra mục lục sách.
Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi các tên bài tậpđọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU BÀI
 - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
 - Tiến hành tương tự Tiết 1.
3 ÔN LUYỆN CÁCH TRA MỤC LỤC SÁCH
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- Dựa theo mục lục ở cuối sách hãy nói tên các bài em đã học trong tuần 8.
- 1 HS đọc, các HS khác theo dõi để đọc tiếp theo bạn đọc trước.
4. ÔN LUYỆN CÁCH NÓI LỜI MỜI, NHỜ, ĐỀ NGHỊ
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS đọc tình huống 1.
- Gọi HS nói câu của mình và HS nhận xét. GV chỉnh sửa cho HS.
- Cho điểm những HS nói tốt, viết tốt.
- Đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo
- Một số HS thực hành nói trước lớp.
 Ví dụ:
 Mẹ ơi! Mẹ mua giúp con tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày Nhà giáo việt Nam, mẹ nhé!/ Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, xin mời bạn Khánh Linh hát bài Bụi phấn/ Cả lớp mình cùng hát bài ơn thầy nhé!/ Thưa cô, xin cô nhắc lạicho em câu hỏi với ạ!/
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết 8.
RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT 8
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Củng cố, hệ thống hóa vốn từ cho HS qua trò ô chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi các bài học thuộc lòng.
Bảng phụ kẻ ô chơi ô chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU BÀI
 - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
 - Tiến hành tương tự tiết 1
3. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
- Với mỗi ô chữ GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu
Ví dụ:
- Yêu 1 HS đọc nội dung về chữ ở dòng 1. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- GV ghi vào ô chữ:PHẤN
- HS đọc.
- Dòng 1:Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh) dùng để viết chữ lên bảng (có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ p).
- Phấn.
- PHẤN.
- Các dòng sau tiến hành tưng tự.
 Lời giải Dòng 1: PHẤN Dòng 6: HOA
 Dòng 2: LỊCH Dòng 7: TƯ
 Dòng 3: QUẦN Dòng 8: XƯỞNG
 Dòng 4: TÍ HON Dòng 9: ĐEN
 Dòng 5: BÚT Dòng10: GHE
- Gọi HS tìm từ hàng dọc
- PHẦN THƯỞNG
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập Tiết 9, 10.
- Chú ý : Nếu có thời gian GV gợi ý HS cách làm.
RÚT KINH NGHIỆM:
ThứNgàythángnăm 201
TIẾT 9
BÀI LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản.
Cũng cố mẫu câu Ai là gì?
Làm quen với bài kiểm tra.
II. TIẾN HÀNH
	1. GV nêu yêu cầu của tiết học.
	2. Yêu cầu HS mở SGK và đoc thầm văn bản Đôi bạn.
	3. Yêu cầu HS mở vở bài tập và làm bài cá nhân.
	4. Chữa bài.
	5. Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làm bài của HS.
TIẾT 10
BÀI LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
	- Luyện kỹ năng viết chính tả.
	- Luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
	1. Nêu nội dung và yêu cầu tiết học.
	2. Đọc bài Dậy sớm.
	3. Yêu cầu 1HS đọc lại sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
	4. Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ.
	5. Đọc bài thong thả cho HS viết.
	6. Đọc bài cho HS soát lỗi.
	7. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự viết đoạn văn theo yêu cầu.
	8. Chấm và nhận xét bài làm của HS.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần10 10
Chủ điểm : ÔNG BÀ 
	ThứNgàythángnăm 201
Tập đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
(2 tiết)
I.MỤC TIÊU
1. Đọc 
Đọc trơn được cả bài.
Nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
2.Hiểu
Hiểu nghĩa các từ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và có sáng kiến phải chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, nếu có.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KIỂM TRA BÀI CỦ
 - Hỏi HS về tên của các ngày 1–6, 
 1 – 5, 8 – 3, 20 – 11 
 - Có bạn nào biết ngày lễ của ông bà là ngày nào không?
- Nêu : Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà, bạn Hà đã đưa ra sáng kiến chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Diễn biến câu chuyện ra sao, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Luyện đọc đoạn 1
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt .
- Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm.
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sữa lỗi các em còn phát âm sai.
Yêu cầu đọc chú giải.
- Đọc cả đoạn
 - Thi đọc 
Đọc đồng thanh.
 2.2. Tìm hiểu đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Hỏi: Bé Hà có sáng kiến gì?
- Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm lễ của ông bà?
- Vì sao?
- Sáng kiến của bé hà đã cho em thấy, bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà?
- Trả lời.
- Trả lời: Chưa có ngày lễ của ông bà
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài.
 - Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới.
 - 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
 - Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em và luyện đọc trong nhóm.
Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 1 HS đọc thành tiếng.
Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày để làm ngày lễ cho ông bà.
Ngày lập đông.
Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khỏe của các cụ già .
- Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
TIẾT 2
2.3. Luyện đọc đoạn 2,3
- Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở chi tiết 1
- Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở Mục tiêu dạy học.
- Câu cần chú ý luyện ngắt giọng là : Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy./
2.5. Tìm hiểu đoạn 2,3
Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 
- Hỏi: Bé Hà băn khoăn điều gì?
Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì?
Bé Hà đã tặng ông bà cái gì?
 Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà?
Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
2.4. Thi đọc truyện theo vai
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong nhóm rồi thi đọc.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
 - Em có muốn chọn một ngày cho ông bà mình không? Em định chọn đó là ngày nào?
- Tổng kết giờ học.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
Bé băn khoăn vì không biết nên tặng ông bà cái gì.
Trả lời theo suy nghĩ.
Bé tặng cho ông bà chùm điểm mười.
Ông bà thích nhất món quà của Hà.
Trả lời: Chăm học, ngoan ngoãn
Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đọc
4. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	 ThứNgàythángnăm 201
Kể chuyện
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
(1 tiết)
I.MỤC TIÊU
Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, điệu bộ.
Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
 1. GIỚI THIỆU BÀI
 - Trong giờ Kể chuyện tuần 10, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
 2.1. Kể lại từng đoạn truyện
- GV tiến hành tương tự như các tiết kể chuyện trước đã giới thiệu.
2.2. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại chuyện.
 + Kể nối tiếp
 + Kể theo vai.
Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
Các nhóm, mỗi nhóm 3 em, thi kể nối tiếp. Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc.
Các nhóm, mỗi nhóm 5 em, thi kể lại chuyện. ( Nếu có thêm phục trang để tăng hứng thú cho các em thì càng tốt).
1HS kể. Lớp theo dõi nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 ThứNgàythángnăm 201
Chính tả
NGÀY LỄ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIENG VIET LOP 2 KI I.doc