Giáo án Thủ công lớp 1 - Tuần 10 đến Tuần 18

I.Mục tiêu:

- Biết cách xé, dán hình con gà con.

- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.

II.Chuẩn bị:

GV: Bài mẫu, giấy thủ công, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.

HS: giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công.

III.Các hoạt động dạy học.

1.Bài cũ: - Hỏi các bước thực hiện xé, dán hình cây.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

2.Bài mới: GTB

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét

 - GV cho HS quan sát hình mẫu và đặt câu hỏi HS trả lời.

 - Về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà con? (các bộ phận mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi, toàn thân)

+ So sánh sự khác nhau của gà con và gà mái, gà trống. (Về thân hình, màu lông)

Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu

* GV vừa hướng dẫn và vừa làm mẫu.

a. Xé hình thân gà. Hình chữ nhật có chiều dài 10 ô, rộng 8 ô.

 - Xé 4 góc hình và chỉnh sửa.

b. Xé hình đầu gà. Hình vuông cạnh 5 ô. Xé 4 góc của hình vuông.

c. Xé hình đuôi gà. Hình vuông có cạnh 4 ô và vẽ thành hình tam giác. Sau đó xé hình tam giác.

d. Xé hình mỏ, chân và mắt gà. Cho HS tập xé trên giấy nháp trước sau đó

doc 11 trang Người đăng hong87 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công lớp 1 - Tuần 10 đến Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thủ công Tiết: 10
Xé, dán hình con gà con. 
TGDK: 35’
I.Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
II.Chuẩn bị:
GV: Bài mẫu, giấy thủ công, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
HS: giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: - Hỏi các bước thực hiện xé, dán hình cây. 
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
 - GV cho HS quan sát hình mẫu và đặt câu hỏi HS trả lời.
 - Về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà con? (các bộ phận mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi, toàn thân)
+ So sánh sự khác nhau của gà con và gà mái, gà trống. (Về thân hình, màu lông)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
* GV vừa hướng dẫn và vừa làm mẫu.
a. Xé hình thân gà. Hình chữ nhật có chiều dài 10 ô, rộng 8 ô.
 - Xé 4 góc hình và chỉnh sửa.
b. Xé hình đầu gà. Hình vuông cạnh 5 ô. Xé 4 góc của hình vuông.
c. Xé hình đuôi gà. Hình vuông có cạnh 4 ô và vẽ thành hình tam giác. Sau đó xé hình tam giác.
d. Xé hình mỏ, chân và mắt gà. Cho HS tập xé trên giấy nháp trước sau đó ước lượng để xé các bộ phận này.
e. Dán hình: Sau khi đã đủ các bộ phận.
 - GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình con gà.
 - Trước khi dán cần sắp xếp thân, đầu, đuôi, chân gà cho cân đối.
 - Sau đó cho HS quan sát hình con gà hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: HS thực hành: GV yêu cầu HS nhắc lại cách xé, dán.
 - HS thực hành trên giấy nháp.
 - GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Nhắc HS khi xé cần ước lượng các bộ phận cho vừa phải.
 - Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng. Làm xong phải thu gom giấy vụn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
-Đánh giá sản phẩm của HS: Xé được các bộ phận của gà con và dàn tương đối phẳng 
3.Củng cố: Gọi HS nêu lại các bước tiến hành xé, dán.
 	 Liên hệ giáo dục.
4.Dặn dò:
 - Về nhà tập làm và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để tiết sau thực hành
Phần bổ sung:...................................................................................................................................
.... 
TUẦN 11
Thủ công Tiết: 11
XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON ( T2 ) . 
Sgv / 193 + 196 - Tgdk: 35 phút.
I.Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
Với HS khéo tay: - Xé, dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ. - Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. - Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài mẫu, giấy thủ công, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
HS: giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: - Hỏi các bước thực hiện xé, dán hình cây. 
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Nhắc lại các xé dán hình con gà con
a. Xé hình thân gà.
b. Xé hình đầu gà. 
c. Xé hình đuôi gà. 
d. Xé hình mỏ, chân và mắt gà. 
e. Dán hình: Sau khi đã đủ các bộ phận.
 - GV lưu ý cho HS cách bôi hồ và lần lượt dán ghép hình con gà.
 - Trước khi dán cần sắp xếp thân, đầu, đuôi, chân gà cho cân đối.
 - Sau đó cho HS quan sát hình con gà hoàn chỉnh.
Hoạt động 2 :Thực hành.
 - Cho HS quan sát hình các bài đã chuẩn bị ở các tiết trước.
 - HS thực hành 1 trong các SP đã làm tùy ý.
 - GV nhắc lại 1 số lưu ý khi thực hành bài. 
 - GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Nhắc HS khi xé cần ước lượng các bộ phận cho vừa phải.
 - Xé đầy đủ các bộ phận rồi mới dán.
 - Trước khi dán cần sắp xếp hình cho cân đối.
 - Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng. 
 - Làm xong phải thu gom giấy vụn.
Hoạt động 3: Nhận xét về sản phẩm của HS 
Tuyên dương HS có SP đẹp.
3. Củng cố :
- Gọi HS nêu lại các bước tiến hành xé, dán.
- Liên hệ giáo dục.
4.dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau xé dán hình lọ hoa đơn giản.
Nhận xét tiết học
VI.Phần bổ sung:....................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
****************************
TUẦN 12:
Thủ công Tiết: 11
XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON ( T3) . 
 Tgdk: 35 phút.
I.Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
Với HS khéo tay: - Xé, dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màu để vẽ. - Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. - Có thể kết hợp vẽ trang trí hình con gà con.
- Giáo dục HS yêu quý con vật.
II. Đồ dùng dạy học :
Hình mẫu, giấy màu, hồ dán. 
II. Các hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới : GTB,ghi bảng.
Hoạt động 1 : Củng cố lại các bước xé , dán con gà con .
- GV cùng HS nhắc lại các bước xé , dán hình con gà :
- GV treo quy trình .
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Yêu cầu HS lấy giấy màu, đặt mặt kẻ ô lên .Xé lần lượt từng bộ phận của gà con như đã HD ở tiết 2 .
- HS thực hiện, GV bao quát lớp- giúp hs còn lúng túng .
- Thu sản phẩm .
3.Củng cố:
- Đánh giá sản phẩm của HS: Xé được các bộ phận của gà con và dàn tương đối phẳng.- Tuyên dương .
4. Dặn dò : Về nhà thực hành lại – Xem bài sau .
- Nhận xét tiết học :
IV: Phần bổ sung : ............
..............
............. TUẦN 13
Thủ công: Tiết 12 : 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: XÉ,DÁN,GIẤY
Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng xé, dán giấy.
- Xé, dán được ít nhất một hình trong các hình đã học. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
- Nghiêm túc và hứng thú trong học tập. Sáng tạo thêm cho SP đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài mẫu của các bài đã học 4,5,6,7,8,9 để HS xem lại.
HS: giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ : Hỏi quy trình bài: Xé, dán hình con gà con.
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : GTB
Hoạt động 1: Nhắc lại các bài đã học.
- GV cho HS nhắc lại bài đã học trong chương:
+ Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.
+ Xé, dán hình vuông, hình tròn, xé, dán hình quả cam.
+ Xé, dán hình cây đơn giản, xé, dán hình con gà con.
- HS có thể nhắc không theo thứ tự.GV theo dõi bổ sung thêm nếu HS nêu còn thiếu.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Cho HS quan sát hình các bài đã chuẩn bị ở các tiết trước.
- HS thực hành 1 trong các SP đã làm tùy ý.
- GV nhắc lại 1 số lưu ý khi thực hành bài. - GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.-
- Nhắc HS khi xé cần ước lượng các bộ phận cho vừa phải.
+ Xé đầy đủ các bộ phận rồi mới dán.
- Trước khi dán cần sắp xếp hình cho cân đối.- Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng. --- Làm xong phải thu gom giấy vụn.
HĐ3: Nhận xét về sản phẩm của HS 
- Ghi nhận xét ở sổ theo dõi.Tuyên dương HS có SP đẹp.
3: Củng cố : Gọi HS nêu lại các bước tiến hành xé, dán.
- Liên hệ giáo dục.
4 : Dặn dò : Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học :
IV. Phần bổ sung:...................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
 ******************************************
TUẦN 14 :
Thủ công. Tiết 14 
CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY,GẤP HÌNH
Thời gian dự kiến: 35 phút.
I.Mục tiêu:
- HS biết các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.
- Bước đầu gấp giấy theo kí hiệu , quy ước.
- HS hứng thú khi học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV những kí hiệu về quy ước gấp hình.
HS giấy nháp trắng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Nhận xét kết quả của chương I .
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu từng mẫu kí hiệu . GV cho HS quan sát hình mẫu và giải thích rõ 
ràng.( có hình vẽ minh họa). HS quan sát hình và trả lời đặc điểm của các kí hiệu)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu:
- GV vừa hướng dẫn và vừa làm mẫu như các kí hiệu ở HĐ1.
 a)Kí hiệu đường giữa hình.
+ Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch, chấm ()
b)Kí hiệu đường dấu gấp.
+ Đường dấu gấp là đường có nét đứt (------------)
c)Kí hiệu đường dấu gấp vào.
+ Trên đường dấu gấp có mũi tên ,.chỉ hướng gấp vào. ("'$#)
d)Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau (NP).
Cho HS thực hành đánh dấu và gấp thử từng kí hiệu.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm những HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: HS thực hành: GV yêu cầu HS nhắc lại các kí hiệu.
- HS thực hành trên giấy nháp. - Cho HS vẽ vào vở thủ công các kí hiệu.
3.Củng cố: 
Thu bài - Nhận xét về kết quả của HS.
- Gọi HS nêu lại các kí hiệu vừa học.
4. Dặn dò :
 - Về nhà tập làm và chuẩn bị giấy kẻ ô li để tiết sau học bài: “Gấp các đoạn thẳng cách đều”.
- Nhận xét tiết học : 
IV.Phần bổ sung:....................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
*****************************************
TUẦN 15 :
Thủ công: 	Tiết: 14
	Gấp các đoạn thẳng cách đều 	SGV/211
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
- Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng.
Với HS khéo tay:
Gấp được các đoạn thẳng cách đều. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV: Bài mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn.
Quy trình các nếp gấp (hình phóng to).
HS: giấy thủ công, giấy trắng.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: Hỏi 1 số quy ước về gấp hình. 
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
-GV cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều (H 1). Rút ra nhận xét: chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu cách gấp:
-GV vừa hướng dẫn và vừa làm mẫu.
* Gấp nếp thứ nhất. Gấp vào 1 ô theo đường dấu gấp.
-GV gấp mẫu. HS quan sát chú ý.
* Gấp nếp thứ hai. Lật ra phía sau gấp như bước 1.
* Gấp nếp thứ ba. Tương tự như 2 bước trên.
* Gấp các nếp gấp tiếp theo.
-GV làm thao tác mẫu. HS cả lớp theo dõi.
-Sau đó cho HS quan sát hình các nếp gấp hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: HS thực hành: GV yêu cầu HS nhắc lại cách gấp.
-HS thực hành trên giấy nháp.(gấp vào 2 ô)
-HS thực hành gấp các nếp gấp.
-GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Nhắc HS khi gấp cần giữ các nếp gấp thẳng phẳng, đều.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
-Nhận xét về sản phẩm của HS và kĩ năng gấp cũng như thái độ học tập của HS.
3. Củng cố: Gọi HS nêu lại các bước gấp.
-Liên hệ giáo dục.
-Về nhà chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng: giấy màu và hồ dán, 1 sợi chỉ hoặc sợi len để tiết sau học “gấp cái quạt”. 
IV. Phần bổ sung: .................................................................................................................
..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................. TUẦN 16
Thủ công: Tiết: 16
Gấp cái quạt . (Tiết 1) 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
Với HS khéo tay:
Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Quạt giấy mẫu.Quy trình bài gấp (hình phóng to).
- HS: giấy thủ công, giấy trắng, 1 sợi chỉ hoặc sợi len, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu, các đoạn thẳng cách đều để gấp quạt. 
- Về đặc điểm: Giữa quạt có dán hồ. GV gợi ý: nếu không dán hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía, ta có hình 2 (quy trình)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu cách gấp:
- GV vừa hướng dẫn và vừa làm mẫu.
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc chặt phần giữa và dán lên nếp gấp ngoài cùng.
Bước 3: Gấp đôi (H 4), dùng tay ép chặt cho 2 nép dính sát vào nhau(H5).
- Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như hình 1.
- GV làm thao tác mẫu. HS cả lớp theo dõi.
- GV gợi ý HS có thể trang trí thêm cho quạt đẹp hơn. Sau đó cho HS quan sát hình cái quạt hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: HS thực hành trên giấy nháp : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện.
- HS thực hành gấp cái quạt trên giấy nháp.
GV lưu ý: HS khi gấp cần giữ các nếp gấp thẳng , phẳng, đều.
3.Củng cố : 
- Nhận xét, đánh giá: Nhận xét về sản phẩm của HS và kĩ năng gấp cũng như thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS
- Gọi HS nêu lại các bước tiến hành gấp cái quạt.
4.Dăn dò: Về nhà chuẩn bị : giấy màu và hồ dán, 1 sợi chỉ hoặc sợi len để tiết sau thực hành “gấp cái quạt”.
- Nhận xét tiết học . 
IV.Phần bổ sung:..................................................................................................................... TUẦN 17 :
Thủ công: Tiết: 17 :
Gấp cái quạt . (Tiết 2) 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
Với HS khéo tay:
Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Quạt giấy mẫu.Quy trình bài gấp (hình phóng to).
- HS: giấy thủ công, giấy trắng, 1 sợi chỉ hoặc sợi len, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới: GTB: GV ghi bảng : 
Hoạt động 1: HS thực hành.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách gấp quạt. HS - GV nhận xét :
- GV treo quy trình lên bảng – HS nhắc lại .
 + Đặt giấy màu lên bàn và gấp các nếp đều nhau.
 + Gấp đôi tờ giấy đã gấp để lấy dấu ở giữa và phết hồ dán lên mép ngoài cùng.
 + Gấp đôi theođường dấu và ép chặt để 2 phần dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
Hoạt động 2 : - HS thực hành : 
- GV bao quát lớp , hướng dẫn và giúp HS còn lúng túng.
3.Củng cố : Thu bài .
- Đánh giá các sản phẩm đã hoàn thành của HS.
- Nhận xét , tuyên dương những em gấp đẹp . 
4.Dặn dò:- Dặn HS CB giấy màu học bài sau: Gấp cái ví. 
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung :...........
..................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
 TUẦN 18 :
Thủ công . Tiết 17
 Gấp cái ví . (T1).
 Thời gian dự kiến: 35 phút.
I.Mục tiêu:
- Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
- Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Với HS khéo tay:
- Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
- Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví.
II. Đồ dùng dạy học: 
Mẫu cái ví. HS chuẩn bị giấy màu kẻ ô.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra sự CB của HS.
2.Bài mới:GTB, ghi bảng.
Hoạt động 1: HDHS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu đã chuẩn bị : Cái ví có mấy ngăn? ( có 2 ngăn).
Hoạt động 2: HD cách gấp.
 1. Lấy đường dấu mẫu: Đặt tờ giấy màu theo chiều dọc và gấp đôi tờ giấy và mở ra như ban đầu.
 2. Gấp hai mép ví: Gấp ở hai đầu vào 1 khoảng bằng nhau( 1 ô li).
 3. Gấp ví: Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong, sao cho 2 miệng ví sát vào nhau. Lật ra mặt sau theo bề ngang của giấy. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối. Gấp đôi theo đường dấu giữa- Cái ví đã hoàn chỉnh.
 - Cho HS gấp trên giấy nháp .
Hoạt động 3 : Thực hành gấp 
 - GV cho học sinh gấp cái ví bằng giấy nháp hoặc giấy báo. GV quan sát HD thêm cho em còn chậm.
3.Củng cố :- Đánh giá các sản phẩm đã hoàn thành của HS.
4.Dặn dò:- Dặn HS CB: Giấy màu, hồ dán, sợi chỉ( len)để thực hành: Gấp cái ví(tt)
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung:..................................................................................................................
................................................................................................................................................
.................
 ******************************************
TUẦN 19 : 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu tuan 10-18.doc