I- MỤC TIÊU:
- Củng cố để HS nắm vững cách đọc, viết các âm có hai con chữ, các vần đã học và các tiếng, từ có vần đã học.
- Rèn kỷ năng đọc, viết cho HS.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Bài cũ: HS đọc bài ở sgk ( bài ôn tập )
B. Dạy bài mới:
HĐ1: Ôn tập một số âm vần đã học.
- Từ đầu năm lại nay các con đợc học những âm nào? Vần nào?
- HS nhắc lại- GV ghi bảng.
- Những âm nào có hai con chữ?
- HS chỉ và đọc các âm đó.
* Ôn vần:
- Hãy nêu các vần đã học.
- HS nêu - GV ghi bảng.
- GV chỉ- HS đánh vần, đọc
* Đọc từ ứng dụng: GV ghi bảng HS đọc.
Lúa mùa, nghỉ hè
quả bởi, dãy núi
Kéo lới, hơu sao.
Nhận xét hớng dẫn đọc
Học vần Ôn tập giữa học kì I I- Mục tiêu: - Củng cố để HS nắm vững cách đọc, viết các âm có hai con chữ, các vần đã học và các tiếng, từ có vần đã học. - Rèn kỷ năng đọc, viết cho HS. II- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: HS đọc bài ở sgk ( bài ôn tập ) B. Dạy bài mới: HĐ1: Ôn tập một số âm vần đã học. - Từ đầu năm lại nay các con đợc học những âm nào? Vần nào? - HS nhắc lại- GV ghi bảng. - Những âm nào có hai con chữ? - HS chỉ và đọc các âm đó. * Ôn vần: - Hãy nêu các vần đã học. - HS nêu - GV ghi bảng. - GV chỉ- HS đánh vần, đọc * Đọc từ ứng dụng: GV ghi bảng HS đọc. Lúa mùa, nghỉ hè quả bởi, dãy núi Kéo lới, hơu sao. Nhận xét hớng dẫn đọc Tiết 4 HĐ2: Hớng dẫn viết - GV viết mẫu: kéo co, ngày hội - HS viết bảng con. Hỏi: Khi nào thì viết k? Khi nào thì viết ngh? Khi nào thì viết gh? ( Đứng trớc e, ê, i ) - HS viết vào vở ô ly: cái gầu, cây lêu, đôi giầy, suối chảy. Dới trời cao đầy sao Bé ngồi chơi với chị. Chấm một số vở- Nhận xét Học vần Ôn tập I- Mục tiêu: - Ôn tập các vần đã học. - HS đọc, viết đúng tiếng, từ chứa các vần đẫ học. - Rèn kỷ năng đọc, viết cho HS. II- Hoạt động dạy học: HĐ1: Ôn tập: HS nhắc lại các vần đã học. - GV ghi bảng - Gọi HS đọc các vần đó - GV theo dõi - Hướng dẫn cách đọc. - GV cho HS so sánh một số vần dễ nhầm lẫn. VD: ui với iu, ai với ia ai với ay ? Tìm tiếng có vần vừa ôn HĐ2: Luyện đọc bài ở SGK - GV làm thăm cho HS bắt thăm và đọc. -GV theo dõi hướng dẫn cách đọc. HĐ3: Luyện viết: GV đọc cho HS viết một số tiếng, từ sau: áo thêu, chú gấu, kêu gọi Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả. Chấm một số vở, nhận xét. Dặn dò: Ôn các vần đã học. HĐ4: Thi ghép chữ nhanh HS sử dụng bộ chữ cái ghép tiếng, từ GV yêu cầu HS đọc từ vừa ghép GV nhận xét giờ học. Học vần Bài 41: iêu, yêu I- Mục tiêu: - HS đọc và viết đợc: iêu, yêu, diều sáo. yêu quý - Đọc được câu ứng dụng: Tu hú kêu báo hiệu mùa vải thiều đã về. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tập giới thiệu II- Phương tiện dạy- học: - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - HS viết bảng con: líu lo, chịu khó, kêu gọi - 2 HS đọc câu ứng dụng B. Dạy học bài mới HĐ1 : Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần iêu ( Quy trình tương tự ) a. Nhận diện vần:- Con nào phân tích vần iêu cho cô? - Vần yêu được tạo nên bởi i, ê, u - So sánh iêu với êu: + Giống nhau: Đều kết thúc bằng u. + Khác nhau: iêu bắt đầu bằng iê. - HS ghép iêu- diều - Xác định vị trí của iêu trong tiếng diều. Đánh vần: iêu: i ê - u- iêu diều: dờ - iêu -diêu - huyền - diều diều sáo yêu: ( Quy trình tương tự ) Lưu ý : Các tiếng nếu đợc ghi bằng yêu, thì không có âm bắt đầu Vần yêu được tạo nên từ: y ê- u Đánh vần: y- ê- u- yêu yêu yêu quý Đọc từ ngữ ứng dụng HS đọc - GV giải thích một số từ d. Hướng dẫn viết GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết HS viết vào bảng con: iêu, yêu, diều sáo. yêu quý Nhận xét chữ viết của HS Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a- Luyện đọc: Luyện đọc lại vần, từ, tiếng học ở tiết 1 * Đọc câu ứng dụng: HS nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng. HS đọc, Tìm tiếng chứa vần vừa học. b- Luyện nói: HS đọc bài luyện nói Bé tự giới thiệu HS quan sát tranh - GV gợi ý + Trong tranh vẽ gì? + Em năm nay là mấy tuổi? + Em đang hcọ lớp nào? cô giáo nào dạy em? + Nhà em ở đâu? + Em thích môn học nào nhất? + Em có thích học vẽ không? c- Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: iêu, yêu, yêu quý, diều sáo Chấm một số vở- nhận xét IV- Củng cố: - HS đọc bài ở SGK - Tìm tiếng chứa vần: iêu Tiết 3 Học vần Bài 42: ưu ươu I- Mục tiêu: - HS đọc và viết được ưu,ươu, trái lựu, hươu sao - Đọc được các câu ứng dụng: Buổi tra, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu nai đã ở đấy rồi - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu, nai II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A- Bài cũ: - HS đọc và viết bảng con: buổi chiều, hiểu bài Yêu cầu, già yếu 2 HS đọc câu ứng dụng B- Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần ưu (quy trình tương tự) - Hãy phân tích vần ưu? - Vần ưu tạo nên từ: ư và u. - So sánh ưu với iu + Giống nhau: Đều kết thúc bằng u. + Khác nhau: Vần ưu bắt đầu bằng ư. - HS ghép ưu - Hãy thêm l và dấu nặng vào vần ưu để được tiếng lựu. - Đánh vần: ư- u- ưu lựu: lờ- ưu- lưu- nặng- lựu trái lựu * ươu: (quy trình tương tự) - Hãy phân tích vần ươu? - Vần ươu tạo nên từ ươ và u - So sánh ươu với ưu - Đánh vần: ư ơ- u- ươu hờ- ươu- hươu hươu sao c- Đọc từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng - GV giải thích một số từ d- Hướng dẫn viết: GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết - HS viết bảng con ưu, ươu, hươu sao, trái lựu Tiết 4 HĐ3: Luyện tập: a- Luyện đọc: - Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1 - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh minh hoạ câu luyện nói. + HS tìm từ chứa vần vừa học. + HS đọc, GV theo dõi hướng dẫn. b- Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: Hổ, gấu, báo, hươu, nai, voi HS quan sát tranh GV gợi ý theo hệ thống câu hỏi : + Trong tranh vẽ gì? + Những con vật này sống ở đâu? + Trong những con vật này con nào ăn cỏ? + Con nào thích ăn mật ong? + Con nào to xác nhưng rất hiền lành? + Em còn biết con vật nào ở trong rừng nữa? + Em có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này không? Em đọc hay hát cho mọi người cùng nghe! c- Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao Chấm một số vở, nhận xét d- Đọc bài ở SGK IV-Củng cố- dặn dò: Tìm tiếng chứa vần vừa học Chiều Tiết 1 Học vần Bài 43: Ôn tập I- Mục tiêu: - Đọc viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng o, u. - Đọc đúng từ, câu ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể : Sói và Cừu. II- Phương tiện dạy- học: - Bảng ôn - Tranh minh hoạ kể chuyện. III- Hoạt động dạy- học: 1. Bài cũ: HS viết bảng con: chú cừu, bầu rượu, bướu cổ 2 HS đọc câu ứng dụng 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HS đọc các vần đã học kết thúc bằng o, u. GV ghi bảng: ao, au, âu, eo, êu, iu, iêu, yêu, ươu, ưu GV treo bảng ôn HĐ2: Ôn tập a. các vần đã học - GV đọc vần - HS chỉ và đọc vần b. Ghép âm thành vần. Các con hãy ghép các âm ở dòng ngang với âm ở cột dọc để tạo thành vần. - HS đọc- GV theo dõi. c. Đọc từ ứng dụng - HS đọc - GV giải thích 1 số từ. d. Tập viết: HS viết bảng con: cá sấu Nhận xét Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc - HS nhắc lại bài ôn vừa ôn ở tiết 1. -. Đọc câu ứng dụng - HS nhẩm đọc tìm tiếng chứa vần kết thúc bằng o, u trong câu ứng dụng: Nhà sáo sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. b.Kể chuyện: Sói và cừu 1 HS đọc tên chuyện GV kể chuyện theo tranh HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài. Tranh 1: Một con chó Sói đói đang lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng gặp con cừu. Nó chắc mẩm một bữa ngon lành. Nó tiến lại và nói: - Này cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì không? Tranh 2: Sói nghĩ con mồi này không thể chạy thoát được. Nó liền hắng giọng rồi cất tiếng sủa lên thật to. Tranh 3: Tận cuối bãi, người chăn cừu bỗng nghe tiếng gào của chó sói. Anh liền chạy nhanh đến. Sói vẫn đang ngửa mặt lên, rổng ông ổng. Người chăn cừu liền giáng cho nó một gậy. Tranh 4: Cừu thoát nạn. í nghĩa câu chuyện: - Con sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội. - Con cừu bình tĩnh, thông minh nên đã thoát nạn. III- Củng cố - Dặn dò: GV chỉ HS đọc lại bẳng ôn Tìm chữ chứa vần vừa học. Học vần Bài 44: on, an I- Mục tiêu: - HS đọc và viết được on, an, mẹ con, nhà sàn - Đọc được các câu ứng dụng:Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé và bạn bè. II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A- Bài cũ: - HS đọc và viết bảng con: ao bèo, cá sấu, kì diệu 2 - HS đọc câu ứng dụng: Nhà sáo sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. B- Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy vần on(quy trình tương tự) - Hãy phân tích vần on? - Vần on tạo nên từ: o và n. - So sánh on với oi: + Giống nhau: Đều bắt đầu bằng o + Khác nhau: Vần on kết thúc bằng n. - HS ghép on - Hãy thêm c vào vần on để được tiếngcon. - Đánh vần: o - nờ - on cờ - on - con mẹ con * an: (quy trình tương tự) - Hãy phân tích vần an? - Vần an tạo nên từ a và n - So sánh an với on c- Đọc từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng - GV giải thích một số từ d- Hướng dẫn viết: GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết - HS viết bảng con: on, an, mẹ con, nhà sàn. Nhận xét chữ viết của HS Tiết 4 HĐ3: Luyện tập: a- Luyện đọc: - Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1 - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh minh hoạ câu luyện nói. + HS tìm từ chứa vần vừa học. + HS đọc, GV theo dõi hướng dẫn. b- Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: Bé và bạn bè - HS quan sát tranh - GV gợi ý theo hệ thống câu hỏi : + Trong tranh vẽ mấy bạn? + Các bạn ấy đang làm gì? + Bạn của em là những ai? Họ ở đâu? + Em và các bạn thường chơi những trò gì? +Bố mẹ em có quý các bạn không? + Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì? c- Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: on, an, mẹ con, nhà sàn Chấm một số vở, nhận xét d- Đọc bài ở SGK IV-Củng cố- dặn dò: Tìm tiếng chứa vần vừa học. Chiều Tiết1 Học vần Bài 45: Ân, ă- ăn I- Mục tiêu: - HS đọc và viết được ân, ăn, cái cân, con trăn. - Đọc được các câu ứng dụng:Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nặn đồ chơi II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A- Bài cũ: - HS đọc và viết bảng con: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế - HS đọc câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ. thì dạy con nhảy múa. - GV nhận xét B- Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV cho các em làm quen với ă trong vần ăn.Trong Tiếng Việt ă không đi một mình được. Chúng chỉ xuất hiện khi đi với chữ khác để thể hiện vần. Con chữ này khi ta đánh vần, ta gọi tên: á HĐ2: Dạy vần ân(quy trình tương tự) - Hãy phân tích vần ân? - Vần ân tạo nên từ: â và n. - So sánh ân với an: + Giống nhau: Đều kết thúc bằng n + Khác nhau: Vần ân bắt đầu bằng â. - HS ghép ân - Hãy thêm c vào vần ân để được tiếng cân. - Đánh vần: ớ - nờ - ân cờ - ân - cân cái cân * ăn: (quy trình tương tự) - Hãy phân tích vần ăn? - Vần ăn tạo nên từ ă và n - So sánh ăn với ân: + Giống nhau: Kết thúc bằng n. + Khác nhau: ăn bắt đầu bằng ă. c- Đọc từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng. - GV giải thích một số từ. d- Hướng dẫn viết: GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết. - HS viết bảng con:ân, ăn, con trăn, cái cân. Nhận xét chữ viết của HS Tiết 2 HĐ3: Luyện tập: a- Luyện đọc: - Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1 - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng. + HS tìm từ chứa vần vừa học. + HS đọc, GV theo dõi hướng dẫn. b- Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói:Nặn đồ chơi - HS quan sát tranh - GV gợi ý theo hệ thống câu hỏi : + Trong tranh vẽ các bạn đang làm gì? + Các bạn ấy nặn những con vật gì? + Thường đồ chơi được nặn bằng gì? + Em đã nặn được đồ chơi gì? + Trong số các bạn của em, ai nặn đồ chơi đẹp, giống như thật? + Em có thích nặn đồ chơi không? + Sau khi nặn đồ chơi xong, em phải làm gì? c- Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: ân, ăn, cái cân, con trăn. Chấm một số vở, nhận xét d- Đọc bài ở SGK IV-Củng cố- dặn dò: Tìm tiếng chứa vần vừa học. Tập viết Cái kéo, trái đào, sáo sậu... I- Mục tiêu: - Củng cố về kỉ năng viết, nối các chữ, viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, viết đúng dấu thanh, viết liền mạch. - Viết đúng tư thế II- Hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - HS viết bảng con: eo, ao au, âu, iu, êu Nhận xét B- Dạy học bài mới: HĐ1: Hướng dẫn viết - GV viết mẫu lên bảng- hướng dẫn quy trình viết - HS viết vào bảng con: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo - Nhận xét sửa chữa HĐ2: HS viết vào vở tập viết - HS viết từng dòng - GV theo dõi Lu ý: Các nét nối giữa các chữ cái Không cách giữa các tiếng, từ Chấm- nhận xét Tiết 2 Tập viết chú cừu, rau non, thợ hàn... I- Mục tiêu: - Củng cố về kỉ năng viết, nối các chữ, viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, viết đúng dấu thanh, viết liền mạch. - Viết đúng tư thế. II- Hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - HS viết bảng con: ưu, on, au, an Nhận xét B- Dạy học bài mới: HĐ1: Hướng dẫn viết - GV viết mẫu lên bảng- hướng dẫn quy trình viết Trong các từ trên con chữ cái nào có độ cao5 ly, con chữ nào 2ly? Khoảng cách giữa tiếng như thế nào? các từ như thế nào? - HS viết vào bảng con: chú cừu, rau non, thợ hàn - Nhận xét sửa chữa HĐ2: HS viết vào vở tập viết - HS viết từng dòng - GV theo dõi Lưu ý: Các nét nối giữa các chữ cái Khoảng cách giữa các tiếng, từ Chấm- nhận xét
Tài liệu đính kèm: