I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Tốc độ cần đạt: 30 tiếng/phút.
- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé dẵ ngoan như thế nào?
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
+ HS khá, giỏi: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôc, uôt; kể được chuyện ở lớp con học như thế nào.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC :
- KN xác định giá trị.
- KN nhận thức bản thân.
II. Đồ dùng :- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học
1 lần lượt tính và nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh, nối đúng là thắng cuộc - Giáo viên chữa bài tuyên dương đội thắng - Học sinh mở Sgk - Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập - Viết 45 rồi viết 23 sao cho số cột chục thẳng cột với cột chục, số cột đơn vị thẳng cột với đơn vị rồi trừ từ phải sang trái - Học sinh tự làm bài vào bảng con - 2 em lên bảng sửa bài - Cả lớp sửa bài - Học sinh tự nêu yêu cầu bài - Cho học sinh làm bài trên bảng con mỗi dãy bàn làm 3 phép tính - 3 học sinh đại diện 3 dãy bàn lên bảng sửa bài - Cả lớp sửa bài - Học sinh nêu yêu cầu bài - Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ -Học sinh tự làm bài vào vở. - 2 em lên bảng -Cả lớp nhận xét sửa bài tập - 1 em đọc bài toán - 2 em lên bảng ghi tóm tắt đề, đọc lại đề - Học sinh nhận xét - Học sinh tự làm bài và chữa bài Mỗi dội cử 5 em tham gia trò chơi Chơi đúng luật 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh hoạt động tốt . - Chuẩn bị cho bài hôm sau : Các ngày trong tuần lễ ***************************** ĐẠO ĐỨC Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( Tiết 1) I. Mục tiêu : Kể được một vài lợi ích của cây và hoa và cây nơi công cộng vì chúng có nhiều lợi ích như làm đẹp, làm cho không khí trong lành Nêu được một vài việc cần làm về bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, biết chăm sóc, bảo vệ cây hoa, cây xanh Bảo vệ cây và hoa ở trường,ở đườnglàng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. HS có ý thức bảo vệ hoa và cây xanh Kiểm tra chứng cứ 1, 2, 3 của nhận xét 8. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên : Tranh minh hoạ. Học sinh : VBT III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động : Hát 2. Bài cũ : Chào hỏi và tạm biệt Cần nói lời chào hỏi, tạm biệt khi nào? Em nói lời chào hỏi tạm biệt với ai? Trong trường hợp nào ? Nhận xét 3. Bài mới Tiết này các em học bài : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (T.1) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Quan sát hoa, cây ở sân trường * Tổ chức cho HS quan sát các cây trong sân trường - Nêu tên các cây? - Em thích cây nào ? Vì sao? - Đối với chúng em cần làm gì và không nên làm những gì? Kết luận : Hoa và cây là những cây xanh góp phần mang lại bầu không khí trong lành . Chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc vì lợi ích của nó mang lại cho con người Hoạt động 2 : L iên hệ thực tế Hướng dẫn HS tự liên hệ một nơi công cộng nào đó - Nơi công cộng đó là gì? - Nơi đó có trồng những loại cây nào? - Chúng có được bảo vệ tốt không ? - Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy chúng? - Em sẽ làm gì để bảo vệ chúng? Kết luận : Cây xanh cho ta bóng mát, góp phần mang lại bầu không khí trong lành . Dù được trồng ở đâu chúng ta cũng cần phải bảo vệ cây xanh . Hoạt động 3 : Thảo luận Cho HS quan sát tranh VBT - Các bạn đang làm gì? - Việc làm của các bạn có lợi ích gì? - Em làm được những việc gì so với những bạn trong tranh? Kết luận : Chúng ta chăm sóc hoa và cây bằng cách vun bón cho cây, không ngắt hoa, bẻ cành . Cần có những lời khuyên khi thấy bạn mình hoặc những ai có hành động gây hại cho cây xanh . 4. Củng cố: Vì sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? 5. Tổng kết – Dặn dò : Chuẩn bị : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( T.2) Nhận xét tiết học Hs quan sát Hs nêu HS nêu một số nơi công cộng Cây cỏ, hoa, cổ thụ Chúng được chăm sóc rất tốt ( hs tự nêu ) ( hs tự nêu ) Hs thảo luận theo nhóm Đại diện HS trình bày HS nhận xét ******************************************************************* Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012 TẬP ĐỌC Mèo con đi học I. Mục tiêu : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Đọc 30 tiếng/1phút. - Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học. - Trả lời được câu hỏi 2 (SGK) + HS khá, giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ưu, ươu. Biết hỏi đáp theo tranh ở câu hỏi 2. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc - Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định (1 phút) 2.KTBC (7 phút) Các em đã học bài gì? GV gọi HS đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi: - Bạn nhỏ kể cho mẹnghe chuyện gì ở lớp? - Mẹ nói gì với bạn nhỏ? 3.Bài mới (25 phút) GV giới thiệu – ghi tựa * Hướng dẫn học sinh luyện đọc: GV đọc diễn cảm bài văn: đọc giọng hồn nhiên, nghịch ngợm Luyện đọc tiếng, từ: GV gạch chân lần lượt các từ sau:bèn, con, buồn bực, kiếm cớ, be toáng, cái đuôi, cừu, GV viết lên bảng những từ HS đưa ra * GV nhận xét đưa ra lời giải thích cuối cùng. + Buồn bực: Buồn và khó chịu + Kiếm cớ: Tìm lí do + Be toáng: Kêu ầm ĩ Luyện đọc câu GV yêu cầu HS đọc từng dòng thơ Luyện đọc đoạn, bài GV gọi HS đọc 4 dòng đầu GV gọi HS đọc 6 dòng sau GIẢI LAO GV cho HS đọc từ, dòng thơ bất kỳ. GV cho học sinh đọc nối tiếp dòng thơ GV cho học sinh đọc nối tiếp khổ GV cho học sinh đọc cả bài theo cách phân vai *Ôn các vần uôc, uôt GV nêu yêu cầu 1 SGK (Tìm tiếng trong bài có vần ưu) GV nêu yêu cầu 2 SGK (Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu) GV yêu cầu 3 SGK (Tìm tiếng có vần ưu, ươu) 4.Củng cố (1 phút) Cô vừa dạy bài gì? 5.Dặn dò (1 phút) TIẾT 2 1.Ổn định (1 phút) 2.KTBC (5 phút) Ở tiết 1 học bài gì? 3.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói (26 phút) * Luyện đọc GV yêu cầu HS mở SGK để đọc bài GV gọi HS đọc nối tiếp dòng thơ GV gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ GV gọi HS đọc cả bài GV nhận xét - ghi điểm * Tìm hiểu bài GV gọi HS đọc 4 dòng đầu - Mèo kiếm cớ gì để trốn học? GV gọi HS đọc 6 dòng sau - Cừu nói gì khiến mèo vội xin đi học ngay? GV đọc lại bài thơ GIẢI LAO *Luyện nói: Vì sao bạn thích đi học GV yêu cầu yêu cầu HS dựa theo tranh thực hiện hỏi – đáp Hỏi: Vì sao bạn Hà thích đi học? GV yêu cầu HS luân phiên hỏi nhau theo đề tài 4.Củng cố (2 phút) Vừa học bài gì? GV GDTT 5.Dặn dò (1 phút) GV nhận xét tiết học Lớp hát Chuyện ở lớp Đọc: 4 HS HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài HS theo dõi 1 số HS luyện đọc HS nói những từ trong bài các em chưa hiểu 1 số HS giải nghĩa HS lắng nghe 1 số HS đọc 1 số HS đọc 1 số HS đọc LỚP HÁT 1 số HS đọc Từng dãy HS đọc Từng bàn thi đọc. 3 HS đọc theo cách phân vai – đồng thanh HS thi tìm nhanh (cừu) HS tìm rồi viết vào bảng con: Cưu mang, cứu mạng, bưu cục, bưu tá, về hưu khứu giác, mưu trí; bướu cổ, hươu cao cổ, sừng hươu, chim khứu, 2 HS nói theo mẫu HS thi đặt câu Mèo con đi học Lớp hát Mèo con đi học HS thực hiện. HS đọc thầm 1 số HS đọc (1 hs đọc 1 dòng) 1 số HS đọc (1 hs đọc 1 khổ) 2 HS đọc – đồng thanh 1- 2 HS đọc Mèo kêu đuôi ốm 2 – 3 HS đọc Muốn nghỉ học thì phải cắt đuôi 1 – 2 HS đọc LỚP HÁT 1 HS đọc yêu cầu 2 HS thực hiện hỏi đáp theo tranh Trả lời: Vì ở trường được học hát. HS tự hỏi – đáp theo đề tài (HS tự nghỉ ra câu trả lời phù hợp với thực tế của từng em) Mèo con đi học ***************************** TOÁN Tiết 119: các ngày trong tuần lễ (161) I. Mục tiêu : - Nhận biết 1 tuần có 7 ngày. Biết gọi tên các ngày trong tuần : Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. - Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hàng ngày - Bước đầu làm quen với lịch học tập ( hoặc các công việc cá nhân) trong tuần II. Đồ dùng dạy học: + Một quyển lịch bóc hàng ngày và 1 thời khoá biểu của lớp + Bảng phụ ghi bài tập 1, 2 / 16 / Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Gọi 2 học sinh làm bảng: 64 – 4 . . . 65 – 5 42 + 2 . . . 2 + 42 40 – 10 . . . 30 – 20 43 + 45. . . 54 + 43 + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : giới thiệu bài 1a) Giáo viên giới thiệu cho học sinh quyển lịch bóc hàng ngày ( treo lên bảng ) chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi : - Hôm nay là thứ mấy ? b) Cho học sinh mở Sách giáo khoa giới thiệu tên các ngày : Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và nói đó là các ngày trong tuần lễ. Vậy 1 tuần lễ có mấy ngày ? sau đó giáo viên tiếp tục chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi : Hôm nay là ngày bao nhiêu ? - Quan sát trên đầu cùng của tờ lịch ghi gì ? - Vậy trên mỗi tờ lịch có ghi những phần nào ? - Giáo viên chốt bài : Một tuần lễ có 7 ngày, là các ngày chủ nhật , thứ hai Trên mỗi tờ lịch bóc hàng ngày đều có ghi thứ, ngày , tháng để ta biết được thời gian chích xác. Hoạt động 2 : Thực hành bài 1, 2, 3 . Bài 1 : - Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1 -Cho học sinh làm vào phiếu bài tập Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu -Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch ngày hôm nay và tờ lịch của ngày mai . Sau đó gọi 1 em trả lời miệng các câu hỏi trong bài tập * Hôm nay là ngày tháng *Ngày mai là ngày tháng -Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 3 : Hướng dẫn học sinh nêu Tkb của lớp . - Hôm nay là thứ tư. - Cho vài học sinh lặp lại. - Một tuần lễ - Có 7 ngày : Chủ nhật, thứ hai.. - Vài học sinh lặp lại. - Học sinh tìm ra số chỉ ngày trên tờ lịch và trả lời . Ví dụ : hôm nay là ngày 16 - Ghi tháng tư - Tờ lịch có ghi tháng, ngày , thứ - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ - Học sinh đọc yêu cầu của bài - 2 em trả lời trong tuần lễ - Em đi học các ngày : thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. - Em được nghỉ các ngày ; thứ bảy và chủ nhật - Học sinh tự nêu yêu cầu bài -1 Học sinh lên bảng điền vào chỗ trống cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập -Học sinh tự nêu TKB 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh hoạt động tốt . - Chuẩn bị cho bài hôm sau : Cộng trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 ****************************************************************** Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) Mèo con đi học I. Mục tiêu : - Nhìn bảng, chép lại cho đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong 10 – 15 phút. Mắc không quá 5 lỗi trong bài. - Điền đúng vần in, iên vào chỗ trống. - Bài tập 2b (SGK) - Viết đúng cự li, tốc độ, đều, đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, GV viết sẵn nội dung bài lên bảng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định 2.KTBC GV chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài 3.Bài mới GV viết đoạn văn cần chép lên bảng GV yêu cầu HS tìm những chữ mà HS dễ viết sai * GV kiểm tra HS viết bảng. Yêu cầu những HS viết sai tự đánh vần rồi viết lại * GV cho HS viết bài GV h/d HS cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở, viết lùi vào 1 ô ở chữ đầu của đoạn văn, nhắc HS sau dấu chấm phải viết hoa. Nghỉ giữa tiết * GV cho HS chữa bài: GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến GV cho HS đổi vở, chữa bài cho nhau GV chấm điểm Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả * Điền in hay iên Đàn kiến đang đi. Ông đọc bảng tin. 4.Củng cố GV nhận xét tiết học 5.Dặn dò Về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, đẹp, sạch Lớp hát HS mang vở lên cho GV kiểm tra 1 HS lên làm Đọc: 2 HS – đồng thanh HS tìm và viết lần lượt vào bảng con HS chép bài vào vở HS lắng nghe HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài HS gạch chân những chữ viết sai, sửa bề lề, ghi số lỗi ra lề phía trên bài viết HS theo dõi HS thực hiện HS nộp vở 2 nhóm thi đua điền (tiếp sức) 1 HS nhận xét Lớp tuyên dương ***************************** KỂ CHUYỆN Sói và sóc I. Mục tiêu : - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Biết được lời khuyên của truyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm. - HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa, mặt nạ sói và sóc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định 2.KTBC GV gọi HS kể lại câu chuyện: Niềm vui bất ngờ 3.Bài mới GV giới thiệu GV kể chuyện: GV kể 2 lần với giọng diễn cảm, kết hợp dùng tranh minh họa để HS dễ nhớ câu chuyện GV chú ý kỹ thuật kể GV cho HS tập kể chuyện Tranh 1: GV treo tranh lên bảng Tranh 2, 3, 4: tương tự GV cho HS phân vai kể toàn truyện GV giúp HS hiểu ý nghĩa truyện GV hỏi: Sói và sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó? 4.Củng cố, dặn dò: Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện cho bố mẹ nghe. Lớp hát 2HS nối tiếp kể. 1 HS nêu ý nghĩa HS lắng nghe HS quan sát và lắng nghe HS đọc câu hỏi dưới tranh 1 sô HS kể lai đoạn truyện theo tranh Mỗi nhóm 3 HS đeo mặt nạ rồi đóng vai Sóc là nhân vật thông minh. Khi sói hỏi, sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước. Nhờ vậy, sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của sói. ***************************** TOÁN Tiết 120: cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 (162) I. Mục tiêu : - Biết cộng và trừ các số có hai chữ số trong phạm vi 100 (cộng trừ không nhớ). - Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ. - Giải được bài toán co ùlời văn trong phạm vi các phép tính đã học. II. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ ghi các bài tập. Phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Hỏi học sinh : tuần lễ có mấy ngày, gồm những ngày nào ? + Em đi học vào những ngày nào ? em được nghỉ học vào những ngày nào ? + Em biết hôm nay thứ mấy ? ngày mấy ? tháng mấy ? + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài - Nêu lại cách cộng trừ các số tròn chục, cộng trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số . Hoạt động 2 : Thực hành bài 1( cột 1, 3), 2( cột 1), 3, 4. - Cho học sinh mở sách giáo khoa Bài 1 : -Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết quan hệ giữa phép tính cộng, tính trừ Bài 2 : Đặt tính rồi tính -Gọi học sinh nêu lại cách đặt tính -Cho học sinh nhận xét các phép tính để nhận ra quan hệ giữa tính cộng và tính trừ - Phép trừ là phép tính ngược lại với phép tính cộng -Giáo viên cho học sinh sửa bài Bài 3 : - Giáo viên hướng dẫn đọc tóm tắt bài toán - Cho học sinh giải vào phiếu bài tập Tóm tắt : Hà có : 35 que tính Lan có : 43 que tính Hai bạn : que tính ? Bài 4 : - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài toán và tóm tắt rồi tự giải bài toán - Cho 2 học sinh lên bảng giải bài toán - Học sinh giải vào phiếu bài tập - Giáo viên nhận xét, sửa sai chung - Học sinh lặp lại đầu bài - Học sinh nhớ lại kỹ thuật cộng trừ nhẩm ( đơn vị cộng trừ đơn vị, chục cộng trừ với chục. Luôn thực hiện từ phải sang trái. Chữ số cột đơn vị luôn luôn ở bên phải, chữ số hàng chục luôn luôn ở bên trái số hàng đơn vị ) - Học sinh mở Sgk - Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập -Cho học sinh tự làm bài trên bảng con ( mỗi dãy bàn 1 dãy toán + 3 bài ) - 3 học sinh lên bảng sửa bài nêu cách nhẩm - Học sinh nêu yêu cầu bài - Học sinh nêu : - Cho học sinh làm mỗi dãy 2 phép tính vào bảng con. 3 học sinh lên bảng làm tính - Cả lớp nhận xét các cột tính 36 + 12 65 + 22 48 – 36 87 - 65 48 - 12 87 - 22 - Học sinh tự đọc bài toán rồi đọc tóm tắt, giải vào phiếu bài tập Bài giải : Số que tính 2 bạn có là : 35 + 43 = 78 ( que tính ) Đáp số : 78 que tính - Học sinh đọc bài toán - Đọc tóm tắt : Tất cả có : 68 bông hoa Hà có : 34 bông hoa Lan có : bông hoa ? Bài giải : Số bông hoa Lan có là : 68 – 34 = 34 ( bông hoa ) Đáp số : 34 bông hoa 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh học tốt . - Chuẩn bị cho bài hôm sau : Luyện tập ***************************** THỦ CÔNG Cắt – Dán hàng rào đơn giản ( Tiết 1) I. Mục tiêu : - Học sinh biết cách kẻ,cắt các nan giấy. - Học sinh cắt được các nan giấy, các nan giấy tương đối đều nhau. - Dán được các giấy thành hình hàng hàng rào. Hàng rào có thể chưa cân đối. Kiểm tra chứng cứ 1, 2 của nhận xét 8. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Các nan giấy và hàng rào mẫu. - HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công. III. Các hoạt động dạy học 1. Oån định lớp : Hát tập thể. 2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. Giáo viên treo hình mẫu lên bảng hỏi : Hàng rào có mấy nan giấy? Mấy nan đứng? Mấy nan ngang? Khoảng cách của mấy nan đứng mấy ô? Giữa các nan ngang mấy ô? Nan đứng dài? Nan ngang dài? Hoạt động 2 : Hướng dẫn kẻ,cắt các nan giấy. Giáo viên hướng dẫn kẻ 4 nan giấy đứng dài 6 ô,rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô,rộng 1 ô.Giáo viên thao tác chậm để học sinh quan sát. Hoạt động 3 : Học sinh thực hành. - Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô,dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng. - Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô,dài 9 ô làm nan ngang. Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu.Trong lúc học sinh thực hiện bài làm,giáo viên quan sát học sinh yếu,giúp đỡ học s inh yếu hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh quan sát và nhận xét Có 6 nan giấy. 4 nan đứng,2 nan ngang. 1 ô 2 ô 6 ô 9 ô Học sinh thực hiện kẻ nan giấy. Học sinh thực hành kẻ cắt nan giấy. Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy. 4. Củng cố – Dặn dò : Cho học sinh nhắc lại cách kẻ cắt hàng rào đơn giản. 5. Nhận xét : - Thái độ học tập,sự chuẩn bị đồ dùng học tập. Kỹ năng thực hành. - Chuẩn bị giấy màu,đồ dùng học tập để tiết 2 thực hành trên giấy màu. ***************************************************************** Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012 TẬP ĐỌC Người bạn tốt I. Mục tiêu : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Đọc 30 tiếng/1phút. - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) + HS khá, giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uc, ut. Biết kể về một người bạn tốt của em. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc - Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định (1 phút) 2.KTBC (7 phút) Các em đã học bài gì? GV gọi HS đọc bài trong SGK kết hợp đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK - Mèo con kiếm cớ gì để trốn học? - Vì sao mèo con lại đồng ý xin đi học? 3.Bài mới (25 phút) GV giới thiệu – ghi tựa Hướng dẫn học sinh luyện đọc: GV đọc mẫu bài văn: Chú ý đổi giọng khi đọc đoạn đối thoại GV đánh số thứ tự vào đầu câu * Luyện đọc tiếng, từ GV yêu cầu HS tìm những tiếng khó đọc GV gạch chân những tiếng do HS tìm được (liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu,) * Luyện đọc câu: GV yêu cầu HS đọc câu thứ nhất Tiếp tục với các câu còn lại GV h/d cách ngắt nghỉ GIẢI LAO *Luyện đọc đoạn, bài GV gọi HS đọc câu bất kỳ GV gọi HS nối tiếp câu (mỗi em đọc 1 câu) *Luyện đọc đoạn, bài GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn GV gọi HS đọc cả bài GV cho HS đọc từ, câu bất kỳ Ôn các vần: ut, uc GV nêu yêu cầu 1 SGK (Tìm tiếng trong bài có vần ut, uc) GV ne
Tài liệu đính kèm: