Giáo án Thủ công lớp 1 - Học kỳ I - Bùi Thị Thanh Tuyền - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

I.MỤC TIÊU:( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)

- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.

* HS khá, giỏi: Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như : giấy báo, họa báo; giấy vở học sinh ; lá cây .

NL: Tiết kiệm các loại giấy thủ công, khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán , giấy

-Tái sử dụng các loại giấy báo ,lịch cũ để dùng trong các bài học thủ công.Hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dũng cụ trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng

II.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên:

_ Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thử công là kéo, hồ dán, thước kẻ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 70 trang Người đăng honganh Lượt xem 2690Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thủ công lớp 1 - Học kỳ I - Bùi Thị Thanh Tuyền - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mặt màu để HS quan sát.
b) Xé hình đầu gà:
_ GV lấy tờ giấy cùng màu với thân gà đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình vuông cạnh 5 ô. 
_ Vẽ và xé 4 góc hình vuông.
_ Xé chỉnh, sửa cho gần tròn giống hình đầu gà (lật mặt màu để HS quan sát)
_ GV nhắc HS:
c) Xé hình đuôi gà: (dùng giấy cùng màu với đầu gà)
_ Đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông 
_ Vẽ hình tam giác.
_ Xé thành hình tam giác
d) Chân gà, mỏ mắt :
_ Có thể dùng bút màu để vẽ.
e) Dán hình: Hướng dẫn theo thứ tư
Yêu cầu HS nhắc lại và thực hành nháp
3. Học sinh thực hành:
_ Yêu cầu HS nhắc lại các bước xé, dán con gà con
_ GV chốt lại
_ Yêu cầu HS lấy giấy màu.
Nhắc HS xé cẩn thận, xé từ từ, vừa xé vừa sửa cho hình giống mẫu.
_ Quan sát và giúp đỡ HS TB, yếu.
-Trình bày sản phẩm và nhận xét
4.Nhận xét- dặn dò:
 _ Đánh giá sản phẩm: 
 + Xé được các bộ phận của hình con gà con và dán được hình cân đối, phẳng.
 + Chọn 1 bài xé, dán đẹp tuyên dương trước lớp.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: 
+ Quan sát mẫu và trả lời
+ HS tự so sánh 
_ Quan sát
_ Quan sát
_Quan sát
- Hs dùng bút màu để vẽ.
_ HS thực hành trên giấy màu có kẻ ô, vẽ, xé hình thân và đầu gà.
_ Quan sát hình con gà hoàn chỉnh
_ Lần lượt xé hình thân, đầu, đuôi gà như đã hướng dẫn.
_ Xếp hình cân đối.
Dán sản phẩm và vở: dán cân đối, phẳng và đều.
_ Trang trí cảnh vật cho bài thêm sinh động 
_ Trưng bày sản phẩm
_ Nhận xét, chọn sản phẩm đẹp nhất
Chuẩn bị giấy màu giấy nháp, có kẻ ô, bút chì, hồ.
DUYỆT : (ý kiến góp ý)
- 	
- 	
	Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng năm 20
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần ; 12
Tiết : 12
Thứ ba , ngày tháng năm 20
MÔN : THỦ CÔNG
TÊN BÀI DẠY : ÔN TẬP CHƯƠNG I : KỸ THUẬT XÉ, 
DÁN GIẤY
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng xé, dán giấy.
- Xé dán được ít nhất một hình tronh các hình đã học. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay : 
- Xé, dán được ít nhất hai hình trong các hình đã học. Hình dán cân đối, phẳng. Trình bày đẹp.
- Khuyến khích xé, dán thêm những sãn phẩm mới có tính sáng tạo .
Thời gian: 35 P
II.CHUẨN BỊ:
 _ Các hình mẫu ở các bài trước cho HS xem lại.
 _ Giấy màu, bút chì, giấy trắng làm nền, hồ dán. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. On định:
2. KTBC:
_ Kiểm tra đồ dùng học tập HS.
3. Bài mới:
 a. Giảng bài mới:
_ GV giới thiệu bài, ghi tựa bài.
_ GV chép đề lên bảng để HS chọn và thực hiện.
+ Em hãy chọn giống mua và xé dán 1 trong các nội dung của chương.
Xé dán 1 con vật mà em yêu thích.
Xé dán hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật
Xé dán hình quả cam.
Xé dán hình cây đơn giản.
b. Yêu cầu:
 Xé xong sắp xếp dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối.
 _ GV hướng dẫn HS đọc lại đề bài trên bảng và gợi ý HS tự chọn 1 nội dung thích hợp với mình.
 _ Trước khi HS làm bài, GV có thể cho HS xem lại hình mẫu các bài và nhắc HS chọn màu cho phù hợp với nội dung. Chú ý kỹ thuật xé dán sao cho đều, đẹp, sắp xếp hình dán và trình bày chop cân đối đẹp.
 _ Nhắc nhở HS giữ trật tự khi làm bài, khi dán cẩn thận bôi hồ vừ phải.
 _ Thu dọn giấy thừa và rửa tay.
 c. Đánh giá sản phẩm:
 1. Hoàn thành:
 _ Chọn màu phù hợp.
 _ Đường xé đều, hình xé cân đối.
 _ Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp.
 2. Chưa hoàn thành:
 _ Đường xé không đều, hình xé không cân đối.
 _ Ghép dán hình không cân đối.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 _ Nhận xét tiết học.
 _ Chuận bị giấy, bút chì, hồ để học tiết sau.
_ HS nhắc lại các nội dung đã học ở chương I ._ HS nêu và chọn 1 trong các bài để thực hành.
_ HS chọn và thực hiện xé dán.
_ HS quan sát bài mẫu.
_ Thực hành
_ HS thu dọn.
DUYỆT : (ý kiến góp ý)
- 	
- 	
	Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng năm 20
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần : 13
Tiết : 13
Thứ ba , ngày tháng 11 năm 2011
MÔN : THỦ CÔNG
Chương II: KĨ THUẬT GẤP HÌNH
TÊN BÀI DẠY : CÁC QUI ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU:( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
_ Biết các kí hiệu, qui ước về gấp giấy.
_ Bước dầu gấp được giấy theo kí hiệu, qui ước
Thời gian: 35 P
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình (mẫu vẽ được phóng to)
 2.Học sinh:
 _ Giấy nháp trắng
 _ Bút chì
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới:
1. Giới thiệu một số kí hiệu về gấp giấy
a) Kí hiệu đường giữa hình:
_ Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch, chấm (_._._._._.). Cho HS xem hình 1
_ GV hướng dẫn vẽ:
b) Kí hiệu đường dấu gấp:
_ Đường dấu gấp là đường có nét đứt.
 (_ _ _ _ _ _) (h2). Cho HS xem hình 2
_ GV hướng dẫn vẽ:
c) Kí hiệu đường dấu gấp vào:
_ Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào. Cho HS xem H3
_ GV hướng dẫn HS vẽ:
) Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
_ Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong. (h4)
_ GV hướng dẫn:
_ Nêu yêu cầu cho HS vẽ các hình vào vở thủ công
2.Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét: 
+ Thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS
+ Mức độ hiểu biết về các kí hiệu qui ước
+ Đánh giá kết quảhọc tập của HS
_ Dặn dò: Học bài: “Gấp các đoạn thẳng cách đều”
_ Quan sát
_ Vẽ kí hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc trên bảng con
- Quan sát
_ HS vẽ đường dấu gấp
_ Quan sát
_ Vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ hướng gấp vào.
_ Quan sát
_ Vẽ đường dấu gấp và dấu gấp ngược ra phía sau
_ Thực hành vẽ vào vở thủ công
_Chuẩn bị: giấy có kẻ ô, giấy màu.
DUYỆT : (ý kiến góp ý)
- 	
- 	
	Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng năm 2011
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 14
Tiết ; 14
Thứ ba , ngày tháng 11 năm 20
MÔN : THỦ CÔNG
	Tên bài dạy : 	GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
_ Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng
* Với HS khéo tay :Gấp được các đoạn thẳng cách đều. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Mẫu gấp các nếp cách đều có kích thước lớn
_ Quy trình các nếp gấp (hình phóng to)
 2.Học sinh:
 _ Giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở học sinh
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem mẫu, hỏi:
+ Các nếp gấp như thế nào?
_ Nhận xét: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp:
a) Gấp nếp thứ nhất:
_ GV ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào mặt bảng
_ Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu (chú ý khoảng cách ô đủ lớn để HS dễ quan sát)
b) Gấp nếp thứ hai:
_ GV ghim lại tờ giấy, mặt ngoài ở phía ngoài để gấp nếp thứ hai. Cách gấp giống như nếp gấp thứ nhất. (h3)
c) Gấp nếp thứ ba: 
_ GV lật tờ giấy và ghim lại mẫugấp lên bảng, gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước. (h4)
d) Gấp các nếp gấp tiếp theo:
 _Thực hiện như gấp các nếp gấp trước.Nhấn mạnh: Mỗi lần gấp đều lật mặt giấyvà gấp vào 1 ô theo giấy kẻ ô (h5)
3. Học sinh thực hành:
_ GV nhắc lại cách gấp theo qui trình mẫu
_ GV đến từng bàn để quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ học tập
 + Thái độ học tập
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Kĩ năng gấp
 + Đánh giá sản phẩm của HS: Chọn 1 vài bài đẹp tuyên dương.
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp cái quạt”
_ Quan sát mẫu + trả lời
_ Quan sát h2 + thao tác mẫu của GV
_ Quan sát
_Quan sát
_ HS thực hiện gấp từng nếp-các nếp gấp có khoảng cách 2 ô để dễ gấp
_Gấp trên giấy nháp trước rồi sau đó mới gấp trên giấy màu.
_ Dán vào vở
_ Chuẩn bị giấy vở HS có kẻ ô, giấy màu và hồ dán, 1 sợi chỉ hoặc sợi len.
DUYỆT : (ý kiến góp ý)
- 	
- 	
	Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng năm 20
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 15
Tiết : 15
Thứ ba , ngày tháng 11 năm 2011
MÔN : THỦ CÔNG
	TÊN BÀI DẠY : 	GẤP CÁI QUẠT (T1)
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
_ Biết cách gấp cái quạt.
_ Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
* Với HS khéo tay : Gấp và dán được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Quạt giấy mẫu
_ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật
_ 1 sợi chỉ len màu
_ Bút chì, thước kẻ, hồ dán
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở học sinh có kẻ ô
 _ 1 sợi chỉ hoặc len màu
 _ Bút chì, hồ dán
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới;
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Giới thiệu quạt mẫu:
 Giới thiệu: ứng dụng nếp gấp cách đều để gấp cái quạt (h1)
_ Giữa quạt mẫu có dán hồ: nếu không dán hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía.(h2)
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
_ Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều (h3)
_ Bước 2: Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng (h4)
_ Bước 3: Gấp đôi (h4), dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau (h5). Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như hình 1 
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập
 + Đánh giá sản phẩm
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp cái ví”
_ Quan sát mẫu 
_ Quan sát
_ Quan sát
_Quan sát
_ Thực hành gấp các nếp gấp cách đều trên giấy vở HS có kẻ ô 
- Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
DUYỆT : (ý kiến góp ý)
- 	
- 	
	Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng năm 2011
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 16
Tiết : 16
Thứ ba , ngày tháng năm 2011
MÔN : THỦ CÔNG
	TÊN BÀI DẠY : 	GẤP CÁI QUẠT (T2)
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
_ Biết cách gấp cái quạt.
_ Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
* Với HS khéo tay : Gấp và dán được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Quạt giấy mẫu
_ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật
_ 1 sợi chỉ len màu
_ Bút chì, thước kẻ, hồ dán
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật và 1 tờ giấy vở học sinh có kẻ ô
 _ 1 sợi chỉ hoặc len màu
 _ Bút chì, hồ dán
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới;
1. Học sinh thực hành:
_ GV nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước. 
_ Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều (h3)
_ Bước 2: Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng (h4)
_ Bước 3: Gấp đôi (h4), dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau (h5). Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như hình 1 
_ GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp.
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng 
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập
 + Đánh giá sản phẩm
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp cái ví”
_ nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước. 
_ Thực hành gấp quạt theo các bước đúng qui trình
_ Trưng bày sản phẩm
_ Nhận xét
Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
DUYỆT : (ý kiến góp ý)
- 	
- 	
	Thạnh Mỹ Tây, ngày tháng năm 2011
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 17
Tiết : 17
Thứ ba , ngày tháng 12 năm 2011
MÔN : THỦ CÔNG
	TÊN BÀI DẠY :	GẤP CÁI VÍ ( T1)
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU:( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng) 
_ Biết cách gấp cái ví bằng giấy
_ Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Thời gian: 40 P
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn
_ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 _ 1 tờ giấy vở HS
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới:
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Giới thiệu ví mẫu:
 GV giới thiệu: Ví có 2 ngăn đựng và được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV thao tác gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật to
_ Bước 1: Lấy đường dấu giữa:
 Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa (h1). Sau khi lấy dấu xong, mở tờ giấy ra như ban đầu (h2)
 _ Bước 2: Gấp 2 mép ví:
+ Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình 3 sẽ được hình 4
_ Bước 3: Gấp ví:
+ Gấp tiếp 2 phần ngoài (h5) vào trong (h6) sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa để được hình 7
+ Lật hình 7 ra sau theo bề ngang giấy như hình 8. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví (h9) được hình 10
+ Gấp đôi hình 10 theo đường dấu giữa (h11), cái ví đã hoàn chỉnh (h12)
_ Cho HS thực hành
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập
_ Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở
_ Quan sát mẫu 
Quan sát từng bước gấp
_ Thực hành tập gấp cái ví trên giấy nháp 
- Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
- Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví.	
G
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 18
Tiết : 18
Thứ ba , ngày tháng 12 năm 2011
MÔN : THỦ CÔNG
	TÊN BÀI DẠY :	GẤP CÁI VÍ ( T2)
( Chuẩn KTKN:92; SGK:.)
I.MỤC TIÊU:( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng) 
_ Biết cách gấp cái ví bằng giấy
_ Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Thời gian: 40 P
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn
_ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 _ 1 tờ giấy vở HS
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới:
3. Học sinh thực hành gấp cái ví:
_ Gọi HS nhắc lại các bước
_ GV nhắc lại qui trình gấp ví theo 3 bước. 
+ Bước 1– Lấy đường dấu giữa
+ Bước 2 – Gấp 2 mép ví: 
+ Bước 3 – Gấp túi ví: 
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
_ Trình bày sản phẩm:
 _ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Sự chuẩn bị của học sinh
 + Tinh thần học tập
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp mũ ca lô”
_ Nhắc lại các bước gấp cái ví
_ Quan sát
_Thực hành gấp ví 
+ Để dọc tờ giấy, mặt màu úp xuống. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau (h1)
+ Gấp đều phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng (h4)
+ Gấp 2 mép ví vào trong sát đường dấu giữa (không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau)
Khi lật hình 7 ra mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào (h9)
* Gấp hoàn chỉnh cái ví – HS trang trí sản phẩm.
- Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
- Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví.
_ Dán “cái ví” vào vở.
_ Trưng bày sản phẩm
_ Nhận xét, chọn sản phẩm đẹp nhất
Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
G
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần ; 19
Tiết : 19
Thứ , ngày tháng năm 20
MÔN : THỦ CÔNG
	TÊN BÀI DẠY :	GẤP MŨ CA LÔ (T1)
( Chuẩn KTKN:92SGK:.)
I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
_ Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
_ Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
Thời gian: 40 P
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn 
_ 1 tờ giấy màu hình vuông
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn
 _ 1 tờ giấy vở HS
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới:
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu.
_ GV hỏi: 
+ Mũ ca lô dùng để làm gì?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 GV hướng dẫn và thực hiện thao tác gấp mũ ca lô:
_ Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông:
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật (h1a)
+ Gấp tiếp theo hình 1b
+ Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông. (h2)
* GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt: (mặt màu úp xuống)
_ Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3
_ Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (h4)
 Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5
_ Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mơí gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8.
_ Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10.
_ Yêu cầu HS thực hành nháp
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
_ Quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
_ Cả lớp quan sát
_ Quan sát từng bước gấp
_ Quan sát GV thực hiện mẫu
_ Thực hành tập gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS 
Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
G
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần ; 20
Tiết : 20
Thứ , ngày tháng năm 20 
MÔN : THỦ CÔNG
	TÊN BÀI DẠY :	GẤP MŨ CA LÔ (T2)
( Chuẩn KTKN:92 SGK:.)
 I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
_ Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
_ Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
* Với HS khéo tay : 
Thời gian: 35 P
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn 
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn
 _ 1 tờ giấy vở HS
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. On định lớp:
 2.KTBC :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
* . Học sinh thực hành gấp mũ ca lô:
 GV nhắc lại qui trình gấp mũ ca lô để HS nhớ các bước gấp: 
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm tại lớp.
* Khi HS gấp xong hướng dẫn HS trang trí:
_ Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
 + Tinh thần học tập
_ Dặn dò: Kiểm tra chương II – Kĩ thuật gấp hình.
- HS lặp lại.
_ Nhắc lại qui trình gấp mũ ca lô
HS thực hành:
Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
_ Trang trí theo ý thích của mỗi em
_ Dán sản phẩm vào vở.
_ Trưng bày, nhận xét, chọn sản phẩm đẹp nhất
_ Ôn lại 1 trong những nội dung của bài 13, 14, 15.
G
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 21
Tiết : 21
Thứ , ngày tháng năm 2012
MÔN : THỦ CÔNG
 TÊN BÀI DẠY : 	ôn tập chủ đề "GẤP HÌNH"
( Chuẩn KTKN:93; SGK:.)
I.MỤC TIÊU: ( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
* Với HS khéo tay :
II.NỘI DUNG KIỂM TRA:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài kiểm tra:
 Cho HS chọn một trong các sản phẩm đã học (cái ví, cái quạt, mũ ca lô, )
+Yêu cầu: Gấp đúng qui trình, nếp gấp thẳng, phẳng
 Trong lúc HS thực hiện gấp, GV quan sát cách gấp của HS, gợi ý giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.
2. Nhận xét, dặn dò: 
* Nhận xét: GV nhận xét về:
_ Thái độ học tập
_ Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
* Đánh giá sản phẩm:
Hoàn thành:
_ Gấp đúng quy trình.
_ Nếp gấp thẳng, phẳng.
_ Sản phẩm sử dụng được.
Chưa hoàn thành:
_ Gấp chưa đúng quy trình.
_ Nếp gấp chưa thẳng, phẳng.
_ Sản phẩm không dùng được.
3.Dặn dò:
 Học bài: “Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo”
_ HS chọn và thực hiện gấp
_ HS gấp xong, dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp.
_ Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo
- Gấp được ít nhất hai hình gấp đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
- Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo.
_ Chuẩn bị: Mang 1 đến 2 tờ giấy vở HS, kéo, bút chì, thước kẻ.
G
Tuần : 22
Tiết : 22
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ , ngày tháng năm 2012
MÔN : THỦ CÔNG
	 TÊN BÀI DẠY :	CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, 
THƯỚC KẺ, KÉO
( Chuẩn KTKN:93; SGK:.)
I.MỤC TIÊU:( Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
- Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
- Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
Thời gian: P
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
 _Bút chì, thước kẻ, kéo
 _1 tờ giấy vở HS
 2.Học sinh:
 _Bút chì, thước kẻ, kéo
_1 tờ giấy vở HS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
On định lớp:
Bài mới:
1.Giới thiệu các dụng cụ học thủ công:
_Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng bút cứng 
_Thước kẻ: được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số 
_Kéo: dùng để cắt giấy, bìa.
_Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở
2.Hướng dẫn thực hành:
* Cách sử dụng bút chì:
_Mô tả: bút chì gồm hai bộ phận: thân và ruột bút, để sử dụng người ta gọt một đầu bút
_Cách sử dụng: cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa đặt trên bàn khi viết, vẽ, kẻ. Khi kẻ, vẽ, viết ta đưa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy và di chuyển nhẹ trên giấy theo ý muốn
*Cách sử dụng thước kẻ:
_Mô tả: Có nhiều loại làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa
_Cách sử dụng: Tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Muốn kẻ 1 đường thẳng, ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì dựa theo cạnh thước, di chuyển đầu bút từ trái sang phải nhẹ nhàng, không ấn đầu bút chì
*Cách sử dụng kéo:
_Mô tả: Kéo gồm hai bộ phận lưỡi và cán, lưỡi kéo sắc được làm bằng sắt, cán cầm có 2 vòng
_Cách sử dụng: Tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng thứ 1, ngón giữa cho vào vòng thứ 2, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng thứ 2
 Khi cắt, tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón cái và ngón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy, tay phải mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ từ theo đường cắt
3.Học sinh thực hành:
_GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ
4. Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong chuyen ma.doc