Giáo Án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 23 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu Học Quán Toan

 I. Mục đích yêu cầu.

- H đọc viết được: oanh, oach, thu hoạch, doanh trại.

- Đọc đúng câu ứng dụng: “ Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn để làm kể hoạch nhỏ ”

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

 H biết nói về nhà máy, cửa hàng, doanh trại quân đội mà em biết. Nói về người và vật trong nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

II. Đồ dùng dạy học.

- Bộ đồ dùng dạy học tiếng việt.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 41 trang Người đăng honganh Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 23 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu Học Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x ghép vào trước vần uât, thanh sắc ta được tiếng gì?
- Phân tích tiếng xuất.
- G ghi: xuất. đọc đánh vần.
- Đọc trơn.
- Đưa tranh SGK / 38. Tranh vẽ gì? 
- G ghi: sản xuất. Đọc mẫu. 
* Ghi: uyêt ( Tương tự )
- Học vần gì? So sánh hai vần? G ghi đầu bài.
- Cho H ghép: băng tuyết
- G ghi. đọc mẫu: luật giao thông băng tuyết
 Nghệ thuật tuyệt đẹp
- Trong các từ trên tiếng nào có vần vừa học? 
 -> Chỉ bảng cho H đọc. 
c) Hướng dẫn viết (12’)
- Nhận xét chữ uât?
- G chỉ chữ mẫu, nêu cách viết: Đặt bút từ đường kẻ 2 viết nét xiên nối với nét móc ngược 
- Nhận xét chữ : uyêt
- G hướng dẫn theo nét chữ. Điểm đặt bút , điểm dừng bút của các con chữ, độ cao độ rộng của các con chữ trong một chữ.
- Nhận xét chữ : sản xuất.
- G hướng dẫn viết theo nét chữ , điểm đặt bút điểm dừng bút của các con chữ, khoảng các của các con chữ trong một chữ....
- Nhận xét từ duyệt binh.
- G hướng dẫn theo nét chữ...
- H đọc cá nhân.
- H phân tích.
- H đọc.
- H đọc.
- H ghép, đọc lại.
- H ghép, đọc lại.
- H phân tích.
- H đọc.
- H đọc.
- Mọi người may ...
- H đọc.
- uât, uyêt.
- H ghép, đọc lại.
- H đọc. 
- Con chữ u viết trước, con chữ â viết sau cao 2 dòng 
- H viết bảng con.
=> Nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc (10 - 12’)
* đọc bảng.
- Chỉ bảng cho H đọc cá nhân.
- Cho mở SGK / 39. Tranh vẽ gì? 
- G ghi, đọc mẫu: Những đêm nào trăng khuyết 
- Trong câu trên tiếng nào có vần vừa học? Phân tích?
* Đọc SGK
- G đọc mẫu SGK.
- G hướng dẫn H đọc .
b) Luyện viết (15 - 17’)
- Cho H mở vở tập viết . Đọc bài viết.
- Dòng 1: Cho H quan sát chữ mẫu, G nêu cách viết, cho H xem vở mẫu. G sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, cách 1 ô viết 4 lần
- Dòng 2: Viết 4 lần.
- Dòng 3: Cách 2 ô viết 1 lần.
- Dòng 4: Cách 2 ô viết 1 lần.
-> Chấm, nhận xét.
c) Luyện nói (5 - 7’)
- Cho H mở SGK / 39. Tranh vẽ gì?
- H đọc.
- H trả lời.
- H đọc. 
- Khuyết.
- H đọc SGK.
- H mở vở, đọc bài viết.
- H viết vở.
- H nói theo tranh, H khác bổ sung.
- Đất nước ta có tên là gì?
- Quê em có những cảnh đẹp nào?
- Hãy nói về một vài cảnh đẹp mà em biết: Tên cảnh đẹp đo? Cảnh đẹp đó ở đâu? Em thích nhất điều gì ở đó?
4. Củng cố (3 - 4’)
- Chỉ bảng cho H đọc. Tìm tiếng có vần vừa học. Xem trước bài 102.
Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2007.
 Tiếng việt
Bài 102: uynh, uych.
 I. Mục đích yêu cầu.
- H đọc viết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
- Đọc đúng câu ứng dụng: Thứ năm lớp em  ươm về.
- Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Các loại đèn dùng trong nhà.
Đèn điện, đèn dầu, đèn huỳnh quang. Kể tên một số loại đèn: Độ sáng của từng loại đèn dùng, kể về đèn mà em dùng trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dùng dạy học tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1.
1. Kiểm tra (3’)
- Cho H ghép: trăng khuyết. Đọc lại.
- H mở sgk / 39. H đọc.
2. Dạy học bài mới (20 - 22’)
a) Giới thiệu: Bài 102: uynh, uych.
b) Dạy vần. 
* G viết bảng: uynh. Vần uynh được tạo nên từ âm u, âm y và âm nh. Đọc là uynh.
- Phân tích vần uynh.
- G đọc đánh vần.
- G đọc trơn.
- Chọn vần uynh ghép vào thanh cài. G ghép lại.
- Có vần uynh chọn âm h ghép vào trước vần uynh ta 
được tiếng gì?
- Phân tích tiếng: huynh.
- G ghi: huynh. đọc đánh vần.
- Đọc trơn.
- Đưa tranh SGK / 40. Tranh vẽ gì? 
- G ghi: phụ huynh. Đọc mẫu. 
* Ghi: uych ( Tương tự )
- Học vần gì? 
- So sánh hai vần? 
- G ghi đầu bài.
- Cho H ghép: uỳnh uỵch
- G ghi. đọc mẫu: luýnh quýnh huỳnh huỵch
 Khuỳnh tay uỳnh uỵch
- Trong các từ trên tiếng nào có vần vừa học? 
 -> Chỉ bảng cho H đọc. 
c) Hướng dẫn viết (12’)
- Nhận xét chữ uynh?
- G chỉ chữ mẫu, nêu cách viết: Đặt bút từ đường kẻ 2 viết nét xiên nối với nét móc ngược 
- Nhận xét chữ uych
- G hướng dẫn viết theo nét chữ.
- Các chữ: phụ huynh, ngã huỵch . ( Tương tự )
- H đọc cá nhân.
- H phân tích.
- H đọc.
- H đọc.
- H ghép, đọc lại.
- H ghép, đọc lại.
- H phân tích.
- H đọc.
- H đọc.
- Bố dạy con học ...
- H đọc.
- uynh, uych.
- H ghép, đọc lại.
- H đọc. 
- Con chữ u viết trước, con chữ y viết sau cao 5 dòng 
- H viết bảng con.
=> Nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc (10 - 12’)
* đọc bảng.
- Chỉ bảng cho H đọc cá nhân.
- Cho mở SGK / 41. Tranh vẽ gì? 
- G ghi, đọc mẫu: Thứ năm, lớp em
- Trong câu trên tiếng nào có vần vừa học? Phân tích?
* Đọc SGK
- G đọc mẫu SGK, hướng dẫn H đọc 
b) Luyện viết (15 - 17’)
- Cho H mở vở tập viết . Đọc bài viết.
- Dòng 1: Cho H quan sát chữ mẫu, G nêu cách viết, cho H xem vở mẫu. G sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, cách 1 ô viết 4 lần
- Dòng 2: Viết 4 lần.
- Dòng 3: Cách 1 ô viết 1 lần.
- Dòng 4: Cách 1 ô viết 1 lần.
-> Chấm, nhận xét.
c) Luyện nói (5 - 7’)
- Cho H mở SGK / 41. Tranh vẽ gì?
- H đọc.
- H trả lời.
- H đọc. 
- Huynh.
 - H đọc SGK.
- H mở vở, đọc bài viết.
- H viết vở.
- H nói theo tranh, H khác bổ sung.
- Đèn nào dùng điện để thắp sáng? Đèn nào dùng đầ để thắp sáng? 
- Nhà em có nhừng loại đèn nào? 
- Khi muốn cho đèn sáng hoặc thôi không sáng nữa ta phải làm gì?
4. Củng cố (3 - 4’)
- Chỉ bảng cho H đọc. Tìm tiếng có vần vừa học. Xem trước bài 103.
_______________________________________________
Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2007.
Tiếng Việt.
Bài 103: Ôn tập.
 I. Mục đích yêu cầu.
- H đọc viết được một cách chắc chắn các vần: uê, uy, uơ, uya, uyên, uân, uât, uyêt, uynh, uych đã học từ bài 98 -> 102. 
- Đọc đúng các từ có các vần đó và đoạn thơ ứng dụng: Sóng nâng thuyền  ơi.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện “ Truyện kể mãi không hết ”
Nhớ tên các nhân vật chính, các tình tiết chính trong truyện. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng ôn.
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1.
1. Kiểm tra (3’)
- Cho H ghép: hoa quỳnh. Đọc lại.
- H mở sgk / 41. H đọc, phân tích.
2. Dạy học bài mới (20 - 22’)
a) Giới thiệu:
- G đưa tranh sgk / 42. Tranh vẽ gì?
- Phân tích tiếng: xuân, tuế?
- Phân tích vần uân, uê?
- G ghi mô hình. -> Bài 97: Ôn tập vần bắt đầu bằng âm u. 
b) Ôn tập.
* G đưa bảng ôn, cho H đọc.
- G ghép: u - ơ -> uơ ghi bảng.
- Cho H ghép các cột còn lại.
- G ghi bảng ôn, chỉ bảng cho H đọc.
- Cho H ghép: uỷ ban.
- G ghi, đọc mẫu: uỷ ban hoà thuận luyện tập
- Trong các từ trên, tiếng nào có vần vừa ôn?
-> Chỉ bảng cho H đọc.
c) Hướng dẫn viết (12’)
- G đưa nội dung bài viết.
- Nhận xét từ: uỷ ban?
- G chỉ chữ mẫu, nêu quy trình viết: đặt bút từ đường kẻ 2 viết con chữ u nối với con chữ y chú ý khoảng cách giữa các chữ là một con chữ.
- Các từ còn lại ( tương tự )
- H đọc cá nhân.
- H ghép theo dãy, đọc lại
- H đọc.
- H ghép.
- H đọc.
- H đọc. 
- Có 2 chữ, chữ uỷ viết trước 
- H viết bảng con.
=> Nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc (6’)
- Chỉ bảng ôn cho H đọc cá nhân.
- G xoá dần bảng ôn.
- Cho mở SGK / 43. Tranh vẽ gì?
- G ghi, đọc mẫu: Sóng nâng thuyền
- Trong câu trên tiếng nào có vần vừa ôn?
- G đọc mẫu SGK.
b) Luyện viết (13 - 15’)
- Cho H mở vở tập viết . Đọc bài viết.
- Dòng 1: Cho H quan sát chữ mẫu, G nêu cách viết, cho H xem vở mẫu. G sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, cách nửa ô cho H viết 2 lần.
- Dòng 2: cách 1 ô viết 1 lần.
- Dòng 3: Viết một lần.
- Dòng 4: Viết 1 lần.
- Dòng 5: Tương tự.
-> Chấm, nhận xét.
c) Kể chuyện: Truyện kể mãi không hết. (15 - 17’)
- H đọc.
- H đọc.
- Thuyền 
- H đọc.
- H tìm.
- H đọc SGK.
- H mở vở, đọc bài viết.
- H viết vở.
- G kể lần 1: Không có tranh, kể xong hỏi: Hôm nay cô kể chuyện gì?
- G kể lần 2: Lần lượt kể theo tranh.
* Tranh 1: Có một ông vua thích nghe truyện  Ông ra lệnh phải tìm người có tài kể truyện và phải kể mãi không hết 
* Tranh 2: Rất nhiều người đến thử, song đều bị tống giam.
* Tranh 3: Có anh nông dân đến thi kể truyện: Một con chuột vào kho thóc 
Anh kể mãi, vua muốn nghỉ, anh không cho nghỉ vì câu truyện chưa hết 
- G kể lần 3: Chỉ vào từng tranh và kể.
- Cho H nhìn tranh tập kể.
 + Nhà vua ra lệnh cho người kể phải kể những câu truyện như thế nào?
 + Kể lại truyện mà anh nông dân kể cho vua nghe, em đã kể hết chưa?
 + Vì sao anh nông dân đực vua ban thưởng?
4. Củng cố (3 - 4’)
- Chỉ bảng cho H đọc. Tìm tiếng có vần vừa ôn. 
________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007.
Tập viết
Tuần 21: tàu thuỷ, giấy - pơ - luya
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố cách viết các từ: Tàu thuỷ, giấy - pơ - luya, tuần lễ 
- Viết đúng, đẹp bài tập viết. Rèn kĩ năng viết.
II. Đồ dùng dạy học.
- Viết sẵn bài viết.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu (1’)
- Tập viết tuần 21.
2. Hướng dẫn viết bảng con: (8 - 10’)
- Cho H đọc bài viết.
- Cho H nhận xét từ : tàu thuỷ?
- G chỉ chữ mẫu, nêu quy trình viết: Đặt bút từ đường kẻ 2 viết con chữ t cao 3 dòng li, nối với con chữ a cao 2 dòng li, nối với con chữ u khoảng cách giữa các chữ là nửa thân chữ ...
- Các chữ còn lại hướng dẫn tương tự.
=> Nhận xét.
3. Hướng dẫn viết vở: (20’)
- Cho H đọc bài viết.
- Cho H quan sát dòng 1: G nêu cách viết, cho H quan sát vở mẫu, sửa tư thế ngồi viết, cầm bút, cách một ô viết 1 lần.
- Dòng 2: Cách 1 thân chữ viết 1 lần.
- Dòng 3, 4: Viết 2 lần.
- Dòng 5: Viết 1 lần.
- Dòng 6: Viết 2 lần.
- Có 2 chữ, khoảng cách là một thân chữ .
- H viết bảng con.
- H mở vở, đọc bài viết.
- H viết vở.
4. Chấm, nhận xét: (5 - 7’)
5. Củng cố: (1 - 3’)
- Nhận xét giờ học.
________________________________________
Tập viết
Tuần 22: ôn tập.
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố ôn lại cách viết một số vần, từ ứng dụng đã học.
- Viết đúng, đẹp các vần, từ đó. Rèn kĩ năng viết.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu (1’)
- Tập viết tuần 22: Ôn tập.
2. Hướng dẫn viết bảng con: 
* Ôn vần.
- G viết bảng một số vần khó viết: oe, oang, iêng, uya, uyên, uynh, uych, iêp, ươp, ip, up 
- Cho H đọc các vần trên.
- Cho H nhận xét cách viết.
- G chỉ từng chữ, nêu quy trình viết.
* Ôn từ ứng dụng.
- G ghi bảng một số từ ứng dụng mà H trong lớp viết chưa đẹp:
 Huỳnh huỵch, luýnh quýnh, luyện tập
 ngã huỵch, phụ huynh, duyệt binh
 đêm khuya, khoẻ khoắn, khai hoang
 Búp sen, đèn xếp 
- Cho H đọc lại các từ trên.
- G chỉ chữ mẫu, nêu cách viết.
- Cho H viết bảng con. 
=> Nhận xét.
- H đọc.
- H viết bảng con.
- H đọc.
- H viết bảng con.
4. Củng cố: (1 - 3’)
- Nhận xét giờ học.
Tuần 25 ( Từ ngày 5 / 3 / 2007 đến ngày 9 / 3 / 2007 )
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2006
Tập đọc
Trường em.
I/ Mục đích yêu cầu
- Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng:Tiếng có vần: ai, ay, ương. Từ ngữ: cô giáo, dạy em, mái trường.
- Ôn các vần ai, ay: tìm tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết nghỉ hơi khi có các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
- Hiểu nghĩa các từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết. Nhắc lại nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dường tình cảm yêu mến của H với mái trường. 
- Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường lớp của em.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5’)
-Giới thiệu giai đoạn luyện đọc , viết nghe nói theo các chủ điểm nhà trường , gia đình , thiên nhiên đất nước.
2. Dạy học bài mới ( 20 - 25')
a. Giới thiệu bài ( 2’)
- G đưa tranh sgk /46. Tranh vẽ gì? ( H tập thể dục ). ở trường học em được học điều gì? Mở đầu chủ điểm “ Nhà trường”, các em học bài “ Trường em” để biết điều đó.
b. Luyện đọc ( 20 - 23’)
- G đọc mẫu lần 1: Giọng chậm rãi, tình cảm	- H mở SGK theo dõi
- Hướng dẫn H xác định câu
+ Câu 1: “ Trường học.... của em”
- Cuối mỗi câu phải có dấu chấm.
- Bài “ Trường em” gồm mấy câu?
* Luyện đọc tiếng và từ. (3’)
- Để đọc đúng bài, chú ý phát âm một số từ khó.
- G ghi bảng, 
- đọc mẫu: Cô giáo đ chú ý tiếng “ giáo” 
- Tương tự: rất - rất yêu, dạy em, thứ hai, mái trường, điều hay.
- Phân tích tiếng “ dạy”.
- So sánh tiếng hai, hay?
- Vần ai khác vần ay ở chỗ nào?
=> Giảng: " ngôi nhà thứ hai" -> Trường học có nhiều người gần gũi, thân thiết.
" Thân thiết" -> Rất gần gũi, rất thân.
- Chỉ bảng cho H đọc lại các từ trên
* Luyện đọc câu.
- G đọc mẫu câu 1 và nhắc H đọc liền mạch.
- Câu 2: Ngắt sau từ: “ ở trường”. Sau dấu phẩy, dấu chấm phải nghỉ, lấy hơi.
- Câu 3, 4: Đọc giọng đều, nhẹ nhàng, tình cảm.
- Câu 5: Nhấn giọng vào từ “ rất yêu” để thể hiện tình cảm với mái trường.
- G cho H đọc câu bất kì
- Cho H đọc nối tiếp câu theo dãy.
* Luyện đọc đoạn.
- Cho H đọc câu 1.
- Đọc câu 2 , 3, 4, 
- Đọc câu 5
=> Nhận xét, cho điểm.
- Cho H đọc nối tiếp đoạn. G cho điểm.
* Luyện đọc cả bài.
- Cho H đọc cả bài.
-> nhận xét, cho điểm.
c. Ôn luyện vần ( 8 - 10’)
- G ghi bảng: ai, ay 
- Phân tích vần ai- ay.
- Tìm trong bài tiếng có vần ai?
- Tìm trong bài tiếng có vần ay?
- Tìm tiếng có vần ai? G ghi mẫu: con nai
đ Giảng: nai là con vật rất hiền lành sống ở trong rừng. 
- Tìm tiếng có vần ay? ( tương tự với từ máy bay )
-> Máy bay là phương tiện đi lại trên không.
- Quan sát tranh SGK / 47 , đọc câu dưới tranh.
- Trong câu trên tiếng nào có vần ai?
- Nói câu chứa tiếng có vần ai?
- Tương tự với vần ay?
- H đánh số 1 vào đầu câu.
- H xác định từng câu.
- 5 câu.
- H đọc, phân tích tiếng, đánh vần 1 số tiếng.
- H phát âm.
- Âm d đứng truớc, vần ay đứng sau, thanh nặng.
- Kết thúc bằng i, khác y.
- H đọc lại các tiếng trên bảng.
- H đọc lại.
- H đọc lại.
- H đọc.
- H đọc.
- H đọc theo nhóm.
- H đọc cả bài.
- H đọc, phân tích vần.
- Nai, hai, mái. Phân tích. 
- Dạy, hay 
- H đọc, phân tích : nai
- H tìm, ghép vào thanh cài: mai, vải...
- H đọc.
Tiết 2
a/ Luyện đọc ( 10 - 12’)
- G đọc mẫu bài: Trường em.
- Đọc nối tiếp đoạn đ G cho điểm.
- Đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài ( 8 - 10’)
- Cho H đọc lại câu 1.
- Trong bài, trường học được gọi là gì?
- Đọc câu 2, 3, 4
- Hãy nói tiếp vào câu: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì.....
- G đọc diễn cảm lại bài.
c. Luyện nói ( 8 - 10’)
- Quan sát SGK xem chủ đề luyện nói là gì?
- Cho H nhìn tranh SGK đọc câu mẫu.
- Cho từng cặp H nói tự nhiên theo tranh.
- H đọc thầm.
- H đọc theo dãy.
- 8 - 10 em đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- Ngôi nhà thứ hai.
- 1 H đọc.
- ở trường có cô giáo...
- H đọc cá nhân.
- Hỏi nhau về trường lớp.
4. Củng cố dặn dò ( 3 - 5’)
+ Hôm nay học bài gì?
+ Qua bài ta thêm yêu trường lớp, chăm chỉ học tập.
- Xem trước bài: Tặng cháu.
__________________________________________________
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2007
Chính tả
Trường em.
I/ Mục đích yêu cầu
- H chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài “ Trường em”. Tốc độ viết tối thiểu 2 chữ/ phút.
- Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bài mẫu đoạn từ đầu đến. như anh em.
- Bảng phụ, VBT
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: 
- Tập chép bài: Trường em.
- Kiểm tra vở chính tả.
2. Viết chính tả ( 30’)
- G đưa bài viết, đọc mẫu bài viết.
a) Hướng dẫn viết từ khó (5 – 7’)
- G gạch chân từ: trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết.
- Đọc mẫu, phân tích cách viết.
 Trường: tr + ương + \
 giáo : gi + ao + / 
- G xoá bảng, đọc cho H viết bảng con
đ Nhận xét
b) Hướng dẫn viết vở (13- 15’)
- Hướng dẫn H tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở, viết lùi vào 2 ô chữ đầu của đoạn văn. Nhắc H sau dấu chấm phải viết hoa.
- G chỉ từng chữ cho H viết.
c) Chấm chữa lỗi (5 – 7’)
- G đọc cho H soát lỗi ( đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát lại). Dừng lại ở chữ khó viết, đánh vần, nêu cách viết.
- G chấm 10 – 12 bài.
d) Làm bài tập ( 3 – 5’)
- Cho H đọc yêu cầu bài 2: Điền ai, ay
- G hướng dẫn cách làm trên bảng phụ.
a/ gà mái, máy ảnh
- Bài 3: Điền c, k. 
b/ cá vàng, thước kẻ, lá cọ
- 1H đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- H đọc lại, phân tích, đánh vần 1 số tiếng.
- H viết bảng con.
- H tập chép vào vở. 
H gạch chân những lỗi sai, ghi số lỗi ra lề.
- H làm bài, điền vào SGK.
- H điền.
- 2, 3 H chữa.
3. Củng cố dặn dò ( 2 – 3’)
- G khen những H học tốt, chép bài chính tả đúng đẹp.
 _____________________________________
Tập viết
Tô chữ hoa A, Ă, Â, b.
I/ Mục đích yêu cầu
- H biết tô chữ hoa A, Ă, Â, B.
- Viết đúng các vần ai, ay, ao, au, các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. Chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. Đưa bút theo đúng quy trình. Dãn đúng khoảng cách các con chữ theo mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu A, Ă, Â, B.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài ( 1’): Tập viết tô các chữ: A, Â, Ă, B.
2. Hướng dẫn H tập tô các chữ hoa ( 3 - 4’)
- Đưa chữ A mẫu , giới thiệu: Đây là chữ A hoa.
- Chữ A có mấy nét? Cao mấy dòng li?
- G chỉ chữ mẫu, nêu quy trình viết: đặt bút từ dưới đường kẻ 3 viết nét móc ngược trái từ dưới lên , lượn sang bên phải đến đường kẻ 6 thì dừng lại . Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viét tiếp nét móc ngược phải đến đường kẻ 2 thù dừng lại. Viết tiếp nét 3 cong hở phải, theo chiều mũi tên ( vừa nói vừa tô trên bảng)
- G đính chữ Ă, Â: viết giống chữ A, khác chữ A ở 2 dấu phụ đặt trên đỉnh.
- G đính chữ B, giới thiệu đây là chữ B.
- Chữ B có mấy nét? Cao mấy dòng li?
- G chỉ chữ B nêu quy trình viết: đặt bút từ đường kẻ 6 viết nét hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái ....
3. Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng ( 5’)
- Chữ ai được viết bằng con chữ nào? Nhận xét độ cao các con chữ?
- G hướng dẫn quy trình viết: Đặt bút từ đường dưới đường kẻ 3 viết con chữ a cao 2 dòng li nối với con chữ i cao 2 dòng li  Chú ý nhắc H viết liền mạch.
- Chữ ay (Hướng dẫn tương tự theo con chữ).
- Từ mái trường: đặt bút từ dưới đường kẻ 3 viết con chữ m nối với vần ai, viết dấu sắc ta được chữ mái cách một thân chữ viết chữ trường 
- Từ điều hay, ao, au, sao sáng, mai sau ( tương tự )
4. Hướng dẫn viết vở ( 17 – 20’)
- H mở vở đọc nội dung bài viết.
- G hướng dẫn H tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Hướng dẫn từng dòng.
- Dòng A: G nêu quy trình viết, cho H tô 1 dòng A.
- Dòng ai, ay: Cách 2 ô viết 4 lần.
- Dòng : mái trường, điều hay: Viết 1 lần.
- Tô 1 dòng chữ B. ( thực hiện tương tự như trên )
- Vần au, au: cách 2 ô viết 1 lần.
- Từ sao sáng, mai sau ( cỡ to ): Viết 1 lần. 
- Chữ cỡ nhỏ viết bình thường.
5. Chấm chữa ( 5 – 6’)
6. Củng cố dặn dò ( 1’)
- Nhận xét giờ học.
- H nhắc.
- 3 nét, cao 5 dòng li.
- H tô khan chữ A.
- H viết bảng con chữ A.
- H nhắc.
- 2 nét, cao 5 dòng li.
- H tô khan chữ B.
- H viết bảng con chữ B.
H viết trên bảng con: ai, ay, au, ao, mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. 
( Mỗi chữ viết 1 lần )
- H viết vở
- H viết vở.
_________________________________________________
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007.
Tập đọc
Tặng cháu.
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn cả bài: Phát âm đúng các tiếng có vần yêu, thanh hỏi, các từ ngữ: lòng yêu, gọi là, nước non.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ ( bằng khoảng thời gian sau dấu chấm)
- Ôn các vần ao, au; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
- Hiểu nghĩa từ: non nước.
- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
- Tìm và hát được bài về Bác Hồ. Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK/ 49
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Cho H đọc bài: Trường em.
+ Trong bài, trường học được gọi là gì?
+ Vì sao nói: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài ( 2’)
- Cho H xem tranh SGK/ 49 Tranh vẽ gì? ( Bác Hồ...) 
- Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ? 
b. Luyện đọc ( 20 - 23’)
- G đọc mẫu lần 1: Giọng chậm rãi, tình cảm	 - H đọc thầm
* Luyện đọc tiếng từ
- G lần lượt ghi các tiếng từ sau: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- G đọc mẫu, chú ý phát âm: l - n.
- Chỉ bảng cho H đọc.
* Luyện đọc câu.
- G đọc mẫu từng dòng thơ , lưu ý H hết dòng 1 nghỉ lấy hơi, quãng nghỉ bằng 1 dấu chấm.
* Luyện đọc bài
- Cho H đọc cả bài.
đ Nhận xét, cho điểm
c/ Ôn luyện vần ( 8 - 10’)
- Giới thiệu: Ôn vần ao, au đ G ghi bảng.
- Tìm trong bài tiếng có vần au, ao?
- Phân tích tiếng: Cháu, sau.
- Tìm tiếng có vần au, ao?
+ Nói câu chứa tiếng có vần ao, au.
- H đọc cá nhân, Phân tích tiếng.
- H đọc.
- H đọc cá nhân. 
- 2, 3 dãy.
- H đọc
- H đọc phân tích vần.
- H nêu: cháu, sau
- Tìm tiếng ngoài bài
 có vần ao, au
- H tìm, ghép vào bảng gài
- H đọc câu mẫu trong SGK
- Nói : Bức tranh này có màu...
Tiết 2
a. Luyện đọc ( 10 - 12’)
- G đọc mẫu bài Tặng cháu. 
- Đọc cả bài.
đ Nhận xét chấm điểm.
b) Tìm hiểu bài ( 8 - 10')
- Cho 2, 3 H đọc 2 dòng đầu.
- Bác Hồ tặng vở cho ai?
- Đọc 2 dòng thơ còn lại.
- Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
- H đọc thầm.
- H đọc.
- H dọc.
- Bác Hồ tặng vở cho H
- H đọc.
+ Ra công học tập để sau giúp nước nhà 
+ Chăm chỉ học hành để trở thành người có ích...
đ Bài thơ nói lên tình cảm quan tâm, yâu mến của Bác Hồ với học sinh. Bác mong muốn các cháu: hẵy chăm chỉ học tập để trở thành người có ích, mai sau xây dựng 
nước nhà.
- G đọc diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng 	 - H đọc.
- Thi đọc thuộc lòng.
-> Nhận xét, cho điểm. - H nhẩm, đọc thuộc lòng.
c) Hát các bài hát về Bác Hồ ( 8 - 10’)
- Hát các bài về Bác Hồ.
- Cho các tổ thi đọc, hát các bài hát về Bác Hồ.
3. Củng cố dặn dò ( 3 - 5’)
- G nhận xét giờ học, tuyên dương những H học tốt.
- Dặn dò: Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
______________________________________________
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Chính tả
Tặng cháu
I/ Mục đích yêu cầu
- Chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ “ Tặng cháu”, trình bày đúng bài thơ. Tốc độ chép tối thiểu 2 chữ/ phút.
- Điền đúng n hay l, dấu hỏi hay dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bài viết mẫu, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: (1’) Chép chính tả bài “ Tặng cháu”
2. Viết chính tả ( 30’)
- G đưa nội dung bài viết, đọc mẫu bài viết.
a) Hướng dẫn H viết từ khó ( 5 - 7’)
- G ghi bảng, gạch chân các từ, chữ sau: cháu, gọi là, ra, mai sau, giúp, nước non.
- G đọc mẫu
- Phân tích cách viế

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc