Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 25 đến tuần 28

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

 Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )

- GD HS tình cảm yêu mến với mái trường

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

_Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK _Bảng nam châm

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1

 

doc 34 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thuộc lịng bài đồng dao.
-GDHS thường làm giúp đỡ bố mẹ 
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ: (5’)
_Kiểm tra bài “Bàn tay mẹ” và trả lời câu hỏi:
+Bàn tay mẹ làm những việc gì cho Bình?
+Đọc câu văn diễn đạt tình cảm của Bình đối với mẹ
Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: (15’)
a) GV đọc mẫu bài văn:
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng, đường trơn. _GV ghi: bống bang
_Cho HS đọc +Phân tích tiếng bống, bang?
 GV dùng phấn gạch chân âm b vần ông
+Cho HS đánh vần và đọc
_Tương tự đối với các từ còn lại:
+ khéo sảy +khéo sàng
+đường trơn: đường bị ướt nước mưa, dễ ngã
+gánh đỡ: gánh giúp mẹ
+mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài
*Luyện đọc câu:_Đọc nhẩm từng câu
_GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại
_Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo 
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Thi đọc cả bài 
_Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
_Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
3. Ôn các vần anh, ach: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: (13’)
a) Tìm tiếng trong bài có vần anh, ach:
 Vậy vần cần ôn là vần anh, ach
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần anh
_Cho HS phân tích tiếng “gánh”
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần anh, ach:
_Đọc mẫu trong SGK
_GV cho HS chơi trò chơi: thi nói (đúng nhanh, nhiều) câu chứa tiếng có vần anh, vần ach- Gợi ý:
+Bé chạy rất nhanh. 
+Bạn Ngọc là người rất lanh lợi
+Nhà em có rất nhiều sách
+Một tia chớp rạch ngang nền trời đen kịt 
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a) Tìm hiểu bài đồng dao: (15’)_Cho HS đọc _GV hỏi:
+Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
_Cho 1 HS đọc 2 dòng cuối_GV hỏi:
+Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
_GV đọc diễn cảm lại cả bài _HS đọc cả bài
b) Học thuộc lòng bài “Cái bống”: (ở lớp) (10’)
_Cho HS tự nhẩm, thi xem tổ nào thuộc bài nhanh nhất
c) Luyện nói: (5’)
_GV nêu câu hỏi:
+Ở nhà em làm việc gì giúp bố mẹ?
+Cho vài HS đóng vai người hỏi:
-Ở nhà bạn làm gì giúp bố mẹ?
Củng cố- dặn dò: (5’)_Nhận xét tiết học+Khen những học sinh học tốt+Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc lòng cảbài_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Vẽ ngựa
_2, 3 HS đọc 
_bống bang
+âm b + ông + dấu sắc
_Nhẩm theo
_Cá nhân, bàn, tổ
_Lớp nhận xét
_gánh
_g + anh + dấu sắc
_Nước chanh mát và bổ
_Quyển sách này rất hay
_Từng cá nhân thi nói, lớp nhận xét
_1 HS đọc, lớp đọc thầm lại 2 dòng đầu
+Bống sảy, sàng gạo cho mẹ nấu cơm_Lớp đọc thầm
+Bống chạy ra gánh đỡ mẹ
_2, 3HS đọc
_Đồng thanh
_Nhẩm_Thi ai đọc thuộc
+Quan sát 4 tranh minh hoạ trả lời, có thể kể những việc mình đã làm không được thể hiện trong tranh
+Các HS khác trả lời
-Bạn thường trông em bé cho mẹ nấu cơm
-Ăn cơm xong, em lấy tăm, rót nước cho bà, lau bàn giúp mẹ
-Em tự dánh răng rửa mặt
Thứ tư ngày 10tháng 3 năm 2010 
CHÍNH TẢ: tiết3 
BÀN TAY MẸ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày, chậu tả lĩt đầy ” 35 chữ trong khoảng 15 – 17 phút.
- Điền đúng vần an, at; chữ g, gh vào chỗ trống.
Bài tập 2, 3 (SGK )
_Giáo dục tính kiên nhẫn, cẩn thận
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bảng phụ viết sẵn:
 +Nội dung đoạn văn cần chép +Nội dung các bài tập 2, 3
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài
_Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép: (23’)
_GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài Bàn tay mẹ_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: hằng ngày, bao nhiêu, là, việc, nấu cơm, giặt, tã lót
_Tập chép
 +Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô
+Sau dấu chấm phải viết hoa_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(10’)
a) Điền vần: an hoặc at_GV đọc yêu cầu đề bài
_GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền an hoặc at vào từ mới hoàn chỉnh_Cho HS lên bảng làm 
_Từng HS đọc lại các tiếng đã điền
_GV chốt lại trên bảng_Bài giải: kéo đàn, tát nước, 
b) Điền chữ: g hoặc gh
_Tiến hành tương tự như trên_Bài giải: nhà ga, cái ghế 
4. Củng cố- dặn dò: (2’)_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp_Dặn dò: 
_Điền chữ n hoặc l
_Điền dấu hỏi, ngã
_2, 3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn
_HS tự nhẩm và viết vào bảng
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
_Chuẩn bị bài: Cái bống
KỂ CHUYỆN TIẾT 2
 ÔN TẬP ( HỌC VẦN )
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:_ HS đọc và viết được một cách chắc chắn các tiếng có vần : ai, ay, ao, au, ang, ac, an, at. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng mang các vần ở trên rõ ràng, trôi chảy - Tìm được các câu chứa tiếng mang vần ở trên
øII. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn : ai, ay, ao, au, ang, ac, an, at.(25’)
2. Trò chơi : (5’)
 *Thi đua tìm các tiếng ngoài bài có các vần vừa ôn
- GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm
* Thi đua tìm câu chứa tiếng có các vần vừa ôn
GV nhắc : nói câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu
4.Củng cố dặn dò: (5’)Chuẩn bị bài tập đọc Hoa Ngọc Lan
 _ HS đọc các vần, tiếng, từ trong bài ôn (cá nhân, bàn, tổ, lớp)_ Viết bảng con 
 HS thi đua tìm đúng, nhanh, nhiều) tổ nào tìm nhiều nhất tổ đó thắng
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌC Tiết 11-12 KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
	ĐỀ TRƯỜNG RA 
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 
TẬP VIẾT Tiết 13 
Tô chữ hoa C, D, Đ,
I.MỤC TIÊU:- Tơ được các chữ hoa: C, D, Đ
- Viết đúng các vần: an, at, anh, ach; các từ ngữ: Bàn tay, hạt thĩc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần )
II.CHUẨN BỊ:_Bảng con được viết sẵn các chữ _Chữ hoa: D, Đ, C
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (2’)
_GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng_Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
_Hôm nay ta học bài: C, D, Đ, GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa (10’)
_GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa C gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
+Chữ hoa D gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
+Chữ hoa Đ cách viết như chữ D. Sau đó lia bút lên viết nét ngang đi qua đường kẻ thẳng 
-Cho HS viết bảng 
d) Hoạt động 3: Viết vào vở (15’)
 _Cho HS viết từng dòng vào vở- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dịng, số chữ qui định trong vở Tập Viết 1, tập hai
3.Củng cố.Dặn dò: (3’)+Về nhà viết tiếp phần B
+Chuẩn bị: E, Ê, G
_bàn tay, hạt thóc
+Gồm nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau
-Viết vào bảng con
+Gồm nét thẳng, nét cong phải kéo từ dưới lên
-Viết vào bảng con
CHÍNH TẢ: TIẾT4 CÁI BỐNG
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 – 15 phút.
- Điền đúng vần anh, ach, chữ ng, ngh vào chỗ trống.- Bài tập 2, 3 ( SGK )
- Giáo dục HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung các bài tập 2, 3
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài
_Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:(23’)
_Cho HS đọc bài Cái Bống_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai và viết vào bảng con: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng, 
_GV đọc (mỗi dòng thơ 3 lần)
 _Chữa bài+GV đọc lại bài
+Đánh vần những tiếng khó+Chữa những lỗi sai 
_GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: (5’)
a) Điền vần: anh hoặc ach?
_GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập
- GV nhận xét và chốt lại 
_Bài giải: hộp bánh, túi xách tay
b) Điền chữ: ng hoặc ngh_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: ngà voi, chú nghé
4. Củng cố- dặn dò: (2’)
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp 
_Viết: nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ
_2, 3 HS nhìn SGK đọc
_Tự tìm ra tiếng dễ viết sai
_HS tự nhẩm và viết vào bảng
_HS nghe, viết vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+HS rà soát lại
+Gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_2, 3 HS lên bảng- lớp làm vào vở bằng bút chì
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
_Chuẩn bị bài chính tả: Nhà bà ngoại
TUẦN 27
Thứ HAI , ngày 15 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌCTiết 13-14
CHỦ ĐIỂM: THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC
 HOA NGỌC LAN (GDBVMT)
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp lĩ, ngan ngát, khắp vườn, bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ cĩ dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )
-GD HS tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan .Gọi đúng tên các loài hoa.
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:(5’)
GV nhận xét bài đọc thi giữa HK2 .Cho 1-2 HS đọc lại bài Cái Bống
.Dạy bài mới:Giới thiệu bài: (2’)
Hướng dẫn HS luyện đọc: (15’)
a) GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: hoa ngọc lan, vỏ bạc trắng, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học 
_GV ghi: hoa ngọc lan_Cho HS đọc +Phân tích tiếng hoa?
 GV dùng phấn gạch chân âm h vần oa
+Cho HS đánh vần và đọc- kết hợp phân biệt: hoa ngọc lan – khoai lang_Tương tự đối với các từ còn lại:
+ vỏ bạc trắng + lá dày
+ lấp ló: ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện
+ ngan ngát: mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa
+ khắp vườn
*Luyện đọc câu: (13’)
_Đọc nhẩm từng câu_GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại
_ *Luyện đọc đoạn, bài
_Có thể chia bài làm 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
_Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
_Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
c) Ôn các vần ăm, ăp: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
* Tìm tiếng trong bài có vần ăp: Vậy vần cần ôn là vần ăm, ăp
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần ăp
_Đọc mẫu trong SGK _Vần ăm: 
+Bé chăm học+Em đến thăm ông bà+Mẹ băm thịt
+Bố nhắm bắn rất trúng+Chú mèo nhăm nhe ăn vụng cá
+Ngày nào mẹ cũng tắm cho em bé+Trời hôm nay rét căm căm
_Vần ăp: 
+Bắp ngô nướng rất thơm+Cô giáo sắp đến+Ông thắp đèn
+Cặp sách của em rất đẹp+Em đậy nắp lọ mực
+Khắp nhà, thơm ngát mùi hoa lan
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: (20’)
_Cho HS đọc _GV hỏi:+Nụ hoa lan màu gì? Chọn ý đúng+Hương hoa lan thơm thế nào?
GDBVMT:Hoa lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người.Những cây hoa như vậy cần được chúng ta giữ gìn và bảo vệ .
_GV đọc diễn cảm bài văn_Cho HS đọc
b) Luyện nói: (10’)Gọi tên các loài hoa trong ảnh
_Cho HS đọc yêu cầu của bài
_Cho HS hỏi- đáp_Cho HS chơi trò chơi:
 GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua
 Lời giải: hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen
- HS gọi được tên các lồi hoa trong ảnh ( SGK)(Dành cho HS khá, giỏi)
GDBVMT: Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp,cuộc sống của con người thêm ý nghĩa
5.Củng cố- dặn dò: (5’)_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà đọc cảbài
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Ai dậy sớm
_2, 3 HS đọc 
_Quan sát
_hoa ngọc lan
_Nhẩm theo
_Từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) _Cá nhân, bàn, tổ
_Lớp nhận xét
_khắp
_Vận động viên đang ngắm bắn
_Bạn học sinh rất ngăn nắp
_1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Nụ hoa trắng ngần
+Hương hoa lan ngan ngát toả khắp nhà
_Từng cặp trao đổi nhanh về tên các loài hoa trong ảnh 
_Thi kể đúng tên các loài hoa(Dành cho HS khá, giỏi)
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌC 
Tiết 15-16 : Bài AI DẬY SỚM
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đĩn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dịng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết được cảnh đẹp của đất trời.
Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài ( SGK )
- Học thuộc lịng ít nhất 1 khổ thơ.
 _GD HS biết những việc làm buổi sáng
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ: (5’)_Đọc bài “Hoa ngọc lan” và trả lời câu hỏi:+Nụ hoa lan màu gì?
+Hương hoa lan thơm như thế nào?
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: (15’)
a) GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lean đồi, đất trời, chờ đón. _GV ghi: dậy sớm_Cho HS đọc +Phân tích tiếng dậy?
+Cho HS đánh vần và đọc- 
_Tương tự đối với các từ còn lại:
+ ra vườn+ ngát hương+ lên đồi +vừng đông: +đất trời: 
+chờ đón
*Luyện đọc câu:_Đọc nhẩm từng câu
_GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Cho HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Sau đó thi đọc cả bài
3. Ôn các vần ươn, ương: (13’)
a) Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương:
 Vậy vần cần ôn là vần ươn, ương
_Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần ươn, ương
b) Nhìn tranh, nói theo mẫu trong SGK
_Vần ươn: 
+Buổi sáng, vừa ngủ dậy, bé vươn vai ra sân tập thể dục
+Tôi mượn được ở thư viện một quyển sách rất hay
_Vần ương: 
+Dũng là một cậu bé bướng bỉnh
+Tuần vừa qua em được nhiều điểm tốt, nên mẹ thưởng cho em một con búp bê rất đẹp
Tiết 2
. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: (15’)_Cho HS đọc _GV hỏi:
+Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
+Trên cánh đồng?+Trên đồi?_GV đọc diễn cảm bài văn
b) Học thuộc lòng bài thơ: (10’)
_Cho HS đọc
- HS học thuộc lịng bài thơ.(Dành cho HS khá, giỏi)
 c) Luyện nói: (5’)Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng
H: Sáng sớm, bạn làm việc gì?
Đ: Tôi tập thể dục. Sau đó đánh răng, rửa mặt
Gợi ý: 
-Buổi sáng bạn thường dậy lúc mấy giờ?
-Bạn thường ăn gì vào buổi sáng?
-Buổi sáng, bạn có giúp ba mẹ làm gì không?
-Buổi sáng ai thay đồ cho bạn?
-Buổi sáng ai chở bạn đi học?
5.Củng cố- dặn dò: (5’)+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Mưu chú Sẻ
_2, 3 HS đọc 
_Viết: xanh thẫm, lấp ló, trắng ngần, ngan ngát
Quan sát 
Cho HS đọc mẫu trong SGK 
_Nhẩm theo Cá nhân, bàn, tổ
_vườn, hương
_Cánh diều bay lượn
_Vườn hoa ngát hương thơm
_1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Hoa ngát hương chờ đón em ở ngoài vườn
+Vừng đông đang chờ đón em
+Cả đất trời đang chờ đón em
_2, 3 HS đọc lại cả bài
_HS tự nhẩm thuộc từng câu thơ
- HS khá, giỏi 
_Quan sát tranh minh họa nhỏ trong SGK
_HS có thể kể những việc mình đã làm không giống trong tranh minh hoạ
Thứ tư ,ngày 17 tháng 3 năm 2010
CHÍNH TẢ: Tiết 5 
NHÀ BÀ NGOẠI
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Nhà bà ngoại: 27 chữ trong khoảng 10 – 15 phút.
- Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống . Bài tập 2, 3 ( SGK )
_Giáo dục tính kiên nhẫn, cẩn thận
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung đoạn văn cần chép
 +Nội dung các bài tập 2, 3_ 
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:(5’)
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài
_Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
2. Hướng dẫn HS tập chép: (15’)
_GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài Nhà bà ngoại_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: ngoại, rộng rãi, lòa xoà, hiên, khắp vườn
_Tập chép _Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: (10’)
a) Điền vần: ăm hoặc ăp
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại đoạn văn. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một. Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp
b) Điền chữ: c hoặc k_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: hát đồng ca, chơi kéo co
4. Củng cố- dặn dò: (5’)+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp_Dặn dò: _Chuẩn bị bài chính tả: Câu đố
_Điền vần anh hay ach
_Điền chữ ng hay ngh
_2, 3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn
_HS tự nhẩm và viết vào bảng
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
KỂ CHUYỆN
 Tiết 3 : TRÍ KHÔN
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khơn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài
_GD HS biết sử dụng thông minh của minh trong mọi tình huống của cuộc sống
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:_Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
_Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân
_Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:(5’)
_Cho HS kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ” 
2.Giới thiệu bài:(2’)
3. Giáo viên kể:(8’)*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 Nội dung:
 1.Ở cạnh khu rừng nọ, có một bác nông dân đang cày ruộng. Con Trâu rạp mình kéo cày. Con hổ nom thấy cảnh ấy lấy làm lạ. Lợi dụng lúc vắng người, Hổ tới hỏi Trâu:
_Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người?
Trâu đáp:
_Người bé, nhưng có trí khôn
2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì, đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến gần, hỏi:
_Người kia, trí khôn đâu, cho ta xem.
 Bác nông dân đáp:
_Trí khôn ta để ở nhà.
 Hổ năn nỉ: 
_Hãy về lấy nó ra đây đi.
 Bác nông dân bảo:
_Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ về lấy cho mà xem.
3. Hổ muốn xem trí khôn của bác nông dân quá nên chịu để bác trói. Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác chất một đống rơm xung quanh Hổ, châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây trói cháy và đứt. Hổ thoát nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen.
_Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác nông dân
+Lời người dẫn chuyện: vào chuyện kể với giọng chậm rãi
+Lời Hổ: tò mò, háo hức
+Lời Trâu: an phận, thật thà
+Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan
_Biết ngừng nghỉ đúng lúc
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo t

Tài liệu đính kèm:

  • docTV1 t 25-28.doc