Giáo án Thể dục và thủ công lớp 1

I. Mục tiêu:

- Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức đã có sự chủ động.

- Làm quen với 2 động tác: Vươn tay thở và tay của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.

II. Địa điểm – Phương tiện:

- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.

III. Nội Dung:

 

doc 12 trang Người đăng honganh Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục và thủ công lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Bài 19:	 BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức đã có sự chủ động.
Làm quen với 2 động tác: Vươn tay thở và tay của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay.
- Trò chơi.
1’ – 2’
1’- 2’ 
1’- 3’
- Học sinh tập hợp lớp.
- Chạy nhẹ nhành theo 1 hàng dọc.
- Trò chơi: Diệt con vật.
Cơ bản
- Động tác vươn thở.
- Giáo viên làm mẫu, giải thích.
- Giáo viên cho học sinh uốn nắn động tác sai.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện động tác tốt lên làm mẫu.
- Động tác tay: thực hiện như động tác vươn thở.
- Ôn 2 động tác.
- Trò chơi.
2 - 3 lần
2x4 nhịp
2 l
2 x 4 nhịp
2 – 3 l
2 – 3l
2l
- Học sinh dãn hàng và tập bắt chước.
- Học sinh tập 2 lần.
- Học sinh thực hiện mẫu.
- Học sinh thực hiện.
- Từng tổ tập.
- Nhảy ô tiếp sức.
Kết thúc
- Đi theo nhịp.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét.
2’ – 3’
1’ – 2’
- 2 – 4 Hàng dọc.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 14:	 GẤP CÁI VÍ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết cách gấp cái ví bằng giấy.
Kĩ năng: Học sinh biết quy trình gấp và gấp được cái ví.
Thái độ: Giáo dục học sinh khéo léo, thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu gấp, giấy màu hình chữ nhật gấp ví.
Học sinh: 1 Tờ giấy hình chữ nhật, tập thủ công, giấp nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm ta học kì I
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và nêu được các mẫu gấp.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát ví mẫu.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Mục tiêu: Biết cách gấp đều, kết hợp gấp đều đẹp.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên thao tác trên tờ giấy hình chữ nhật to, học sinh quan sát bước gấp.
Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
- Gấp đôi tờ giấy lấy dấu rồi mở tờ giấy ra.
Bước 2: Gấp 2 mép ví.
- Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình vẽ.
Bước 3: Gấp ví
- Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho miệng ví sát vào đường dấu giữa.
- Lật giấy ra mặt sau theo bề ngang giấy. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối. Gấp đôi 2 đường dấu giữa, cái ví hoàn chỉnh.
- Giáo viên cho học sinh gấp nháp.
- Học sinh thực hiện.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
- Học sinh quan sát có 2 ngăn đựng và được gấp từ hình chữ nhật.
Rút kinh nghiệm:	
 Bài 20:	 BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn hai động tác đã học. Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
Điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ.
- Trò chơi.
1’ – 2’
1’- 2’ 
1’- 2’
- Học sinh tập trung 4 hàng ngang
- Học sinh giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Hát múa.
Cơ bản
- Ôn hai động tác thể dục đã học.
- Giáo viên làm mẫu lần 1.
- Động tác chân, cách giảng dạy giống như động tác vươn thở.
- Điểm số hàng dọc theo tổ.
- Giáo viên cho 1 tổ làm mẫu cách điểm số.
- Trò chơi.
1’- 2’
4 - 5 l
8 – 10’
1 - 2l
- Học sinh dãn hàng để ôn tập. Đếm theo nhịp.
- Lần 2 học sinh tổ chức thi đua từng nhóm tổ.
- Học sinh tập theo giáo viên làm mẫu.
- Học sinh đứng theo hàng dọc dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.
- Học sinh cho tổ làm mẫu rồi lần lượt cho các tổ làm quen.
- Nhảy ô tiếp sức.
Kết thúc
- Đứng vỗ tay hát.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập.
2’ – 3’
1’ 
1’ – 2’
1’ – 2’
- Học sinh cả lớp.
- Diệt các con vật có hại.
- Học sinh lắng nghe.
- Về nhà luyện tập.
	 Bài:	 GẤP CÁI VÍ 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết cách gấp cái ví bằng giấy.
Kĩ năng: Gấp được cái ví bằng giấy.
Thái độ: Giáo dục học sinh khéo léo, thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Ví mẫu.
Học sinh: Giấy màu, hồ, vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Học sinh thực hành gấp cái ví.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và nêu được các mẫu gấp.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại quy trình gấp theo các bước ở tiết 1.
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
- Giáo viên cho học sinh thực hành, gíao viên quan sát, uốn nắn giúp đỡ những học sinh gấp còn lúng túng.
Hoạt động 2: Nhận xét.
- Giáo viên cho tổ chức trưng bày sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Giáo viên cho học sinh dán sản phẩm vào vở.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 15 Gấp cái mũ Ca lô.
Hát
- Học sinh quan sát lại các qui trình gấp.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh thực hiện.
 Bài 21:	 BÀI THỂ DỤC - ĐHĐN
I. Mục tiêu: 
Ôn 3 động tác đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng rõ ràng. 
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Giáo viên cho tổ trưởng tập báo cáo.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Đi bộ nhẹ nhàng.
1’ – 2’
1’- 2’ 
1’- 2’
- Học sinh tập trung 4 hàng dọc
- Tổ trưởng cho các bạn tập báo cáo sỉ số cho cán sự.
- Hs đứng tại chỗ.
- Học sinh đi khoảng 40 – 50 m.
Cơ bản
- Ôn 3 động tác thể dục đã học.
- Giáo viên chú ý ở động tác vươn thở nhắc học sinh thở sâu.
- Học động tác vặn mình.
- Giáo viên nêu lên động tác, làm mẫu, giải thích cho học sinh bắt chước.
- Giáo viên uốn nắn động tác.
- Ôn 4 động tác.
- Giáo viên khen ngợi động viên.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Giáo viên tổ chức trò chơi.
2- 3l
4 – 5l
2 – 4l
2 – 3l
4 – 5’
- Học sinh dãn thành 4 hàng ngang.
x x x x x x x x
 x x x x x x x x
x x x x x x x x
 x x x x x x x x
- Học sinh đứng theo 4 hàng ngang, lắng gnhe và chú ý giáo viên làm mẫu.
- Có thể tổ chức thi đua xem tổ nào tập đúng.
- Tập cho học sinh biết dóng hàng.
- Nhảy ô tiếp sức.
Kết thúc
- Đi thường theo nhịp.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập.
1 – 2’
1’ – 2’
2’
- 2 – 4 Hàng dọc.
- Diệt các con vật có hại.
- Học sinh lắng nghe.
- Về nhà luyện tập.
 Bài: GẤP MŨ CA LÔ 
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
Kĩ năng: Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
Thái độ: Giáo dục học sinh khéo léo, thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Ví mẫu.
Học sinh: Giấy màu, hồ, vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài gấp cái ví.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa chiếc mũ ca lô.
- Giáo viên mời 1 học sinh lên và cho đội mũ.
- Giáo viên hỏi: Hình dáng của mũ ra sao?
- Tác dụng của mũ calô?
Hoạt động 2: Giáo viên hứơng dẫn mẫu.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn thao tác gấp mũ calô.
- Giáo viên hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông.
Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật (a).
Gấp tiếp theo hình 1b.
a
b
Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ giấy thừa ta được tờ giấy hình vuông.
Gấp đội theo đường chéo ở hình 2 được hình 3.
Gấp đôi hình 3 lấy dấu ở giữa. Mở ra sau đó gấp 1 phần cạnh ở bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh chạm vào đường dấu giữa. (Hình 4)
Lật mặt sau gấp tương tự được hình 5.
Gấp 1 mép giấy (Hình 5) sao cho sát với cạnh bên vừa gấp được (Hình 6). Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp được hình 7, đựơc hình 8.
Hình 7
Lật hình 8 ra mặt sau cũng làm tương tự (Hình 9) được hình 10.
Hình 9
- Giáo viên cho học sinh gấp tập ở giấy học sinh để thuần thục tiết 2 gấp ở giấy màu.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Gấp cái mũ Ca lô Tiết 2.
Hát
- Học sinh quan sát mẫu.
- Học sinh đội mũ và cả lớp quan sát.
- Học sinh: mũ không có lưỡi.
- Học sinh nêu tác dụng.
- Học sinh quan sát từng bước gấp.
- Học sinh gấp nháp tạo hình tờ giấy hình vuông.
Hình 10
Hình 8
Hình 6
Hình 4
Hình 5
hình 2 hình 3
 	 Bài 22:	 BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn 4 động tác đã học. Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được 4 động tác ở mức tương đối chính xác, riêng động tác bụng chỉ yêu cầu ở mức cơ bản đúng.
Làm quen với trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ.
- Giậm chân tại chỗ.
- Đi thường.
1’ – 2’
1’- 2’ 
1’- 2’
1’- 2’
- Học sinh tập trung 4 hàng dọc
- Học sinh vỗ tay, hát.
- Học sinh đếm theo nhịp.
- Học sinh đi theo nhịp
Cơ bản
- Động tác bụng.
- Giáo viên làm mẫu. 
- Chú ý: Ở nhịp 2 và 6 khi cuối không được co chân.
- Ôn 5 động tác đã học.
Lần 1 – 2: Giáo viên hô.
Lần 3: Thi đua giữa các tổ.
- Điểm số hàng dọc.
- Giáo viên cho học sinh tập hợp rồi sau đó báo cáo sĩ số của tổ cho tổ trưởng.
- Chơi trò chơi “Nhảy đúng – nhảy nhanh”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
4- 5l
2 – 3l
2 – 3’
4 – 5’
- Học sinh làm theo.
- Học sinh tập đẹp lên làm mẫu.
- Học sinh tập.
- Học sinh từng tổ cho tài.
- Học sinh tập hợp 4 hàng dọc.
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn trò chơi. Sau đó cho học sinh tham gia.
Kết thúc
- Đi thường theo hàng dọc.
-
 Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giáo viên bài tập về nhà.
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập.
2 – 3’
2’
2’
2’
- Học sinh đi thường.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Về nhà luyện tập.
 Bài: GẤP MŨ CA LÔ 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
Kĩ năng: Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
Thái độ: Giáo dục học sinh khéo léo, thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mũ ca lô mẫu.
Học sinh: 1 Tờ giấy màu tùy chọn, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Thực hành
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại quy trình gấp.
- Khi đó giáo viên cho học sinh thực hành.
- Khi gấp xong mũ. Giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí bên ngoài mũ theo ý thích.
4. Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm đẹp để tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị ôn lại các bài ở chương gấp.
Hát
- Học sinh nêu lại qui trình gấp.
- Học sinh thực hành trên giấy màu.
- Hoàn thành sản phẩm tại lớp.
- Học sinh dán vào vở thủ công.
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docthe duc&thucong.doc